Xạ hình tuyến giáp: Kỹ thuật chẩn đoán ung thư tuyến giáp hiệu quả

Để đánh giá các trạng thái, hình dạng và chức năng của tuyến giáp thì sự ra đời của phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp là vô cùng cần thiết. Xạ hình tuyến giáp đạt độ nhạy cao (>95%), giúp phát hiện sớm di căn ung thư và các bệnh liên quan đến tuyến giáp trong thời gian ngắn.

Hầu như kỹ thuật chụp xạ hình tuyến giáp này còn khá mới trong y tế nên có nhiều người chưa biết rõ, hãy cùng Hormonetuyengiap.com tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Xạ hình tuyến giáp

Xạ hình tuyến giáp là gì?

Để hiểu rõ hơn về phương pháp xạ hình tuyến giáp là gì, chúng tôi sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ về tuyến giáp trước.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Chúng ta thường nghe về bệnh tuyến giáp nhưng ít ai biết tuyến giáp là gì, tuyến giáp nằm ở đâu và nó có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Sau đây sẽ là một số đặc điểm về tuyến giáp:

  • Vị trí: Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Tuyến giáp nằm ở vị trí tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.
  • Hình dạng: Có cấu tạo như con bướm, gồm có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.
  • Khối lượng: Một tuyến giáp bình thường sẽ có trọng lượng khoảng 20 – 25g.
  • Chức năng: Tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine (T4), hormon Tri-iodo-thyroxine (T3). T4 và T3 có chức năng điều hoà chuyển hoá trong cơ thể, đồng thời sản xuất ra nội tiết tố cần thiết để quá trình trao đổi chất được diễn ra bình thường.
  • Một số bệnh liên quan đến tuyến giáp mà mọi người thường gặp: Suy giáp, cường giáp, bướu giáp nhân, ung thư tuyến giáp,…

Để biết được những vùng của tuyến giáp có hoạt động bất thường không, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp xạ hình tuyến giáp để chẩn đoán bằng cách cho bệnh nhân hấp thụ một lượng nhỏ chất xạ vào cơ thể. Nhờ đó có thể phát hiện ra một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Thông thường, phương pháp này sẽ được thực hiện qua đường tĩnh mạch hay đường uống và dùng máy đo để khảo sát tình trạng hấp thụ chất phóng xạ của tuyến giáp.

xạ hình tuyến giáp sau phẫu thuật

Camera ghi hình sẽ dựa vào đó có thể tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, bác sĩ cũng sẽ đánh giá được hầu hết phạm vi của tuyến giáp. Trên lâm sàng hiện nay, có 3 chất phóng xạ được dùng nhiều trong các lần chụp xạ hình tuyến giáp:

  • Iod-131;
  • I-123;
  • Technetium

 >>> Tham khảo thêm: Tăng canxi máu: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Chụp xạ hình là gì?

Chụp xạ hình là kỹ thuật thông qua việc sử dụng bức xạ phát ra từ các chất phóng xạ (hay còn gọi là hiện tượng phân rã hạt nhân). Bình thường, chất phóng xạ là một dạng đồng vị không ổn định, chúng trở sẽ nên ổn định hơn bằng cách giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ.

Bức xạ tạo ra bởi các chất phóng xạ có thể gồm các photon trong tia gamma hoặc phát xạ hạt có hiệu quả trong việc chẩn đoán điều trị một số bệnh lý tuyến giáp như ung thư giáp, bướu giáp nhân,… Chụp xạ hình nói chung và chụp xạ hình tuyến giáp nói riêng là biện pháp sử dụng năng lượng phóng xạ nên cần lưu ý trong quá trình thực hiện để giảm thiểu khả năng lây nhiễm phóng xạ cho bệnh nhân và người thực hiện.

Chụp xạ hình tuyến giáp với máy SPECT/CT chuyên dụng là phương pháp hiện đại trong y học nhằm khảo sát sự bất thường của chức năng tuyến giáp và nhân tuyến giáp – cung cấp thông tin kỹ thuật dựa vào chẩn đoán hình ảnh chính xác hơn mà các kỹ thuật chẩn đoán khác không thực hiện được. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, nhờ có chụp xạ hình tuyến giáp sau phẫu thuật có thể cung cấp nhiều thông tin như:

  • Xác định tình trạng nhu mô tuyến giáp còn lại
  • Hạch vùng cổ và di căn xa,….

Bệnh nhân khi nào cần tiến hành xạ hình tuyến giáp?

Xạ hình tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Tuyến giáp có kích thước lớn..
  • Bệnh nhân có bệnh lý bướu cổ
  • Tuyến giáp có một nhân hoặc nhiều nhân cần được đánh giá tình trạng chức năng của các nhân tuyến giáp.
  • Nghi ngờ tình trạng viêm tuyến giáp cấp hay mạn tính.
  • Nghi ngờ hội chứng cường giáp (hay còn gọi là bệnh Basedow).
  • Nghi ngờ cơ thể có tuyến giáp lạc chỗ.
  • Để đánh giá tình trạng nhược giáp.
  • Để đánh giá tình trạng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
  • Khi phát hiện bất thường hormone có trong giáp.

Cần chuẩn bị gì khi đến khám và chụp xạ hình tuyến giáp

Cần chuẩn bị gì khi đến khám và chụp xạ hình tuyến giáp?

Trước khi bắt đầu chụp xạ hình tuyến giáp, bệnh nhân cần chuẩn bị những điều như sau:

  • Mang đầy đủ hồ sơ: Kết quả khám bệnh, siêu âm, xét nghiệm máu đã thực hiện.
  • Cung cấp cho bác sĩ các thông tin về loại thuốc mà bản thân đang sử dụng mỗi ngày hoặc trong thời gian gần đây. Bởi vì khi đưa chất phóng xạ vào cơ thể tác dụng với một số thuốc chống chỉ định có thể gây ra nhiều phản ứng không mong muốn.
  • Thông báo cho bác sĩ về việc dùng các loại thuốc chống tuyến giáp hay điều trị hormon tuyến giáp (nếu có).
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà bản thân bị dị ứng hay một số chất đặc biệt như iod. Nếu bạn có tiền sử đã từng trải qua các phương pháp có sử dụng chất phóng xạ bạn hãy liệt kê cho bác sĩ biết vì nó có thể gây ảnh hưởng đến kết quả trong lần chụp xạ hình này.
  • Thông báo về tình trạng mang thai, cho con bú cho nhân viên y tế biết trước khi thực hiện dịch vụ (nếu có).
  • Phải thực hiện một số xét nghiệm trước khi tiến hành chụp xạ hình tuyến giáp: xét nghiệm đo nồng độ TSH, T3, T4.
  • Bệnh nhân cần ngừng sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều iod: hải sản, rau câu, các thuốc liên quan tới tuyến giáp, các thuốc có nhiều iod.
  • Người bệnh phải uống khoảng 200ml nước lọc trước khi chụp, không ăn trước uống 4g và sau uống 2g. Nếu người bệnh là trẻ em còn quá nhỏ cần xem xét lại khả năng làm xét nghiệm, phải gây ngủ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Đối tượng sử dụng phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp

Nhìn chung, phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp này ít gây hại cho cơ thể người bệnh và có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đúng cách và an toàn thì bệnh nhân cần lưu ý một số yếu tố trên để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như sự chính xác của kết quả chụp xạ hình tuyến giáp.

 >>> Có thể bạn quan tâm: Lọc máu có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý về lọc thận

Đối tượng sử dụng phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp

Chỉ định

  • Chụp xạ hình tuyến giáp để xác định vị trí, hình dạng và kích thước của tuyến giáp.
  • Đánh giá chức năng, hình ảnh tuyến giáp của các bệnh nhân có bướu cổ đơn thuần, cường giáp, bệnh Basedow, suy giáp,….
  • Phát hiện, xác định các vị trí di căn của ung thư tuyến giáp.
  • Xác định nhân tuyến giáp, tình trạng chức năng của các nhân tuyến giáp.
  • Theo dõi và đánh giá bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Để chẩn đoán viêm tuyến giáp cấp hay mạn tính, chẩn đoán phân biệt các u tuyến giáp với các u ở vùng cổ và trung thất.
  • Xác định vị trí tuyến giáp để làm sinh thiết.

Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối đối với phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp.
  • Người bệnh có thai hay đang cho con bú cần theo hướng dẫn của bác sỹ.

Kết quả xạ hình tuyến giáp

Sau khi tiến hành chụp xạ hình tuyến giáp, các bác sĩ sẽ dựa vào các hình ảnh được chụp mà đưa ra phương pháp điều trị riêng cho mỗi bệnh nhân.

Tuyến giáp bình thường

  • Tuyến giáp có kích thước nhỏ, dài 5cm X rộng 5cm.
  • Hình dạng giống hình cánh bướm, 2 thuỳ riêng, có thể nhìn thấy eo, bờ tuyến nhẵn.
  • Phân bố chất phóng xạ lan đều trong tuyến giáp.
  • Mật độ phóng xạ tại thời điểm 20 phút đầu: 99mTcO4 tương đương hoặc cao hơn mật độ phóng xạ tại tuyến nước bọt.

Tuyến giáp bất thường

  • Hình ảnh tuyến giáp có kích thước nhỏ hoặc lớn hơn bình thường.
  • Xuất hiện những vùng khuyết xạ hoặc giảm tập trung lượng phóng xạ ở 1 hoặc 2 thuỳ giáp: Ung thư giáp, nang giáp,…
  • Tập trung lượng phóng xạ đồng đều cao tại một vùng: Cường giáp.
  • Không nhìn thấy tuyến giáp, bắt xạ hình ảnh kém: Suy giáp, viêm giáp,…
  • Một bên nhân bị nóng: Bệnh Plummer.
  • Lượng phóng xạ thường tập trung ở trung thất hoặc gốc lưỡi: Tuyến giáp lạc chỗ,…

Ưu nhược điểm của xạ hình tuyến giáp

Đối với bệnh nhân đã cắt tuyến giáp trước đó vì bệnh lý ung thư khi chụp xạ hình toàn cơ thể, các iod có trong xương sẽ có nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, nếu cơ thể có dấu hiệu tăng hay giảm sự tập trung của các hoạt tính phóng xạ rất có thể là bệnh lý ung thư đã di căn đến khu vực đó.

>>> Đọc thêm: Chỉ số TSH và Ý nghĩa quan trọng trong xét nghiệm tuyến giáp

Ưu nhược điểm của xạ hình tuyến giáp

Ưu điểm

  • Chất lượng kết quả cao: Phương pháp xạ hình tuyến giáp với máy móc công nghệ hiện đại cho phép chẩn đoán điều trị bằng hình ảnh mà các kỹ thuật khác không thể thực hiện được. Xạ hình tuyến giáp với iod rất nhạy và đặc hiệu.
  • Siêu âm hay cắt lớp vi tính chỉ đánh giá được giải phẫu trong tuyến giáp chứ không phân tích được hình dạng, kích thước, chức năng của tuyến giáp như kỹ thuật xạ hình tuyến giáp.
  • Không có tác dụng phụ: Theo các chuyên gia, bác sĩ thì đây là một phương pháp hiện đại trên thế giới được áp dụng với nhiều người bệnh. Các trường hợp rủi ro do chụp xạ hình tuyến giáp rất hiếm gặp.

Trường hợp bị tác dụng phụ sau khi chụp xạ hình chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với thành phần của thuốc phóng xạ. Do đó, để giảm thiểu rủi ro bệnh nhân cần thông báo đến bác sĩ những dị ứng thuốc mình đã và đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho người bệnh.

Nhược điểm

  • Giới hạn vùng chụp chất lượng cao: Những tín hiệu gần diện chụp camera gamma mới có thể được định vị chính xác, vì thế hình ảnh cũng có thể trở nên kém chi tiết hơn.
  • Thông thường, quá trình chụp phải bị trì hoãn trong vài giờ, để chất phóng xạ tiếp cận mô đích. Cần xem xét và và đảm bảo an toàn bức xạ do sử dụng tia X và Gamma.

Liệu xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?

Trên thực tế, xạ hình tuyến giáp thường không để lại những biến chứng hay gây ra bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào đối với cơ thể bệnh nhân. Chất phóng xạ có tính phân rã tự nhiên, qua thời gian nhất định lượng chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể người bệnh sẽ tự động đào thải ra ngoài qua phân hoặc nước tiểu trong khoảng 24g.

Để đảm bảo an toàn cao nhất, bệnh nhân nên làm sạch và xả hết tất cả những phần chất thải của mình sau khi đi vệ sinh để tránh phơi nhiễm chất phóng xạ. Lượng phóng xạ thường rất nhỏ, không đủ gây hại cho những người tiếp xúc với bệnh nhân sau khi chụp nên không cần phải cách ly. Để an toàn hơn, bệnh nhân không nên tiếp xúc với một số đối tượng nhạy cảm với chất đồng vị phóng xạ: phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người dị ứng với chất phóng xạ,…

Liệu xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?

Mặc dù đây là phương pháp không có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng chụp xạ hình tuyến giáp cũng là kỹ thuật sử dụng chất phóng xạ nên bệnh nhân cần lưu ý giữ vệ sinh thật sạch trước và sau khi thực hiện. Đặc biệt đối với những đối tượng chống chỉ định với chụp xạ hình để không xảy ra các tình trạng nhiễm phóng xạ không mong muốn khác.

Bảng giá chụp xạ hình tuyến giáp tại bệnh viện

Hiện tại, đã có nhiều bệnh viện lớn đã áp dụng phương pháp chụp xạ hình tuyến giáp để xác định và điều trị cho bệnh nhân hợp lý. Về giá chụp xạ hình tuyến giáp tại mỗi bệnh viện sẽ khác nhau, bởi chi phí này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trang thiết bị máy móc, địa điểm chụp, vị trí chụp, số lần chụp,… Trên thực tế, mức giá tối thiểu cho chụp xạ hình tuyến giáp rơi vào khoảng x00.000 đồng.

Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp xạ hình tuyến giáp được áp dụng bảo hiểm y tế nên sẽ giúp người bệnh tiết kiệm phần nào chi phí.

Lời kết

Các phát minh mới trong công nghệ dần làm cuộc sống của con người dễ dàng hơn. Y tế được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, tối tân chẳng hạn như kỹ thuật chụp xạ hình tuyến giáp đã giúp chúng ta phát hiện ra nhiều căn bệnh tuyến giáp nguy hiểm trong thời gian ngắn.

Hi vọng, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức y khoa hơn để có phương pháp sống và làm việc hiệu quả. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết chăm sóc sức khoẻ tiếp theo!

 >>> Đọc ngay: Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi – Cơn ác mộng của nhiều gia đình

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *