Định nghĩa Vô kinh là gì? Một số dấu hiệu vô kinh cần đặc biệt lưu ý

Vô kinh là gì? là câu hỏi đón nhận sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ đang trong lứa tuổi teen. Hiện tượng vô kinh gây ra nhiều hoang mang và lo lắng cho các bé gái đang dậy thì và chưa có kinh nghiệm.

Vậy vô kinh là gì? vô kinh thứ phát là gì? hay dấu hiệu vô kinh như thế nào? Tất cả sẽ được Hormonetuyengiap.com giải đáp triệt để với những thông tin trong bài viết dưới đây.

Khái niệm vô kinh là gì?

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc tình trạng vô kinh, có nghĩa là bạn không hề có kinh nguyệt. Tình trạng vô kinh có thể diễn ra ở những phụ nữ đã phát triển quá tuổi dậy thì, hiện tại không mang thai và độ tuổi chưa mãn kinh.

Vô kinh là gì

Vô kinh không tương đồng với triệu chứng kinh nguyệt không đều, vì vô kinh không có kinh nguyệt. Người bệnh khi phát hiện triệu chứng này thì nên đi thăm khám từ sớm, tình trạng này rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý có khả năng chữa trị cao.

Phân loại vô kinh phổ biến

Vô kinh thứ phát là gì?

Vô kinh thứ phát là tình trạng xảy ra khi người phụ nữ đang có kinh nguyệt bình thường bỗng bị tắt kinh. Kinh nguyệt không còn xuất hiện như định kỳ, thời gian được xác nhận vô kinh thứ phát ở người khỏe mạnh là 3 tháng. Người bệnh có kinh nguyệt không đều sẽ là 6 tháng.

Nguyên nhân gây nên vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì

Thông thường, tuổi dậy thì là độ tuổi có nội tiết tố chưa được bình ổn. Cho nên, trong khoảng 1 – 2 năm đầu xuất hiện kinh ở các bé tuổi dậy thì sẽ có tháng không đều. Người bệnh không cần phải quá lo lắng để ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra vô kinh thứ phát còn được ghi nhận như sau:

  • Khỏi bệnh sau đợt ốm kéo dài;
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược;
  • Thiếu máu;
  • Học hành căng thẳng;
  • Stress liên tục;
  • Buồng trứng đa năng;

    >>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung – Phòng ngừa ung thư CTC.

Nữ giới mắc vô kinh thứ phát có thể có thai không?

Nhiều người quan ngại liệu rằng vô kinh có con được không? Việc sinh con là thiên mệnh của người phụ nữ, vì vậy chúng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và tâm lý người bệnh. Trang bị kiến thức đầy đủ về vô kinh sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng.

bị tắt kinh

Trong trường hợp vô kinh thứ phát, chu kỳ rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn. Việc thụ thai trở nên rất khó khăn và tỷ lệ mang thai là rất thấp. Mặt khác, người bị vô kinh nguyên phát có buồng trứng hoạt động không hiệu quả sẽ khó thụ thai hơn so với người sức khỏe bình thường.

Chính vì vậy, phụ nữ khi xuất hiện các triệu chứng của vô kinh thì hãy thăm khám ngay. Việc chẩn đoán sẽ trở nên chính xác hơn và tìm ra được phương pháp điều trị hợp lý. Nếu để bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

Người bệnh vô kinh thứ phát uống thuốc gì hiệu quả?

Bác sĩ thường sẽ kê cho người bệnh các thuốc nội tiết để tạo vòng kinh nhân tạo đối với vô kinh thứ phát. Các loại thuốc này tương tự với chất nội tiết thuộc buồng trứng sản sinh trong chu kỳ kinh nguyệt.

Những chất đó là Estrogen (nửa đầu chu kỳ) và Progestin (nửa cuối chu kỳ).

Vô kinh nguyên phát

Vô kinh nguyên phát là tình trạng nữ giới ở tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt hay đã đến tuổi có kinh nhưng vẫn chưa bị hành kinh lần nào trong đời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là ở các bộ phận sản sinh hormone liên quan đến kinh nguyệt bị rối loạn như là: tuyến yên, buồng trứng và hệ thần kinh trung ương.

Những nguyên nhân có thể gây ra vô kinh nguyên phát được tổng hợp dưới đây:

  • Buồng trứng bị tổn thương hay không có buồng trứng;
  • Tử cung xuất hiện vấn đề bất thường hay tử cung không có;
  • Khiếm khuyết trong cơ quan sinh dục nữ;
  • Vấn đề trong việc sản sinh hormone tuyến yên hay khu vực não bộ.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp vô kinh nguyên phát, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác.

     >>> Tham khảo thêm: Tham khảo bảng giá khám sức khỏe sinh sản mới nhất 2023

Nguyên nhân vô kinh diễn ra ở nữ giới

Nguyên phát

Theo như các bác sĩ chuyên khoa sản, có rất nhiều nguyên nhân dẫn gây ra vô kinh ở người bệnh. Nguyên nhân gây ra vô kinh nguyên phát (ở nữ giới chưa có kinh nguyệt bao giờ) bao gồm:

  • Suy buồng trứng;
  • Bệnh lý xuất hiện tại hệ thần kinh trung ương (tủy sống và não) hay tuyến yên (tuyến thuộc não và tạo ra các hormon về kinh nguyệt);
  • Tình trạng bệnh diễn ra tại cơ quan sinh dục.

Trong nhiều trường hợp đặc biệt, nguyên nhân gây ra vô kinh thường không được xác định rõ ràng.

Thứ phát

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng vô kinh thứ phát (nữ giới đã có kinh nguyệt bình thường nhưng thời gian ngừng kinh kéo dài) được tổng hợp lại như sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Trong thời kỳ mang thai;
  • Ngừng sử dụng các biện pháp ngừa thai;
  • Mãn kinh ở tuổi trung niên;
  • Sử dụng phương pháp tránh thai Provera – Depo hay các loại dụng cụ tử cung gọi tắt là IUD.

vô kinh có con được không

Ngoài ra, một số nguyên nhân cũng có khả năng gây ra tình trạng tắt kinh đột ngột:

  • Căng thẳng;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Trầm cảm;
  • Điều trị bằng một vài loại thuốc theo toa;
  • Sụt cân nhanh chóng;
  • Tập thể dục cường độ cao;
  • Mệt mỏi;
  • Đang bị ốm đau;
  • Thừa cân (béo phì);
  • Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố;
  • Chức năng tuyến giáp rối loạn;
  • Khối u xuất hiện tại não hoặc buồng trứng (rất hiếm khi xảy ra);
  • Người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung.

     >>> Đọc thêm: Những điều cần biết về cách chăm sóc mẹ và bé sơ sinh khoa học tại nhà

Dấu hiệu vô kinh thường thấy

tắt kinh đột ngột

Nữ giới khi mắc phải tình trạng vô kinh sẽ xuất hiện các triệu chứng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh như là:

  • Ba tháng liên tục mất kinh bất thường hay kinh chưa xuất hiện khi đạt tuổi 15 hay trên 15 tuổi;
  • Phát sinh vấn đề trong việc phối hợp, giữ thăng bằng và thị lực người bệnh;
  • Số lượng lông trên cơ thể tăng lên một cách bất thường;
  • Dịch nhầy màu đục như sữa tiết ra từ núm vú dù vẫn chưa có con và mang thai;
  • Da khô và rụng tóc;
  • Mệt mỏi, đầu đau nhức;
  • Vùng xương chậu đau đớn;
  • Tăng cân không bình thường;
  • Mặt nổi mụn trứng cá;
  • Táo bón;
  • Nhịp tim chậm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh vô kinh đúng quy cách

Thứ phát

  • Trước tiên cần phải loại trừ màng thai thông qua xét nghiệm Beta hCG huyết thanh hoặc hCG nước tiểu;
  • Khảo sát bệnh nhân để tìm nguyên nhân với các câu hỏi như: người bệnh có bị Stress, cân nặng thay đổi, chế độ ăn uống mất cân bằng, rèn luyện thể thao quá sức hay không? Người bệnh có đang điều trị bằng thuốc gây vô kinh (thuốc an thần, tránh thai,…) không? cũng như người bệnh có tiền sử viêm niêm mạc tử cung hay nạo phá thai trong quá khứ không?

Nữ giới mắc chứng vô kinh thứ phát trên lâm sàng sẽ xuất hiện những đặc điểm:

  • Nếu chỉ số BMI thấp hơn 18.5 kg/m2 cùng các thay đổi kỳ lạ trong thực đơn ăn uống. Vô kinh xuất phát từ vùng dưới đồi gây nên được chẩn đoán khi người bệnh sút cân nhanh chóng bởi các bệnh lý toàn thân;
  • Nghi ngờ vô kinh buồng trứng đa nang khi chỉ số BMI lớn hơn 30 kg/m2;
  • Hiện tượng mụn trứng cá và rậm lông ở người bệnh;
  • Những dấu hiệu chèn ép thần kinh do u vùng hố yên ở bệnh nhân: nhìn mờ, chán ăn, đau đầu và tiểu tiện nhiều hơn mức thông thường;
  • Triệu chứng suy buồng trứng đặc trưng: khô âm đạo hay bốc hỏa;
  • Mặc dù chưa sinh con nhưng vú có triệu chứng tiết sữa bất thường.

Trong trường hợp cận lâm sàng, để củng cố nghi ngờ và chẩn đoán vô kinh thứ phát, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm như dưới đây cho người bệnh:

  • Nồng độ Prolactin máu, định lượng Prolactin cao ở nữ có thể bắt nguồn từ bệnh suy giáp. Người bệnh cần chụp MRI hố yên để tìm u vùng hố yên hay u tuyến yên.
  • Nồng độ FSH, nguyên nhân suy buồng trứng sớm khiến hàm lượng FSH tăng cao và để tìm hội chứng Turner cần phải làm nhiễm sắc đồ. Nguyên nhân suy vùng dưới đồi thứ phát sẽ được nghi ngờ khi nồng độ FSH bình thường hay thấp kết hợp nồng độ Estrogen thấp.
  • Hàm lượng TSH có trong máu;
  • Định lượng DHED-S và Testosterone máu nếu nghi ngờ người bệnh có cường Androgen;
  • Buồng trứng đa nang ở bệnh nhân hay khối u tiết Androgen từ buồng trứng và tuyến thượng thận được chẩn đoán khi nồng độ Androgen trong máu cao kèm theo các dấu hiệu lâm sàng.

Nguyên phát

định lượng Prolactin cao ở nữ

Thông tin người bệnh được khai thác với những câu hỏi nghiệp vụ: người bệnh đã hoàn toàn dậy thì chưa? Người thân và gia đình có thành viên nào mắc phải tình trạng dậy thì muộn không?

Xem xét đến hiện tượng cường tuyến thận bẩm sinh ở thời kỳ sơ sinh và lúc nhỏ tuổi. Trong chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống có thay đổi không? hay có đang sử dụng thuốc gây vô kinh ở người bệnh.

Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng trên lâm sàng:

  • Phát triển vú với nhiều bất thường;
  • Bộ phận sinh dục của người bệnh xuất hiện các vấn đề liên quan đến kích thước âm vật, màng trinh có lỗ thủng không, sự phát triển lông mu hay có buồng trứng, cổ tử cung không?
  • Mụn trứng cá mọc trên mặt;
  • Dấu hiệu của hội chứng Turner.

Trường hợp cận lâm sàng thì bác sĩ nên chỉ định người bệnh thực hiện các loại xét nghiệm:

  • Phát hiện tắc nghẽn đường đi của kinh nguyệt bằng siêu âm;
  • Để phân biệt loạn sản ống Muller cần định lượng Testosterone và làm Karyotype và bất thường nhiễm sắc thể nếu bệnh nhân không có tử cung.
  • Đối với người bệnh sở hữu tử cung, tìm những dấu hiệu màng trinh kín và loạn sản ống Muller. Xác định vách ngăn âm đạo có hay không. Thực hiện xét nghiệm FSH, hCG và các loại hormone để loại trừ trường hợp thai nghén và tìm ra nguyên nhân gây vô kinh thứ phát như ở trên.

Hình thức điều trị vô kinh hiệu quả cao

Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp chữa trị vô kinh cho người bệnh dựa trên nguồn gốc xuất phát bệnh để đạt hiệu quả tối đa:

  • Vô kinh do béo phì: tập thể dục và ăn kiêng giảm cân;
  • Vô kinh do giảm cân quá mức: thực hiện chế độ dinh dưỡng tăng cân;
  • Giảm thiểu căng thẳng, lo âu và phiền muộn;
  • Xây dựng chế độ luyện tập vừa sức không nên gắng sức;
  • Vô kinh do suy buồng trứng sớm: điều trị thay thế hormone theo chỉ định bác sĩ;
  • Vô kinh do buồng trứng đa nang: điều trị phụ thuộc vào nhu cầu người bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai như béo phì, quá sản nội mạc tử cung hay rối loạn chuyển hóa. Người bệnh được chỉ định giảm cân với tập thể thao và ăn kiêng, kết hợp các loại thuốc như Metformin trị tiểu đường.
  • Người bệnh có tổn thương sinh dục hay có nhiễm sắc thể Y cần được phẫu thuật để tạo hình hoặc phục hồi âm đạo giúp máu kinh thoát ra ngoài. Người bệnh có thể tiến hành các loại phẫu thuật như: loại bỏ khối u lành tính tuyến yên và loại bỏ mô sẹo trong tử cung.

     >>> Xem thêm: Tim Thai Yếu Tháng Cuối Và Những Điều Cần Đặc Biệt Lưu Ý 

Những câu hỏi thường gặp ở tình trạng vô kinh

Tình trạng vô kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho rằng vô kinh tuổi dậy thì dù là nguyên phát hay thứ phát cũng đều rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé gái. Tình trạng vô kinh thứ phát không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây mất kinh hoàn toàn.

Người bệnh sẽ phải đối mặt với việc mất đi khả năng làm mẹ vĩnh viễn. Do đó, ngay tại thời điểm mất kinh, các bé gái nên được thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp lúc.

Hiện tượng vô kinh sau sinh có bình thường không?

vô kinh sau sinh

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chậm có kinh sau sinh nở, thời gian có thể kéo dài từ 18 – 24 tháng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng hoạt động không hiệu quả.

Số ít trường hợp xảy ra do biến chứng dính lòng tử cung hay sau sanh nặng gây ra hậu quả băng huyết. Nguyên nhân cũng có thể là do nồng độ Prolactin tăng cao. Nếu có hiện tượng vô kinh sau sinh, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để sức khỏe được bảo toàn.

Cháu gái trễ kinh 6 tháng ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không?

Tuổi dậy thì chưa được ổn định trong hệ nội tiết nên rất dễ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Bé gái có thể đi khám phụ khoa để được tư vấn thêm và kiểm tra siêu âm. Tình trạng này cần nhiều dữ kiện để chẩn đoán các bệnh lý có liên quan.

Các bác sĩ sẽ kê thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết để tạo kinh nguyệt cho người bệnh. Thế nhưng, sau khi có kinh nhờ điều trị, người bệnh cần tiếp tục theo dõi kinh nguyệt. Đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để kinh nguyệt bình thường trở lại.

Tổng Kết

Hiện tượng vô kinh nhìn chung không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều điều cuộc sống sau này. Đặc biệt là tước đi vĩnh viễn khả năng làm mẹ của người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Chính vì vậy, nữ giới và đặc biệt là các bé gái trong độ tuổi dậy thì hãy đặc biệt lưu ý về tình trạng kinh nguyệt của mình. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường hãy báo ngay cho gia đình và người thân để được can thiệp và hỗ trợ đúng cách.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *