Tìm hiểu tầm quan trọng của Vitamin B1 đối với sức khỏe con người

Vitamin B1 là một vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể giúp cho các cơ quan được hoạt động bình thường. Bản thân của vitamin B1 không thể tự tổng hợp được mà dưỡng chất này cần được chúng ta bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Vitamin B1 có trong những loại thực phẩm nào và chúng có tác dụng gì, mời các bạn cùng Hormonetuyengiap.com tìm hiểu qua bài viết này.

Vitamin B1

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 (hay Thiamine) là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà tất cả các mô của cơ thể cần để có thể hoạt động tốt. Cơ thể cần thiamine để tạo ra ATP (Adenosine Triphosphate) – phân tử giúp vận ​​chuyển năng lượng bên trong tế bào. Vitamin B1 tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể, đóng góp nhiều vào sự phát triển, tăng trưởng và thực hiện chức năng của các tế bào ở cơ thể.

thuốc B1

Vitamin B1 là loại vitamin được phát hiện đầu tiên trong nhóm B – đây là lý do tại sao loại vitamin này mang tên số 1. Tương tự như các loại vitamin cùng nhóm B, vitamin B1 có đặc điểm tan trong nước và giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin B1 có sẵn trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên và cũng có trong các loại vitamin tổng hợp hoặc các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Một số vai trò tuyệt vời của vitamin B1 đối với cơ thể người

+ Tham gia vào hệ Enzyme Decacboxyl oxy hóa: Với vai trò này, Thiamine sẽ chuyển hóa ở dạng Thiaminpyrophosphat và thực hiện Decarboxyl oxy hóa các Cetoaxit. Vì thế, khi thiếu loại vitamin này, các Cetoaxit bị tích tụ lượng lớn, gây ra rối loạn trao đổi chất và các bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Tê phù.
  • Giảm tiết dịch vị.

vai trò vitamin b1

+ Tham gia chuyển hóa đường: Lúc này, vitamin B1 cũng ở dạng Thiaminpyrophosphat, thực hiện chức năng bẻ gãy các hợp chất Carbohydrate tạo thành Glucose, trao đổi tạo ra sản phẩm Acid Pyruvic và Acid Cetoglutaric. Vì thế khi thiếu hụt vitamin B1, quá trình trao đổi Glucid sẽ bị trì trệ.

+ Tham gia phân giải Pyruvic tạo ra Oxyethyl Pyro Phosphat (OPP): Vitamin B1 sẽ ở dưới dạng Pyrophosphate để tham gia phân giải Pyruvic tạo ra OPP – tổng hợp ATP và GTP cho tế bào sử dụng.

+ Tham gia chuyển hóa Carbohydrate thành sản phẩm để cơ thể sử dụng: Khi cơ thể tiếp nhận thực phẩm, cơ quan tiêu hoá sẽ hấp thu Carbohydrate cùng các loại dưỡng chất khác. Thiamine sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa Carbohydrate tạo thành các sản phẩm cần thiết để cơ thể sử dụng và tạo ra năng lượng tế bào.

     Xem thêm: Nhược cơ là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng bệnh nhược cơ

Công dụng của vitamin B1

Vitamin B1 là một loại vitamin không thể thiếu đối với cơ thể con người và công dụng của vitamin B1 với sức khỏe rất lớn, cụ thể:

Giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi

Vitamin B1 cần thiết trong chuyển hóa dưỡng chất để tạo ra ATP. Vì thế, loại vi chất này giúp cho cơ thể:

  • Tạo ra nguồn năng lượng mới.
  • Loại bỏ buồn chán và mệt mỏi.
  • Có cuộc sống tích cực hơn.

Ngoài ra, vitamin B1 cũng sẽ chuyển hóa tạo ra Glucose – Đây nguồn năng lượng vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B1 còn tham gia vào việc sản xuất tế bào hồng cầu và điều trị các rối loạn chuyển hóa di truyền.

Ngăn ngừa tổn thương các cơ quan thần kinh

Cơ thể khi thiếu hụt vitamin B1 thường gặp các vấn đề về rối loạn chức năng thần kinh như:

  • Học hành kém.
  • Tình trạng uể oải kéo dài.
  • Sụt giảm trí nhớ.

Song đó, vitamin B1 còn thúc đẩy tổng hợp vỏ Myelin nhằm bảo vệ dây thần kinh và đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.

Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Trong cơ thể chúng ta, các cơ dọc của đường tiêu hóa là nơi có nhiều cơ quan miễn dịch nhất, Thiamine sẽ tham gia vào việc duy trì và bảo vệ chúng. Ngược lại, khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ đảm bảo sự hấp thu Thiamine tốt hơn, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

 Giúp tim mạch khỏe mạnh

thiếu vitamin b1 bị bệnh gì

Thiamine là nguyên liệu cần thiết để sản xuất Acetylcholine – Chất dẫn truyền thần kinh (nằm giữa hệ thần kinh với cơ, đặc biệt là cơ tim). Vì thế, vitamin B1 sẽ có nhiệm vụ duy trì chức năng tim, giảm các nguy cơ suy tim và một số bệnh lý tim mạch khác.

     >>> Đọc thêm: Hội chứng mệt mỏi– Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Cải thiện trí nhớ

Thiếu hụt vitamin B1 thường gây ra các vấn đề liên quan đến trí nhớ như:

  • Mất tập trung.
  • Hay quên.
  • Làm việc kém hiệu quả.
  • Dễ bị đau đầu.
  • Chóng mặt,…

Do đó, để đảm bảo hoạt động ghi nhớ của não bộ được diễn ra hiệu quả, bổ sung đầy đủ lượng vitamin B1 rất quan trọng. Các đối tượng thường xuyên làm việc với máy tính hoặc làm công việc cần độ tập trung cao cũng cần vitamin B1 nhiều hơn.

Cải thiện thị lực

Ở người già, tình trạng lão hóa xảy ra nhanh hơn. Trong đó, đục thuỷ tinh thể là bệnh thường gặp gây ra suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Thiếu hụt vitamin B1 chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này. Việc tăng cường bổ sung lượng vi chất này rất quan trọng trong việc phòng ngừa đục thủy tinh thể.

Một số công dụng khác

vtm B1

Bên cạnh các công dụng kể trên, vitamin B1 còn nhiều công dụng quan trọng khác chẳng hạn như đây là nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp chị em phụ nữ có được mái tóc khỏe đẹp, mượt mà.

Trong lĩnh vực làm đẹp, vitamin B1 còn có khả năng trị mụn, loại bỏ vết thâm nám, rối loạn sắc tố trên da đem lại làn da khỏe mạnh, hồng hào, trắng sáng.

Dấu hiệu thiếu Vitamin B1

Vitamin B1 đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và tăng trưởng, phát triển. Thiếu Vitamin B1 có thể nhận biết qua nhiều dấu hiệu sau:

  • Khả năng phản xạ kém.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Tinh thần bất ổn.
  • Thường xuyên cáu kỉnh.
  • Dễ kích động.
  • Buồn bã.
  • Thất vọng.
  • Yếu cơ.
  • Giảm thị lực.
  • Khó thở.
  • Thay đổi nhịp tim.
  • Chóng mặt.
  • Nguy cơ ngất xỉu cao.
  • Tê đau ở chân, tay.
  • Cảm giác châm chích.
  • Nóng rát.
  • Ngứa ran bất thường.

     >>> Tham khảo: Nguyên nhân béo phì ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Tại sao thiếu Vitamin B1?

Hiện nay, do mức sống của con người tăng cao nên tình trạng thiếu vitamin B1 rất hiếm gặp. Thiếu Vitamin B1 có thể xảy ra ở những đối tượng không cung cấp đủ Vitamin B1 từ thực phẩm, thường thấy ở những người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc rối loạn khả năng hấp thu Vitamin B1 do một số tác dụng phụ của thuốc, bệnh khác,…

thiếu vitamin B1

Ngoài ra, còn có các tác nhân làm giảm nồng độ vitamin B1 hấp thu như:

  • Nghiện rượu.
  • Dùng thuốc lợi tiểu.
  • Mắc bệnh crohn.
  • Người chạy thận nhân tạo.
  • Người có bệnh lý về gan.
  • Phụ nữ mang thai, người tập thể dục hoặc vận động quá mức khiến cơ thể cần nhiều Vitamin B1 và các loại Vitamin nhóm B nhưng chế độ ăn không cung cấp đủ.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Tiêu thụ đồng thời nhiều loại thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu Vitamin B1 như: Trà, cà phê, hải sản sống,…

(*) Mặc dù hiện nay thiếu Vitamin B1 rất ít khi gặp nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng quát,  mọi người cần phát hiện sớm và bổ sung kịp thời để tránh biến chứng nặng sau này.

Thiếu vitamin B1 có nguy hiểm không và thiếu vitamin B gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B bị bệnh gì? – Thiếu vitamin B có thể gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có hội chứng phổ biến nhất là:

  • Bệnh Beriberi.
  • Bệnh não Wernicke-Korsakoff.

Bệnh Beriberi 

Thiếu vitamin B bị bệnh gì

Bệnh tê phù Beriberi được chia thành 3 mức độ chính:

  • Mức nhẹ: Bệnh nhân mới mắc bệnh sẽ mất hoặc giảm cảm giác, giảm phản xạ và chủ yếu ở chi dưới. Nếu điều trị bệnh lúc này, bệnh sẽ khỏi nhanh.
  • Mức trung bình: Bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc mất phản xạ gân xương, thỉnh thoảng có hiện tượng nhược cơ, đi lại gặp khó khăn nhưng chưa bị teo cơ hoặc teo cơ chưa rõ.
  • Mức độ nặng: Người bệnh sẽ bị phù toàn bộ hai chi dưới, triệu chứng điển hình là mất phản xạ gân xương, mất cảm giác và bị teo cơ không đi lại được. Nguy hiểm nhất là có thể tử vong do suy tim, nhất là trẻ em.

Bệnh Beriberi gồm 2 loại:

  • Tê phù ướt: Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và tim mạch. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tê phù ướt còn dẫn đến bệnh suy tim.
  • Tê phù khô: Gây tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến hoạt động cơ dẫn đến mất trương lực cơ, thậm chí gây liệt cơ.

(*) Bệnh Beriberi nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng tổn thương thần kinh vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.

Bệnh não Wernicke

Bệnh não Wernicke là một rối loạn khởi phát cấp tính, xảy ra chủ yếu do chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc hấp thu Thiamine cùng với việc ăn liên tục Carbohydrate. Bệnh thường xuất hiện ở những người nghiện rượu với biểu hiện lâm sàng như:

  • Rung giật nhãn cầu.
  • Liệt vật nhãn 1 phần.
  • Buồn ngủ
  • Đau thần kinh ngoại biên.
  • Lú lẫn,…

Với những bệnh nhân Wernicke, Vitamin B1 sẽ được bổ sung liều cao theo đường uống kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng để phục hồi.

(*) Ngoài ra, thiếu hụt Vitamin B1 nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hậu quả:

  • Rối loạn nhân cách.
  • Giảm trí nhớ.
  • Trầm cảm.
  • Rối loạn tâm thần.

Một số câu hỏi về Vitamin B1 mà bạn nên biết

Vitamin B1 có ở đâu?

Vitamin B1 có ở đâu

Vitamin B1 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc nhưng ít ai chú ý như:

  • Thịt lợn nạc.
  • Thịt bò.
  • Cá trích.
  • Rau bina.
  • Bánh mì.
  • Nấm mỡ.
  • Các loại đậu.
  • Bắp cải tí hon.
  • Ác loại hạt.
  • Cá.
  • Măng tây.
  • Men bia.
  • Mầm ngũ cốc.

Đối tượng nào cần bổ sung Thiamine?

Vitamin B1 cần cho mọi đối tượng nhưng những đối tượng sau cần lượng Vitamin B1 nhiều hơn:

  • Nam giới.
  • Người bị stress.
  • Người chơi thể thao.
  • Bệnh nhân bị tăng hoạt giáp.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người nghiện rượu, café,…
  • Những người ăn chủ yếu các loại thức ăn đường hoặc mắc các bệnh làm giảm hấp thu, dự trữ vitamin B1 tiêu chảy mãn tính.
  • Đái tháo đường.
  • Điều trị lợi tiểu kéo dài.
  • Giun sán.
  • Sốt kéo dài.

thiếu hụt Vitamin B1

Ngoài ra, nhu cầu cần vitamin B1 của người già trong cơ thể cũng cao hơn mức bình thường mặc dù sự đào thải của vitamin B1 ở người lớn ít hơn người trẻ tuổi do tỷ lệ biến dưỡng chất dinh dưỡng thấp hơn người trẻ.

Bên cạnh đó, những người bị nóng sốt hoặc thường xuyên làm việc nặng nhọc, bị thương tích cũng cần lượng vitamin B1 nhiều hơn. Lúc này, trong cơ thể cần năng lượng từ vitamin B1 để gia tăng sự biến dưỡng cần thiết cho việc hàn gắn vết thương.

     >>> Đọc thêm: Nổi hạch sau tai là gì? Nổi hạch có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào

Chúng ta có thể bổ sung vitamin B1 bằng cách nào?

Mỗi cơ thể sẽ cần một lượng vitamin B1 khác nhau, tùy thuộc vào:

  • Độ tuổi.
  • Mức độ chuyển hóa.
  • Sử dụng năng lượng.
  • Tình trạng đặc biệt.

trái cây tăng sức đề kháng

Bình thường, vitamin B1 từ nguồn thực phẩm hàng ngày đã đủ lượng cung cấp theo nhu cầu cơ thể. Với các trường hợp không cung cấp đủ từ chế độ ăn uống, Vitamin B1 sẽ được bổ sung tăng cường từ các chế phẩm khác nhau để ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu vi chất này xảy ra.

(*) Vì Vitamin B1 không dự trữ được trong cơ thể nên nó cần được cung cấp hàng ngày để thỏa mãn nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nhu cầu sử dụng vitamin B1 phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Trạng thái sinh lý.
  • Tình trạng sức khỏe.
  • Chế độ thức ăn.
  • Làm việc, học tập.
  • Lao động.

Căn cứ vào các yếu tố trên, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp cho mỗi người. Thông thường, vitamin B1 sẽ được bổ sung qua đường uống thuốc B1 kết hợp cùng một số loại thực phẩm kể trên với các loại trái cây tăng sức đề kháng để tăng hiệu quả hấp thu.

Hàm lượng sử dụng vitamin B1 như thế nào?

Về cơ bản, bổ sung vitamin B1  gồm các dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang: Uống 50 mg.
  • Dung dịch tiêm: 100 mg/ml.
  • Viên nén: Có 3 loại 50 mg, 100 mg và 250 mg.

Liều cho người lớn

  • Bệnh nhân Beriberi: Tiêm bắp 10-20 mg/3 lần/mỗi ngày trong 2 tuần + Sử dụng Multivitamin uống có chứa 5-10 mg vitamin B1/mỗi ngày trong một tháng.
  • Phụ nữ có thai bị viêm dây thần kinh: Nếu bị nôn ói nặng, không sử dụng vitamin B1 dạng uống mà tiêm bắp 5-10 mg/mỗi ngày.
  • Bệnh nhân bị suy cơ tim có ứ dịch: Tiêm Thiamine qua đường tĩnh mạch.
  • Người thiếu Thiamine: Nếu cung cấp Dextrose mà bệnh nhân có tình trạng Thiamine ngoại biên, sử dụng 100 mg/vài lít đầu tiên của dịch tiêm tĩnh mạch để tránh dẫn đến bị suy tim.
  • Người cần bổ sung vitamin/chất khoáng: Uống 50-100 mg/một lần/mỗi ngày.
  • Bệnh não Wernicke: Tiêm tĩnh mạch liều khởi đầu 100mg, sau đó giảm xuống 50-100 mg.

cung cấp vitamin b1

 Liều cho trẻ em

  • Bệnh nhân Beriberi: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 10 – 25 mg/mỗi ngày (nếu nặng) hoặc dùng uống 10 – 50 mg/mỗi ngày trong 2 tuần, sau đó dùng uống 5 – 10 mg/mỗi ngày trong 1 tháng.
  • Trẻ thiếu thiamine: Tương tự như trên.
  • Trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin/chất khoáng: Dùng uống 0,3 – 0,5 mg/mỗi ngày/một lần.
  • Trẻ em cần bổ sung vitamin/chất khoáng: Dùng uống 0,5 – 1 mg/mỗi ngày/một lần.

Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, mọi người nên bổ sung cho mình đầy đủ lượng chất mỗi ngày bằng cách xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng đa dạng và bổ sung Thiamine từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều kiến thức về vitamin B1 để bạn có thể chăm sóc và cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình mình hơn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *