Ung thư dạ dày nên ăn gì và hạn chế những loại thực phẩm nào?

Hiện nay, ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính khá phổ biến bởi lối sống thiếu lành mạnh hay ăn uống thiếu khoa học. Khi các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dễ dẫn đến hình thành các khối u và di căn ra các cơ quan xung quanh, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khoẻ.

Trong quá trình và sau điều trị, bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng khem loại thực phẩm nào là những vấn đề luôn được quan tâm, bởi đây là cách giúp người bệnh nhanh chóng khoẻ bệnh cũng như tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Mời bạn cùng đọc!

ung thư dạ dày nên ăn gì

Nguyên nhân của ung thư dạ dày

Mặc dù, nguyên nhân bị ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, gồm:

  • Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, dầu mỡ,…
  • Ăn ít trái cây, rau củ quả.
  • Tính di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày.
  • Do nhiễm khuẩn (H. Pylori).
  • Viêm dạ dày mạn tính hoặc viêm dạ dày trong thời gian dài.
  • Thiếu máu ác tính.
  • Tình trạng giảm hồng cầu khi ruột không có khả năng hấp thụ vitamin B12.
  • Hút thuốc.

ung thư dạ dày nên ăn những gì

Biểu hiện của ung thư dạ dày ở các giai đoạn sớm thường rất ít hoặc hầu như không có triệu chứng cụ thể khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn:

  • Chán ăn.
  • Sụt cân.
  • Đau bụng.
  • Đau dạ dày kéo dài.
  • Ăn uống khó tiêu.
  • Phân đen.
  • Xuất huyết dạ dày.

(*) Các triệu chứng phổ biến kể trên thường xuất hiện trong các bệnh lý trào ngược axit hoặc viêm dạ dày khiến nhiều người lầm tưởng.

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên ăn gì tốt nhất?

Người mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa thức ăn hơn do các bệnh nhân thường trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày một phần, toàn bộ hoặc phương pháp hóa trị liệu làm cho:

  • Các tế bào, tuyến dạ dày bị ảnh hưởng.
  • Suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản và cơ thắt môn vị.
  • Tác dụng phụ của hóa trị hay các phương pháp điều trị khác.

ung thư dạ dày ăn gì tốt nhất

Những nguyên nhân trên dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn làm cho bệnh nhân hấp thu chất dinh dưỡng ít hơn mức bình thường, dẫn tới cơ thể suy kiệt cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vì thế, bệnh nhân ung thư dạ dày cần được chăm sóc kỹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như  động viên tinh thần. Sau đây là các gợi ý:

  • Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu: Cháo, súp,…
  • Thực phẩm với lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan: Ngũ cốc, gạo trắng, lúa mì, mì ống thông thường, đậu, mè đen,…
  • Các loại hoa quả ít chất xơ: Táo, chuối, đu đủ,…
  • Các loại rau củ ít chất xơ: Rau củ đóng hộp, rau củ nấu chín, không hạt, nước ép rau nguyên chất,… hoặc các loại củ nấu mềm: Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh,…
  • Nghệ tươi: Một trong những thực phẩm kỳ diệu trong hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, có tác dụng hiệu quả cáo trong việc ức chế vi khuẩn H.Pylori – gây ra K dạ dày.
  • Bổ sung thực phẩm cung cấp Allicin: Ớt chuông đỏ, tỏi,…
  • Thực phẩm có chứa Beta-Glucans: Nấm hương, ngũ cốc, yến mạch,…
  • Thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
  • Thực phẩm giàu vitamin: Cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, bơ, dầu cá,…
  • Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, thịt lợn, cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, trái cây sấy khô,…

     >>> Xem thêm: Xuất huyết tiêu hóa cao: Biến chứng nguy hiểm không được chủ quan

Những loại thực phẩm cần kiêng khi bị K thực quản là gì?

Trong và sau thời gian điều trị, bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn những gì để hỗ trợ điều trị, giúp bệnh nhân nhanh lành bệnh hơn? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người bệnh ung thư dạ dày cần nên kiêng mà mọi người có thể tham khảo:

  • Thức uống kích thích: Rượu, bia, café, thuốc lá…
  • Các loại thực phẩm lên men, đồ chua không tốt cho dạ dày: Dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm,…
  • Tránh xa các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chua: Chanh, cam, bưởi, dâu tây,…
  • Không nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan: Lúa mạch nguyên hạt, đậu nành, đậu xanh, bột bắp, hạt kê, hạt quinoa, vừng đen, các loại hạt chứa vỏ.

kiêng ăn gì khi bị ung thư dạ dày

  • Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt: Giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh,…
  • Các loại thực phẩm chế biến công nghiệp như: Gà rán, KFC, mì tôm,…
  • Không ăn nhiều một số loại trái cây có hàm lượng Fructose cao: Nho, anh đào, lê, mận, dưa hấu, chà là,…
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn: Kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, soda thường, bánh quy,…
  • Thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao: Thịt nướng, cá nướng,…
  • Cắt giảm và hạn chế tối đa các chất phụ gia cho vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật, xạ trị

Giai đoạn sau mổ 1-2 ngày

  • Truyền tĩnh mạch: Các loại dịch cung cấp đường hoặc điện giải.
  • Bệnh nhân uống ít để bắt đầu nuôi dưỡng hệ tiêu hoá ổn định trở lại.
  • Bệnh nhân bị trướng bụng nặng: Không nên uống.

Giai đoạn tiếp theo

Trong quá trình phẫu thuật, van kiểm soát cách thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột của bệnh nhân cũng có thể đã bị loại bỏ hoặc thay đổi. Bệnh nhân có thể tiêu hóa thức ăn quá nhanh hoặc không hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt như trước khi tiến hành phẫu thuật.

Các nhóm thực phẩm nên được ưu tiên chọn, bao gồm:

  • Tinh bột phức như ngũ cốc xay, khoai củ,…
  • Thịt nạc và cá nạc.
  • Rau mềm.
  • Các loại sữa gầy.
  • Sữa thuỷ phân tốt.
  • Sữa chua ít béo.
  • Dầu thực vật.
  • Dầu oliu.

(*) Bệnh nhân nên chế biến dưới dạng sử dụng nhiệt kéo dài để nhằm phân cắt kỹ các liên kết của thực phẩm, nhờ đó giúp khả năng tiêu hoá và hấp thu được tốt hơn.

Giai đoạn hồi phục

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật, xạ trị

Giai đoạn khi vết mổ đã liền, bệnh nhân đã dần hồi phục cần xây dựng chế độ ăn nhiều protein và calo để tăng sức đề kháng và mau lành vết thương:

  • Protein: 120-150 g/ngày.
  • Calo: 2500-3000 kcal/ngày.

Khẩu phần ăn cần được chia nhiều bữa trong ngày, có thể dùng nhiều trứng sữa, đậu đỗ, hoa quả để tăng cường protein và bổ sung vitamin. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng thêm Fucoidan – Chất nhờn được lấy từ tảo nâu Mozuku có tác dụng trong việc ngăn ngừa di căn và giảm các tác dụng phụ sau điều trị.

     >>> Tham khảo: Chướng bụng dưới có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Cách ăn 

Khi mới bắt đầu ăn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân chỉ có thể ăn tối đa từ  ½ – 1 chén/ bữa. Theo thời gian, người bệnh có thể xây dựng cho mình khẩu phần ăn lớn hơn và ăn ít hơn, quá trình này có thể kéo dài đến vài tháng. Đặc biệt, tuỳ theo tình trạng của mỗi người mà có thể tuân theo chế độ ăn 6 bữa nhỏ khác nhau.

  • Nhai kỹ thức ăn.
  • Ăn chậm.
  • Ngồi thẳng lưng trong bữa ăn.
  • Ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo đủ nguồn protein trong mỗi bữa ăn.
  • Tránh các loại thức ăn cay và ngọt ngay sau khi phẫu thuật.
  • Tránh các loại thức ăn giàu chất béo và đường.

Cách uống

cách uống khi điều trị ung thư dạ dày

  • Cố gắng đủ nước từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày.
  • Tránh đồ uống có ga.
  • Uống nước ít nhất trước 1 giờ hoặc 1 giờ sau bữa ăn: Tránh cảm giác quá no và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Không uống quá ½ cốc nước trong bữa ăn: Điều này cho phép bạn hấp thụ đủ thức ăn rắn mà không bị quá no, đồng thời giữ cho thức ăn không di chuyển vào ruột non quá nhanh.

     >>> Xem thêm: Bệnh IBS là gì? Hội chứng ruột kích thích có ảnh hưởng đến tính mạng

Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh k thực quản là gì?

Người bệnh bị ung thư dạ dày nên ăn đa dạng thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu khi nạp vào, cụ thể là:

Không dung nạp đường

Với một số người bị chuột rút, đau dạ dày hoặc tiêu chảy trong vòng khoảng 20 phút sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống có nhiều đường. Một số người cảm thấy:

  • Yếu người.
  • Đói.
  • Buồn nôn.
  • Lo lắng.
  • Run rẩy.
  • Đổ mồ hôi.

Các triệu chứng này xảy ra do cơ thể bệnh nhân tiết ra thêm Insulin sau khi ăn một lượng lớn đường. Việc quá nhiều Insulin đột nhiên tăng trong máu khiến lượng đường trong máu thấp. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của người bệnh bằng cách:

  • Nước ngọt có đường.
  • Nước ép trái cây.
  • Kẹo.
  • Đường mía.
  • Mật ong.
  • Sirô.
  • Bánh ngọt.
  • Bánh quy.

(*) Bệnh nhân có thể ăn ít bánh ngọt, bánh quy và kẹo được làm ngọt bằng cồn đường (có chứa Sorbitol và Mannitol). Nếu ăn quá nhiều có thể đi tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy.

Mọi người nên chia ra nhiều bữa nhỏ, đảm bảo có nguồn protein trong bữa ăn và các loại thực phẩm có chất xơ hòa tan (trái cây đóng hộp, chuối, bơ đậu phộng và bột yến mạch) để giúp giảm các triệu chứng.

Không dung nạp chất béo

Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh k thực quản

Một số người gặp khó khăn khi tiêu hóa sau khi hấp thụ một lượng lớn chất béo. Tốt nhất, ban đầu bệnh nhân hãy nên ăn một lượng nhỏ, sau đó tăng từ từ lượng chất béo trong chế độ ăn uống của mình. Một số loại thực phẩm giàu chất béo, bao gồm:

  • Bơ.
  • Bơ thực vật.
  • Các loại dầu.
  • Mayonnaise.
  • Sốt kem trộn salad.
  • Kem phô mai.
  • Gravies
  • Khoai tây chiên.
  • Món tráng miệng.
  • Đồ chiên.
  • Thịt béo.

Nếu đi đại tiểu tiện có mùi hôi hơn bình thường hoặc nhợt nhạt, nhờn hoặc nổi váng, với dấu hiệu này có thể của mọi người đang tiêu hóa chất béo không tốt. Nếu bệnh nhân đang có bất kỳ triệu chứng nào liên quan hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ để có biện pháp điều trị tiêu hóa kịp thời.

Không dung nạp lactose

Đường lactose thường có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, nó có thể gây chướng bụng hoặc tiêu chảy sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày. Thỉnh thoảng cũng có một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hoá đường lactose sau khi xạ trị. Các triệu chứng này có thể xảy ra từ 30 phút đến 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm từ sữa.

Sau khi phẫu thuật dạ dày, mọi người hãy bắt đầu bổ sung chậm rãi vào độ ăn uống của mình. Trong đó:

  • Sữa, kem và phô mai mềm sẽ có lượng lớn lactose.
  • Phô mai cứng, sữa chua và bơ sẽ có lượng đường lactose ít hơn.

Để kiểm tra phản ứng của cơ thể với các thực phẩm từ sữa, mọi người hãy bắt đầu bằng cách uống ½ cốc sữa trước:

  • Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào: Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn nhiều thực phẩm từ sữa hơn.
  • Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng: Bệnh nhân vẫn có thể ăn thực phẩm có lượng lactose nhỏ hơn nhưng phải chú ý đến phản ứng của dạ dày sau khi dùng các sản phẩm sữa khác nhau hoặc khi dùng kết sản phẩm từ sữa cùng với các thực phẩm khác.

Đôi khi, triệu chứng không dung nạp lactose sau phẫu thuật có thể sẽ biến mất theo thời gian. Sau vài tháng, bệnh nhân có thể dùng lại các sản phẩm từ để kiểm tra mình có còn các triệu chứng này hay không.

     >>> Tham khảo: Táo bón là gì? Phác đồ điều trị và những điều cần biết

Lưu ý trong chế biến thực đơn cho người xạ trị

Lưu ý trong chế biến thực đơn cho người xạ trị

  • Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều trong 1 chở, mà nên chia nhỏ bữa ăn từ 8 – 10 bữa kết hợp với các ăn bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính, giúp bệnh nhân giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói.
  • Hạn chế dùng thức ăn đã bị lạnh và nguội, nên hâm nóng trước khi ăn.
  • Ít sử dụng các loại thực phẩm thô cứng, đồ sống hay các loại thực phẩm phải chế biến chiên, nướng nhiều dầu mỡ.
  • Ưu tiên ăn các loại thức ăn đơn giản như luộc, xay nhuyễn, băm nhuyễn,…
  • Tránh dùng những thực phẩm có mùi hoặc vị mạnh như ớt, tiêu,…
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến, chọn mua các loại rau, trái cây đã tiệt trùng kỹ bằng ozone, và nhớ rửa nước muối trước khi sử dụng.
  • Có thể dùng thực phẩm được chế biến dạng công thức và tuyệt đối không sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
  • Các loại thực phẩm phải đảm bảo nguồn gốc, hạn sử dụng rõ ràng và không có chất bảo quản.
  • Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn cho người bệnh và cách chế biến đa dạng để bệnh nhân luôn có cảm giác ngon miệng hoặc chia thành nhiều bữa để giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt.
  • Thức ăn nên được hạn chế cách chế biến nhất, xay nhuyễn, ninh nhừ trước khi dùng.

Lời kết

Ung thư dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế, việc thăm khám sớm và tầm soát ung thư dạ dày là một việc vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị và sau điều trị, mọi người cần biết ung thư dạ dày nên ăn gì để tuân thủ đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả tích cực nhất cho người bệnh. Chúc mọi người luôn khoẻ!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *