Tuyến yên là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ điều khiển chức năng nội tiết trong cơ thể con người. Đa số u tuyến yên là khối u lành tính, phát triển từ tế bào tuyến yên. Khi bị u tuyến yên Microadenoma, bệnh nhân bị rối loạn nội tiết tố (hormon), vì thế người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của Hormonetuyengiap.com để biết rõ thêm các thông tin về bệnh lý này nhé!
Tổng quan: U tuyến yên Microadenoma
U tuyến yên là khối u lành tính, phát triển chậm. U tuyến yên nằm ở nền sọ ngay phía sau gốc mũi, do đó nó được xếp vào loại u sọ não. Tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ đạo” vì nó kiểm soát việc tiết ra các nội tiết tố khác. Tuyến yên bình thường nặng dưới 1gr và có kích thước cỡ bằng 1 hạt đậu tây.
Tuyến yên có nhiệm vụ tiết các hormone sau:
- Hormone hướng vỏ thượng thận.
- Hormone tăng trưởng.
- Hormone tạo hoàng thể.
- Hormone kích thích nang noãn.
- Hormone kích hắc tố bào.
- Hormone kích giáp.
- Hormone kháng lợi niệu.
Vai trò của tuyến yên:
- Kiểm soát và điều hòa các quá trình của nhiều cơ quan trong cơ thể (thận, vú, tử cung,…).
- Hỗ trợ trong quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể.
- Điều hoà hoạt động của các tuyến khác như tuyến giáp, sinh dục, tuyến thượng thận.
Tuyến yên gồm hai phần riêng biệt tiết ra những hormone khác nhau, phụ trách cân bằng những yếu tố khác nhau trong cơ thể.
- Tuyến yên trước: Có nguồn gốc từ hầu họng, chiếm khoảng 80% tuyến yên.
- Tuyến yên sau: Có nguồn gốc và phát triển từ phần đáy não.
U tuyến yên là một trong 4 loại não hay gặp nhất:
- U di căn não.
- U màng não.
- U tế bào thần kinh đệm.
- U tuyến yên.
Phân loại u tuyến yên
Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt ở tuổi 30 – 40 và những người có yếu tố di truyền về nội tiết tố. Hầu hết những u này đều lành tính và có thể điều trị được. U tuyến yên rất đa dạng về kích thước, biểu hiện và nó cũng có nhiều cách để phân loại:
Phân loại theo tế bào tiết nội tiết tố:
- U tăng tiết.
- U không tăng tiết.
Phân loại theo kích thước:
- U tuyến yên nhỏ Microadenoma: Kích thước < 1cm.
- U tuyến yên lớn Macroadenoma: Kích thước ≥ 1cm.
Phân loại dựa vào tốc độ phát triển:
- U tuyến yên phát triển chậm.
- U tuyến yên phát triển nhanh.
Theo nhiều nghiên cứu, cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người bị u tuyến yên. Phần lớn khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng, không dấu hiệu và không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ khá thấp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyến yên là gì? Vị trí, vai trò và một số bệnh tuyến yên thường gặp
Nguyên nhân u tuyến yên
Giống với các loại u não khác, u tuyến yên cũng là một căn bệnh vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, tuy nhiên có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc u tuyến yên như:
- Tuổi tác: Bệnh u tuyến yên thường gặp nhất là ở những người già.
- Di truyền: Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu, nguyên nhân gây ra căn bệnh này là xuất phát từ những yếu tố di truyền, chẳng hạn như trong gia đình có người bị bệnh khổng lồ (Gigantism) hoặc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I).
Triệu chứng u tuyến yên
Dấu hiệu người bệnh bị u tuyến yên phụ thuộc nhiều vào vị trí, kích thước, mức độ phát triển và loại nội tiết tố khối u tiết ra của khối u. Dưới đây là 3 nhóm dấu hiệu chính:
Rối loạn nội tiết
+ Tăng tiết Prolactin
Nữ giới
- Mất kinh nguyệt.
- Chậm kinh nguyệt.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Vô sinh.
- Tiết sữa ở vú (mặc dù không mang thai).
Nam giới
- Giảm ham muốn tình dục.
- Giảm hoặc mất cương.
- Bất lực.
+ Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng Growth Hormone (GH)
- Bệnh to đầu chi.
- Mặt to, trán rộng.
- Trán dồ, cằm rộng.
- Môi dày.
- Da thô.
- Bàn chân và ngón chân to.
- Bàn tay và ngón tay to.
+ U tuyến yên tăng tiết ACTH
- Tăng cân.
- Vết rạn ở bụng đùi, tay,…
- Cơ nhẽo.
- Bụng to.
- Tay chân nhỏ.
+ Suy tuyến yên
- Vô sinh.
- Rụng lông.
- Mất ngon miệng.
- Mệt mỏi.
- Da khô.
- Chậm phát triển.
- Chậm dậy thì.
- Suy tuyến yên cấp.
- Đau đầu dữ dội.
- Mờ mắt.
Rối loạn nhìn
- Nhìn mờ.
- Bán manh (nhìn được một phía trong hoặc phía ngoài).
- Lác mắt.
- Nhìn đôi.
- Tê bì mặt.
- …
Gây tăng áp lực trong sọ
- Đau đầu.
- Nôn.
- Buồn nôn.
- Rối loạn ý thức.
- Hôn mê.
>>> Xem thêm: Top 4 bệnh viện nội tiết TPHCM tốt nhất hiện nay
Những biến chứng nguy hiểm do u tuyến yên gây ra
Bệnh u tuyến yên sẽ khiến tăng áp lực do khối u tuyến yên gây nên, theo đó, bệnh u tuyến yên sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể là:
Thiếu hormone
Khối u tuyến yên càng lớn sẽ càng làm suy giảm chức năng sản xuất hormone, từ đó gây thiếu hormone khiến cho các cơ quan trong cơ thể không hoạt động bình thường. Triệu chứng biểu hiện của tình trạng này là:
- Buồn nôn.
- Nôn mửa thường xuyên.
- Suy nhược.
- Cảm thấy lạnh.
- Rối loạn kinh nguyệt (không thường xuyên hoặc không có kinh nguyệt).
- Rối loạn chức năng tình dục.
- Tăng lượng nước tiểu.
- Sụt cân.
- Tăng cân.
Tăng hormone tuyến vỏ thượng thận ACTH
Hormone này sẽ kích thích tuyến thượng thận sản xuất ra nhiều Hormone Cortisol – nguyên nhân gây ra bệnh Cushing. Các dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng này như:
- Tích mỡ tụ tại khu vùng bụng và phía trên của lưng.
- Gương mặt tròn.
- Tay chân mảnh khảnh.
- Tăng huyết áp.
- Tăng đường huyết.
- Nổi mụn.
- Yếu xương.
- Dễ bầm tím.
- Rạn da.
- Lo âu.
- Dễ bị kích động.
- Trầm cảm.
Tăng tiết hormone tăng trưởng
Các khối u dạng này sẽ sản xuất ra quá nhiều hormone tăng trưởng và gây ra các triệu chứng gồm:
- Khuôn mặt thô.
- Phì đại cánh tay và bàn tay.
- Vã nhiều mồ hôi.
- Tăng huyết áp.
- Các vấn đề về tim mạch.
- Đau khớp.
- Răng không thẳng hàng.
- Mọc nhiều lông.
>>> Tham khảo: Armour Thyroid – Chiết xuất hormone tuyến giáp tự nhiên hiệu quả cao
Tăng tiết Hormone Prolactin
Tình trạng gây tiết Hormone này dẫn đến sự giảm lượng Hormone sinh dục ở cả nam và nữ. Chỉ số Prolactin quá cao trong máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam và nữ, biểu hiện khác nhau như:
Ở phụ nữ, khối u gây tiết Prolactin có thể làm cho:
- Chu kỳ kinh bất thường.
- Thiếu hoặc loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Tiết dịch sữa từ vú.
Đối nam giới, khối u tiết prolactin có thể gây ra các tình trạng như:
- Thiểu năng sinh dục nam.
- Giảm số lượng tinh trùng.
- Vú to.
Tăng tiết hormone tuyến giáp
Việc sản xuất ra quá nhiều hormone kích thích tuyến giáp sẽ khiến cơ thể người bệnh tiết ra nhiều Thyroxine – nguyên nhân gây ra các bệnh cường giáp, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể:
- Sụt cân.
- Tim đập nhanh.
- Nhịp tim bất thường.
- Lo lắng.
- Dễ bị kích động.
- Bị nhu động ruột.
- Vã mồ hôi.
Ngoài ra, u tuyến yên còn gây ra các biến chứng khác khá nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh này phần lớn là lành tính và hiếm có tình trạng xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể. Bởi vì tuyến yên nằm ở vị trí nền não, thực hiện chức năng sản xuất, điều hòa hormone nên khi có vấn đề, tuyến yên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể.
Chẩn đoán u tuyến yên chuẩn xác nhất
Khi nghi ngờ u tuyến yên Microadenoma, bệnh nhân sẽ phải tiến hành khám toàn diện (bao gồm cả khám mắt) để phát hiện mắt thị trường ngoại biên nếu có và thực hiện các xét nghiệm khác:
- Xét nghiệm đo nồng độ các hormone trong máu và nước tiểu.
- Chụp hình sọ não.
- Chụp cộng hưởng MRI.
- Thực hiện xét nghiệm nội tiết về ACTH.
- T-
- Xét nghiệm máu, nước tiểu.
- Chụp X-Quang.
- Chụp cắt lớp vi tính.
- Chụp cộng hưởng từ sọ não.
- Kiểm tra thị lực.
Một số phương pháp áp dụng điều trị u tuyến yên phổ biến hiện nay
Đối với các u nhỏ, không chế tiết, không có biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân có thể tiếp tục theo dõi. Can thiệp sớm giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hay kiểm soát khối u và các biến chứng của khối u tốt nhất. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị u tuyến yên chính:
- Phẫu thuật.
- Xạ trị tia X liều cao.
- Điều trị nội khoa: Bức xạ Proton và uống thuốc.
Mục đích điều trị
- Loại bỏ tiết hormone quá mức.
- Ngăn ngừa rối loạn mắt.
- Phục hồi và duy trì các chức năng tuyến yên bình thường.
- Tránh các biến chứng điều trị về sau.
- Ngăn ngừa sự phát triển của khối u tuyến yên lan rộng.
Phẫu thuật
Đường mổ qua xoang bướm
- Phẫu thuật đường mổ qua xoang bướm được thực hiện dựa trên việc tiếp cận khối u từ phía sàn sọ, sau đó thông qua mũi và hai qua đường rạch trên nướu răng hàm trên.
- Đường mổ này ít xâm hại cơ thể nhất, ít mang biến chứng và bệnh nhân hồi phục nhanh.
- Sau khi mổ, bệnh nhân có thể xuất viện khoảng 2-4 ngày.
- Áp dụng đối với khối u lớn, không an toàn.
Phẫu thuật nội soi
- Đây là một kỹ thuật mới, có khả năng xâm hại tối thiểu lên cơ thể.
- Tác dụng phụ sau mổ thường rất ít và nhẹ.
- Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng cho mổ u tuyến yên, tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng được cho những ca phù hợp.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng bức xạ giàu năng lượng để diệt các tế bào tuyến yên bất thường và làm nhỏ khối u. Mức độ hiệu quả của xạ trị được cân nhắc sẽ không bằng phẫu thuật và nội khoa.
Xạ trị ngoài thông thường
- Sử dụng nguồn tia X không chọn lọc và chiếu tất cả các tế bào trên đường đi của chùm tia.
- Các phần khác của não xung quanh tuyến yên có thể bị tổn thương do đường đi của tia xạ.
Bức xạ Proton
- Sử dụng loại bức xạ là hạt Proton chuyên biệt chiếu tập trung vào tuyến yên.
- Ưu điểm: Ít tổn thương các mô lân cận.
Xạ phẫu lập thể
- Gamma Knife, Cyberknife.
- Kết hợp xạ trị ngoài thông thường với kỹ thuật định vị 3 chiều, giúp tập trung tia xạ với nhiều hướng chiếu khác nhau vào khối u, nhờ đó, giảm lượng tia ảnh hưởng lên các mô não xung quanh.
Điều trị nội khoa
- Ở những bệnh nhân bị u tuyến yên microadenoma, sử dụng thuốc đồng vận Dopamine sẽ được thử trước trong vài tháng, khuyến cáo chung là 6 tháng. Nếu u không đáp ứng với điều trị thuốc, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật.
- Tuỳ vào từng mức độ, tùy trường hợp mà u sẽ nhỏ dần lại. Bệnh nhân nữ sẽ có kinh và có thai lại bình thường.
- Thuốc điều trị nội khoa phổ biến nhất là Bromocriptine hay Cabergoline.
- Bromocriptine: Có tác dụng phụ nên được kê toa tăng liều dần dần.
- Cabergoline: Ít tác dụng phụ so với Bromocriptine, có tác dụng điều trị dài nên chỉ uống hai lần/tuần.
Lưu ý:
- Tùy thuộc vào kích thước và mức độ ảnh hưởng của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ, phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
- Các khối u có kích thước nhỏ, không xâm lấn, chèn ép các cấu trúc xung quanh: Có thể không cần điều trị hoặc chỉ cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân này cần phải tham gia tái khám định kỳ để kiểm tra các chỉ số hormone và kích thước của khối u.
- Các đối tượng có nguy cơ của suy tuyến yên (tiền sử bị chấn thương, xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên hoặc phẫu thuật u vùng tuyến yên): Cần được theo dõi chặt chẽ để có thể sớm phát hiện và điều trị các rối loạn chức năng tuyến yên trong thời gian gần nhất.
>>> Xem thêm: Bệnh cơ tim dãn nở – Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả
Cách phòng chống và hạn chế bệnh u tuyến yên phát triển
Bệnh nhân bị u tuyến yên có thể phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh nhờ các biện pháp:
- Tái khám thường xuyên theo định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khoẻ bệnh lý cũng như nồng độ hormone.
- Tuân thủ đều đặn các chỉ định điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian.
- Xây dựng cho mình một mô hình ăn uống lành mạnh.
Khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi hay có các dấu hiệu mệt mỏi như hoa mắt, sốt, buồn nôn,… hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.
U tuyến yên Microadenoma là tình trạng bệnh phổ biến nhất của u nội tiết tố. Mặc dù bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như suy giảm, mất thị lực, vô sinh và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Để hạn chế các nguy cơ cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh u tuyến yên, mọi người cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng giống với bệnh u tuyến yên. Do cơ địa và tính chất bệnh lý ở mỗi người khác nhau nên bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị phù hợp.