Tuyến cận giáp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đến chất lượng sức khỏe xương khớp. Thông qua việc sản sinh hormone, tuyến cận giáp kiểm soát lượng Canxi và Phốt pho. Nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng được ghi nhận bắt nguồn từ tuyến cận giáp. Cùng Hormonetuyengiap.com tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này ở bài viết sau nhé!
Khái niệm tuyến cận giáp
Tuyến cận giáp là một tuyến chính của cơ thể nằm trong hệ thống nội tiết. Tuyến bao gồm 4 tuyến nhỏ giúp điều chỉnh nồng độ Canxi trong máu. Đồng thời, kiểm soát hàm lượng của Canxi ở xương và đều khắp cơ thể.
Thông qua việc sản xuất hormone có tên là Parathyroid, tuyến cận giáp dễ dàng cân bằng hàm lượng Canxi. Vì Canxi đóng một vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống cơ quan, nên quá trình điều tiết này phải được đảm bảo.
Kích thước của tuyến cận giáp tương đối nhỏ, thông thường chỉ bằng hạt gạo. Trong vài trường hợp, kích thước của nó có thể tăng lên bằng hạt đậu. Điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm về tính mạng.
Tuyến giáp và tuyến cận giáp có chung nguồn dẫn lưu tĩnh mạch, bạch huyết và cung cấp máu. Nguồn gốc tuyến cận giáp bắt nguồn từ lớp biểu mô ở cả túi hầu thứ 4 và thứ 3. Hình dạng của tuyến hơi dài và dẹt, bình thường tuyến mang màu vàng nâu.
Vị trí của tuyến giáp
Để xác định chính xác vị trí của tuyến cận giáp, chúng ta cần phải nắm rõ được vị trí tuyến giáp. Chúng ta cùng xem xét những thông tin liên quan đến tuyến giáp dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn:
- Tuyến giáp có hình dạng như con bướm, nằm ở vùng trước cổ. Phía trước là cơ thịt và lớp da, phía sau là khí quản.
- Hai thùy chính của tuyến giáp là thùy phải và thùy trái, eo tuyến giáp là cầu nối giữa 2 thùy này.
- Nếu xác định vị trí thông qua đốt sống thì tuyến giáp nằm ở đốt sống cổ 5 cho đến đốt sống ngực 1.
Hormon tuyến cận giáp – Parathyroid là gì?
Như chúng ta đã biết thì Parathyroid chính là hormon được sản xuất bởi tuyến cận giáp. Bản chất của hormon là chuỗi Peptide đơn với thành phần gồm 84 Acid Amin cấu thành. Hormon PTH có nhiệm vụ điều hòa nồng độ ion Phosphate và Canxi trong máu huyết.
Dưới tác động của Hormon cận giáp, nồng độ ion Phosphate giảm xuống và ngược lại với ion Canxi. Parathyroid sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận, ruột và xương trong cơ thể. Bằng cách tác động lên hoạt động của tế bào xương và sự biệt hóa, mức giải phóng Canxi từ xương vào máu sẽ được gia tăng.
Ngoài ra, Parathyroid còn có khả năng tăng tái hấp thu ion Canxi và Magie ở ống thận (đặc biệt là ống góp và lượn xa) cũng như giảm bài xuất ion Canxi tại thận. Đối với ion Phosphate, hormone PTH giảm tái hấp thu ở ống lượn gần và tăng đào thải thông qua nước tiểu.
Tại vị trí ruột, hormon cận giáp giúp tăng cường sản sinh enzym ATPase tại diềm bàn chải thuộc tế bào mô niêm mạc ruột. Đồng thời, chúng sẽ tăng cường tạo ra các chất vận chuyển ion Canxi ở tế bào niêm mạc.
>>> Tham khảo ngay: Iot 131 có độc không? – Những điều cần biết về Iod phóng xạ
Những bệnh lý liên quan đến tuyến cận giáp cần lưu ý
Các tình trạng bệnh xảy ra tại tuyến cận giáp thường rất khó phát hiện. Chúng thường xuất hiện khi tuyến cận giáp có những biểu hiện rối loạn khác nhau. Nếu không được chữa trị kịp thời, các bệnh lý này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thông tin cụ thể như sau:
U tuyến cận giáp
Khối u được phát hiện tại một hay nhiều tuyến cận giáp đa phần đều lành tính và ít gây nguy hiểm. Kích thước của u thường không lớn, tác động chủ yếu là tăng hàm lượng hormone Parathyroid khiến Phospho giảm và Canxi tăng trong máu.
Việc này sẽ gây tổn thương đến nhiều cơ quan trọng điểm như: hệ cơ xương khớp, tiêu hóa, thận tiết niệu và tâm thần kinh,… Chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh sẽ bị suy giảm trầm trọng.
Những khối u lành tính không có khả năng xâm hại đến các mô thông thường hay di căn sang nhiều bộ phận khác. Nhưng với những khối u ác tính, tình trạng lây lan cục bộ và xâm lấn các mô diễn ra phức tạp. Các cơ quan nằm xa tuyến cận giáp vẫn có khả năng bị lây lan.
Theo như thống kê, khối u ác tính thường có tỷ lệ xuất hiện rất thấp và tốc độ phát triển khá chậm. Nói chung, u tuyến cận giáp có thể xuất hiện bất kỳ ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi trung niên từ 50 – 60 tuổi và phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên tình trạng u tuyến cận giáp đến nay vẫn chưa xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này như là:
- FIHP, cường cận giáp biệt lập thuộc gia đình;
- HPT-JT, có sự xuất hiện của khối u hàm cường tuyến cận giáp;
- MEN1, hội chứng đa sản (đa u) nội tiết tuýp 1;
- Sử dụng liệu pháp bức xạ ở cổ trong quá khứ;
- Ngưng sử dụng một số loại thuốc: lợi tiểu Thiazid, Estrogen hay Lithium.
Triệu chứng
Triệu chứng chính của người bệnh mắc u tuyến cận giáp gồm 3 dấu hiệu: mệt mỏi, có khối u tại cổ và suy nhược cơ thể. Sự xuất hiện của các triệu chứng xuất phát từ nguyên nhân nồng độ Canxi trong máu tăng. Bên cạnh đó, một vài triệu chứng thường gặp ở người bệnh như là:
- Buồn nôn và rất dễ ói mửa;
- Chán ăn và cảm thấy lạc miệng;
- Sút cân trong thời gian ngắn;
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày;
- Suy nghĩ bị rối loạn;
- Táo bón;
Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến cận giáp sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng:
- Bụng, lưng hoặc bên hông thường bị đau dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Xương dễ bị gãy;
- Xuất hiện khối u ở cổ;
- Đau nhức tận trong xương;
- Nuốt khó;
- Thay đổi ở giọng nói (giọng khàn, đặc).
Cách điều trị hiệu quả nhất
Khi người bệnh được chẩn đoán là mắc u tuyến cận giáp, khiến băn khoăn liệu rằng ung thư tuyến cận giáp có chữa được không gây ảnh hưởng đến tinh thần. Trên thực tế, cách thức điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư và các yếu tố liên quan đến di căn.
Dưới đây là những phương pháp chữa trị u tuyến cận giáp mang lại kết quả khả quan và được sử dụng nhiều trong y học hiện đại:
- Phẫu thuật, phương pháp này được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành lựa chọn nhiều nhất với 3 dạng phẫu thuật được sử dụng chủ đạo:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u, phương pháp này sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến cận giáp và nang bất thường xung quanh. Trong vài trường hợp, khối u di căn sang một nửa tuyến giáp hay các hạt bạch huyết khiến các cơ, dây thần kinh và mô cũng bị loại bỏ.
- Mổ khối u, trong trường hợp khối u không thể được loại bỏ hoàn toàn thì phương pháp này rất phù hợp. Liệu pháp này sẽ loại bỏ nhiều khối u nhất có thể.
- Loại bỏ khối u tại cơ quan khác, phương pháp này sẽ được chỉ định khi ung thư di căn đến các vị trí khác trong cơ thể.
- Xạ trị, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ bên ngoài. Loại hình bức xạ này được cung cấp bởi một máy phát ở ngoài cơ thể. Những bệnh nhân mắc chứng ung thư tuyến cận giáp khu trú, di căn và tái phát trở lại sau điều trị.
- Hóa trị, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc theo dạng tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc dạng viên. Thông qua đó, máu sẽ đưa các chất hóa trị đi khắp cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này không được khuyến khích sử dụng ở những bệnh nhân u tuyến cận giáp vì hiệu quả thấp.
- Thử nghiệm lâm sàng, các thử nghiệm được thiết kế để điều trị cho một giai đoạn nhất định. Hình thức này được lựa chọn khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Những thử nghiệm lâm sàng giúp đánh giá tác dụng của thuốc điều trị.
>>> Đọc thêm: Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Cường tuyến cận giáp
Cường tuyến cận giáp (hay còn được gọi là cường cận giáp) là tình trạng bệnh xảy ra khi hormon tuyến cận giáp hoạt động quá mức bình thường. Hiện tượng này dẫn đến mất cân bằng giữa Canxi và Phospho trong cơ thể.
Nhiều tài liệu y khoa hiện đại cho rằng có 2 thể cường cận giáp chính ở người bệnh:
- Nguyên phát, nguyên nhân do phì đại 1 hay nhiều tuyến cận giáp. Nội tiết tố dư thừa gây gia tăng nồng độ Canxi trong máu.
- Thứ phát, là biến chứng có khả năng gây ra bởi các tình trạng bệnh đang mắc phải khiến mức Canxi trong xương xuống thấp.
Nguyên nhân gây bệnh
- Cường tuyến cận giáp nguyên phát, hai tuyến hoặc nhiều hơn hoạt động với cường độ cao và sản sinh dư thừa lượng hormon PTH. Tuyến cận giáp có khối u hoặc xuất hiện ung thư trong các tuyến.
- Cường cận giáp thứ phát, hàm lượng Canxi trong cơ thể bệnh nhân bị thiếu hụt, có thể lượng Vitamin D quá thấp nên cơ thể không thể thực hiện quá trình hấp thu Canxi.
Triệu chứng điển hình
- Xương giòn và rất dễ gãy trong nhiều trường hợp;
- Bụng quặn đau;
- Tiểu tiện với tần suất cao;
- Sỏi xuất hiện ở thận;
- Người thường xuyên cảm thấy yếu sức;
- Trầm cảm kéo dài;
- Suy giảm trí nhớ;
- Chán ăn hoặc ăn vào bị nôn ra;
- Đau nhức xương khớp.
Phương thức điều trị
Điều trị bệnh cường tuyến cận giáp phải truy xét nguồn gốc nguyên nhân gây ra. Chi tiết như sau:
- Thứ phát, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân bổ sung thêm Canxi và Vitamin D.
- Nguyên phát, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ những tuyến cận giáp hoạt động vượt ngưỡng thông thường. Bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp này thông qua các vết mổ rất nhỏ và bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ.
>>> Tham khảo thêm: Chỉ số T-Score – Phương pháp chuẩn đoán bệnh loãng xương
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Phospho máu
Kết quả xét nghiệm Phospho máu ở người bệnh giúp theo dõi sự thay đổi của hàm lượng Phospho trong các bệnh lý tuyến cận giáp. Xét nghiệm Phospho thường được tiến hành sau khi có kết quả xét nghiệm Canxi bất thường hay người bệnh có triệu chứng rối loạn về xương.
Kết quả xét nghiệm Phospho máu thông thường có 3 ý nghĩa như sau:
- Bình thường, nồng độ Phospho đạt 2.7 – 4.5 mg/dL (người lớn); 4.5 – 5.5 mg/dL (trẻ em) và 4.5 – 9.0 (trẻ sơ sinh).
- Nồng độ cao, nguyên nhân vì khối u hay các bệnh suy thận, suy giáp, gãy xương hoặc cơ thể dư thừa lượng Vitamin D,…
- Nồng độ thấp, gây ra bởi tình trạng cường giáp hay các bệnh liên quan đến xương, gan hay thận. Nhiều trường hợp suy dinh dưỡng hoặc đang đói khi làm xét nghiệm cũng khiến mức Phospho trong máu thấp.
Những điều cần biết về tình trạng ưu năng tuyến giáp
Bệnh lý ưu năng tuyến giáp là do tình trạng tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp cần thiết. Căn bệnh này còn được gọi với tên quen thuộc là cường giáp. Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến và tất cả độ tuổi đều có khả năng mắc bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh ưu năng tuyến giáp thường thấy nhất đến từ căn bệnh Basedow (bệnh bướu cổ Hashimoto’s). Người mắc bệnh lý Basedow sẽ bị ảnh hưởng đến tuyến giáp và hậu quả là gây nên cường giáp.
Ngoài ra, nhiều nguyên nhân gây bệnh ít gặp trong thực tế hơn: u tuyến độc, khẩu phần ăn quá nhiều Iot, bướu tuyến giáp thể đa nhân, viêm tuyến giáp hoặc sử dụng quá liều thuốc bổ sung hormon tuyến giáp. Bệnh rất hiếm khi xảy ra vì tình trạng u tuyến yên.
Người bệnh khi mắc phải tình trạng ưu năng tuyến giáp sẽ có những triệu chứng: sợ nóng, run tay chân, người tiết nhiều mồ hôi, giấc ngủ rối loạn, hồi hộp, trống ngực đánh to, tiêu chảy và bướu cổ,…
Hiện nay, có 2 cách chữa trị chính đối với bệnh lý cường giáp với mục đích đưa tuyến giáp hoạt động bình thường trở lại. Đồng thời, điều chỉnh hoạt động điều tiết hormone thông qua:
- Liệu pháp Iod phóng xạ (I131), đưa chức năng tuyến giáp bình thường trở lại và làm cho kích thước tuyến giáp nhỏ lại.
- Tham gia phẫu thuật, người mắc chứng cường giáp thường có tuyến giáp phình to vì hoạt động quá mức. Điều này gây hại đến những hoạt động cũng như cấu trúc tại vùng cổ người bệnh. Phụ nữ mang thai điều trị cường giáp cũng cần phẫu thuật trong nhiều trường hợp hoặc lựa chọn thay thế Iod phóng xạ.
Thuật ngữ siêu âm tuyến giáp là gì?
Thuật ngữ siêu âm tuyến giáp ám chỉ kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh thông qua sóng âm. Khi bắt đầu siêu âm, đầu dò sẽ được bác sĩ đặt vào vùng cổ bệnh nhân. Hình ảnh chi tiết về tính chất, đặc điểm của tuyến giáp và các cấu trúc ở vùng lân cận sẽ được hiển thị rõ ràng. Từ đó, bác sĩ căn cứ vào những điểm ở trên để đưa ra chẩn đoán về các bệnh lý liên quan.
Kết Luận
Tuyến cận giáp bao gồm 4 tuyến nhỏ với chức năng chính giúp điều hòa lượng Canxi trong máu. Hormon chính của tuyến cận giáp là Parathyroid có vai trò cân bằng lượng Canxi và Phospho.
Nhiều bệnh lý liên quan đến tuyến cận giáp tương đối nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan mà nên thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
>>> Đọc ngay: Xạ hình tuyến giáp – Kỹ thuật chẩn đoán ung thư tuyến giáp hiệu quả