Trụ niệu là gì? Vai trò quan trọng của xét nghiệm nước tiểu

Trụ niệu là gì? luôn là nỗi băn khoăn lớn nhất của các bệnh nhân khi mắc các bệnh lý liên quan đến thận. Thuật ngữ trụ niệu rất phổ biến trong nhiều xét nghiệm và không quá khó để hiểu được.

Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến trụ niệu, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hormonetuyengiap.com với những thông tin vô cùng hữu ích.

Trụ niệu là gì

Định nghĩa trụ niệu là gì?

Trụ niệu là một thể có hình trụ được tìm thấy trong nước tiểu khi kiểm tra bằng kính hiển vi quang học. Tùy vào thành phần có trong thể hình trụ, chúng ta có những trụ niệu khác nhau bao gồm:

  • Trụ trong, còn có tên gọi khác là trụ Hyalin với thể hình trụ trong suốt như thạch và không tồn tại thành phần hữu hình gắn bên trong nó;
  • Trụ hạt, thể hình trụ với nhiều chấm đen rải rác như hạt mè ở bên trong trụ. Đấy chính là mảnh nhân hoặc nhân của các tế bào ống thận bị thoái hóa;
  • Trụ mỡ, nhiều giọt Lipid xuất hiện bên trong trụ;
  • Trụ bạch cầu, bạch cầu đa nhân với số lượng rất nhiều bên trong trụ và chúng ta có thể quan sát cả bạch cầu đa nhân thoái hóa khi nhìn qua kính hiển vi;
  • Trụ hồng cầu, hồng cầu bị méo mó, biến dạng số lượng lớn ở bên trong trụ;
  • Trụ hạt màu nâu bẩn, bản chất là một trụ hạt nhưng lại sở hữu màu nâu bẩn vì Hemoglobin có trong hồng cầu bị phá hủy cũng như các chất hoại tử gây ra tại ống thận.

Điều kiện để xuất hiện trụ niệu trong nước tiểu

Trụ niệu sẽ xuất hiện thông thường sẽ bao gồm các điều kiện như dưới đây:

  • Lượng nước tiểu đang ở mức tương đối thấp và tốc độ chảy chậm ở trong ống thận để trụ niệu có thời gian hình thành;
  • Hàm lượng Protein có trong nước tiểu đủ lớn;
  • Những thay đổi về mặt lý hóa trong nước tiểu làm cho thành phần Protein dễ bị đông và vón thành trụ.

Khái niệm xét nghiệm nước tiểu là gì?

Nitrite dương tính

Xét nghiệm nước tiểu thuộc dạng xét nghiệm thực hiện với mục đích kiểm tra những khía cạnh hóa học, vi thể và trực quan của nước tiểu. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể phát hiện các triệu chứng hoặc dấu hiệu của những tình trạng bệnh liên quan đến gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hay là đái tháo đường.

     >>> Xem thêm: Nhiễm toan Ceton –  Nguyên Nhân, Triệu chứng Và Cách Điều Trị

Vai trò của việc định lượng nước tiểu nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu phục vụ việc đo lường và phát hiện nhiều hợp chất khác nhau đi qua nước tiểu của người bệnh. Xét nghiệm sử dụng duy nhất một mẫu nước tiểu. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý và tìm ra nguồn bệnh.

Đọc hiểu các chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

SG – Specific Gravity

Đây là dấu hiệu giúp bác sĩ đánh giá nước tiểu cô đặc hay loãng (nguyên nhân thiếu nước hay thừa nước). Hàm lượng bình thường rơi vào khoảng 1.015 – 1.025, tăng lên trong các bệnh tiểu đường và giảm xuống ở bệnh nhân đái tháo nhạt.

BLO hay LEU – Leukocytes

Chỉ số này giúp nhận dạng tình trạng nhiễm trùng tại đường niệu. Kết quả xét nghiệm sinh hóa nước tiểu nếu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu. Người bệnh cần uống nhiều nước và vệ sinh sạch sẽ đường tiểu.

NIT – Nitrit

Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ là Nitrite âm tính. Nhưng nếu kết quả Nitrite dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là loại E. Coli ở người bệnh.

Độ Acid – pH

Cetonic

Ý nghĩa giúp đánh giá nồng độ Acid hiện có trong nước tiểu. Nồng độ pH tăng lên trong nước tiểu nghĩa là nhiễm khuẩn tại thận (có khi giảm), hẹp môn vị, nôn mửa và giảm khi tiêu chảy mất nước, nhiễm Cetonic vì tiểu đường.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu còn nhiều chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh như: Blood (BLD), PRO (Protein), Glu (Glucose), ASC (Soi cặn nước tiểu), KET (Ketone – Xeton) và UBG (Urobilinogen).

Thể tích tiêu chuẩn nước tiểu bình thường là bao nhiêu?

Theo như các tài liệu Y học hiện đại, thể tích nước tiểu của người bình thường là từ 800 – 2000 ml/ngày. Mức này tương đương với khoảng 16 – 25ml/kg cùng khối lượng nước trung bình đưa vào cơ thể là 2 lít/ngày.

Thể tích nước tiểu thay đổi theo từng giai đoạn của con người hay thậm chí theo từng ngày khác nhau. Thể tích phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như tình trạng bệnh lý (đái tháo nhạt tiểu nhiều, hội chứng thận hư tiểu ít, tiểu đường và sốt cao), chế độ sinh hoạt, ăn uống, lượng nước tiêu thụ, mô hôi và thời tiết theo năm.

Màu nước tiểu bình thường như thế nào?

Nước tiểu bình thường và mới có màu vàng nhạt hoặc trong, đậm nhất là có màu vàng sẫm hoặc hổ phách tương đồng với tỷ trọng của chúng. Nước tiểu có tỷ trọng thấp (hòa loãng) có màu vàng rất nhạt hoặc trong. Trong khi đó, nước tiểu có tỷ trọng cao (bị cô đặc) có màu vàng sẫm.

Nước tiểu bình thường đa phần là trong suốt. Sau một thời gian lắng đọng, nước tiểu xuất hiện một lớp vẩn đục đọng lại ở đáy bình đựng hoặc lơ lửng ở giữa nước tiểu. Hiện tượng lắng cặn ở bề mặt bình chứa là bình thường và không phải triệu chứng bệnh. Chúng là những cặn Urat Natri, Axit Uric và Phosphat tồn đọng trong nước tiểu.

     >>> Đọc thêm: Natri– Những điều cần biết về Natri trong rối loạn nội tiết và chuyển hóa

Protein niệu là gì?

Protein niệu là gì

Thuật ngữ Protein niệu nhằm ám chỉ sự góp mặt của Protein có trong nước tiểu. Thông thường thì nước tiểu có rất ít hoặc không có Protein vì cơ chế tái hấp thu Protein được thực hiện bởi thận.

Khi nồng độ Protein trong nước tiểu xuống dưới mức 30mg/ngày là Protein niệu sinh lý, với Protein niệu vi thể (Microalbumin niệu) rơi vào khoảng 30 – 300mg/ngày. Trong khi đó, Protein niệu thật sự là khi hàm lượng Protein có trong nước tiểu trên mức 300mg/ngày.

Xét nghiệm nước tiểu Protein vết cho biết điều gì?

Ý nghĩa của xét nghiệm này nhằm phát hiện hay là định lượng Protein thoát ra ngoài thông qua nước tiểu. Điều kiện bình thường, lượng Protein toàn phần có trong nước tiểu thấp hơn 150 mg/ngày và Albumin nước tiểu ít hơn 30mg/ngày. Khi thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, kết quả thường là Protein niệu âm tính.

Vết Protein xuất hiện trong nước tiểu là hồi báo của 2 khả năng chính như dưới đây:

  • Protein có thể tăng tạm thời trong các trường hợp người bệnh đang nhiễm trùng, có thai, bị cảm lạnh, stress, hoạt động thể lực quá sức hoặc ăn kiêng. Lượng Protein thường ít trong nước tiểu ở các trường hợp trên.
  • Protein liên tục xuất hiện trong nước tiểu nghi ngờ thận tổn thương hay một vài bệnh lý cần phải thăm khám nhiều hơn để tìm ra nguyên nhân.

Giải nghĩa xét nghiệm Microalbumin niệu

Xét nghiệm Microalbumin niệu nhằm mục đích truy tìm Albumin niệu vi lượng (Albumin được đào thải qua nước tiểu với hàm lượng cực nhỏ) mà những xét nghiệm nước tiểu bình thường không thể phát hiện được.

xét nghiệm Microalbumin niệu

Trong nước tiểu của người bình thường khỏe mạnh gần như không có sự hiện diện của Albumin. Sự xuất hiện của Albumin trong nước tiểu là hồi chuông cảnh báo về chức năng thận đang không hoạt động tốt. Vì vậy, xét nghiệm Microalbumin niệu giúp bác sĩ chẩn đoán cho người bệnh các bất thường ở thận trong giai đoạn đầu.

     >>> Tham khảo: Lọc máu có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý về lọc thận

Thực hiện xét nghiệm Microalbumin niệu khi nào?

Xét nghiệm Microalbumin niệu có khả năng phát hiện sớm các tình trạng bệnh liên quan đến thận. Chính vì vậy, khi người bệnh nghi ngờ tổn thương thận sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm.

Một vài nguyên nhân dẫn đến thận rất dễ bị tổn thương cần phải thực hiện xét nghiệm kiểm tra Albumin niệu vi lượng như sau:

  • Tiểu đường, xét nghiệm Microalbumin niệu sẽ được thực hiện 1 năm/lần và liên tục trong 5 năm từ lúc phát hiện bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm thường kết hợp với HbA1c, Glucose máu và Creatinin niệu để kiểm soát cũng như ngăn cản sự phát triển của bệnh thận vì tiểu đường;
  • Hội chứng chuyển hóa, những biểu hiện chính giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng này là Triglyceride cao, HDL thấp, kháng Insulin và béo bụng thông thường sẽ đi kèm với sự tồn tại của Albumin trong nước tiểu;

xét nghiệm Microalbumin niệu khi nào?

  • Huyết áp cao, thường xuyên tăng huyết áp rất dễ gây ra tổn thương những mạch máu tại thận dẫn đến lọc Albumin kém và thải rất ít thông qua đường nước tiểu;
  • Viêm nhiễm bởi virus và vi khuẩn, Albumin có thể thoát vào các mao mạch cầu thận vì phản ứng viêm và Albumin xuất hiện trong nước tiểu;
  • Chức năng nội mạc mạch máu rối loạn, các chất gây nên rối loạn chức năng nội mạc mạch máu như Von Willebrand, Thrombomodulin và yếu tố VII hoạt hóa Angiotensin II có nồng độ tăng sẽ gia tăng nguy cơ xuất hiện Microalbumin niệu;
  • Người bệnh có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thận;
  • Người trên 65 tuổi có yếu tố gây ra bệnh thận và bệnh tim mạch nguy cơ cao.

Thêm vào đó, xét nghiệm Microalbumin niệu còn được chỉ định thực hiện ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng đường tiết niệu và tiền sản giật,…

Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng, mẹ bầu mang thai tháng cuối nước tiểu có màu vàng đậm là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị mất nước. Thai phụ không cần phải quá lo lắng vì đây là một triệu chứng hết sức bình thường.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần bổ sung nước nhiều hơn người bình thường và kiểm tra mình có đủ nước hay không bằng việc nhìn vào nước tiểu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay khi tình trạng này kéo dài kèm theo các tình trạng phổ biến như rát, đau nhẹ khi đi tiểu,…

     >>> Xem thêm: Bà bầu bị tê nhức chân tay: Những điều mà mẹ bầu cần lưu ý

Đi ngoài ra nước như dầu mỡ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Đi ngoài ra nước như dầu mỡ

Tình trạng đi ngoài ra nước như dầu mỡ (tiêu chảy phân mỡ) là dấu hiệu cho thấy cơ thể không có khả năng dung nạp Gluten gây nên phản ứng viêm tại ruột. Lúc này, các vi nhung mao thuộc bên trong lòng ruột bị viêm và teo lại khiến bề mặt hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm giảm xuống.

Những ảnh hưởng của tình trạng đi ngoài ra nước như dầu mỡ đến người bệnh bao gồm:

  • Tình trạng này lâu ngày không được điều trị sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư như: Ung thư biểu mô thực quản và ung thư ruột non;
  • Trong các trường hợp chẩn đoán trễ có khả năng cao dẫn đến tình trạng loãng xương do cơ thể giảm hấp thu Canxi. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh ác tính ở người bệnh là rất cao, tiêu biểu như là u lympho hay các biến chứng về viêm lan tỏa tá tràng – hồi tràng;
  • Nguy cơ vô sinh hay các biến chứng thai nghén tăng lên khi có hiện tượng tiêu chảy phân mỡ. Nhưng nếu người bệnh loại bỏ Gluten ra khỏi chế độ dinh dưỡng thì các biến chứng sẽ giảm sút và biến mất hoàn toàn.

Tế bào biểu mô trong nước tiểu được hiểu là gì?

Tế bào biểu mô bao gồm những tế bào nằm trên bề mặt cơ thể (như đường tiết niệu, mạch máu hay các cơ quan khác). Nói chung, tế bào biểu mô có vai trò như một rào chắn ngăn chặn giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể. Đồng thời, chúng còn giúp cơ thể tránh khỏi sự gây hại từ Virus.

Một lượng nhỏ tế bào biểu mô có trong nước tiểu là một điều vô cùng bình thường. Thế nhưng, nếu hàm lượng tế bào vượt mức cho phép có khả năng là triệu chứng của bệnh thận, nhiễm trùng hay một số tình trạng bệnh nguy hiểm khác.

Phân loại tế bào biểu mô nước tiểu

Tế bào biểu mô nước tiểu thường chia thành 3 loại chính, chúng có thể khác nhau về nguồn gốc, hình dạng và kích thước. Tế bào biểu mô trong nước tiểu gồm những loại:

Tế bào biểu mô ống thận

Tế bào này còn được gọi là tế bào thận, chúng là những tế bào đóng vai trò quan trọng nhất của tế bào biểu mô có trong nước tiểu. Một khi số lượng các tế bào biểu mô ống thận gia tăng là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang có tính trạng rối loạn thận.

Tế bào biểu mô 3 là gì?

Tế bào biểu mô 3 hay tế bào biểu mô có vảy được biết là loại tế bào biểu mô lớn nhất, thường xuất phát tại niệu đạo và âm đạo. Do đó, tế bào này thường được tìm thấy nhiều nhất ở nước tiểu của nữ giới.

Phân loại tế bào biểu mô nước tiểu

Tế bào biểu mô chuyển tiếp

Các loại tế bào này có thể xuất phát từ bất kỳ vị trí nào nằm giữa bể thận và niệu đạo nam. Thỉnh thoảng, chúng còn được gọi dưới cái tên là tế bào bàng quang và phổ biến hơn nhiều ở người cao tuổi.

Hướng dẫn thực hiện liệu pháp 3 cốc

Bác sĩ yêu cầu người bệnh tiến hành đái lần lượt vào 3 cốc thủy tinh với các phần bằng nhau. Kết quả nếu lượng máu ở cốc đầu tiên là nhiều nhất thì khả năng cao là cháy máu tại niệu đạo. Mặt khác, lượng máu nhiều nhất ở cốc 3 xác định chảy máu ở bàng quang và cả 3 cốc đều có máu là chảy máu ở niệu quản hay thận.

Liệu pháp này cho cho kết quả có độ chính xác tương đối, bác sĩ cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác để có kết quả chính xác nhất.

Chỉ số hồng cầu trong nước tiểu 25 có gây ra tình trạng gì không?

Hồng cầu niệu là một trong những biểu hiện cho thấy nhiễm trùng đường tiểu, ung thư thận, viêm cầu thận, sỏi thận và ung thư bàng quang,… Nếu chỉ số hồng cầu trong nước tiểu tăng cao và vượt ngưỡng an toàn thì là triệu chứng của tổn thương niệu quản, niệu đạo, thận và bàng quang dẫn đến có máu ở nước tiểu.

Tổng Kết

Như vậy là tất cả thông tin liên quan đến vấn đề trụ niệu là gì? đã được giới thiệu đến độc giả qua bài viết trên. Bên cạnh đó những khái niệm và ý nghĩa của các xét nghiệm liên quan đến nước tiểu đều đã được giới thiệu cho bạn đọc. Hi vọng rằng! Bài viết này đã giúp nhiều bệnh nhân hiểu được khái niệm phổ biến này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *