Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm hay không?

Vàng da do tăng nồng độ bilirubin gián tiếp hay bilirubin trực tiếp đều dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vàng da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến không nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi bilirubin trong máu tăng cao dễ dẫn đến vàng da nhân có thể khiến trẻ tử vong hoặc làm tổn thương não để lại di chứng chậm phát triển.

Vì thế, việc nắm các thông tin về vàng da và nhận biết một số dấu hiệu gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng. Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da là gì? Bố mẹ nên chăm sóc trẻ vàng da ra sao? Tất cả thắc mắc của mọi người sẽ được Hormonetuyengiap.com giải đáp trong bài viết hôm nay.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Vàng da sơ sinh kéo dài là gì?

Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp gây ra. Cho đến hiện tại, có rất nhiều người nhầm lẫn vàng da là dấu hiệu của bệnh gan. Tuy nhiên, hơn một nửa số trẻ em được sinh ra đều bị vàng da với nhiều mức độ khác nhau và tự thuyên giảm. Vàng da là bệnh lý phổ biến, không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng bệnh sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ bị vàng da là từ 25-30% ở trẻ đủ tháng (tương đương với 6/10 bé) và đa số ở trẻ non tháng (tương đương với 8/10 bé). Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể thể tiến triển nặng, đặc biệt thường xảy ra trong các tháng đầu, nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên. Trong một vài trường hợp, vàng da có thể là biểu hiện của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó và vàng da sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh.

vàng da ở trẻ sơ sinh

Cơ chế của vàng da ở trẻ sơ sinh

Bình thường, trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao hơn so với mức bình thường. Song đó, cơ thể trẻ còn liên tục tạo ra các tế bào hồng cầu mới đồng thời phá vỡ đi những hồng cầu cũ. Khi các tế bào hồng cầu cũ khi bị phá vỡ sẽ giải phóng ra một loại sản phẩm được gọi là bilirubin (có màu ánh vàng). Nồng độ bilirubin trong cơ thể trẻ sơ sinh cao nên sẽ gây ra tình trạng vàng da.

Vài ngày sau sinh, gan của em bé sẽ được chuyển hóa và loại bỏ bilirubin từ máu ra ngoài theo phân và nước tiểu. Từ đó, da của trẻ sẽ nhạt màu dần. Đây là cơ chế chính của vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh và phổ biến hơn ở trẻ sinh non. Đôi khi các bố mẹ sẽ thấy da của trẻ rất vàng, thậm chí có thể quan sát được màu sắc trong đôi mắt của trẻ, tuy nhiên các trẻ sơ sinh có chứng vàng da đều khỏe mạnh và không cần phải quá lo lắng. Ở trẻ sinh non, vàng da sẽ tự thuyên giảm khi bé qua 2-3 tuần.

vàng da sinh lý

Trong một số ít trường hợp, tình trạng vàng da vẫn có thể tồn tại hơn 2 tuần ở trẻ đủ tháng và 3 tuần ở trẻ sinh non. Trường hợp này được gọi là vàng da kéo dài hay vàng da bệnh lý. Trong phần các trẻ sơ sinh, vàng da thường vô hại, nhưng đây vẫn được xem là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Ở trẻ đủ tháng được coi là vàng da sinh lý khi đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Xuất hiện sau 24g.
  • Với trẻ đủ tháng: Hết trong vòng 1 tuần, nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg%.
  • Với trẻ non tháng: Hết trong vòng 2 tuần, nồng độ bilirubin/máu không quá 14mg%.
  • Tốc độ bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24g.
  • Mức độ vàng da nhẹ.
  • Vàng da đơn thuần, không có các triệu chứng bất thường khác.

Ngược lại, vàng da được coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các yếu tố kể trên. Khi đó, bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng không mong muốn.

 >>> Tham khảo thêm: Hội chứng thận hư ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Các nguyên nhân chính gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh thường có nhiều biểu hiện rõ ràng trong những ngày đầu sau sinh, tuy nhiên tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần theo thời gian cho đến khi trẻ được 2 tuần tuổi. Đôi khi, biểu hiện vàng da cũng có thể kéo dài lâu hơn với các nguyên nhân:

  • Trẻ sinh non trước 38 tuần tuổi có thể không chuyển hoá bilirubin nhanh như các em bé đủ tháng. Trẻ sinh non bú và tiêu tiểu ít hơn, do đó dẫn đến việc loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể chậm hơn.
  • Trẻ có tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhiều và nhanh hơn đối với trẻ sơ sinh bình thường khác. Tình trạng này có thể xảy ra từ sớm khi trẻ được sinh ra do những sang chấn trong lúc chuyển sinh hoặc thủ thuật đỡ sinh, thậm chí trong lúc còn là bào thai.
  • Bất tương hợp nhóm máu giữa mẹ và bé: Lúc này cơ thể trẻ được nhận kháng thể qua nhau thai, gây ra sự phá vỡ tế bào hồng cầu bất thường.
  • Trẻ đang và đã có các bệnh lý huyết học bẩm sinh.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên còn có một số tác nhân khác gây vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ đang bị nhiễm trùng.
  • Trẻ đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Trẻ có các bệnh lý về gan, thiếu các enzyme chuyển hóa

vàng da bệnh lý

Triệu chứng của trẻ bị vàng da sơ sinh kéo dài

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng là tình trạng bệnh lý kéo dài, vàng da xuất hiện sớm lại tiến triển nhanh với mức độ đậm kèm theo nhiều triệu chứng bệnh lý khác. Thời điểm vàng để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ là những ngày đầu sau sinh. Bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường sau:

  • Xuất hiện vàng da đậm trong vòng 24 – 48 tiếng sau sinh.
  • Tốc độ vàng da tăng nhanh và lan rộng phạm vi đến mặt, mắt, bụng, cánh tay, chân,…
  • Các triệu chứng bất thường đi kèm như bỏ bú, nôn, sốt, khóc nhiều.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Phân màu xanh rêu, lá cây hoặc nhạt màu.
  • Lừ đừ, ngủ li bì.
  • Bụng chướng.
  • Nhịp thở nhanh.
  • Nhịp tim chậm.
  • Sụt cân.
  • Xanh tái.
  • Ban xuất huyết.

Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng

Chuẩn đoán tình trạng vàng da sơ sinh kéo dài

Mọi người có thể dễ dàng nhận biết vàng da sơ sinh bằng cách quan sát màu da của trẻ trong một căn phòng đủ ánh sáng hoặc dưới ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, các màu sắc ở củng mạc mắt, lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí là phân và nước tiểu của trẻ cũng cần được quan tâm.

Đối với trường hợp vàng da kéo dài, cần xác định được nguyên nhân của tình trạng này bằng các kết quả cận lâm sàng hỗ trợ. Bác sĩ cần đo nồng độ bilirubin thực sự có trong máu của trẻ và quyết định phương pháp điều trị. Đồng thời, bố mẹ nên thực hiện cho trẻ các xét nghiệm công thức máu cơ bản, chức năng liên quan đến tuyến giáp, gan mật, siêu âm bụng,…

 >>> Tham khảo ngay: Myxedema là gì? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị

Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Tình trạng vàng da rất phổ biến ở trẻ em mới sinh. Nhưng đối riêng với trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt nguy hiểm vì có nhiều diễn tiến nhanh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, gây ra nhiều di chứng nặng nề có thể gây ra tử vong.

Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc tình trạng vàng da vẫn cứ kéo dài không dứt thì tốt nhất là nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe để có thể đánh giá chính xác nguyên nhân vàng da để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

vàng da sơ sinh

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh kém nên cần được bố mẹ bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn, không nên để bệnh vàng da kéo dài hoặc dùng những cách chữa mẹo hay dân gian thiếu cơ sở. Không chỉ không khỏi bệnh, mà các cách làm này còn có thể gây cản trở cho quá trình điều trị về sau của trẻ.

Một số biến chứng nguy hiểm từ vàng da kéo dài

Trong các trường hợp bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da kéo dài có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Bại não cấp tính: Nếu bố mẹ phát hiện trẻ bị vàng da kèm theo các dấu hiệu như ngủ li bì, không tập trung, khóc nhiều, bỏ bú và sốt cao cần được đưa đến ngay tới bệnh viện vì có khả năng bại não cấp tính rất cao. Theo các bác sĩ, bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Vàng da nhân: Khi nồng độ bilirubin vượt qua mức giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, nguy cơ trẻ đã bị vàng da nhân. Điều này gây ra tổn thương não không hồi phục được. Vì vậy, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị < 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

Phương pháp điều trị vàng da sơ sinh kéo dài

Trong các trường hợp vàng da sơ sinh ở mức độ nhẹ, nó sẽ thường từ biến mất trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.

Với chứng vàng da vừa hoặc nặng, trẻ cần được theo dõi tại bệnh viện và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do vàng da gây ra. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị chính thường được áp dụng để làm giảm mức độ bilirubin trong máu ở trẻ sơ sinh:

Dùng liệu pháp ánh sáng

Trẻ sơ sinh sẽ được đặt dưới một chiếc đèn phát ra ánh sáng đặc biệt trong quang phổ màu xanh lam. Loại ánh sáng này sẽ làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của các phân tử bilirubin thành dạng dễ bài tiết qua 2 đường nước tiểu và phân. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ chỉ được mặc tã và đeo miếng dán bảo vệ mắt. Ngoài ra, liệu pháp ánh sáng toàn diện có thể được bổ sung bằng việc sử dụng thêm tấm nệm phát sáng.

Tiêm tĩnh mạch

Đối với trường hợp vàng da do nguyên nhân có sự khác biệt về nhóm máu giữa mẹ và bé hoặc do các kháng thể từ mẹ làm phá vỡ các tế bào hồng cầu của trẻ thì việc truyền tĩnh mạch immunoglobulin sẽ có chỉ định. Bản chất của việc tiêm tĩnh mạch là bổ sung protein trong máu, đóng vai trò làm giảm nồng độ kháng thể. Từ đó, cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh và giảm nhu cầu cần truyền máu.

Truyền thay máu

Với tình trạng vàng da nặng khi thực hiện các phương pháp như trên vẫn không hiệu quả thì trẻ sơ sinh cần được truyền thay máu. Cách điều trị này sẽ được thực hiện dựa trên việc lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể của trẻ và thay thế đồng thể tích với hồng cầu từ người hiến. Thủ thuật truyền thay máu này sẽ làm loãng kháng thể bilirubin từ người mẹ, nhờ đó giảm sự tán huyết do bất đồng nhóm máu.

bé 2 tháng tuổi vẫn bị vàng da

>>> Có thẻ bạn quan tâm: Chỉ số TSH và Ý Nghĩa Quan Trọng Trong Xét Nghiệm Tuyến Giáp

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài

Tình trạng vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, với các trẻ 1 tuổi bị vàng da tay chân sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn. Theo dõi làn da của trẻ là việc làm cần thiết để bố mẹ có thể quan sát được rõ sự thay đổi của màu da. Nhờ đó, có các cách khắc phục và đưa ra các hướng chăm sóc trẻ bị vàng da hiệu quả:

  • Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa mẹ.
  • Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú thường xuyên sẽ giúp làm sáng làn da của trẻ.
  • Giữ độ ấm vừa phải cho trẻ, đặc biệt chú ý trong việc vệ sinh thân thể và dây rốn cho trẻ.
  • Tắm nắng đúng cách, đúng giờ cho trẻ vào buổi sáng sớm, không được để trẻ dưới nắng gắt.
  • Đăng ký khám sàng lọc cho trẻ sau sinh vài ngày để xác định tình trạng của trẻ.

vàng da ở trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được. Hậu quả của việc không phát hiện và điều trị bệnh vàng da kịp thời sẽ dễ dẫn đến vàng da nhân và có thể để lại di chứng là bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

 

Lời kết

Nhiều người cho rằng vàng da là một bệnh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Mặc dù, vàng da xảy ra ở độ tuổi này không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì đây sẽ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Việc đăng ký khám sàng lọc và làm các xét nghiệm cần thiết cho trẻ sau sinh là điều quan trọng mà các bố mẹ nên làm để có thể phát hiện ra tình trạng bệnh sớm nhất.

Hy vọng chủ đề mà Horormonetuyengiap.com mang nên ngày hôm nay đã có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và giải đáp được thắc mắc “trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm hay không”. Chúc bạn & con yêu luôn khoẻ!

 >>> Đọc ngay: Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *