Tim Thai Yếu Tháng Cuối Và Những Điều Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Tim thai yếu tháng cuối là tình trạng hết sức nguy hiểm vì chúng có thể gây ra suy thai. Thai nhi có thể chết lưu hoặc mắc phải những biến chứng nguy hiểm về não khi sinh ra. Thai phụ nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Vậy khái niệm tim thai yếu tháng cuối là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng suy thai? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn trả lời những câu hỏi trên và những điều cần đặc biệt lưu ý liên quan đến tình trạng này.

Khái niệm tim thai yếu tháng cuối là gì?

tim thai yếu tháng cuối

Tim thai yếu tháng cuối là tình trạng xảy ra khi tim thai đập nhiều hơn hoặc thấp hơn khoảng 120 – 160 lần/phút. Nhịp tim trung bình có thể giảm xuống 110 nhịp/phút ở tuần thai thứ 5 – 6 trong thai kỳ.

Nhịp tim sẽ có dấu hiệu tăng dần lên khoảng 170 nhịp/phút ở tuần thai thứ 9 – 10. Nhịp tim sẽ có xu hướng giảm ở tuần thai thứ 14 và nằm trong khoảng 150 nhịp/phút. Những tháng cuối của thai kỳ thì tim thai ổn định ở mức 130 nhịp/phút.

Nguyên nhân tim thai không đều

Theo như nhận định của nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi, tim thai không đều có liên quan đến các bệnh lý khác trong nhiều trường hợp.

Những bệnh lý có thể là: tắc nghẽn tuần nuôi thai qua dây rốn, bệnh mô liên kết ở mẹ (lupus ban đỏ hệ thống), vỡ tử cung, mẹ bị suy tim, tiểu đường, suy thận, dị tật bẩm sinh thai nhi (dị tật tim thai, thần kinh), đầu thai nhi bị chèn ép trong khung chậu, bất thường ở nhiễm sắc thể hay nhau thai bất thường,…

Tình trạng tim thai yếu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý hay dinh dưỡng cho thai phụ như là:

  • Chất dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ với tình trạng nôn nghén kéo dài dẫn đến sụt cân. Do đó, tim thai bị yếu vì bào thai bị nuôi dưỡng kém;
  • Các bệnh lý phụ khoa diễn ra ở mẹ bầu như u bướu, quan hệ tình dục quá mức hay quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian mang thai, viêm nhiễm và ung thư,…
  • Thai phụ nghỉ ngơi không đầy đủ hoặc làm việc quá sức trong thai kỳ, nhất là trong thời kì đầu ở các trường hợp thời gian phát hiện thai trễ. Sự phát triển toàn diện của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng và thiếu những dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ như đạm, Canxi hay Sắt,…
  • Thai phụ bị chấn thương tại vùng bụng khi đang mang thai;
  • Tinh thần lo lắng và thường xuyên căng thẳng của mẹ bầu trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Sàng lọc sơ sinh – Chìa khóa then chốt đối với sự phát triển của trẻ

Triệu chứng phổ biến của tim thai yếu tháng cuối (suy thai 3 tháng cuối)

Triệu chứng của tim thai yếu tháng cuối

Dấu hiệu nhận biết tim thai yếu tháng cuối thông thường sẽ xoay quanh những yếu tố như dưới đây:

  • Màu sắc của nước ối, nếu màu sắc không giống như bình thường thì có thể nghi ngờ suy thai với các trường hợp:
    • Nước ối có màu vàng sẫm, thai nhi có nguy cơ cao mắc chứng suy thai mạn tính và cần được điều trị trong thời gian sớm nhất;
    • Nước ối màu xanh, tình trạng này cần được theo dõi thêm đặc biệt là yếu tố tim thai. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để tìm phương pháp xử lý hiệu quả và có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ;
    • Nước ối có phân su, tình trạng này cần được can thiệp kịp thời để giảm thiểu hiện tượng thai nhi hít phải phân su trong khi chuyển dạ.
  • Tim thai đập không đều, nhịp tim sẽ phản ứng rõ trường hợp tim thai yếu tháng cuối cũng như suy thai. Thai nhi sẽ có nhịp tim đập lúc nhanh lúc chậm cần được kiểm tra kỹ càng khi mẹ bầu khám thai định kỳ;
  • Cử động của thai nhi có nhiều bất thường, thai nhi có khi đạp chậm hoặc đạp mạnh. Thai phụ cần đặc biệt lưu ý khi không thấy thai nhi cử động trong thời gian dài thì rất có thể đã chết lưu trong bụng;
    • Mẹ bầu nên nằm trên giường để theo dõi cử động của thai nhi hiệu quả hơn. Trường hợp thai nhi cử động đủ 4 lần trong 30 phút thì yên tâm. Mẹ bầu nên đi khám từ sớm nếu phát hiện thai nhi chỉ cử động 10 lần trong 4 tiếng đồng hồ.

     >>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Suy tim thai có ảnh hưởng gì không?

Như các bạn đã biết thì suy tim thai có nghĩa là nhịp tim thai nhi đập dưới 110 nhịp/phút. Mức độ nặng hay nhẹ của suy tim thai sẽ phụ thuộc vào độ tuổi thai, nguyên nhân gây ra và tình trạng riêng biệt của từng thai nhi (bao gồm tất cả biến chứng kèm theo).

Nhiều người băn khoăn liệu rằng tim thai yếu có nguy hiểm không hay suy tim thai có ảnh hưởng gì không. Các chuyên gia khuyến nghị rằng thai phụ không nên hoang mang vì những cú sốc tâm lý là điều mà các mẹ bầu nên tránh hoàn toàn.

May mắn là tỷ lệ nguy hiểm gây ra bởi nhịp tim chậm chỉ đạt khoảng 1 – 2% trong các trường hợp xảy ra trên thai nhi. Nhịp tim chậm hoàn toàn có thể tự hết nếu nhịp tim thai nhi dưới mức trung bình với tuổi thai tương ứng nhưng không kèm theo các bệnh lý khác.

Tình trạng này được ghi nhận là không gây hại cho thai nhi cũng như để lại hậu quả về lâu về dài. Tuy nhiên, nếu rơi vào số phần trăm ít ỏi thì tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn. Suy tim thai kéo dài có thể đe dọa đến mạng sống của thai nhi, có nguy cơ cao bị NIHF (tích nước ngoài mạch hay các khoang cơ thể) và suy tim dẫn đến chết lưu.

Khả năng sảy thai sẽ gia tăng khi nhịp tim thai nhi càng chậm và thời gian xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Nguy cơ sảy thai rất cao khi suy tim thai diễn ra ở 3 tháng đầu tiên. Tỷ lệ gần như là 100% nếu nhịp tim dưới 70 nhịp/phút, đạt 86% sảy thai khi 90 nhịp/phút và tỷ lệ chỉ còn 50% nếu dưới 120 nhịp/phút.

Cách điều trị và ngăn ngừa tim thai yếu tháng cuối hiệu quả

Chẩn đoán

Tình trạng rối loạn nhịp tim ở thai nhi thông thường được chẩn đoán khi siêu âm trong khám thai định kỳ hoặc khi bác sĩ dùng ống nghe nhịp tim thai nhi. Cần tiến hành siêu âm toàn diện ngay để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi khi phát hiện nhịp tim yếu bất thường.

Các yếu tố được xác định bao gồm trương lực cơ, lượng nước ối và cử động của thai nhi để tìm hiểu thai nhi có đang gặp vấn đề để quyết định thai nhi cần được sinh gấp hay không. Thai phụ có thê cần phải thực hiện các xét nghiệm nước tiểu và máu để sàng lọc các bệnh lý có liên quan đến tình trạng nhịp tim chậm của thai nhi.

Điều trị

điều trị tim thai yếu tháng cuối

Bác sĩ khi đã xác định rõ ràng tình trạng suy tim thai sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đối với những trường hợp tình trạng nặng, thai phụ có thể cần đình chỉ quá trình thai nghén. Một số trường hợp cần phải gây chuyển dạ đẻ hay phẫu thuật để lấy thai.

     >>> Đọc thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung – Phòng ngừa ung thư UCT

Cách ngăn ngừa tình trạng suy tim thai

Tình trạng suy tim thai đặc biệt nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, thai phụ nên thăm khám thường xuyên và ngăn ngừa tình trạng này bằng cách:

Thực đơn hàng ngày đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

Thai phụ nên dành nhiều thời gian chăm lo đến sức khỏe bản thân, nâng cao thể chất cũng như tích lũy kiến thức về quá trình mang thai và chăm sóc thai nhi ở thời điểm trước khi mang thai. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn khoa học và cân bằng:

  • Đầy đủ lượng chất đạm, chất này rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan và bộ phận trên cơ thể thai nhi. Hơn nữa, chúng còn đóng vai trò không thể thay thế trong việc tăng nguồn cung cấp máu cho trẻ. Một số lựa chọn hàng đầu để bổ sung đạm cho mẹ bầu như: cá, sữa, thịt, trứng và các loại đậu,…
  • Chất béo, thai phụ cần dung nạp nhiều chất béo, đặc biệt là những chất béo không bão hòa như là Omega 3 – một chất cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển trí tuệ của trẻ trong tương lai. Bên cạnh đó, chất béo có vai trò thiết yếu trong hệ miễn dịch và tim mạch để đảm bảo một sức khỏe tốt cho thai phụ. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều axit béo không bão hòa: cá thu, hạt lanh, cải bó xôi, cá hồi, cá trích, hạt óc chó và súp lơ,…

cách ngừa suy tim thai

  • Tinh bột, dưỡng chất này giúp duy trì các hoạt động chính của thai nhi và mẹ bầu. Quá trình phát triển các tế bào thần kinh thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi tinh bột. Mẹ bầu có thể gia tăng lượng tinh bột với những thực phẩm từ ngũ cốc thông qua bữa ăn.
  • Gia tăng hàm lượng Sắt, thể tích máu của thai phụ sẽ tăng lên 50% so với bình thường mới có thể cung cấp đầy đủ máu cho sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Vì vậy, chất sắt cần ưu tiên bổ sung nhiều hơn bao giờ hết khi thai nhi yếu. Thai phụ cần đảm bảo cung cấp đủ 1g sắt mỗi ngày với các loại thực phẩm như gan động vật, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, củ dền,… hay thông qua viên uống.
  • Vitamin B9 (Acid Folic), dị tật ống thần kinh ở trẻ có thể xảy ra khi thai phụ thiếu hụt Acid Folic. Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ và khi chuẩn bị mang thai, mẹ bầu nên bổ sung Acid Folic bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thai phụ có thể kết hợp đồng thời các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B9: ngũ cốc thô, rau màu xanh đậm, bông cải xanh, bơ, rau chân vịt, sữa và các sản phẩm được làm từ sữa,…
  • Vitamin D và Canxi, việc giảm hấp thu Canxi, Phospho ở phụ nữ mang thai bắt nguồn từ tình trạng thiếu Vitamin D gây ra hiện tượng còi xương ở thai nhi. Thai phụ cần phải cung cấp 800UI Vitamin D và 0.8 – 1g Canxi mỗi ngày. Thêm vào đó, người mẹ nên bổ sung Canxi thông qua hải sản, đậu và phô mai,… và tăng cường Vitamin D với các loại thực phẩm: bơ, sữa, cá, trứng,… hay tắm nắng.

     >>> Đọc thêm: Hội chứng thận hư ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Thực phẩm nên tránh

Bên cạnh những dưỡng chất cần lưu ý bổ sung ở trên, thai phụ cũng nên chú ý không nên ăn những loại thực phẩm:

  • Các loại rau củ đã bị hư hỏng hay thối rữa, trên bề mặt xuất hiện nấm mốc cũng như mọc mầm;
  • Thức ăn chế biến sẵn;
  • Những loại đồ uống chứa Cafein, cồn hay những sản phẩm có gas;
  • Đồ ăn nhanh hay những thực phẩm nhiều giàu mỡ.

Sinh hoạt lành mạnh với thói quen tốt

ngăn ngừa suy tim thai

Một thói quen sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ cũng như thời điểm trước khi mang thai sẽ giúp đảm bảo một sức khỏe tốt cho phụ nữ mang thai. Để thực hiện được điều đó, thai phụ cần tuân thủ đúng như các hướng dẫn dưới đây:

  • Tuyệt đối không được thức khuya, thai phụ nên ngủ sớm và tốt nhất là lên giường nghỉ ngơi vào lúc 9 giờ hằng đêm;
  • Không hút thuốc lá, vì Nicotine trong thuốc lá gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu;
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể;
  • Không nên ăn quá no trong một bữa ăn mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày;
  • Nên ăn uống đầy đủ và không bỏ bữa;
  • Vận động vừa phải, tập thể dục với cường độ phù hợp;
  • Khám thai định kỳ;
  • Nghe theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không nên tự ý thay đổi bất kỳ điều gì.

Tránh căng thẳng và lo âu trong quá trình mang thai

Sự phát triển toàn diện của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc của người mẹ. Chính vì lý do đó, để tránh căng thẳng cũng như lo lắng, thai phụ nên thực hiện những cách sau:

  • Luyện tập hít thở bằng cơ hoành, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hít thở bằng cơ hoành giúp thai phụ giảm căng thẳng, lo âu một cách hiệu quả;
  • Thai phụ có thể ngồi thiền, tập Yoga hoặc đi dạo hít thở không khí trong lành để cải thiện tâm trạng;
  • Nên thường xuyên tâm sự và chia sẻ những căng thẳng của mình với bạn bè hoặc người thân;
  • Để tránh những lo lắng không cần thiết, thai phụ nên tiếp thu những kiến thức về thai kỳ.

Tổng Kết

Nhìn chung, tim thai yếu tháng cuối thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng cho cả thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể tước đi mạng sống của thai nhi. Vì thế, thai phụ tuyệt đối không được chủ quan và nên đi thăm khám thường xuyên.

Chúng tôi hi vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu được khái niệm của tim thai yếu tháng cuối và biết được suy thai có ảnh hưởng gì không. Đồng thời, cách điều trị và cách ngăn ngừa tình trạng tim thai yếu tháng cuối cũng đã giới thiệu đến độc giả để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *