Thuốc trị bướu cổ cường giáp và những điều cần biết về bệnh bướu giáp

Bướu cổ cường giáp là một trong những dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến do các yếu tố phản ứng tự miễn của cơ thể gây nên sự tăng tiết của tế bào tuyến giáp mà sinh ra bệnh. Phần lớn người bệnh bướu giáp là lành tính, không gây nguy hiểm nhưng cũng có một số ít thuộc dạng ác tính.

Dùng thuốc trị bướu cổ cường giáp là một trong những cách điều trị bướu giáp hiệu quả cao, khoa học nhất hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi bài viết của Hormonetuyengiap.com để biết thêm về một số loại thuốc chữa bệnh tuyến giáp cũng như nắm rõ thêm các kiến thức về bệnh bướu giáp nhé!

thuốc trị bướu cổ cường giáp

Tìm hiểu về bệnh cường giáp

Cường giáp là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến việc sản xuất lượng hormone ra nhiều hơn so với nhu cầu mà cơ thể cần. Dấu hiệu điển hình của bệnh này là bướu cổ. So với bướu cổ đơn thuần, bướu cường giáp sẽ nhỏ hơn nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng xấu và nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán và xác định nguyên nhân để điều trị bướu cổ cường giáp hiệu quả.

thuốc điều trị bướu cổ cường giáp

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ cường giáp:

  • Bệnh Graves.
  • Di truyền trong gia đình.
  • Thiếu iod.
  • Viêm giáp Hashimoto.

Bên cạnh đó, người mắc bướu cổ cường giáp có triệu chứng cường giáp kèm bướu tuyến giáp:

  • Tim đập loạn nhịp.
  • Giảm cân bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
  • Khó ngủ.
  • Hồi hộp.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Bị rối loạn giấc ngủ.
  • Tiêu chảy.
  • Run tay, chân.
  • Khó thở, khó nuốt.
  • Dễ nổi nóng.
  • Khả năng chịu nóng kém.

(*) Khi xuất hiện bướu cổ kèm với những triệu chứng trên, mọi người cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán chi tiết hơn. Căn cứ vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bướu cổ cho từng người hiệu quả, tiết kiệm.

Tham khảo một số loại thuốc điều trị bướu cổ cường giáp tốt nhất hiện nay

Khi nào phải uống thuốc điều trị bướu cổ cường giáp là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi bắt đầu có dấu hiệu mắc bệnh cường giáp và mọi người sẽ được chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị bướu cường giáp có triệu chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Bệnh nhân cần ổn định chức năng tuyến giáp trước khi thực hiện xạ trị hay phẫu thuật.
  • Bệnh nhân được chống chỉ định xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp.
  • Bệnh nhân có nguy cơ uống thuốc như là một biện pháp dự phòng bệnh.

thuốc cường giáp

Hiện nay, tại các bệnh viện có ba loại thuốc kháng giáp được ưu tiên sử dụng nhất là:

  • Thuốc Carbimazole.
  • Thuốc Methimazole.
  • Thuốc Propylthiouracil.

     >>> Tham khảo: Carbimazol – Thuốc kháng giáp tổng hợp và những điều cần lưu ý

Thuốc Carbimazole

Carbimazol là một loại thuốc kháng giáp, hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp hormon giáp và ức chế sự kết hợp hai gốc Iodotyrosyl thành Iodothyronin.

Thuốc sẽ không không ức chế tác dụng của hormon tuyến giáp trong những trường hợp:

  • Hình thành trong tuyến giáp.
  • Đã có trong tuần hoàn.
  • Hormon giáp đưa từ ngoài vào.

Carbimazol không có tác dụng hạn chế nhiễm độc do dùng quá liều hormon giáp. Do đó, nếu tuyến giáp có nồng độ iod tương đối cao (do dùng iod từ trước hoặc do dùng iod phóng xạ) thì cơ thể sẽ phản ứng chậm với thuốc.

Chỉ định của thuốc

  • Điều trị trước khi phẫu thuật tuyến giáp do cường giáp gây ra, cho tới khi các mức chuyển hóa cơ bản trở lại bình thường để đề phòng cơn nhiễm độc giáp có thể xảy ra trong quá trình cắt bỏ tuyến giáp bán phần.
  • Điều trị bổ trợ trước và trong khi điều trị iod phóng xạ cho tới khi liệu pháp này có tác dụng loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp.
  • Dùng đồng thời với một thuốc chẹn Beta, đặc biệt khi có các triệu chứng tim mạch để điều trị cơn nhiễm độc giáp trước khi dùng liệu pháp iod.

Chống chỉ định của thuốc

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Carbimazole hoặc Thiamazole.
  • Người bị ung thư tuyến giáp.
  • Suy tủy.
  • Giảm bạch cầu nặng.
  • Suy gan nặng.

Thuốc Carbimazole

Liều lượng và cách dùng

+ Người lớn

  • Liều khởi đầu: 15 – 40mg/ngày ( Có thể dùng 60mg/ngày phụ thuộc vào tình trạng bệnh cường giáp nhẹ, vừa hoặc nặng).
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày, cách nhau 8 tiếng vào bữa ăn.

(*) Carbimazol thường sẽ cải thiện được triệu chứng bệnh sau 1 – 3 tuần, chức năng tuyến giáp sẽ trở lại bình thường sau 1 – 2 tháng. Khi các hoạt động tuyến giáp của bệnh nhân trở về bình thường thì giảm liều dần cho đến khi uống liều thấp nhất mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.

+ Trẻ em

  • Liều khởi đầu: 0,25 mg/ 3 lần/ngày (Đối với trẻ sơ sinh < 12 tuổi).
  • Liều khởi đầu: 10mg/3 lần/ngày (Đối với trẻ sơ sinh từ 12 – 18 tuổi).

(*) Bệnh nhân có thể điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng lâm sàng hoặc dùng liều cao hơn trong trường hợp nhiễm độc giáp nặng. Khi thấy các biểu hiện lâm sàng giảm, đã xác định được hàm lượng các hormon giáp thì có thể ngừng thuốc. Nếu khi ngừng thuốc mà bệnh tái phát, người bệnh phải dùng thuốc trở lại hoặc điều trị bằng phương pháp khác.

Tác dụng phụ của thuốc

+ Thường gặp

  • Dị ứng.
  • Ban da.
  • Ngứa.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Rối loạn tiêu hoá.
  • Giảm bạch cầu.
  • Nhức đầu.
  • Sốt.

+ Ít gặp

  • Suy tuỷ.
  • Mất bạch cầu hạt.
  • Sốt nặng.
  • Nhiễm khuẩn họng.
  • Đau miệng.
  • Giọng khàn.
  • Giảm Prothrombin huyết.
  • Hội chứng kiểu Lupus ban đỏ.

+ Hiếm gặp

  • Nhức đầu.
  • Sốt nhẹ.
  • Mất vị giác.
  • Ù tai.
  • Giảm thính lực.
  • Vàng da ứ mật.
  • Viêm gan.
  • Viêm cầu thận.
  • Giảm năng giáp.
  • Tăng thể tích bướu giáp.

Tương tác thuốc

  • Aminophylin
  • Oxtriphylin
  • Theophylin
  • Glycosid trợ tim
  • Thuốc chẹn beta
  • Amiodaron
  • Iodoglycerol
  • Iod hoặc kali iodide
  • Thuốc chống đông
  • Iod phóng xạ 131I

     >>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Methimazole

Thuốc Methimazole là thuốc điều trị bướu cổ cường giáp có chứa thành phần chính là Methimazole. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp.

Việc sử dụng thuốc Methimazole đúng cách, đúng liều sẽ làm tăng khả năng hấp thu hoạt chất, đồng thời phát huy tác dụng điều trị hiệu quả cho người sử dụng.

Liều lượng và cách dùng

  • Liều Methimazole thường dùng từ 1 – 3 lần/ngày.

(*) Liều lượng dùng thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc điều chỉnh dựa trên những yếu tố về:

  • Tình trạng thể chất.
  • Độ tuổi.
  • Cân nặng.
  • Giới tính.
  • Mức độ bệnh tình.
  • Phản ứng điều trị.

Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý tăng liều sử dụng, dùng thuốc thường xuyên hơn hoặc lâu hơn hướng dẫn mà phải có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

+ Thường gặp

  • Khó chịu.
  • Đau tức ở dạ dày.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Phát ban, ngứa nhẹ.

thuốc kháng giáp Methimazole

+ Ít gặp

  • Bị đau khớp.
  • Ngứa ran, tê.
  • Ngứa da.
  • Khó thở.
  • Ho ra máu.
  • Dấu hiệu của viêm gan.
  • Bệnh lý về thận.
  • Dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi bất thường.
  • Hay chảy máu.

+ Hiếm gặp

  • Ngứa.
  • Sưng lưỡi.
  • Cổ họng.
  • Chóng mặt phát ban.
  • Khó thở.

Tương tác thuốc

  • Thuốc chống đông máu.
  • Digoxin

(*) Bên cạnh đó, thuốc Methimazole có thể làm ảnh hưởng đến kết quả các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu toàn bộ.
  • Xét nghiệm chức năng gan.
  • Tuyến giáp.
  • Thời gian Prothrombin.

Thuốc Propylthiouracil

Propylthiouracil là loại thuốc điều trị cường giáp giúp giảm sự hoạt động quá mức của hormone tuyến giáp. Thuốc có thời gian tác dụng dài và ít tác dụng phụ nên có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ bệnh nhân.

Thuốc Propylthiouracil

Chống chỉ định

  • Các bệnh về máu nặng.
  • Mất bạch cầu hạt.
  • Thiếu máu bất sản
  • Viêm gan.
  • Mẫn cảm với Propylthiouracil và thành phần của thuốc.

Liều lượng và cách dùng

+ Người lớn:

  • Liều ban đầu: Từ 100-150mg/lần.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp: Từ 200-300mg/8 giờ.

+ Bệnh nhân bị gan (Do uống rượu): Từ 100mg/3 lần/mỗi ngày.

+ Trẻ em:

  • Trẻ từ > 4 tuần: Liều ban đầu từ 5-10mg/8 giờ/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 12 tháng: Liều ban đầu từ 5-7mg/8 giờ/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: Liều ban đầu từ 50-150mg/8 giờ/ngày.
  • Trẻ 10 tuổi: Liều ban đầu từ 150-300mg/8 giờ/ngày.

Tác dụng phụ

+ Thường gặp

  • Sốt.
  • Đau bụng, nôn.
  • Phát ban da nhẹ.
  • Đau cơ và khớp.
  • Giảm vị giác.
  • Rụng tóc.
  • Đau họng, ho khan.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Các triệu chứng của cúm.

tác dụng phụ thuốc Propylthiouracil

+ Ít gặp

  • Da tái.
  • Dễ bầm tím.
  • Chảy máu cam.
  • Chảy máu nướu răng.
  • Yếu trong người.
  • Khó thở.
  • Đau nhức cơ thể.
  • Rộp nặng.
  • Bong da.
  • Phát ban da đỏ.
  • Triệu chứng của bệnh gan.

Tương tác thuốc

  • Acenocoumarol
  • Anisindione
  • Dicumarol
  • Phenindione
  • Phenprocoumon
  • Warfarin

     >>> Tìm hiểu thêm: PTU thuốc là gì? Liều lượng, công dụng và những lưu ý đặc biệt

Vậy bướu cổ cường giáp có nguy hiểm không?

Đa số các bướu cổ cường giáp đều lành tính hoặc dễ điều trị trong thời gian ngắn nên mọi người có thể an tâm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không phát hiện được bệnh nên để bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn. Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không còn phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh cũng như phương pháp điều trị của từng người.

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không

Dưới đây, là các biến chứng nguy hiểm của bướu cổ ở người bệnh cường giáp mà mọi người cần chú ý:

  • Loãng xương: Khi tuyến giáp hoạt động sản xuất ra quá nhiều hormone cùng một lúc sẽ khiến cho sự gắn kết giữa xương với canxi hoặc các tế bào, tổ chức phía trong xương bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xương của người bệnh trở nên giòn và dễ gãy hơn.
  • Suy tim hoặc rối loạn nhịp tim: Nếu phương pháp điều trị bướu cổ cường giáp không đạt hiệu quả mong muốn thì đây sẽ là biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được kiểm soát tốt.
  • Gặp các vấn đề về mắt: Lồi mắt là biến chứng dễ gặp nhất trong quá trình điều trị bướu giáp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị đỏ mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng,…
  • Đỏ và sưng da: Biến chứng này đa số xuất hiện trong trường hợp bướu cổ ở người bị cường giáp do mắc bệnh Graves.
  • Nhiễm độc tuyến giáp: Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng kèm theo như mê sảng, sốt cao và nhịp tim nhanh,… Bệnh nhân cần phải có phương pháp can thiệp kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh bướu cổ cường giáp

Để chẩn đoán bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp, bác sĩ sẽ dựa trên việc thăm khám lâm sàng ra, , kết hợp áp dụng các phương pháp sau:

  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Xét nghiệm TRA
  • Xét nghiệm TSI.
  • Chụp cộng hưởng.
  • Xạ hình tuyến giáp.
  • Xét nghiệm FT3, FT4, TSH.

Các cách điều trị bướu cổ cường giáp phổ biến

Bướu cổ cường giáp có thể đe dọa đến tính mạng, vì thế, bệnh nhân cần phải được điều trị bướu cổ càng sớm càng tốt. Hiện tại, có 3 phương pháp điều trị chính sau:

1.      Điều trị nội khoa

cách chữa cường giáp bằng đông y

Đây là phương pháp điều trị dựa trên việc sử dụng thuốc kháng giáp để ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone bất thường. Điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng khi bướu giáp mới xuất hiện và chưa có nhiều biến chứng. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ điều trị trong một thời gian dài từ 12-18 tháng với hiệu quả mang lại khá cao.

Như đề cập chi tiết ở trên, những loại thuốc thường được chỉ định, đó là:

  • Carbimazole
  • Methimazole
  • PTU

(*) Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các cách chữa cường giáp bằng đông y để cải thiện tình trạng sức khoẻ của mình.

2.      Sử dụng iod phóng xạ

Mục đích của phương pháp điều trị này là sử dụng iod phóng xạ để thu nhỏ bướu cổ lại. Đồng thời, việc này còn giúp cho quá trình hoạt động quá công suất của tuyến giáp có thể trở lại bình thường.

(*) Lưu ý, phương pháp này không được áp dụng đối với các đối tượng:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

3.      Phẫu thuật tuyến giáp

Phương pháp phẫu thuật tuyến giáp được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bướu cổ quá to.
  • Người bệnh sử dụng thuốc kháng giáp hoặc sử dụng iod phóng xạ không có hiệu quả.

Bác sĩ sẽ tiến hành làm phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp và chỉ để lại một phần nhỏ để duy trì việc sản xuất hormone cho cơ thể. Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật như:

  • Hạ canxi máu.
  • Khàn tiếng.
  • Nhiễm trùng vết mổ,…

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, để ngăn ngừa tình trạng bướu cổ cường giáp trở nên nặng hơn, bệnh nhân nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học bằng cách:

điều trị bướu cổ cường giáp

  • Ăn nhiều các loại rau xanh: Súp lơ, bông cải xanh và bắp cải,…
  • Các loại quả có có chứa chất chống oxy hoá: Cà chua, việt quất, kiwi,…
  • Omega 3: Quả óc chó, cá hồi hoặc dầu ô liu,…
  • Các loại hạt: Hạt bí, hạnh nhân, óc chó, đậu phộng,…
  • Sữa.
  • Các sản phẩm từ sữa.

     >>> Tham khảo: Thuốc Thyrozol là thuốc gì? Thuốc Thyrozol giá bao nhiêu? 

Lời kết

Trong quá trình sử dụng thuốc trị bướu cổ cường giáp, bệnh nhân cần phải thực hiện theo chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa cũng như phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Trong các trường hợp sử dụng thuốc không đạt hiệu quả cao, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và hạn chế lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, mọi người cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng thuốc nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *