Thyrozol là một trong những thuốc điều trị cường giáp rất hiệu quả, đặc biệt đối với tình trạng không có bướu hoặc bướu giáp nhỏ. Thuốc thường được sử dụng trong nhiều trường hợp chuẩn bị cho phẫu thuật hay chuẩn bị cho người bệnh trước khi điều trị Iod phóng xạ.
Bài viết hôm nay Hormonetuyengiap.com sẽ giúp chúng ta tìm tiểu về công dụng, liều lượng cũng như các tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc. Độc giả hãy dành chút thời gian để tham khảo những thông tin quý giá này nhé!
Thuốc Thyrozol là thuốc gì?
Thuốc Thyrozol hay còn được gọi là thuốc Thiamazol, thuốc thuộc nhóm kháng giáp tổng hợp. Thyrozol thường được sử dụng trong quá trình điều trị cường giáp (đặc biệt bướu giáp nhỏ hay không có bướu giáp).
Người bệnh trước khi phẫu thuật thường được chỉ định uống thuốc trước khi phẫu thuật tuyến giáp vì bệnh lý cường giáp. Mục đích đề phòng các cơn nhiễm độc giáp có thể diễn ra. Đồng thời, người bệnh điều trị bằng liệu pháp Iod phóng xạ để bù nước trước và trong quá trình uống chất phóng xạ.
Bên cạnh đó, Thyrozol còn được sử dụng để hỗ trợ dự phòng u tuyến giáp tự động, cường giáp tiềm ẩn hay người có tiền sử cường giáp khi tiếp xúc với Iod phóng xạ.
Chống chỉ định ở Thyrozol
Các bệnh nhân có các triệu chứng sau đây tuyệt đối không nên sử dụng Thyrozol và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ:
- Dị ứng với Thyrozol hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;
- Suy gan tình trạng nặng;
- Người mắc các bệnh lý về máu như mất bạch cầu hạt hay suy tủy;
- Nữ giới trong giai đoạn cho con bú.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Thyrozol đúng cách
Người bệnh hãy uống thuốc theo hướng dẫn được nhà sản xuất công bố trên bao bì sản phẩm. Liều khởi đầu thông thường sẽ từ 10 – 14µg/ngày phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh và hàm lượng Iod đang sử dụng.
Người bệnh nên duy trì liều lượng từ 5 – 20µg/ngày và uống kết hợp kèm theo Levothyroxine. Bệnh nhân cũng có thể giảm liều xuống 2.5 – 10µg/ngày, người bị cường giáp do dư thừa Iod nên dùng liều cao hơn.
Trường hợp điều trị cường giáp bằng liều khởi đầu cao, người bệnh cần phải chia nhỏ liều lượng và uống với khoảng cách chia đều trong ngày. Bệnh nhân nên uống Thyrozol đúng liều và chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống và thay đổi bất kỳ yếu tố nào.
Người bệnh có thể sử dụng Thyrozol trong trường hợp bụng rỗng hoặc sau khi ăn theo khuyến nghị của bác sĩ. Bệnh nhân nên kiên trì sử dụng đều đặn Thyrozol để thu về kết quả tốt nhất và nên ngưng sử dụng thuốc ngay nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau 7 ngày hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường nào.
Đặc biệt, người bệnh không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Việc này không giúp tình trạng bệnh trở nên tốt hơn mà ngược lại còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
>>> Dành cho bạn: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống Thyrozol
Mặc dù Thyrozol có tác dụng điều trị tình trạng cường giáp, tuy nhiên trong vài trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ. Người bệnh nên theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng như sau:
Tác dụng phụ thông thường
Những tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng Thyrozol không đúng cách ở người bệnh như là:
- Tác dụng đến da như da đỏ, nổi mề đay và cảm thấy ngứa,…
- Tình trạng đau khớp, đau cơ hay viêm khớp tiến triển dần sau nhiều tháng sử dụng thuốc là tác dụng phụ phổ biến nhất;
- Giảm bạch cầu hạt ở mức nhẹ;
- Vị giác bị rối loạn, xuất hiện tình trạng buồn nôn và nôn mửa;
- Sốt;
- Tiểu cầu giảm;
- Toàn thể huyết cao bị giảm sút;
- Xuất hiện bệnh lý hạch bạch huyết;
- Dây thần kinh bị viêm;
- Tuyến nước bọt cấp bị sưng tấy;
- Viêm gan nhiễm độc;
- Tình trạng vàng da ứ mật;
- Bệnh lý đa dây thần kinh;
- Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể mắc triệu chứng Lupus ban đỏ, rụng tóc hay viêm da toàn thể.
Trước khi quyết định kê đơn thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích mang lại và nguy cơ mắc tác dụng phụ khi uống Thyrozol. Dù vậy, trong vài trường hợp, Thyrozol vẫn gây ra tác dụng phụ dù muốn hay không.
Vì vậy, người bệnh nên thông báo ngay đến bác sĩ hoặc y tá trực nếu xuất hiện các phản ứng trầm trọng với những triệu chứng đi kèm như: phát ban, khó thở, ngứa hay sưng vùng cổ họng, lưỡi, mặt,…
>>> Tham khảo thêm: Việc cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?
Cách xử lý hữu hiệu
- Tình trạng ngứa hoặc phát ban thông thường ở dạng dát sần, chúng thường biến mất trong quá trình điều trị. Nếu thấy tình trạng phát ban trở nặng thì nên ngừng uống thuốc.
- Người bệnh nên đến kiểm tra máu khi có triệu chứng ớn lạnh, ban da, sốt hay đau họng.
- Nên dừng thuốc ngay nếu xuất hiện tình trạng hoại tử gan hay vàng da ứ mật.
- Cần dùng kết hợp thuốc tim mạch chẹn Beta (Propranolol, Atenolol) trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng tim mạch liên quan đến nhiễm độc giáp (nhất là tình trạng nhịp tim nhanh).
Một vài lưu ý đặc biệt trong quá trình điều trị bằng thuốc Thyrozol
Người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây trong quá trình sử dụng thuốc Thyrozol để giảm thiểu tối đa những điều không mong muốn có thể xảy ra:
- Người bệnh nên thông báo tất cả tiền sử dị ứng với Thyrozol và bất kỳ dị ứng khác ngoài Thiamazol. Một số thành phần của thuốc khả năng không hoạt động và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cũng như nhiều phản ứng dị ứng thuốc.
- Khai báo tất cả loại thuốc hiện tại đang sử dụng gồm thuốc không kê toa, được kê toa, thực phẩm chức năng và cả các loại thảo dược (nếu có).
- Người bệnh nên sử dụng Thiamazol trong thời gian ngắn dưới sự theo dõi kỹ càng của bác sĩ trong trường hợp nghẽn khí quản kèm kích thước bướu giáp lớn vì nguy cơ phát triển bướu giáp.
- Nếu có tiền phản ứng quá mẫn ở mức nhẹ thì không nên sử dụng thuốc;
- Bệnh nhân được xác định mắc tình trạng mất bạch cầu hạt dẫn đến ngộ độc tủy xương buộc phải dừng uống thuốc;
- Tình trạng cường giáp lâm sàng hay tiềm ẩn cũng như tăng trưởng bướu có thể xảy ra khi sử dụng quá liều;
- Hiện tượng suy giáp muộn sau điều trị có thể xảy ra khi không áp dụng thêm những liệu pháp phẫu thuật khác;
- Người bệnh đang bị rối loạn dung nạp Galactose di truyền, thiếu Lapp Lactase và hấp thu Glucose-Galactose kém thì không nên uống Thyrozol;
- Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng kèm theo hormon tuyến giáp và sử dụng liều hiệu quả thấp nhất để tránh gây tai biến cho trẻ;
- Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ để xác định những rủi ro có thể gặp phải nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
>>> Xem ngay: Kiểm tra chức năng tuyến giáp – Điều kiện cần để bảo vệ sức khỏe toàn diện
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi uống Thyrozol
Tác dụng của thuốc Thiamazol có thể làm giảm vì tình trạng tương tác thuốc cũng như xuất hiện nhiều tác dụng phụ trầm trọng. Tốt nhất, người bệnh nên kê khai toàn bộ những loại thuốc hiện đang sử dụng, bao gồm Vitamin, thảo dược, thuốc không kê đơn và được kê đơn.
Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý bắt đầu, thay đổi liều lượng hoặc ngưng bất kỳ loại thuốc nào. Hơn nữa, sự đáp ứng của tuyến giáp với Thyrozol có thể gia tăng khi người bệnh thiếu Iod. Ngược lại, dưa thừa Iod làm giáp khả năng đáp ứng.
Tốc độ phát triển của bệnh cường giáp có thể tăng tốc với sự chuyển hóa và bài trừ của các thuốc khác. Hoạt tính gia tăng của thuốc chống đông máu ở người mắc cường giáp có thể bình thường hóa bằng thuốc Thyrozol.
Tương tác thuốc Thyrozol với thực phẩm và đồ uống
Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích như thuốc lá và đặc biệt là rượu trong thời gian uống Thyrozol. Các loại thực phẩm, thuốc lá và rượu có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn và có cách phòng ngừa hiệu quả.
Cách xử lý khi quên liều Thyrozol theo lời khuyên của bác sĩ
Trong tình huống người bệnh quên uống một liều Thyrozol, thì hãy uống lại trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng, nếu người bệnh nhớ ra ở thời điểm gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy tiếp tục lịch trình ban đầu và không bổ sung liều đã quên.
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, không được sử dụng liều lượng nhiều hơn. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra tiêu biểu như nôn, khó thở, buồn nôn, ngất đi hoặc đau bụng,… có thể xảy ra trong trường hợp quá liều hoặc uống nhầm phải Thyrozol.
Hướng dẫn phương pháp xử lý khi quá liều Thyrozol (Thiamazol)
Người bệnh khi uống quá liều Thyrozol ngoài những triệu chứng đã nêu ở trên thì có khả năng bị đau thượng vị, đau khớp, phù nề, nhức đầu và giảm số lượng huyết cầu. Thậm chí nghiêm trọng có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt và suy tủy.
Trong một số trường hợp hiếm thấy có thể xuất hiện tình trạng viêm gan, trầm cảm, viêm da tróc vảy hay kích thích thần kinh. Chính vì thế, người bệnh khi vừa phát hiện quá liều phải ngay lập tức nôn ra hay rửa dạ dày.
Đối với trường hợp lên cơn co giật, không có phản xạ nôn hoặc hôn mê thì có thể tiến hành rửa dạ dày sau khi đặt ống nội khí quản với bóng căng. Việc này ngăn cho người bệnh không hít phải các hoạt chất có trong dạ dày.
Người bệnh cần được chăm sóc y tế đặc biệt để điều trị các triệu chứng quá liều. Người bệnh có thể phải truyền máu, dùng Corticoid hoặc kháng sinh nếu giảm bạch cầu nặng hoặc suy tủy.
Thuốc Thyrozol giá bao nhiêu?
Thuốc Thyrozol đươc bày bán ở khắp các hiệu thuốc trên nhiều tỉnh thành lớn nhỏ. Người bệnh có thể tìm mua mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Giá thuốc Thyrozol sẽ phụ thuộc vào hàm lượng cũng như số lượng muốn mua. Cụ thể như sau:
Giá thuốc thyrozol 5mg
Người bệnh nên mang đơn thuốc Thyrozol 5 mg mà bác sĩ đã kê đến các hiệu thuốc trên toàn quốc để mua trực tiếp. Giá thuốc Thiamazol 5mg sẽ dao động không nhiều và tương đối phù hợp với khả năng kinh tế của người Việt.
Giá thuốc thyrozol 10mg
Đa số các hiệu thuốc hiện tại đều bán thuốc Thiamazol 10mg (Thyrozol) với giá niêm yết là 250.000đ/hộp/10 vỉ. Mỗi vỉ Thiamazol 10mg bao gồm 10 viên nén, giá thuốc có thể không giống nhau ở từng hiệu thuốc nhưng mức giá thường không thay đổi nhiều.
Bảo quản thuốc Thyrozol
Người dùng nên bảo quản Thyrozol tránh ánh sáng và những nơi ẩm ướt, tốt nhất ở nhiệt độ phòng. Thyrozol nên để tránh xa ngọn lửa và nguồn nhiệt, không bảo quản trong ngăn đá hoặc những nơi ẩm thấp.
Từng loại thuốc riêng biệt sẽ có cách bảo quản khác nhau, tốt nhất nên tuân thủ theo hướng dẫn bảo quản từ nhà sản xuất hay có thể hỏi dược sĩ. Đặt Thyrozol ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình.
Người dùng hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng theo quy trình đối với các sản phẩm thuốc quá hạn sử dụng hay bị hư hỏng. Tuyệt đối không nên tự tiện vứt thuốc Thyrozol vào môi trường tự nhiên bằng toilet hoặc đường ống dẫn nước, trừ khi được yêu cầu.
Để đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như các sinh vật sống tự nhiên, người dùng nên tham khảo cách tiêu hủy thuốc từ công ty môi trường hoặc dược sĩ. Nếu không tiêu hủy đúng cách, môi trường đất, nước tự nhiên rất dễ ngộ độc và gây chết hàng loạt các sinh vật.
>>> Xem thêm: Hạ Kali máu – Nguyên nhân, Triệu Chứng và cách điều trị
Kết Luận
Nói chung, Thyrozol thuốc điều trị cường giáp cực kỳ hữu hiệu thuộc nhóm kháng giáp tổng hợp. Tuy thuốc có nhiều công dụng đặc biệt giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng của cường giáp nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều tác dụng phụ tương đối nguy hiểm.
Người bệnh nên tuân thủ đúng theo liều lượng và chỉ định thời gian uống thuốc của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi bất kỳ yếu tố nào nếu không muốn xảy ra những điều tiếc nuối. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của tác dụng phụ đã nêu ở trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và cấp cứu kịp thời. Phương pháp xử trí lâm sàng tác dụng phụ cũng như tình trạng quá liều đã giới thiệu ở trên, người dùng nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn với những trường hợp tương tự.
Hơn nữa, những lưu ý đặc biệt đối với từng trường hợp thuốc để người dùng có ý thức phòng tránh. Đồng thời, cách bảo quản và tiêu hủy thuốc giúp người bệnh nhận thức được sự nguy hiểm tiềm tàng nếu không xử lý đúng cách.
Chúng tôi hi vọng rằng với những thông tin bổ ích ở trên, độc giả đã có cái nhìn tổng quan nhất và hiểu tường tận về thuốc Thyrozol (Thiamazol).