Những điều mẹ bầu cần biết về thai ngừng phát triển nhưng không ra máu

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu là tình trạng thai chết lưu trong những tháng đầu hình thành phôi thai. Đây có thể trở thành một mối nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đe dọa đến sức khoẻ và chức năng sinh sản của thai phụ sau này.

Mặc dù, thai ngừng phát triển là điều không mong muốn nhưng việc tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức về dấu hiệu và cách xử lý của tình trạng này là vô cùng quan trọng. Nhờ đó, có thể giảm thiểu các nguy cơ phát sinh từ ban đầu và hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của sản phụ.

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu

Phôi thai ngừng phát triển nhưng không ra máu là gì?

Thai ngừng phát triển (Hay thai lưu, thai chết lưu) là thuật ngữ trong y học dùng để nói về tình trạng sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Bởi vì thai ngừng phát triển không có dấu hiệu cụ thể, xảy ra nhanh và bất ngờ nên khiến nhiều mẹ bầu nhầm lẫn với các chu kỳ kinh nguyệt.

Thai ngừng phát triển

Theo số liệu thống kê, có khoảng 20 – 50% trường hợp bị thai lưu nhưng không biết được nguyên nhân, thường dễ xảy ra ở các thai phụ có sức khoẻ yếu. Bình thường, trong khoảng 2 tuần phôi thai ngừng phát triển, tử cung sẽ tự co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài, đồng thời chấm dứt quá trình thai nghén. Khi tim thai ngừng phát triển, có thể nhiều mẹ vẫn chưa biết mình đã có thai trước đó hoặc đã mất con.

Biểu hiện không có tim thai thường gặp ở những đối tượng nào?

tim thai ngừng phát triển

Với trường hợp tim thai ngừng phát triển, bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng đều có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, các đối tượng mẹ bầu nằm trong danh sách dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn so với những người bình thường khác:

+ Phụ nữ mang thai > 35 tuổi: Ở giai đoạn này, khả năng thụ thai giảm sút, nếu có thai thì tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh hay sảy thai cũng cao hơn.

+ Phụ nữ có nhiều dấu hiệu bất thường về tử cung:

  • U xơ tử cung.
  • Niêm mạc tử cung.

+ Phụ nữ đã và đang mắc các bệnh lý nội khoa:

  • Huyết áp cao.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh cường giáp.
  • Nhược giáp.
  • Bệnh lý về thận.

(*) Các đối tượng kể trên cần đặc biệt lưu ý khi có ý định mang thai. Mọi người nên cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi có ý định mang thai để để có thể bảo vệ tốt cho mẹ và bé.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Tim Thai Yếu Tháng Cuối Và Những Điều Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu mà mẹ cần biết

Dấu hiệu khi có tim thai nhưng không phát triển có thể thấy trong ba tháng đầu của thai kỳ:

+ Mất cảm giác căng ngực.

+ Xuất huyết âm đạo.

+ Âm đạo tiết dịch nhầy có màu nâu đen.

+ Tử cung không phát triển.

  • Để đảm bảo đủ dịch tích cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ thì tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Ngược lại, khi thai lưu, tử cung của người mẹ cũng sẽ ngừng phát triển theo.
  • Trong các lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ tăng trưởng của tử cung. Nếu tử cung của mẹ chậm mở rộng so với sự phát triển của thai nhi, thì mẹ bầu cần thực hiện việc thăm khám kỹ hơn để xác định tình hình sức khỏe của thai nhi.

Dấu hiệu khi có tim thai

Biểu hiện của không có tim thai ở tháng thứ 4 cũng tương tự như 3 tháng đầu của thai kỳ như:

+ Có phôi thai nhưng không thấy tim thai, không thấy nhịp tim của bé đập.

+ Thiếu chuyển động của thai.

+ Tử cung < số tuần mang thai.

+ Xét nghiệm mang thai từ dương tính => âm tính.

+ Bầu ngực đang căng to có dấu hiệu nhỏ lại.

+ Siêu âm không thấy hình dáng của thai nhi rõ ràng.

+ Nhau thi bị phồng.

Dấu hiệu đặc trưng nhất là các mẹ mất đi các triệu chứng mang thai, chẳng hạn:

  • Tự nhiên giảm và mất hết nghén.
  • Bụng không to thêm.
  • Bụng ngày một nhỏ đi.
  • Bụng nặng và hơi tức.
  • Ngực mềm và tiết sữa non, không còn căng tức như ban đầu.
  • Tâm trạng bồn chồn, bất thường, lo lắng.
  • Ra máu đen ở âm đạo.

(*) Những triệu chứng trên rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển nên mọi người lưu ý.

     >>> Đọc thêm: Sàng lọc sơ sinh – Chìa khóa then chốt đối với sự phát triển của trẻ

Tìm hiểu về nguyên nhân phôi thai không phát triển

Nguyên nhân thai không phát triển có thể do người mẹ và cả do thai nhi. Dưới đây là các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi mà các thai phụ cần biết:

Bất thường nhiễm sắc thể

Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các ca sảy thai ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Bình thường, tế bào có 23 cặp NST, mỗi tế bào trứng và tinh trùng cũng có 23 cặp NST. Khi trứng và tinh trùng thụ tinh, kết hợp tạo thành phôi thai.

Nếu trứng hoặc tinh trùng bị bất thường về NST (có thể thiếu hoặc thừa), phôi thai sẽ không phát triển bình thường. Nó có thể phát triển chậm hoặc ngừng phát triển, nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý bất thường và dị tật bẩm sinh.

Do sức khỏe của mẹ

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu gặp phải bất thường về sức khỏe cũng sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao hơn những người phụ nữ bình thường. Một số bệnh lý dễ khiến phôi thai ngừng phát triển như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh cao huyết áp.
  • Bệnh động kinh.
  • Bệnh tim.
  • Bệnh cận giáp.
  • Tiền sản giật.
  • Rối loạn đông máu.

(*) Nếu bạn mắc phải những bệnh lý trên đây thì nên chữa trị dứt điểm rồi hãy có thai và bạn cũng nên thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm bất thường, nhằm đưa ra giải pháp kịp thời để đảm bảo những điều tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Vấn đề về dây rốn

Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi, nhờ có nó thai nhi có thể nhận oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ để phát triển. Vì thế, khi dây rốn có vấn đề (chẳng hạn như dây rốn quấn quanh cổ, chân hoặc tay) thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Thậm chí, các phôi thai bị lưu là do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển.

Thai ngừng phát triển

Vấn đề về nhau thai

Cũng như dây rốn, nhau thai cũng có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Có đến 15 – 25% các ca chết lưu liên quan đến nhau thai. Trong đó, điển hình nhất là do nhau thai:

  • Hình thành không đúng cách.
  • Hoạt động không tốt.
  • Phát triển không đầy đủ.
  • Tự bong ra khỏi tử cung.

Nhiễm trùng

Hiện tại, có nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, khiến các bào thai bị nhiễm trùng và phôi thai ngừng phát triển hoặc mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh lây truyền có khả năng nhiễm như:

  • Bệnh Rubella.
  • Giang mai.
  • Ban đỏ nhiễm trùng.
  • Herpes

Các nguyên nhân khác

Các bà bầu mắc bệnh lý dưới đây thì đa số có tỷ lệ nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất cao. Nếu mẹ bầu đang có những bất thường về tử cung như:

  • Tử cung đôi.
  • Tử cung có vách ngăn.
  • Tử cung có sừng.

Hoặc mẹ mắc phải một vài bệnh lý phụ khoa như:

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • U xơ tử cung.
  • Dính buồng tử cung.
  • Đa nang buồng trứng.
  • Bất thường nội tiết.
  • Suy hoàng thế.

Tim thai ngưng phát triển phải làm sao?

Căn cứ vào từng thời điểm phôi thai ngừng phát triển mà có nhiều cách xử lý khác nhau, để đảm bảo an toàn nhất cho người mẹ và không ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo.

+ Nếu thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh (hay sảy thai sớm):

  • Tình trạng này quá sớm nên thường không phát hiện được, đôi khi mẹ chưa biết mình đã có thai. Trong trường hợp này, tử cung sẽ co bóp và tự đẩy phôi thai ra ngoài, biểu hiện như một kỳ kinh nguyệt mà không cần phải dùng biện pháp can thiệp nào cả.
  • Tuy nhiên, có trường hợp mẹ bị đau bụng dữ dội, thì có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tăng co bóp tử cung để đẩy hết máu ra ngoài, giúp làm sạch tử cung để hạn chế nhiễm trùng.

+ Nếu thai ngừng phát triển trong giai đoạn từ lúc trễ kinh cho đến lúc 3 tháng đầu:

  • Với trường hợp mang thai được 12 tuần, các mẹ phải nhờ đến các biện pháp can thiệp.
  • Đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kê thuốc phá thai hoặc sử dụng phương pháp hút thai.

Nguyên nhân thai không phát triển

+ Nếu thai ngừng phát triển với kích thước lớn:

  • Mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc phá thai kết hợp với sự hỗ trợ của thuốc giục sinh tạo quá trình chuyển dạ giống như một ca sinh đẻ bình thường để tử cung co bóp mạnh và nhanh hơn giúp đẩy thai nhi xuống.

(*) Dù khi thấy các dấu hiệu không có tim thai hay thai ngừng phát triển trong trường hợp nào đi nữa thì cũng cần được xử trí càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ. Thai chết lưu trong bụng mẹ càng lâu càng tăng nguy cơ băng huyết và rối loạn đông máu rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo mà còn đe dọa đến tính mạng người mẹ.

     >>> Tham khảo: Tham khảo bảng giá khám sức khỏe sinh sản mới nhất 2023

Một số lưu ý mà mẹ bầu cần quan tâm trong thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai mà phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Trên thực tế, không ít phụ nữ bị sảy thai mà không biết mình đang có thai. Vì vậy, việc cần làm là phải phát hiện mình có thai sớm – gia tăng tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh.

Phát hiện khi mới có thai

Để tránh những trường hợp không mong muốn và giảm tối thiểu khả năng sảy thai, các bố mẹ cần nắm rõ những điều cần biết dưới đây khi mang thai:

  • Theo lời khuyên của WHO, phụ nữ khi mang thai và sinh con nên cách nhau 2 năm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người mẹ và đứa trẻ. Người mẹ càng lớn tuổi thì mức độ sinh con càng khó và nguy cơ dễ xảy ra các biến chứng cao hơn. Nếu sinh con với thời gian 2 lần sinh nở cách nhau 6 tháng thì tỷ lệ đẻ non của đứa sau rất cao.
  • Trong thời gian mang thai ba tháng đầu, người mẹ cần tránh các hoạt động mạnh hoặc chơi các môn thể thao vận động dùng sức, mạo hiểm như: Chạy bộ, nhảy dây, leo núi,…
  • Tập thể dục là thói quen tốt cho phụ nữ mang thai nhưng các mẹ cần chú ý lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và phù hợp: Yoga, đi bộ, ngồi thiền,… để tăng cường sức khỏe.
  • Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần tránh những loại thức uống như: Cafe, rượu bia, thuốc lá để thai nhi có thể phát triển mạnh khỏe.
  • Người mẹ cần phải giữ gìn cho mình một sức khỏe tốt để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm,…
  • Quan trọng nhất là mẹ nên đi khám thai thường xuyên và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Chú ý về dinh dưỡng

dinh dưỡng trong thai kỳ

Đối với những người lần đầu làm mẹ, việc chuẩn bị các kiến thức trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Cụ thể, kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống khoa học cần được thực hiện nghiêm túc:

  • Thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực, lạc quan không những giúp cho sức khỏe tinh thần của mẹ bầu và thai nhi mà còn giúp bảo vệ các bé con khỏi những nguy cơ sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường hay trẻ chậm phát triển,…
  • Trong lúc mang thai ba tháng đầu, ổn định thai nhi là việc được ưu tiên nhất. Bên cạnh đó, các mẹ cũng chú ý về chế độ dinh dưỡng của mình bằng cách bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin,…

Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng: canxi, sắt, protein, axit folic có trong ngũ cốc, các loại rau, đậu, thịt, cá, trứng,…

Một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn mang thai trong 3 tháng đầu, dễ gây ra co thắt tử cung, đau nhức và có khả năng sảy thai cao:

  • Dứa.
  • Rau ngót.
  • Đu đủ xanh.
  • Có thể bổ sung các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng cần lưu ý lựa chọn các loại sữa tiệt trùng, không nên sử dụng các sản phẩm sữa tươi vì dễ bị nhiễm khuẩn. Các mẹ cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và tăng sức đề kháng cho mẹ và bé.

Chú ý các vấn đề khác

dấu hiệu không có tim thai

Ngoài ra, các bố mẹ cần quan đến các vấn đề:

Tâm lý thoải mái là điều quan trọng nhất trong những tháng đầu mang thai. Vì thế, người mẹ phải tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Thay đổi lối sống.
  • Cố gắng dành thời gian để an thai.
  • Tránh tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.
  • Khám thai đầy đủ và sàng lọc thai nhi.

Lưu thai là là nỗi mất mát vô cùng lớn của gia đình. Trong trường hợp bác sĩ xác định thai ngừng phát triển nhưng không ra máu, các mẹ hãy cố gắng giữ cho mình một tinh thần thoải mái và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo. Chúc các mẹ mau khoẻ và sớm có một thai kỳ bình an và thật khoẻ mạnh.

     >>> Xem thêm: Những điều cần biết về cách chăm sóc mẹ và bé sơ sinh khoa học tại nhà

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *