Táo bón là gì? Phác đồ điều trị và những điều cần biết

Táo bón là một bệnh lý rất thường thấy ở người lớn và cả trẻ em trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mặc dù, táo bón không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hay sức khỏe người bệnh nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày.

Vậy táo bón là gì? Nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng táo bón ở người lớn và trẻ em? Phác đồ điều trị táo bón là như thế nào? Hãy cùng Hormonetuyengiap.com tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây để hiểu hơn về tình trạng này nhé!

táo bón

Táo bón là gì?

Theo như định nghĩa trong y khoa, táo bón là hiện tượng người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần. Đây là một tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa khiến cho việc đại tiện gặp khó khăn, đi đại tiện không hết, phân khô cứng và khó thoát, thời gian đi lâu,…

Táo bón xảy ra có thể vì chức năng tuyến giáp ở mức thấp. Bạn hãy luôn kiểm tra chức năng tuyến giáp của mình để phát hiện và chữa trị kịp thời các biến chứng có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe.

Trong trường hợp bạn đang bị suy giáp và sử dụng Levothyroxine, bạn nên kiểm tra mức FT3 để đảm bảo điều trị bệnh suy giáp tối ưu nhất. Bạn nên cân nhắc bổ sung trực tiếp T3 trong phương pháp điều trị và sản phẩm bổ sung T3 hiệu quả là NDT.

Tình trạng táo bón thường diễn ra rất ngắn và có thể chữa trị bằng việc bổ sung chất xơ hay tập thể dục và tránh ngồi nhiều. Dựa vào nguồn nguyên nhân gây nên bệnh, chúng ta có thể chia táo bón thành 2 loại chính như:

Táo bón thực thể là gì?

Táo bón thực thể xảy ra do nhiều nguyên nhân thực thể bao gồm: tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại (ngoài) đường tiêu hóa. Người bệnh muốn cải thiện tình trạng này cần phải can thiệp vào nguyên nhân thực thể của bệnh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra táo bón thực thể có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, những nguyên nhân phổ biến nhất được tổng hợp lại như sau:

  1. Nhiều điều bất thường cản trở đường thoát của phân, trường hợp thường gặp là các khối u tại đại tràng hay trực tràng. Người bệnh mắc các triệu chứng đi cầu phân nhầy kèm theo máu, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột cực kỳ nghiêm trọng.
  2. Tổn thương trong trực tràng và hậu môn, các di chứng của nhiễm khuẩn hậu môn gây ra nứt hậu môn, hẹp trực tràng hay trĩ.
  3. Tổn thương ở não hay màng não, thoát vị màng não tủy vùng cụt hay thần kinh vùng đuôi ngựa bị tổn hại là một trong những tác nhân gây ra táo bón thực thể.
  4. Dị vật chèn ép khiến đại tiện gặp khó khăn, tình trạng này thường bắt gặp ở phụ nữ mang thai trong thời kỳ cuối, thời điểm này thai lớn gây chèn ép đến trực tràng. Những dị vật khác như khối u vùng tiểu khung, viêm đại trực tràng và dây chằng dính sau mổ,…
  5. Tình trạng bẩm sinh, ông bà, bố mẹ hay người thân trong gia đình có tiền sử phình đại tràng hoặc giãn đại tràng,…

táo bón thực thể

Các nguyên nhân trên cũng góp phần làm hiện tượng khó đi đại tiện ở người lớn cũng như phổ biến ở trẻ em từ độ tuổi sơ sinh đến giai đoạn phát triển.

Triệu chứng

Người mắc chứng táo bón thực thể ngoài những triệu chứng chung của táo bón thì thường phát hiện thêm những triệu chứng như là:

  • Máu lẫn trong phân nhưng không kèm nút hậu môn;
  • Các dấu hiệu bất ổn liên quan đến thần kinh;
  • Cơ chi dưới có nhiều phản xạ không như ý;
  • Nhiều dấu hiệu không lành tính tại hậu môn và những vùng xung quanh;
  • Cơ mông không cân đối, xuất hiện hỗ lõm trung tâm, cong vẹo cột sống,…

Phương pháp điều trị

Tin vui cho người bị táo bón thực thể là có thể chữa trị tình trạng mà không cần thuốc. Một trong những cách trị táo bón người lớn là người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.

Người mắc táo bón thực thể nên sử dụng một chế độ ăn uống với nhiều chất xơ. Hoạt chất này có tác dụng giúp phân trở nên mềm hơn cũng như kích thích quá trình thải phân. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước và chất lỏng khác để làm mềm chất thải.

Người bệnh nên hình thành thói quen tập thể dục hay tham gia các môn thể thao để kích ứng nhu động ruột. Nhưng nếu các phương pháp trên không cải thiện tình hình thì người bệnh nên tham khảo đến thuốc nhuận tràng.

Đây được xem như là một giải pháp cuối cùng, giải pháp chỉ được sử dụng đến khi đã hết cách. Vì nếu sử dụng thuốc, bệnh nhân rất dễ lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc, từ đó gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Hạ Kali máu – Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Táo bón chức năng

Tình trạng táo bón này được ghi nhận là chiếm phần lớn trong các trường hợp xảy ra, tỷ lệ lên đến 95% các trường hợp rối loạn chức năng. Tình trạng này thường xuyên bắt gặp ở độ tuổi trẻ em (2 – 6 tuổi), vì lúc này hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.

Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến yếu tố thần kinh hay một vài biểu hiện tâm lý không ổn định khác. Chế độ ăn thiếu chất xơ, trẻ thường nhịn đi cầu hay không cung cấp một lượng nước đầy đủ cũng góp phần gây nên tình trạng táo bón cơ năng.

táo bón chức năng

Dựa trên các nguyên nhân gây ra bệnh, chúng ta có thể phân loại táo bón chức năng thành 3 loại chính như sau:

Táo bón nhu động ruột chậm

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động của cơ ruột bị chậm hơn so với người bình thường. Các cơ quan thần kinh truyền tín hiệu qua dây thần kinh đến các cơ ruột trở nên chậm chạp khiến chuyển động ruột không đạt yêu cầu như người thường.

Chính vì vậy, chất thải di chuyển trong thành ruột trở nên gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian để thoát ra ngoài.

Nhu động ruột bình thường

Các cơ ruột co bóp và thư giãn với tốc độ giống như bình thường (không quá nhanh hoặc quá chậm). Chất thải lưu thông trong thành ruột già với tốc độ ổn định nhưng lại khó để bài tiết ra ngoài hoàn toàn.

Táo bón rối loạn bài xuất phân

Tình trạng này xảy ra khi cơ phối hợp trong sàn khung chậu, gồm cả cơ vòng hậu môn không làm tròn nhiệm vụ của mình. Người bị táo bón muốn đi đại tiện nhưng lại không thể xuất phân ra ngoài, dẫn đến nhiều đau đớn ở vùng hậu môn.

Nguyên nhân trẻ táo bón bắt nguồn từ đâu?

Theo như nhận xét từ các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh táo bón ở trẻ em. Trong đó có thể kể đến 2 nguyên nhân chính dưới đây:

Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân này liên quan đến các vấn đề về bệnh lý khác gây nên táo bón ở trẻ. Nhiều tình trạng về cường giáp, bệnh ảnh hưởng đến thần kinh cơ ổ bụng hoặc ở ruột,…Thông tin chi tiết như sau:

  • Bệnh cường giáp ở trẻ làm cho hoạt động của cơ ruột trở nên yếu đi và kèm theo nhiều triệu chứng.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh khiến trẻ nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ khác. Hiện tượng ói mửa và kích thước phân nhỏ có thể xảy ra thường xuyên. Phương pháp điều trị tốt nhất chính là mổ, nếu để lâu sẽ xuất hiện biến chứng khó lường.
  • Đái tháo đường ở trẻ cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây nên bệnh táo bón.
  • Các bệnh về thần kinh như bại não, bệnh lý về cột sống hay phát triển chậm về nhận thức, tâm sinh lý,…cũng có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Trẻ thường xuyên bị rối loạn về vận động, cử động ruột và thiếu sự phối hợp trong việc vận động ruột.

nguyên nhân gây táo bón

Nguyên nhân chức năng

Yếu tố đầu tiên và thường gặp nhất là việc trẻ nhịn hay không chịu đi đại tiện trong khoảng thời gian dài. Việc nhịn đi tiêu này sẽ khiến phân tích tụ trong thành ruột và trở nên to hơn, làm cho quá trình đào thải gặp rất nhiều trở ngại, dẫn đến tình trạng táo bón mạn tính.

Tiếp theo, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh xảy ra thường là vì trẻ được cho ăn thực phẩm đặc hơn so với thông thường. Hơn nữa, khi trẻ cai sữa mẹ cũng có thể gây nên tình trạng táo bón, giải thích cho việc này có lẽ là tình trạng thiếu nước ở bé.

Các loại sữa công thức có chứa thành phần Protein khác nhau cũng là nguyên nhân gây nên bệnh táo bón ở trẻ. Biểu hiện của nguyên nhân này là trẻ thường đi ra phân xanh và cứng khi đưa một lượng lớn sữa vào cơ thể.

Nếu cơ thể của bé luôn đặt trong tình trạng mất nước hoặc thiếu nước thì cơ thể sẽ hấp thụ nước từ bất kỳ nguồn nào có thể. Nó có thể là từ thức ăn, nước uống hay thậm chí là cả phân trong cơ thể.

Điều này vô tình khiến cho phân của bé trở nên khô và cứng hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, việc thiếu hụt chất xơ trong cơ thể cũng dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em.

     >>> Xem thêm: Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Cách điều trị nhịp tim chậm

Triệu chứng táo bón ở trẻ em

triệu chứng táo bón ở trẻ em

Nếu trẻ mắc chứng táo bón sẽ xuất hiện nhiều thay đổi rõ rệt trong sinh hoạt hay cơ thể của trẻ. Bố mẹ nên cẩn thận theo dõi các triệu chứng của táo bón để có cách khắc phục nhanh và đúng nhất với tình trạng bệnh, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

  1. Trẻ đang trong thời gian bú bình nhưng lại không đi đại tiện trong vòng 3 ngày. Bé không đi vệ sinh trong khoảng 1 tuần khi đang bú sữa mẹ. Nhiều trẻ khi đi thường hay rên nhẹ hoặc mặt ửng đỏ.
  2. Bé trở nên sợ sệt và quấy khóc khi được bố mẹ cho đi vệ sinh, kèm theo đó là nhiều biểu hiện khó chịu.
  3. Phân thải ra với kích thước lớn hơn so với bình thường, hình dạng khô cứng và vón thành một cục.

Điều trị táo bón cho trẻ bằng cách nào?

Táo bón không phải là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể được khắc phục bằng những cách bình thường mà chưa cần dùng đến thuốc. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách như dưới đây để điều trị táo bón ở trẻ.

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất và khoa học

Cách hiệu quả nhất chính là bổ sung chất xơ cho trẻ thông qua rau củ và đảm bảo uống đủ nước.  Đồng thời giảm nguồn thực phẩm dễ gây táo bón ở trẻ như sữa hoặc pho mát. Thêm nữa, bố mẹ nên tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ để trẻ không nhịn.

Trong từng thời kỳ phát triển khác nhau của trẻ, bố mẹ nên có kế hoạch riêng để phòng ngừa tình trạng táo bón. Những trẻ đang bú mẹ thì không nên cai sớm, vì sữa mẹ có thể cân bằng chất béo và bổ sung lượng Protein, chất xơ, nước,…giúp phân bé mềm hơn.

Trong thời kỳ tập ăn dặm, bố mẹ không nên tập cho trẻ ăn sớm những loại thực phẩm như bột sữa, ngũ cốc hay cháo ngũ cốc,…vì hàm lượng chất xơ rất thấp trong các loại này rất dễ gây táo bón.

Tập thể dục đều đặn

điều trị táo bón

Đối với những trẻ trong độ tuổi sơ sinh, phụ huynh nên tập cho bé các động tác nhẹ nhàng cả tay và chân. Với trẻ lớn hơn phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ tham gia nhiều môn thể thao khác nhau.

Thêm nữa, tập cho bé co duỗi gối và tập động tác xe đạp để thúc đẩy hoạt động ruột. Tránh việc trẻ ngồi quá lâu khi xem tivi hoặc điện thoại di động.

Đi khám bác sĩ khi có triệu chứng trở nặng

Khi những triệu chứng ở trẻ bắt đầu có dấu hiệu trở nặng như: đau hậu môn khi đi vệ sinh, nứt hậu môn xuất hiện cùng nhiều triệu chứng đi kèm thì bố mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ.

Tại đây, bé sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ càng và cung cấp một phác đồ điều trị tốt nhất với nhiều phương thuốc điều trị táo bón cho trẻ, giúp trẻ cải thiện tối đa tình trạng táo bón.

     >>> Tham khảo ngay: Bệnh suy giáp là gì? Triệu chứng & cách điều trị suy giáp hiệu quả

Một số loại thuốc chống táo bón trẻ em

Các bậc phụ huynh thường lo lắng khi con mình mắc chứng táo bón và không biết nên dùng thuốc gì cho trẻ. Dưới đây là một số phương thuốc gợi ý chống táo bón ở trẻ em:

  • Thuốc trị táo bón khối: Thạch, gôm Sterculia, cám lúa mì, agar-agar,…
  • Thuốc làm mềm phân: Sử dụng bằng cách bơm qua hậu môn, thuốc dạng ống bơm có chứa dung dịch Rectiofar (Glycerol).
  • Thuốc tăng thẩm thấu trị táo bón: thuốc có bản chất đường giúp hấp thu nước ở thành ruột như: Sorbitol, Lactulose (Duphalac) hay các chất cao phân tử: Polymer (Polyethylene Glycol).

thuốc trị táo bón

Những câu hỏi liên quan đến bệnh táo bón

Đại tiện mất kiểm soát là gì?

Đại tiện mất kiểm soát (đại tiện không tự chủ) theo nhiều tài liệu khoa học xác định là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đại tiện ở bệnh nhân. Chất thải từ trực tràng bị són ra ngoài khi bệnh nhân sử dụng sức hoặc tham gia các hoạt động thể chất.

Tình trạng có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh trong trạng thái nghỉ ngơi, không có (rất ít) cảm giác mót rặn.

Đại táo chữa bệnh gì?

Đại táo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, thường dùng để điều trị chứng tỳ hư sinh tiết tả, bệnh phát sinh vì doanh vệ không điều hòa. Mặt khác, người bệnh không nên dùng đại táo khi bị đau răng, trung mãn và đờm nhiệt.

Người già bị táo bón phải làm sao để khắc phục?

người già bị táo bón

Để giúp người già khắc phục tình trạng táo bón thì cách tốt nhất là nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Ngoài ra, người lớn tuổi nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng và đi đại tiện đúng giờ, giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái hoặc có thể sử dụng thuốc nhuận tràng.

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến bệnh táo bón ở người lớn và cả trẻ em, phương pháp điều trị cũng như các triệu chứng của bệnh. Bậc phụ huynh nên theo dõi các triệu chứng xảy ra trên cơ thể bé và cả chính mình để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

     >>> Bai viết khác liên quan: Natri – Những điều cần biết về Natri trong rối loạn nội tiết và chuyển hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *