Tăng Bilirubin gián tiếp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Hậu quả của vấn đề này vô cùng khôn lường, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tổn thương não và xuất hiện những dị tật ngoài mong muốn.
Vì vậy, để tìm hiểu thêm về tình trạng tăng Bilirubin gián tiếp, bài viết hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất. Độc giả hãy dành ít thời gian quý báu của mình để tìm hiểu về tình trạng nguy hiểm này nhé!
Khái niệm Bilirubin toàn phần là gì?
Bilirubin thực chất là một sắc tố vàng da cam trong cơ thể, chúng là sản phẩm của quy trình phá vỡ hồng cầu bình thường ở máu. Sau đó chúng vận chuyển qua gan và hấp thu trở lại máu một lượng nhỏ.
Đa phần Bilirubin sẽ được đào thải trong đường mật và đổ đến ruột. Cuối chặng đường, chúng được đưa ra ngoài cơ thể theo phân (tỷ lệ lớn) và một lượng nhỏ qua nước tiểu. Thành phần của Bilirubin toàn phần chiếm 80% là Bilirubin gián tiếp và 20% còn lại là Bilirubin trực tiếp.
Bilirubin gián tiếp
Tại gan, Bilirubin không liên hợp (dạng chưa được kết hợp) do cần sử dụng phương pháp gián tiếp để định lượng nên có tên Bilirubin gián tiếp. Dạng này gắn kết với Albumin và không lọc được tại thận.
Hoạt tính của Bilirubin gián tiếp tương đối độc hại, là dạng vận chuyển chính của Bilirubin trong máu và không hòa tan với nước.
Bilirubin trực tiếp là gì?
Tế bào gan sẽ giữ lại Bilirubin gián tiếp và liên kết với Glucuronid sản xuất bởi gan nhằm hình thành một dạng hòa tan trong nước với tên Bilirubin liên hợp (Bilirubin trực tiếp) và thẩm thấu vào bên trong đường mật.
Bilirubin trực tiếp có tốc độ phản ứng Diazo nhanh, tan được trong nước và đi qua màng lọc cầu thận được. Thời điểm Bilirubin ra khỏi gan và đến ruột già, chúng sẽ chuyển hóa thành Urobilinogen rồi biến đổi sang Stercobilin dưới tác động của các vi khuẩn. Cuối cùng ra ngoài cơ thể theo đường phân.
Xét nghiệm định lượng Bilirubin trực tiếp thường được sử dụng tại hầu hết phòng thí nghiệm. Bác sĩ lấy tổng hàm lượng Bilirubin trong cơ thể trừ đi lượng vừa đo để ước lượng được nồng độ Bilirubin gián tiếp.
Định nghĩa bệnh lý vàng da tăng Bilirubin gián tiếp
Vàng da vì lý do gia tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tỷ lệ phá hủy hồng cầu cao. Đồng thời, chức năng của men chuyển hóa Bilirubin giảm sút hay vì tái hấp thu của Bilirubin từ ruột tăng mạnh.
Tình trạng này có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bị tổn thương não trầm trọng và nhiều di chứng nguy hiểm trong quá trình phát triển. Điều này có thể gây nên nhiều khuyết tật ở trẻ và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập và nhận thức.
>>> Đọc thêm: Rối loạn điện giải bắt nguồn từ đâu và điều trị như thế nào?
Thế nào là vàng da tăng Bilirubin trực tiếp?
Tình trạng vàng da tăng Bilirubin (hay còn gọi là vàng da tắc mật) là hiện tượng cơ thể không thể đào thải mật của gan hay tắc nghẽn đường mật. Nồng độ Bilirubin trực tiếp tăng trên 1mg/dl (Bilirubin toàn phần ít hơn 5mg/dl) hay cao hơn 20% nồng độ toàn phần (khi Bilirubin cao hơn 5mg/dl).
Phân loại tình trạng vàng da theo tiêu chuẩn vàng da Kramer
Việc đánh giá mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn vàng da Kramer để phân loại. Nồng độ Bilirubin hiện tại trong máu ở trẻ sẽ quyết định mức độ vàng da ở các phần tương ứng như bảng:
Nồng độ | Bệnh lý |
5 – 7 mg% | Vàng da vùng cổ và mặt |
8 – 10 mg% | Vùng lưng và ngực |
11 – 13 mg% | Vùng bụng dưới rốn lên đến đầu gối |
13 – 15 mg% | Vùng tay chân dưới gối trở đi |
Cao hơn 15 mg% | Vùng bàn chân và bàn tay |
Trẻ bị vàng da mức độ nhẹ có nghĩa là bé có triệu chứng vàng da hiện rõ từ vùng bụng trên kéo đến vùng đầu. Mặt khác, bệnh tình nghiêm trọng khi vàng da từ vùng rốn trở ra bàn chân, bàn tay.
Bác sĩ chỉ định chiếu vàng đèn da sơ sinh khi nào?
Liệu pháp chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh hiện đang là phương pháp điều trị hiện dại nhất. Hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí tối đa cho gia đình. Hơn nữa, đây là phương pháp dễ thực hiện nhất được ghi nhận trong nhiều năm gần đây.
Bác sĩ sẽ chỉ định chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh khi chẩn đoán trẻ xuất hiện dấu hiệu của vàng da tăng Bilirubin gián tiếp. Trong trường hợp triệu chứng nhiễm độc thần kinh chưa xuất hiện hay dự phòng nếu bệnh nhi có khả năng cao bị vàng da như sinh non.
Nhằm trả lời chính xác chỉ số Bilirubin bao nhiêu thì phải chiếu đèn? Mời bạn đọc theo dõi phần thông tin sau đây với các chỉ số phổ biến trong xét nghiệm Bilirubin:
- Bilirubin toàn phần:
- Trẻ dưới 1 tháng tuổi, nồng độ thấp hơn 10 mg/dL tương đương với 171µmol/L;
- Trẻ trên 1 tháng tuổi, chỉ số trong khoảng 0.3 – 1.2 mg/dL hay 5.1 – 20.5 µmol/L;
- Bilirubin trực tiếp, dao động ở 0 – 0.4 mg/dL hoặc 0 – 7 µmol/L;
- Bilirubin gián tiếp, thuộc khoảng từ 0.1 – 1.0 mg/dL hay là 1 – 17 µmol/L;
- Tỷ lệ giữa Bilirubin trực tiếp và toàn phần thấp hơn 20%.
Hiện tượng tăng Bilirubin có nguy hiểm không?
Một khi lượng Bilirubin tăng cao (bao gồm gián tiếp và trực tiếp) so với mức trung bình, nguy cơ mắc các bệnh về gan dễ hơn. Lượng Bilirubin tăng cao đồng nghĩa với tỷ lệ hủy hoại tế bào máu đỏ cũng gia tăng.
Việc định lượng nồng độ Bilirubin kịp thời vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Xét nghiệm nên được thực hiện trước lúc Bilirubin gián tiếp bị quá tải và gây tổn hại đến tế bào não. Hậu quả của việc tổn thương não là không thể chủ quan.
Trẻ không được chữa trị từ sớm khiến trí tuệ phát triển chậm, khả năng học tập và phát triển vận động suy giảm. Không những vậy, trẻ sẽ bị một số dị tật về giác quan và vận động. Nặng hơn, trẻ nguy cơ đối mặt với tử vong.
Lý do Bilirubin toàn phần tăng
Nồng độ Bilirubin toàn phần sẽ tăng lên trong trường hợp người bệnh mắc phải các bệnh lý hay tình trạng:
- Trẻ đẻ non và sơ sinh;
- Cơ thể vận động với cường độ và nhịp độ cao;
- Những nguyên nhân gây tăng Bilirubin gián tiếp;
- Nguyên nhân dẫn đến Bilirubin trực tiếp tăng lên;
- Nữ giới đang mang thai;
- Suy giáp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nguyên nhân tăng Bilirubin trực tiếp ở người bệnh
Những bệnh lý dưới đây sẽ khiến nồng độ Bilirubin trực tiếp tăng lên nhanh chóng ở người bệnh:
- Bệnh xảy ra ở tế bào gan: viêm gan vì thuốc (Rifampicin, Methyldopa, Paracetamol, INH, Halothane, Chlorpromazine, Salicylate,… và viêm gan nhiễm độc) hay viêm gan bởi virus gây nên;
- Suy tim mất bù;
- Xơ gan mật tiên phát, xơ gan và viêm đường mật xơ hóa;
- Gan bị xâm nhiễm hay các thương tổn khác như di căn gan, u hạt, bệnh lý khối u hay Wilson,…;
- Rối loạn bẩm sinh: hội chứng Rotor, bệnh Dubin – Johnson (rối loạn đào thải Bilirubin);
- Điều trị bằng thuốc: Barbituric, Testosterol, thuốc tránh thai và Erythromycin;
- Viêm tụy cấp hay mãn tính, ung thư tụy, sỏi mật và nang giả tụy thuộc viêm tụy cấp;
- Ung thư biểu mô (Carcinoma) đường mật, ung thư bóng Vater và chít hẹp hay nghẽn (Atresie) đường mật.
Biến chứng hiểm nguy ở vàng da nhân não trẻ sơ sinh
Việc nồng độ Bilirubin vượt quá ngưỡng an toàn, gan không kịp bài trừ, sẽ có tỷ lệ cao thấm ngược vào não và được gọi là vàng da nhân. Việc nãy dẫn đến não bị tổn thương và không thể hồi phục.
Chính vì vậy, trẻ phải được chữa trị ngay khi phát hiện bệnh lý trước 7 ngày sau sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thương vùng não.
- Thời gian đầu, da trẻ vàng nhiều, cơ giảm trương lực, ngủ gật và kém bú;
- Giai đoạn giữa, bé thường uể oải và dễ bị kích động, lực trương cơ tăng. Trẻ còn dấu hiệu khóc the thé, sốt, mơ màng và trương lực cơ giảm. Tình trạng trương lực cơ thể hiện qua hành động ưỡn thân và cổ. Một vài biểu hiện ở thần kinh có thể được cải thiện bằng liệu pháp thay máu.
- Bệnh tình trở nặng, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương và không có dấu hiệu phục hồi. Triệu chứng của bé trong giai đoạn này gồm: khóc the thé, có cơn ngưng thở, tư thế ưỡn người hay cổ, không bú được, hôn mê, số ít bị co giật và thậm chí là tử vong.
Vàng da nhân là thể thức mãn của ACE, trẻ có dấu hiệu của nhiều căn bệnh như rối loạn thính lực, mắt nhìn trần, bại não thể múa vờn, loạn sản răng, tỷ lệ hiếm thấy về thiểu năng trí tuệ cũng như các loại dị tật khác.
Đôi nét về bệnh án vàng da sơ sinh
Bệnh án vàng da sơ sinh thuộc bệnh án sơ sinh được thu thập khi trẻ vừa mới ra đời nhằm phát hiện bệnh từ sớm. Thông tin trong bệnh án bao gồm những thông tin cá nhân và các khám nghiệm lâm sàng ở trẻ.
Thông qua đó, bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ và nguồn gốc gây ra bệnh lý vàng da để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Hơn nữa, bệnh lý được chữa trị từ sớm giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Thông thường bệnh án sẽ theo dõi các triệu chứng hiện có của bé qua một khoảng thời gian. Tất cả dấu hiệu bất thường cũng như các chỉ số liên quan trong cơ thể của bé sẽ được ghi nhập trong bệnh án một cách rõ ràng và trực quan.
>>> Tham khảo ngay: Ý nghĩa chỉ số FT4 là gì? Giải đáp các thắc mắc xoay quanh chỉ số FT4
Hướng dẫn cách đọc bảng chiếu đèn vàng da đúng quy cách
Bảng chiếu đèn vàng da hay còn gọi là toán đồ quyết định quang trị liệu. Toán đồ đo lượng nồng độ Bilirubin toàn phần tính bằng µmol/L hoặc bằng đơn vị mg/dL. Bên cạnh đó, tuổi sơ sinh của bé được tính theo giờ tuổi khi ra đời.
Những yếu tố nguy cơ trong bảng bao gồm: bệnh I (thiếu G6PD, ngạt, nhiễm trùng, huyết tán miễn dịch, lừ đừ, bất ổn thân nhiệt, toan hóa hay Albumin huyết tương xuống dưới 3.0 g/L. Bác sĩ có thể hiệu chỉnh mức độ can thiệp xung quanh đường nguy cơ trung bình ở các bé khỏe mạnh ở độ tuổi khi sinh trong 35 – hết 37 tuần cộng 6 ngày.
Trường hợp trẻ non nhiều, bác sĩ được phép sử dụng mức can thiệp sớm (thấp) và nếu trẻ gần được 37 tuần, 6 ngày thì nên hiệu chỉnh mức can thiệp muộn (cao). Ánh sáng xanh với bước sóng 420490 nm là ánh sáng lý tưởng. Hiệu quả của dãy bước sóng này là cao nhất.
Nguồn sáng phát ra có thể là đèn LED hoặc huỳnh quang. Khi chiếu đèn, bệnh nhi phải che mắt và cởi toàn bộ quần áo. Một số cơ sở y tế khuyến nghị bé mặc tã khi thực hiện chiếu đèn. Hiệu quả không có sự khác biệt khi chiếu liên tục hoặc đứt quãng (chiếu và nghỉ trong 12 tiếng) trong nhiều trường hợp vàng da không nặng.
Thêm vào đó, bé cần được thay đổi tư thế chiếu mỗi 2 giờ để đảm bảo đèn chiếu phủ trên diện rộng.
Điều trị tăng Bilirubin máu
Nguyên tắc chính được sử dụng trong tình trạng Bilirubin trong máu tăng ở trẻ sơ sinh là điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân gây ra và điều trị hỗ trợ kèm theo. Thông tin cụ thể từng phương pháp được tổng hợp:
Theo nguyên nhân
- Nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng vàng da vì tắc mật ngoài gan, hội chẩn ngoại khoa trước khi tiến hành phẫu thuật Sakai;
- Vàng da vì nhiễm trùng huyết hay viêm gan, ưu tiên điều trị tình trạng nhiễm trùng;
- Bệnh vàng da bởi Galactosemia (cơ thể bé không có khả năng tiêu hóa đường Galactose có trong sữa và thực phẩm liên quan), chế độ dinh dưỡng kiêng Galactose.
Chữa trị hỗ trợ
- Bổ sung năng lượng gấp 125% so với nhu cầu dinh dưỡng và theo cân nặng lý tưởng của người bệnh (cho ăn trực tiếp hoặc truyền đường mạch);
- Trường hợp bổ sung năng lượng qua miệng, Lipid cần phải ở dưới dạng Triglyceride chuỗi trung bình;
- Trẻ không có tăng Amoniac máu cần cung cấp lượng Protein trong khoảng 2 – 3 g/kg/ngày;
- Tăng cường các Vitamin tan được trong dầu như Vitamin D, E và K;
- Kích thích dòng mật lưu thông nhằm đẩy các chất thải acid mật độc ở gan với Ursodeoxycholic Acid.
Phương pháp điều trị tăng Bilirubin máu ở người lớn
Bệnh vàng da tăng Bilirubin máu không cần điều trị ở người lớn tuổi. Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng ngứa hoặc cảm thấy khó chịu thì có thể giảm liều lượng Cholestyramine 2 – 8g với 2 lần uống/ngày. Tuy vậy, Cholestyramine không có hiệu quả điều trị ở bệnh nhân mắc chứng tắc nghẽn mật hoàn toàn.
Bên cạnh đó, dấu hiệu bệnh vàng da ở người cao tuổi thường rất khó phát hiện và thường bị bỏ qua. Thông thường, người bệnh cảm thấy đau bụng nhẹ hoặc không có khi bị viêm gan virus cấp.
Rối loạn giấc ngủ hay chẩn đoán nhầm nhẹ vì bệnh não gan có triệu chứng tương đồng với hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Lời Kết
Như vậy, bài viết đã giới thiệu tất cả thông tin liên quan đến tình trạng vàng da tăng Bilirubin gián tiếp cho bạn đọc. Qua đó, chúng tôi mong rằng, các bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này và nắm được những vấn đề liên quan.
Liệu pháp chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh được áp dụng rất nhiều ở các quốc gia tiên tiến. Hiệu quả điều trị của phương pháp đạt hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí và an toàn cho sự phát triển toàn diện của bé.
>>> Đọc ngay: Kỹ thuật chụp CT là gì? Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?