Suy giãn tĩnh mạch chân có tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng đối với lối sống lười vận động ngày nay. Nhiều người băn khoăn liệu rằng tình trạng này có gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng hay không.
Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay Hormonetuyengiap.com sẽ mang đến những thông tin giúp bạn tìm hiểu rõ ràng về tình trạng suy giãn tĩnh mạch bàn chân. Các bạn dành ít thời gian để xem qua tình trạng tương đối phổ biến này nhé!
Thuật ngữ bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch gót chân, bệnh lý phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay. Trong đó, nữ giới được ghi nhận có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới gấp 3 lần.
Suy giãn tĩnh mạch bàn chân là hiện tượng máu có trong hệ thống tĩnh mạch của cơ thể bị tồn đọng ở chân và không thể quay về tim theo tĩnh mạch chủ như bình thường. Tình trạng này gia tăng áp suất thủy tĩnh trong các tĩnh mạch gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
Nếu người bệnh không được điều trị đúng phương pháp, bệnh sẽ ngày càng trở nặng và lưu lượng máu từ động mạch đến chân sẽ giảm theo thời gian. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường phát triển trong lặng lẽ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng loét chân không lành, chảy máu hay thậm chí là hoại tử.
Đối tượng nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch chân
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Thế nhưng, các nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh giãn tĩnh mạch, tình trạng này có thể di truyền cho người bệnh nếu người thân (bố mẹ hoặc ông bà) từng có tiền sử trong quá khứ;
- Giới tính, theo thống kê từ nhiều bệnh viện lớn trên cả nước cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn nam giới;
- Độ tuổi, sự hình thành của bệnh suy giãn tĩnh mạch có tỷ lệ cao ở người cao tuổi. Người lớn tuổi phải đối mặt với hiện tượng lão hóa ở các cơ quan và suy giảm chức năng;
- Cân nặng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người béo phì có khả năng mắc bệnh cực kỳ cao. Lý do là vì người béo phì thường rất dễ mắc phải các bệnh lý về tim mạch dẫn đến suy giãn tĩnh mạch;
- Mang thai, thai phụ sinh đôi hoặc sinh đẻ nhiều lần cũng là đối tượng rất dễ mắc suy giãn tĩnh mạch vì tình trạng thay đổi nội tiết tố;
- Đặc thù công việc, những loại hình công việc yêu cầu phải phải đứng nhiều gây ra nhức gót chân khi đứng lâu như: giáo viên, nhân viên bán hàng, bác sĩ và văn phòng,…
Triệu chứng phổ biến của suy giãn tĩnh mạch chân
Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân là yếu tố tiên quyết giúp người bệnh phát hiện bệnh từ sớm. Bệnh thường phát triển âm thầm và triệu chứng thay đổi tùy theo giai đoạn, mức độ và từng thời điểm bệnh khác nhau.
Giai đoạn đầu
Triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với cách bệnh lý khác. Điều này gây ra tâm lý chủ quan cho người bệnh dẫn đến không điều trị kịp thời và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng nóng rát và ngứa ở vùng bị giãn tĩnh mạch. Tình trạng tê và nặng chân thường xảy ra ở phần bắp chân hay đứng lâu bị đau chân.
Ngoài ra, nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng chuột rút chân, đặc biệt là thời điểm vào buổi tối gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Những triệu chứng này càng trở nên rõ rệt qua từng ngày. Người bệnh luôn gặp tình trạng sưng và đau chân, nhất là vùng mắt cá chân.
Phát triển nặng
Các triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng hơn khi người bệnh không phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh. Khi đó, tĩnh mạch của người bệnh bắt đầu giãn nhiều, kích thước phình to với hình thù như mạng nhện. Người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy rất rõ trên bắp chân.
Người bệnh thường có cảm giác như kim châm hay kiến bò trên bắp chân của mình, phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài. Ngoài ra, khi chạm vào chỗ bị sưng thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn.
Trong một vài trường hợp, người bệnh còn gặp phải tình trạng sưng tấy ở chân hay thậm chí là nhiễm trùng. Tình trạng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vết nhiễm trùng khi người bệnh không điều trị sớm. Chúng sẽ càng loét vào sâu hơn và lây lan sang các vùng biểu bì xung quanh.
>>> Tham khảo: Hạ Kali máu – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tình trạng giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Đây có lẽ là mối quan tâm lớn nhất của nhiều người khi mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Theo như chia sẻ từ các chuyên gia, bệnh không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong mọi tình huống.
Người bệnh khi mắc phải tình trạng giãn tĩnh mạch chân sẽ luôn trong trạng thái khó chịu vì vận động trở nên tương đối khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh.
Hơn nữa, ngoại hình sẽ giảm tính thẩm mỹ vì tĩnh mạch nổi rõ trên da. Người bệnh luôn phải cẩn thận trong từng bước đi của mình vì nếu chẳng may va chạm hoặc gặp chấn thương sẽ khiến tĩnh mạch bị vỡ.
Các cục máu đông sẽ hình thành và tồn đọng ở tĩnh mạch gây ra nhiều vấn đề khá nguy hiểm. Tình trạng nhiễm trùng rất khó để điều trị khỏi hẳn vì hiện tượng lở loét.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả cao
Người bệnh khi phát hiện mình mắc phải một trong những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thì nên điều trị ngay. Bệnh nhân nên sắp xếp thời gian để thăm khám và chẩn đoán bệnh để bác sĩ tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Chẩn đoán tình trạng
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên những yếu tố nguy cơ và triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Đối với người bệnh có mô da dưới mỏng, bác sĩ có thể nhìn cũng như sờ để cảm nhận sự giãn ra của tĩnh mạch và căng nhanh hơn khi người bệnh chuyển từ vị trí nằm sang đứng.
Siêu âm tĩnh mạch chi dưới (Siêu âm Doppler tĩnh mạch)
Siêu âm sẽ cung cấp hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân một cách đầy đủ và chính xác nhất tình trạng hiện tại của người bệnh. Thông qua hình ảnh giãn tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ xác định chẩn đoán khi nhận thấy dòng trào ngược qua van tĩnh mạch.
Thời gian kéo dài hơn 0.5 giây tại tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch sâu thuộc cẳng chân hay lớn hơn 0.1 giây ở vị trí tĩnh mạch đùi khoeo. Kết quả siêu âm mạch máu chi dưới giúp xác định tổn thương tại van tĩnh mạch hiển bé, hiển lớn, tĩnh mạch sâu cũng như các van tĩnh mạch xuyên để tìm ra liệu pháp chữa trị hợp lý.
>>> Tìm hiểu: Chỉ số TSH và Ý Nghĩa Quan Trọng Trong Xét Nghiệm Tuyến Giáp
Phương pháp điều trị
Hiện nay trên thế giới và cả những nền Y học phát triển đang sử dụng các phương pháp chữa trị suy giãn tĩnh mạch chân đem lại hiệu quả cao như:
Liệu pháp xơ hóa
Tại vị trí các mạch máu bị tổn thương, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm các loại thuốc gây xơ hóa. Người bệnh sẽ duy trì tiêm nhiều mũi thuốc trị liệu với hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ. Đến khi tình trạng giãn mạch không còn nữa thì người bệnh kết thúc trị liệu. Cách này được các chuyên gia nhận xét là hữu hiệu để điều trị những tĩnh mạch nông dưới lớp da.
Laser đốt tĩnh mạch
Mục đích của liệu pháp là làm xẹp các tĩnh mạch và không còn nổi trên da bằng nguyên lý sức nóng của tia Laser. Bác sĩ sẽ thực hiện luồn các sợi Laser vào bên trong vùng tĩnh mạch bị suy giãn. Tia Laser sẽ hướng thẳng đến vị trí cần chữa trị và thực hiện kéo ra một cách từ từ để 2 thành tĩnh mạch dính lại vào nhau.
Cùng thời điểm đó, các bác sĩ kết hợp thủ thuật gây tê cục bộ và bơm tiêm xung quanh tĩnh mạch. Mục đích nhằm giảm sự ảnh hưởng của các tia Laser với các mô xung quanh cũng như hạn chế tình trạng bỏng mô và tránh biến chứng liên quan đến dây thần kinh cảm giác.
Vớ y khoa
Phương pháp không sử dụng thuốc này được ghi nhận là có hiệu quả cao và rất phổ biến trong thời gian gần đây. Vớ y khoa sẽ tạo một áp lực lan tỏa lên tất cả các bộ phận của chân, đặc điểm này phù hợp với sinh lý bình thường như:
- Bó sát vào cổ chân hơn;
- Lỏng hơn khi người bệnh bước lên;
- Bám sát mọi chuyển động của chân;
- Thúc đẩy máu theo tĩnh mạch về lại tim;
- Đẩy nhanh tuần hoàn máu;
- Giảm thiểu tối đa nguy cơ gây đông máu khi lưu lượng máu chảy chậm.
Hai trong số những đặc tính quan trọng nhất của vớ y khoa chính là đóng van tĩnh mạch và tạo ra áp suất phù hợp. Không một loại thuốc nào trên thị trường có thể thay thế và mang đến hiệu quả tương tự.
Cách phòng suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất
Theo các thông tin ở trên thì nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chân chính là hiện tượng tăng áp lực máu ở tĩnh mạch sâu vùng chân. Vì vậy, chúng ta có thể dựa vào đó để phòng suy giãn tĩnh mạch chân với các biện pháp như là:
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khẩu phần ăn hàng ngày của bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các bạn nên bổ sung tăng cường khoáng chất tự nhiên và Vitamin cũng như chất chống Oxy hóa để củng cố thành mạch. Đồng thời, hạn chế nguy cơ giãn mạch. Mọi người nên duy trì mốc cân nặng phù hợp và thực hiện giảm cân khi béo phì. Cơ thể nên được bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế độ sinh hoạt, thói quen sinh hoạt xấu cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh nên cần được cải thiện với các thói quen:
- Các bạn không nên mặc quần áo quá chất hay bó sát vào cơ thể hay là chân;
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới nên chị em lưu ý lựa chọn giày có đế mềm và gót thấp. Nếu phải sử dụng cao gót nhiều, chị em nên cố gắng giữ cân bằng khi bước để trọng lượng đều trên 2 chân.
- Tư thế nằm và ngồi cũng tương đối quan trọng nhưng rất ít người chú ý đến. Nhiều chuyên gia khuyến nghị nên kê chân cao hơn tim khoảng 15 – 20cm khi nằm để giúp máu lưu thông về tim ổn định hơn. Chúng ta cũng không nên ngồi xổm hoặc vắt chéo chân mà nên ngồi đúng tư thế với ghế có chiều cao phù hợp.
- Không nên mang vác vật nặng, thường xuyên mang vác vật nặng ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp và gây ra lực ép lớn lên các tĩnh mạch chân vì lượng máu dồn xuống chân lớn.
- Luyện tập thói quen đi lại, con người hiện đại ngày càng lười vận động, đi lại cũng như tập thể dục. Các bạn nên tập cho mình thói quen đi lại và chơi thể thao thường xuyên để máu ở chân lưu thông tốt hơn.
>>> Đọc thêm: Bị rụng tóc nhiều là bệnh gì? Làm sao để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc hiệu quả
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh suy giãn tĩnh mạch chân
Người bệnh giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe?
Đạp xe là môn thể thao rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch, nó giúp ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của bệnh. Người bệnh nên đạp xe ở mức độ vừa phải với quãng đường phù hợp, tuyệt đối không nên cố gắng đạp thật mạnh và di chuyển trong quảng đường xa.
Tôi bị suy giãn tĩnh mạch có chạy bộ được không?
Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị rằng người bệnh chạy bộ với tần suất cao sẽ gây hại đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh tình có khả năng tiến triển phức tạp hơn. Lý giải là vì chạy bộ làm cho áp suất trong lòng tĩnh mạch tăng lên.
Áp lực lớn từ máu sẽ đặt thành mạch vào tình trạng quá tải và khiến cho tĩnh mạch càng bị suy giãn với cường độ nhiều hơn. Thay vì chạy bộ, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng, cách luyện tập này mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.
Tổng hợp các cách giảm đau chân khi đứng nhiều
Nếu bạn muốn giảm đau chân khi đứng nhiều thì có thể áp dụng các mẹo sau:
- Chọn cỡ giày vừa chân;
- Kéo giãn chân khi có cơ hội;
- Hãy ngồi nhiều hơn;
- Thường xuyên cử động đầu ngón chân;
- Ngâm chân trong nước ấm;
- Massage chân bằng bóng Tennis;
- Sử dụng đế lót định hình cho giày;
- Dùng máy massage chân.
Viêm tĩnh mạch chân có quan hệ gì với suy giãn tĩnh mạch chân hay không?
Viêm tĩnh mạch chân và suy giãn tĩnh mạch chân đều là những bệnh lý mạch máu ngoại biên. Triệu chứng của hai bệnh lý này có phần giống nhau khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Bệnh viêm tĩnh mạch chân thường có 2 dạng chính là: viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu.
Viêm tĩnh mạch nông không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng đừng vì thế mà trở nên chủ quan. Bệnh tình kéo dài gây ra viêm tắc ở tĩnh mạch sâu cực kỳ khó chữa trị, người bệnh có thể bị phù ở chân và cục thuyên tắc có xu hướng về phổi gây tắc động mạch dẫn đến tử vong.
>>> Xem thêm: Rối loạn chuyển hóa lipid – Căn bệnh nguy hiểm cần phòng tránh
Kết Luận
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến các bạn những thông tin bổ ích về tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Giờ đây chắc hẳn bạn đã hiểu khái niệm của tình trạng này cũng như nguyên nhân, triệu chứng đứng lâu bị mỏi chân và cách điều trị hiệu quả.
Chúng tôi hi vọng thông qua bài viết này, độc giả đã hiểu rõ hơn về tình trạng này để có cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả và phát hiện bệnh sớm để tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu nhất.