Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi – Cơn ác mộng của nhiều gia đình

Chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi mang đến rất nhiều ảnh hưởng cho công việc cũng như đời sống của nhiều gia đình. Tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ thường thấy ở nhiều lứa tuổi, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất là người lớn tuổi và đặc biệt là phụ nữ.

Theo tỷ lệ thống kê hằng năm, có đến khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc chứng mất ngủ. Vậy mất ngủ trong thời gian dài có nguy hiểm không? và nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này? Độc giả hãy cùng Hormonetuyengiap.com tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Khái niệm chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể và sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào nếu không ngủ đủ giấc:

Vai trò của giấc ngủ

Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể chúng ta cũng như sức khỏe toàn diện thì giấc ngủ đóng một vai trò tối quan trọng:

  • Sau một ngày dài làm việc căng thẳng, mệt mỏi thì chúng ta cần được nghỉ ngơi để giảm thiểu tình trạng quá tải. Não sẽ được thư giãn trong lúc chúng ta ngủ, đây là một trạng thái ức chế toàn cơ thể (gồm hệ thần kinh trung ương và các giác quan). Năng lượng sẽ được sạc đầy cho ngày dài tiếp theo.
  • Nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và tái tạo trong lúc ngủ, chúng ta sử dụng rất ít nguồn năng lượng khi ngủ. Vì vậy, quá trình tái tạo và hồi phục diễn ra nhanh chóng. Chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái và tràn đầy năng lượng sau một giấc ngủ ngon.

Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy giấc ngủ có vai trò như thế nào đối với sức khỏe. Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, sẽ không đủ thời gian để tái tạo và hồi phục. Tình trạng tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm cơ thể suy nhược và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi

Ng..ười thường xuyên mất ngủ (hay khó ngủ) sẽ xuất hiện những dấu hiệu phổ biến như: khó để bắt đầu ngủ, giấc ngủ không duy trì, chập chờn và thức dậy sớm. Người không thấy khỏe sau khi ngủ và rất khó để ngủ lại, thường nằm trằn trọc đến lúc sáng.

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân lớn tuổi thường xuất hiện tình trạng đảo lộn giấc ngủ. Đối với tình trạng này, người bệnh sẽ ngủ vào ban ngày thay vì ban đêm như bình thường. Có người thậm chí không ngủ được cả ngày lẫn đêm. Người bệnh có thể làm việc bình thường và rất tỉnh táo vào ban đêm.

  >>> Tham khảo thêm: Muối Iot là gì? Muối Iot mang lại những lợi ích gì cho cơ thể?    

Nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, trong đó có 2 triệu chứng phổ biến như đã giới thiệu là: đảo lộn giấc ngủ và mất ngủ.

Rối loạn mất ngủ

Tình trạng mất ngủ diễn ra thường là do nguyên nhân môi trường, không yên tĩnh hay sử dụng các chất kích thích như: cà phê, nước ngọt và trà,… Hoặc đang sử dụng một số loại thuốc là Amphetamin cũng như Methylphenidate,…

Nếu một vài người thường xuyên uống một ít rượu trước khi ngủ ngưng đột ngột cũng gây ra tình trạng mất ngủ. Đồng thời, bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần mà đột nhiên ngưng cũng gây ra tình trạng này.

Người trên 60 tuổi có hiện tượng ngưng thở khi ngủ (chiếm 25 – 35%) và mắc bệnh béo phì, thường là nam giới. Đặc biệt, những người có triệu chứng sa sút tâm thần rất dễ bị mất ngủ. Hơn nữa, người lớn tuổi thường mất ngủ bởi các cơn đau mãn tính ở cột sống hay khớp vì bệnh thoái hóa khớp hay loãng xương,…

Bên cạnh đó, những yếu tố khác còn gây ra tình trạng mất ngủ, cụ thể như là:

  • Dị ứng vào ban đêm;
  • Các tình trạng khó thở khi ngủ: hen xuyễn, suy tim,…
  • Hội chứng co giật chân trong lúc ngủ – hội chứng chân không yên;
  • Suy tim;
  • Nhịp tim rối loạn (dạng ngoại tâm thu);
  • Trào ngược thực quản;
  • Tiểu đêm nhiều lần: tiểu đường hay u xơ tiền liệt tuyến,…
  • Bệnh nội tiết tố: cường tuyến giáp trạng, hội chứng Cushing,…

Người cao tuổi đang sử dụng các loại thuốc chữa trầm cảm, cao huyết áp (tác động lên hệ thần kinh trung ương)… cũng gây ra chứng mất ngủ. Trầm cảm là nguyên nhân gây ra mất ngủ – nhất là lúc gần sáng, ở người trung niên và cao tuổi.

Giấc ngủ đảo lộn

Nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng hoạt động tại não xảy ra bởi quá trình lão hóa hoặc sau một lần tai biến mạch máu não hay là một cơn “bạo bệnh”. Tình trạng này xảy ra vì các chức năng não không còn hoạt động như bình thường.

Nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Nguyên nhân khác

Song song với những nguyên nhân đã nêu ở trên, chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi còn xảy ra bởi:

  • Môi trường ô nhiễm tiếng ồn hay không thơm tho, sạch sẽ;
  • Chỗ ngủ không thoáng mát và chật chội, không thoải mái.
  • Ngủ không đúng giờ giấc thông thường và chế độ ăn thiếu chất,…

Triệu chứng phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Một vài triệu chứng được cho là thường thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi mắc chứng rối loạn giấc ngủ:

  • Rối loạn tâm lý, trong người cảm thấy rất buồn ngủ nhưng lên giường lại liên tục nghiêng qua nghiêng lại. Người trằn trọc, mắt nhắm nhưng trong đầu suy nghĩ lộn xộn, từ chuyện này sang chuyện khác và rất khó chìm vào giấc ngủ.
  • Rối loạn hô hấp, trong tình trạng ngủ say giấc, người bệnh thường ngáy to và không đều trong nhịp thở. Hơn nữa, có một thời gian ngưng thở và thở lại nhưng nhịp thở không đều so với thông thường.
  • Co giật tay chân hay nghiến răng, người bị rối loạn giấc ngủ thường nghiến chặt hàm răng và phát ra tiếng động lớn dù có giấc ngủ sâu. Đồng thời, chân tay thường trong trạng thái co giật theo từng đợt.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nhiều và đặc biệt là hoạt động nhận thức. Các hoạt động như: tiếp nhận thông tin, phân tích, phán đoán và xử lý công việc bị gián đoạn. Điều này gây ra nhiều hệ lụy về chất lượng cuộc sống của người bệnh và các thành viên trong gia đình.

Người bệnh có tình trạng rối loạn giấc ngủ diễn ra trong thời gian dài sẽ phát sinh các triệu chứng khác như: bần thần, dễ cáu gắt, hay quên, chán ăn, chóng mặt, không còn minh mẫn và bi quan,… Vì quá trình phục hồi sức khỏe không hiệu quả, dẫn đến tình trạng suy nhược.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây giảm thiểu hiệu quả hoạt động, cũng như suy nhược thần kinh. Mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo triệu chứng rối loạn tâm thần. Hiện tượng này kéo dài thì cần được xem xét như một tác nhân dẫn đến ý nghĩ tự sát.

 >>> Có thể bạn quan tâm: Việc cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Hiện nay, cùng với sự phát triển của Khoa học – Công nghệ, tình trạng mất ngủ đã có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp tiên tiến. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải tuân thủ đúng theo các phương pháp điều trị trong thời gian dài để thấy hiệu quả:

Tránh xa chất kích thích

Sau 13 giờ hoặc 14 giờ chiều, người bệnh không nên sử dụng thức uống có Caffeine, ví dụ: sô-cô-la, trà, cà phê và các loại nước tăng lực có gas,… Nếu người bệnh nhảy cảm với Caffeine thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Hoạt chất Caffeine có khả năng ức chế hoạt động của Adenosin do não tiết ra để đưa con người vào giấc ngủ. Hơn nữa, người bệnh cũng nên kiêng uống rượu (không hơn 1 ly/ngày) và tốt nhất không nên uống trước 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Rượu và thuốc lá (có chứa Nicotin) là hai loại gây khó ngủ và giấc ngủ không được sâu. Đặc biệt, rượu còn khiến chúng ta khó thở hơn trong lúc ngủ. Người bệnh tuyệt đối nên tránh xa những chất kích thích này để hạn chế tình trạng mất ngủ.

Ngủ trưa

Người cao tuổi trong tình trạng thiếu ngủ vì tình trạng rối loạn nên có một giấc ngủ vào buổi trưa, thời lượng tương đối ngắn từ 15 – 20 phút là đủ. Khoảng thời gian này vừa đủ để giúp duy trì sự tỉnh táo trong một thời gian ngắn.

Thể dục thể thao

Giấc ngủ của người bệnh trở nên sâu hơn, nhanh hơn và đặc biệt không bị giật mình vào ban đêm khi chỉ cần thường xuyên đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội. Dù vậy, người bệnh không nên tập thể dục trước từ 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Xây dựng lịch ngủ hợp lý

Đồng hồ sinh học của người bệnh sẽ được đồng bộ hóa với một lịch đi ngủ đều đặn và đúng giờ. Thời gian đi ngủ, ngủ trong bao lâu và thức dậy mỗi sáng đúng như kế hoạch đề ra ban đầu và lặp lại hàng ngày.

Phòng ngủ là nơi cá nhân

Phòng ngủ là không gian dành riêng cho mỗi người, chính vì vậy mà người cao tuổi nên biến đổi nó theo sở thích của mình. Người cao tuổi nên giữ phòng trong trạng thái sạch sẽ, yên tính và không có ánh sáng khi ngủ. Giường nệm thoải mái và nên đọc sách hoặc ngồi thiền trước khi bước vào giấc ngủ.

Chế độ ăn uống khoa học

Bữa ăn tối nên cách thời gian đi ngủ một vài giờ đồng hồ. Người cao tuổi nếu cảm thấy đói thì nên ăn các bữa nhẹ với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: ngũ cốc, bánh mì nướng cùng với mức, sữa hay sữa chua,…

Từ bỏ thói quen xem đồng hồ

Thói quen hay xem đồng hồ và ngồi nhìn mỗi phút giây trôi qua sẽ khiến người lớn tuổi khó đi vào giấc ngủ. Chính vì lý do đó, các bạn nên hạn chế đặt đồng hồ đối diện với người bệnh, nên xoay nó ngược lại và người bệnh nên hạn chế thói quen không tốt này.

Thư giãn trước khi ngủ

Người già nên tránh để tinh thần căng thẳng bởi áp lực từ công việc hay trong đời sống. Thay vào đó, nên thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, thiền hay các sở thích cá nhân mà mình cảm thấy thoải mái.

Thư giãn trước khi ngủ

Không uống nhiều nước

Một điều người cao tuổi cần chú ý nữa là hạn chế uống nước nhiều trước khi ngủ để giảm thiểu tình trạng tiểu đêm. Tốt nhất là không nên uống bất kỳ loại nước nào trong khoảng từ 2 – 3 tiếng trước khi ngủ nếu không muốn giấc ngủ bị gián đoạn.

Thuốc an thần

Người bệnh sau khi đã thực hiện điều chỉnh bằng các phương pháp đã nêu ở trên nhưng tình trạng rối loạn giấc ngủ vẫn kéo dài. Lúc này, các bạn nên đến thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và có phương thức chữa bệnh phù hợp.

Đối với người mắc chứng rối loạn giấc ngủ lâu ngày không khỏi thì có thể sử dụng thuốc an thần. Tuy nhiên, nên sử dụng với hàm lượng thấp ban đầu, sau đó giảm dần và ngưng hẳn khi giấc ngủ trở lại bình thường. Việc sử dụng loại thuốc gì và hàm lượng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

 >>> Tham khảo ngay: Bệnh suy giáp là gì? Triệu chứng và cách điều trị suy giáp hiệu quả

Hướng dẫn cách ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc tình trạng rối loạn giấc ngủ cao nhất theo ghi nhận. Nữ giới chuyển sang tuổi trung niên thường đối mặt với các căng thẳng tâm lý với nhiều lý do liên quan đến gia đình (con cái rời xa, nhiều biến cố,…) và công việc dẫn đến giấc ngủ bị rối loạn.

Giấc ngủ chập chờn, khó duy trì và không sâu thường là một vòng tròn lẩn quẩn dẫn đến nhiều biến chứng của rối loạn giấc ngủ như trầm cảm, rối loạn tâm lý. Chính vì vậy mà các bạn nên biết và hiểu được cách ngăn ngừa tình trạng này.

cách ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Các bạn có thể thực hiện theo các phương pháp ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi để đảm bảo chất lượng cuộc sống:

  • Xây dựng, thực hiện thói quen sinh hoạt, ăn uống phù hợp với độ tuổi của mình trong thời gian dài. Cơ thể nên bổ sung nhiều cá và rau xanh thay cho việc tiêu thụ thịt. Đồng thời, người bệnh nên kiêng ăn mặn và chất béo có hại cho sức khỏe.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục hằng ngày nhưng tránh gắng sức.
  • Đi ngủ sớm đúng theo lịch giấc ngủ đã lập.
  • Tinh thần luôn trong trạng thái vui vẻ, thoải mái và không nên căng thẳng trong thời gian dài.

Lời Kết

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống nếu kéo dài. Đồng thời, các biến chứng về suy nhược thần kinh cũng như bệnh lý nghiêm trọng rất khó kiểm soát.

Do đó, người bệnh cũng như người nhà nên theo dõi tình hình bệnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên để cải thiện tình trạng. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học để tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.

Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết trên đã giúp các bạn sáng tỏ về tình trạng rối loạn mất ngủ ở người cao tuổi. Các bạn nếu đang hoặc có người nhà mắc phải tình trạng này thì tuyệt đối không nên chủ quan, nên chủ động điều trị để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

     >>> Đọc ngay: Hạ Kali máu – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *