Rối loạn điện giải là một hội chứng phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay. Việc ăn uống không đúng phương pháp gây ra thay đổi bất thượng về nồng độ các chất điện giải. Nhiều triệu chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Chính vì thế, bài viết ngày hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình trạng rối loạn điện giải. Tất cả thông tin trong bài đều đã được kiểm chứng và tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín!
Chất điện giải là gì? – Khái niệm tình trạng rối loạn điện giải
Chất điện giải bao gồm các hoạt chất hòa tan được trong dịch cơ thể và tạo ra Ion mang điện tích âm hoặc dương. Những khoáng chất này có ý nghĩa vô cùng thiết yếu với cơ thể. Vì chất điện giải hỗ trợ thực hiện các chức năng về thần kinh, bình ổn lượng dịch ở cơ thể, pH máu và huyết áp, cơ bắp.
Hiện tượng rối loạn điện giải khả năng xảy ra rất cao ở người có chế độ dinh dưỡng không cân đối (quá mặn, quá nhạt hay thường xuyên uống nước có gas,…). Những bệnh lý toàn thân hay người đang đau có nguy cơ cao. Phổ biến nhất là tình trạng rối loạn ở nhóm chất điện giải với 2 khoáng chất đặc trưng là Kali và Natri.
Triệu chứng của người bệnh rối loạn điện giải
Triệu chứng rối loạn điện giải thường ít xuất hiện khi tình trạng nhẹ. Trừ trường hợp, bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu. Dấu hiệu sẽ trở nên rõ ràng và trầm trọng hơn khi bệnh trở nặng với các triệu chứng:
- Yếu cơ bắp;
- Mỏi mệt cơ thể;
- Thờ ơ, lú lẫn và nhức đầu;
- Nóng tính và rất dễ cáu bẳn;
- Co giật và chuột rút;
- Cảm giác ngứa râm ran và tê dại;
- Buồn nôn hay nôn, đau bụng và có thể bị tiêu chảy hay táo bón cấp;
- Nhịp tim rối loạn với tim đập không đều hay nhanh.
Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời khi xuất hiện triệu chứng khác thường trên. Nếu can thiệp trễ, người bệnh có nguy cơ mất mạng bởi tình trạng rối loạn điện giải.
Những tình trạng phổ biến của hội chứng rối loạn điện giải
Hội chứng rối loạn điện giải sẽ gây ra nhiều tình trạng khác nhau gây ảnh hưởng đến người bệnh. Những triệu chứng phổ biến này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân riêng biệt và để lại hậu quả khác nhau:
Rối loạn Natri
Nguyên tố Natri cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, chúng có chức năng cân bằng Acid – Base, duy trì thể tích huyết tương, dẫn truyền xung động thần kinh và các chức năng của tế bào bình thường.
Hàm lượng Natri rất dồi dào trong muối ăn. Sự trao đổi Natri bên trong và ngoài tế bào giúp đổi mới liên tục Na trong tế bào. Người bệnh cân bằng được Natri trong khẩu phần ăn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều. Nồng độ Natri bình thường trong máu rơi vào tầm 135 – 145 mmol/l.
Tăng nồng độ
Nồng độ Ion Natri cao trong máu sẽ làm tăng Natri trong máu. Người bệnh có cảm giác yếu, ăn không ngon, khát và buồn nôn trong thời gian đầu. Triệu chứng sẽ tiến triển nặng hơn với các biểu hiện nguy hiểm: chảy máu trong hoặc xung quanh phần nào, co giật cơ.
Giảm nồng độ
Những trường hợp rối loạn điện giải thường gặp hiện tượng giảm nồng độ Natri trong máu. Nguyên nhân gây ra thường thấy nhất là:
- Thất thoát muối nhiều bằng nước tiểu, đường tiêu hóa hay mồ hôi (tiêu chảy, ra mồ hôi nhiều, nôn, say nắng,…);
- Người bệnh bị thiểu năng vỏ thượng thận;
- Suy thận;
- Ống thượng thận bị tổn thương nặng;
- Người bệnh đang sử dụng thuốc lợi tiểu trong quá trình điều trị;
- Tiết hormone ADH quá mức khiến cơ thể giữ nước và giảm sút nồng độ Na trong máu (Hội chứng SIADH).
Triệu chứng lâm sàng ở hiện tượng giảm Natri máu gồm:
- Phù;
- Ngất;
- Niêm mạc khô;
- Giảm huyết áp ở tư thế đứng;
- Khát;
- Hoa mắt;
- Nhịp tim nhanh.
Hậu quả của tình trạng này gây ra cho người bệnh được tổng hợp:
- Khối lượng máu giảm và gia tăng đáng kể lượng nước trong tế bào gây nhược trương dịch gian bào;
- Bệnh lý trụy tim mạch vì giảm huyết áp, suy thận gây ra bởi thiểu niệu hay thậm chí nặng có thể gây phù não,…
>>> Đọc thêm: Kỹ thuật chụp CT là gì? Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?
Rối loạn Kali huyết tương
Tương đồng với Natri, Kali là một trong những khoáng chất thiết yếu, nhất là hệ tim mạch trong cơ thể. Kali có mối quan hệ chặt chẽ với: sự dẫn truyền, nhịp tim cũng như tính hưng phấn ở cơ tim. Thêm vào đó, Kali còn là yếu tố hỗ trợ cân bằng điện giải và nước. Đồng thời, duy trì các chức năng của cơ bắp, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa.
Không dừng lại ở đó, khoáng chất Kali hỗ trợ chuyển hóa Glucose sang Glycogen (năng lượng giúp cơ thể hoạt động và duy trì trong thời gian dài) và sản xuất Protein. Một người bình thường sẽ có nồng độ Kali khoảng 3,5 – 5 mmol/l trong máu.
Người bệnh có thể bổ sung thêm Kali thông qua các loại trái cây và rau củ như: chuối, khoai lang hay củ cải,… vào thực đơn thường nhật. Hậu quả của việc rối loạn Kali cũng để lại nhiều hệ lụy khó chịu cho người bệnh.
Tăng Kali
Nguyên nhân gây nên hiện tượng tăng Kali trong máu thông thường là do bỏng nặng, tiêu cơ vân, tan máu, suy vỏ thượng thận, sốc phản vệ, chấn thương nặng, bệnh lý suy thận hay nhiễm toan.
Tỷ lệ xuất hiện tình trạng tăng Kali tương đối phổ biến ở các ca bệnh rối loạn điện giải. Người bệnh không được chữa trị kịp thời rất dễ tử vong.
Giảm Kali
Hiện tượng này có thể là hậu quả của quá trình dịch chuyển Ion K+ tại tế bào, đào thải Kali ngoài thận hay qua thận theo cách không bình thường. Người bệnh hay nhịn ăn, điều trị bằng Cortisol (thời gian dài), kém hấp thu, uống thuốc lợi tiểu lâu năm cũng dễ mắc phải.
Việc giảm hàm lượng Kali trong máu sẽ gây ra các triệu chứng thông thường:
- Tiêu chảy và chướng bụng;
- Suy nhược;
- Nhịp tim đập chanh, nặng hơn là ngưng tim;
- Một vài tổn thương ở những cơ quan chức năng khác, tiêu biểu là thận.
- Nhược cơ – yếu cơ;
- Phản xạ giảm;
- Run rẩy tay chân;
- Ban đêm đi tiểu nhiều lần.
Chẩn đoán rối loạn điện giải như thế nào?
Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu căn bản để có kết quả về nồng độ chất điện giải trong máu. Việc chẩn đoán rối loạn còn tham khảo đến chức năng hiện tại của thận.
Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra thể chất người bệnh hay tiến hành xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác hơn. Trường hợp nghi ngờ rối loạn điện giải sẽ được củng cố và đưa ra nhận định cuối cùng. Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi xét nghiệm bổ sung.
Theo như tài liệu y khoa, hàm lượng của một vài chất điện giải tăng hoặc giảm sẽ tác động đến khả năng phản xạ của cơ thể. Do đó, bác sĩ có thể kiểm tra thêm khả năng phản xạ. Ngoài ra, tình trạng nhịp tim không đều bắt nguồn từ rối loạn điện giải được kiểm tra chính xác hơn khi thực hiện xét nghiệm điện tâm đồ (EKG hay ECG).
Phương pháp điều trị rối loạn điện giải hiệu quả cao
Bác sĩ căn cứ vào loại rối loạn điện giải và mức độ nghiêm trọng của bệnh để cân nhắc và lựa chọn biện pháp điều trị hợp lý nhất. Những biện pháp chữa trị đều chung mục đích cân bằng nồng độ các chất điện giải. Thông tin cụ thể như sau:
Truyền dịch tại tĩnh mạch
Phương truyền dịch tĩnh mạch (IV) phổ biến nhất là Natri Clorua có tác dụng bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể. Liệu pháp này được áp dụng ở người bệnh mất nước với nguyên nhân tiêu chảy hay nôn mửa. Để điều chỉnh sự hao hụt, chất điện giải có thể được bổ sung vào trong chất lỏng (IV).
Thời gian hồi phục sự cân bằng các chất điện giải sẽ diễn ra nhanh chóng ở những loại thuốc IV đặc biệt. Hơn nữa, các tác động tiêu cực khi điều trị bằng phương pháp khác sẽ không ảnh hưởng đến người bệnh. Những loại thuốc truyền dịch có thể sử dụng gồm: Magie Clorua, Kali Clorua hay Caxin Gluconate.
>>> Có thể bạn quan tâm: WP Thyroid – Cách dùng, liều lượng, tác dụng phụ và tương tác thuốc
Tăng cường khoáng chất với thực phẩm
Người bệnh mắc chứng rối loạn điện giải mãn tính, đặc biệt bệnh nhân mắc bệnh thận, sẽ được áp dụng phương pháp này. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, chất bổ sung hoặc thức uống sẽ được tùy chỉnh phù hợp bao gồm:
- Magie Oxit (MgO);
- Kali Clorua (KCl);
- Canxi (Carbonate, Lactare, Gluconate hay Citrate);
- Chất kết dính Phosphate như: Lanthanum và sevelamer Hydrochloride.
Thời gian hiệu quả của thuốc có thể diễn ra trong ngắn hạn hay dài hạn là phụ thuộc vào nguồn gốc ra rối loạn. Sau khi nồng độ các chất điện giải về mốc bình thường, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Chạy thận nhân tạo
Kỹ thuật chạy thận nhân tạo dựa trên nguyên lý sử dụng máy móc để tiến hành lọc máu cho người bệnh. Những chất thải từ trong máu sẽ được loại bỏ hoàn toàn và lọc khỏi cơ thể. Người bệnh bị rối loạn vì tổn thương thận một cách đột ngột, đồng thời hiệu quả mang lại từ các liệu pháp khác hầu như bằng không.
Mặt khác, nếu tình trạng rối loạn điện giải có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh, bác sĩ có thể thực hiện lọc thận nhân tạo cho người bệnh. Nên được cấp cứu nhanh để bảo toàn tính mạng bệnh nhân.
Xét nghiệm điện giải đồ là gì?
Kỹ thuật xét nghiệm điện giải đồ là loại hình kiểm tra giúp định lượng hàm lượng các chất Ion điện giải hiện có trong cơ thể. Thông qua những chỉ số kết quả, mức độ điện giải sẽ được xác định theo mức cao, thấp, bình thường hay bất bình thường.
Đồng thời, chỉ số này tác động đến sức khỏe tổng quan của người bệnh như thế nào. Kết quả xét nghiệm điện giải đồ đóng vai trò rất lớn trong việc chẩn đoán và điều trị chứng rối loạn. Những bệnh lý liên quan khác cũng được tham khảo tối đa.
Thời điểm khi nào cần làm xét nghiệm điện giải?
Chỉ định xét nghiệm điện giải đồ sẽ được bác sĩ thông báo khi người bệnh xuất hiện biểu hiện rối loạn điện giải. Những triệu chứng đi kèm như: tim đập bất thường, tuần hoàn máu kém, mất nước và hoa mắt chóng mặt,…
Để phục vụ mục đích đánh giá, phân loại bệnh cấp hay mãn tính ở những bệnh nhân đã phát hiện tình trạng bệnh từ trước. Vấn đề ảnh hưởng từ thuốc điều trị cũng được xem xét. Chỉ số định lượng chi tiết ở các chất điện giải được hiển thị rõ ràng trong xét nghiệm điện giải đồ.
Bác sĩ dựa vào đó để xác nhận chuẩn xác tình trạng hiện tại của người bệnh để tìm ra phương pháp điều trị. Hơn nữa, xét nghiệm điện giải đồ còn được chỉ định để theo dõi các bệnh lý về: tăng huyết áp, thận, suy tim và bệnh lý về gan.
>>> Tham khảo ngay: Armour Thyroid – Chiết xuất hormone tuyến giáp tự nhiên hiệu quả cao
Các chỉ số trong xét nghiệm điện giải đồ có ý nghĩa như thế nào?
Kết quả hiển thị của các chỉ số chất điện giải trong xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình hình rối loạn. Thêm vào đó, nguyên nhân gây ra sẽ được xác nhận cụ thể và có hướng điều trị chuẩn xác nhất với các chỉ số: K+, Na+, HCO3– và Cl–.
Chỉ số Na+
Thông thường sẽ có hai trường hợp xảy ra khi nồng độ Natri trong máu lệch ra khoảng 135 – 145 mmol/l. Tình trạng tăng Natri trong máu thường có các triệu chứng kín đáo ở người cao tuổi. Đồng thời, thường hay gia tăng áp lực thẩm thấu kèm theo.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giảm Na+ thường thấy nhất đều liên quan đến áp lực thẩm thấu huyết tương theo từng trường hợp:
- Lớn hơn 290 mOsmol/l vì truyền dịch ưu trương (Mannitol) hay tăng đường máu;
- Trong khoảng 280 – 290 mOsmol/l, tăng Protin máu và Lipid máu (giả hạ Natri máu);
- Nhỏ hơn 280 mOsmol/l
Xét nghiệm cho thấy nồng độ Na+ niệu cao hơn 20 mmol/l, cho thấy hiện tượng thất thoát Na qua thận thường gặp vì dùng thuốc lợi tiểu, suy thận thể còn nước tiểu, sau khi giải quyết tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh thận kẽ,…
Trường hợp hàm lượng Na+ thấp hơn 15mmol/l có nghĩa là Na hao hụt ngoài thận thường là mất qua da (bỏng, mồ hôi), chấn thương hay qua tiêu hóa (nôn, mất ở khoang thứ 3, tiêu chảy, rò tiêu hóa).
Chỉ số K+
Như thông tin đã giới thiệu, chỉ số thông thường của Ion Kali là từ 3.5 – 4.5 mmol/l hỗ trợ tạo áp suất thẩm thấu cho nội bào và hình thành chủ yếu ở khu vực tế bào. Chúng đóng vai trò hết sức quan trọng ở việc dẫn truyền hoạt động Enzym, thần kinh,…
Hàm lượng Kali huyết tương điều tiết hoạt động của nhịp tim và cơ tim với hai trường hợp phổ biến:
- Thấp hơn 3.5 mmol/l, gây ra giảm Kali với những triệu chứng tiểu tiện đêm, phản xạ kém,…
- Cao hơn 4.5 mmol/l, xuất hiện triệu chứng liên quan đến tăng Kali như nhịp tim chậm, tiêu chảy hay ngưng tim,…
Chỉ số Cl–
Người bình thường sẽ có mức Clo ổn định ở mức 90 – 110 mol/l. Chất điện giải Clo là một Anion chính thuộc dịch ngoại bào, giúp tạo nên áp suất thẩm thấu trong cơ thể cùng với các loại Ion khác.
Điện giải Clo còn hỗ trợ duy trì ổn định trung hòa điện tích thông qua cách đối trọng với Cation (Natri). Vì thế, nồng độ Natri thay đổi sẽ dẫn đến nồng độ Clo thay đổi theo tỷ lệ thuận với nhau.
Clo máu tăng lên
Nguyên nhân chính:
- Ưu năng vỏ thượng thận;
- Mất nước nguy cấp;
- Đái tháo nhạt;
- Suy thận cấp tính;
- Áp lực thẩm thấu tăng ở bệnh tiểu đường.
Clo máu giảm xuống
Nguyên nhân chủ yếu:
- Mất muối;
- Thói quen ăn nhạt;
- Thiểu năng tại vỏ thượng thận;
- Những loại nhiễm trùng cấp.
Lời Kết
Như vậy là bài viết trên đã giới thiệu đến độc giả toàn bộ thông tin về rối loạn điện giải. Những thông tin về khái niệm, triệu chứng và phương pháp điều trị đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiệu chứng này.
Người bệnh không nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Nên thường xuyên thăm khám và tiến hành xét nghiệm để phát hiện các tình trạng rối loạn điện giải. Trong một vài trường hợp, không được cấp cứu kịp thời sẽ gây mất mạng ở người bệnh.
>>> Đọc ngay: Myxedema là gì? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị