Phình giáp lan toả – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tuyến giáp là tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone cho cơ thể, mỗi yếu tố bất thường của tuyến giáp sẽ là dấu hiệu cho một bệnh lý xuất hiện. Triệu chứng cơ bản nhất để nhận ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp đó là phần cổ, họng. Vậy cổ phình to là bệnh gì? Đây là các dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về phình giáp, bướu nhân tuyến giáp

Phình giáp lan toả

Phình giáp lan toả là một trong những những bệnh tuyến giáp thường gặp. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến các thông tin liên quan đến bướu giáp bệnh học để bạn có thể ngăn ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời.

Phình giáp lan toả là bệnh gì?

Phình giáp là hiện tượng mô tuyến giáp phát triển vượt quá mức cho phép, khiến cho vùng cổ của bệnh nhân phình to bất thường. Phình giáp làm người bệnh cảm thấy khó chịu, khó nuốt, khó thở,… Mặc dù đây là bệnh tuyến giáp lành tính, tuy nhiên phình tuyến giáp gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ của người bị bệnh.

Phình giáp gồm có 3 dạng chính:

  • Dạng nhân
  • Dạng lan toả
  • Dạng đơn thuần

cổ phình to là bệnh gì

Bệnh phình giáp lan toả được xem là giai đoạn đầu tiên của phình giáp đơn thuần, là tình trạng tuyến giáp phình to ra cả 2 bên có khi nặng tới 1000g thuần nhất, đơn dạng.

  • Phình giáp keo: Mật độ mềm, diện cắt nhầy, bóng do có nhiều chất keo.
  • Phình giáp mô chủ: Mật độ rắn, diện cắt không nhầy, giống mô giáp bình thường.

Dưới đây là các triệu chứng cơ bản của bệnh phình giáp lan toả mà mọi người cần chú ý:

  • Cổ sưng: Bạn cảm giác được cổ mình có hiện tượng bị sưng lên, khó nói, nuốt rất khó chịu,… Đó có thể là dấu hiệu của phình tuyến giáp hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
  • Thay đổi về da, tóc: Khi bị phình tuyến giáp, bạn sẽ nhận thấy da và tóc có sự thay đổi rõ rệt. Thường thì da sẽ nhạy cảm hơn, tóc gãy rụng rất nhiều.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Phình giáp lan toả là bệnh liên quan đến vấn đề nội tiết, vì thế nó ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Hồi hộp, lo âu: Tâm lý người bệnh về tuyến giáp luôn trong trạng thái hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, tim đập nhanh,… khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất mà phần lớn bệnh nhân phình giáp lan toả gặp phải:

  • Thiếu hụt iot trong chế độ ăn uống của mình.
  • Ăn quá nhiều thức ăn có chứa goitrogens chẳng hạn như súp lơ, bắp cải.
  • Do sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại khiến tuyến giáp bị viêm nhiễm và sưng đau.
  • Triệu chứng ban đầu của một số bệnh lý như Hashimoto, Graves, ung thư tuyến giáp,…

bướu nhân tuyến giáp

Quá trình điều trị phình giáp lan toả sẽ phục thuộc vào mức độ phình giáp cũng như căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, khi mọi người phát hiện hoặc đang gặp các dấu hiệu kể trên, hãy nhanh đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm hơn.

Tìm hiểu về bướu giáp lan tỏa

Bướu giáp là hiện tượng bất thường trong quá trình phát triển kích thước của tuyến giáp. Trong một vài trường hợp đặc biệt, mọi người có thể sờ thấy khối nhỏ, tròn cứng hay mềm trong bướu trên cổ mình. Nếu là bướu nhỏ, đa phần được bác sĩ chẩn đoán là bướu giáp nhân. Còn nếu bướu to đều các thuỳ giáp, người ta sẽ gọi là bướu giáp lan toả.

Bướu giáp lan toả là sự to đều ở cả hai thuỳ của tuyến giáp một cách đều đặn. Cũng vì sự phát triển đều đặn này khiến bướu giáp lan toả ra mà bệnh nhân khó phát hiện ra khi đi khám bình thường.

     >>> Xem thêm: Nhân giáp thùy trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Triệu chứng bướu giáp lan toả

Người mắc bệnh bướu giáp lan toả thường có những triệu chứng rất đa dạng từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp nhất chính là cường giáp, do lượng hormone tăng quá cao trong máu. Khi đó, hormone giáp tăng kích thích các cơ quan hoạt động liên tục quá mức cần thiết gây nên nhiều triệu chứng sau:

  • Sợ nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều.
  • Sạm da, da ẩm, ấm.
  • Tiêu chảy.
  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Lo lắng, stress.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Mệt mỏi.
  • Rụng tóc.

bướu giáp bệnh học

Ngoài ra, tuyến giáp phình quá to khi chèn vào các cấu trúc xung quanh gây ra những triệu chứng nguy hiểm hơn như:

  • Nếu chèn vào khí quản: Bệnh nhân cảm thấy khó thở, dần dần sẽ dẫn đến suy hô hấp mạn.
  • Khi chèn vào thực quản: Người bệnh sẽ thấy khó nuốt, lâu dần bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng vì không ăn được.

Một số ít trường hợp khác nếu không có triệu chứng gì ngoại trừ một cái bướu giáp to làm cổ biến dạng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thẩm mỹ của bệnh nhân.

     >>> Đọc thêm: Thuốc trị bướu cổ cường giáp và những điều cần biết về bệnh bướu giáp

Phân loại bướu giáp lan toả

Bướu giáp lan tỏa không độc (hay bướu giáp lan tỏa lành tính)

Đây là trường hợp bướu phát triển nhanh về kích thước tuy nhiên bệnh nhân thường sẽ không có các triệu chứng rối loạn chức năng của tuyến giáp. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh khác nhau theo từng địa phương, đa phần các trường hợp nhân giáp thường không có triệu chứng lâm sàng mà chúng được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân siêu âm kiểm tra khi đi khám bệnh.

Một số loại bướu giáp lan toả không độc thường gặp:

  • Bướu giáp đơn nhân không độc
  • Bướu giáp đa nhân lành tính

Bướu giáp lan tỏa độc ( hay bệnh Basedow)

Bướu giáp đa nhân lành tính

Đây là bệnh liên quan đến cường chức năng tuyến giáp kết hợp bướu phì đại lan tỏa. Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn như do bị chấn thương tinh thần, loạn dưỡng thần kinh, tuần hoàn hay di truyền,… Trong đó nguyên nhân cơ bản nhất trong cơ chế sinh bệnh Basedow là do tăng tiết hormon giáp và biểu hiện của bệnh sẽ thay đổi từng theo độ tuổi.

Một số loại bướu giáp lan toả độc thường gặp:

  • Bướu độc tuyến giáp
  • Nhiễm độc giáp với bướu lan tỏa hay bệnh Plummer

Liệu bệnh bướu giáp lan tỏa có nguy hiểm không?

phình giáp

Bướu giáp lan tỏa đa số thường là lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bướu giáp lan tỏa có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm mà mọi người cần để ý sau:

  • Gây chèn ép: Khi khối u phát triển nhanh sẽ chèn ép gây giãn tĩnh mạch, làm cổ họng khó nuốt, khó thở hoặc bướu to nặng nề ở cổ.
  • Nhiễm khuẩn: Bướu cứng, đỏ, nóng hơn, thân nhiệt sốt, xuất hiện các triệu chứng cận lâm sàng do viêm nhiễm.
  • Xuất huyết: Bướu đột nhiên to ở 1 vùng, sờ vào có cảm giác căng có thể hơi đau. Khi kiểm tra chọc hút có máu không đông hoặc chảy máu tuyến giáp do loạn dưỡng.
  • Cường giáp: Người bệnh có bướu giáp lâu năm gây nên các triệu chứng cường giáp như run tay, tiểu nhiều, khát nước, tim mạch bất thường,… chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân B
  • Suy giáp: Biến chứng này hiếm gặp hơn, thường ở người lớn tuổi có tiền sử bị bướu giáp gây ra các triệu chứng như ăn không ngon, trí nhớ kém, táo bón,…
  • Ung thư hoá: Bệnh ung thư này phát triển từ một nhân trong bướu giáp. Bướu nhân lớn nhanh gây nên chèn ép hay có thể có hạch ngoài tuyến giáp.

     >>> Tham khảo: Thuốc Carbimazole: Công dụng, liều lượng và cách sử dụng

Phương pháp điều trị bướu giáp lan tỏa thường sử dụng

điều trị phình giáp lan tỏa

  • Trường hợp nhẹ: Bướu giáp lan tỏa thường là bệnh lành tính, các bướu giáp lan toả nhỏ không triệu chứng không cần điều trị.
  • Điều trị bằng thuốc: Đối với các bướu giáp lớn hơn có thể điều trị bằng thuốc để ức chế TSH xuống ở giá trị tối thiểu để thu nhỏ bướu giáp và giảm các triệu chứng.
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp bướu giáp to làm mất thẩm mỹ cần phẫu thuật để giảm triệu chứng hoặc vì thẩm mỹ, tuy nhiên phẫu thuật không làm thay đổi bản chất của bệnh gây ra bướu giáp.
  • Phương pháp trị liệu: Đối với bệnh Basedow tuy không có cách chữa nhưng có phương pháp trị liệu giảm lượng hormone tuyến giáp (Thyroxine) và giảm nhẹ triệu chứng. Bạn hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn dùng thuốc cho phù hợp với tình trạng của mình.

Cách điều trị bướu cổ đa nhân

Nguyên nhân gây ra bướu giáp đa nhân bệnh học do tăng sản (Hyperplasia) của các nang giáp (Thyroid follicles) và không liên quan đến việc thiếu hụt iot. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là người lớn tuổi và phụ nữ.

Lâm sàng và xử lý

  • Mức độ nhẹ: Không có triệu chứng và không cần điều trị.
  • Tiến hành điều trị: Khi bướu giáp phát triển thành cường giáp gây chèn ép khó thở, khó nói hoặc có nguy cơ ung thư ở bướu giáp đa nhân,…

Cách điều trị bướu cổ đa nhân

+ Chọc hút tế bào với kim nhỏ:

  • Kích thước bình thường của tuyến giáp lớn hơn so với bình thường nên ưu tiên chọn phương pháp chọn hút nhân có dấu hiệu nguy cơ ung thư trên siêu âm.
  • Trong trường hợp nhân không có dấu hiệu gợi ý ung thư trên siêu âm, khả năng ung thư thấp bạn nên chọn nhân có kích thước lớn nhất làm sinh thiết chẩn đoán tốt nhất.

+ Điều trị bệnh tùy thuộc vào kết quả tế bào học của sinh thiết:

  • Bướu giáp đa nhân lành tính: Khi bệnh nhân có triệu chứng chèn ép nên lựa chọn phẫu thuật bán phần tuyến giáp. Nếu bệnh nhân có thể trạng kém từ chối phẫu thuật thì sẽ điều trị bằng iode phóng xạ liệu cao.
  • Bướu giáp đa nhân ác tính: Phẫu thuật.

     >>> Xem thêm: Xạ hình tuyến giáp: Kỹ thuật chẩn đoán ung thư tuyến giáp hiệu quả

Cách điều trị bướu giáp đơn nhân lành tính hiệu quả

Cổ sưng to bất thường, cổ họng vướng víu khó chịu,… là các triệu chứng mà một số bệnh nhân bị bướu giáp đơn nhân thường gặp. Bướu giáp đơn nhân có thể là ác tính hoặc lành tính sẽ căn cứ vào kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.

Dựa theo kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Tùy thuộc vào loại nhân giáp đơn giản hay nguy hiểm mà bệnh có thể điều trị bằng thuốc hay bằng i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật.

  • Đối với ung thư tuyến giáp: Phẫu thuật là cách điều trị tốt nhất. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ điều trị bằng i-ốt phóng xạ kết hợp với uống hormon giáp thay thế.
  • Đối với bướu giáp nhân lành tính: Phương pháp sóng cao tần sẽ điều trị hiệu quả, nhanh chóng, an toàn. Ưu điểm của phương pháp này không cần phải phẫu thuật.

Mắc bệnh bướu cổ đơn thuần có nên mổ không?

Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc là gì?

bướu giáp đơn thuần cần mổ không

Bướu giáp đơn thuần (hay còn gọi là bướu giáp đơn nhân không độc) là tình trạng phì đại tuyến giáp tuy nhiên không có rối loạn các chức năng của tuyến giáp. Bướu giáp đơn thuần đa số lành tính, bệnh chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà không nguy hiểm đến sức khoẻ. Bướu giáp đơn nhân không độc chia làm:

  • Bướu giáp địa phương
  • Bước giáp nhân

Bướu giáp đơn thuần có cần mổ không?

Đối với bướu giáp đơn thuần thông thường mọi người không cần phải mổ, chỉ với nhân giáp ác tính (tỉ lệ nhỏ) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sẽ phải cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Thuốc điều trị phình tuyến giáp tốt nhất

Những dấu hiệu bất thường của tuyến giáp nói chung và phình giáp lan toả nói riêng đã và đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người. Việc điều trị phình tuyến giáp đơn thuần bằng thuốc tây y cần có sự thăm khám, theo dõi và điều trị kỹ càng từ bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được mua thuốc về sử dụng theo ý kiến của cá nhân. Tùy vào kích thước, triệu chứng bị bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà có thể điều trị bằng iod phóng xạ, phẫu thuật hay dùng liệu pháp hormone. Nếu phình giáp do suy giáp, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê uống thêm hormone tuyến giáp như Levothyroxin.

thuốc điều trị phình giáp

Levothyroxin được sử dụng với mọi nguyên nhân gây suy giáp, có thể dùng cho mọi đối tượng kể có phụ nữ đang có thai. Ngoại trừ một trường hợp duy nhất là tình trạng suy giáp nhất thời do đang trong thời kỳ viêm giáp bán cấp sẽ được bác sĩ khuyến khích không sử dụng thuốc này.

Không chỉ chỉ định dùng trong điều trị phình tuyến giáp, Levothyroxin còn được sử dụng để điều trị bướu cổ đơn thuần, ngăn ngừa sự phát triển của bướu. Các bệnh nhân bị nhiễm độc giáp có thể dùng thuốc này để ngăn ngừa suy giáp.

Các đối tượng dưới đây cần chú ý cẩn thận khi sử dụng thuốc Levothyroxine:

  • Mức hóc môn tăng cao bất thường khi sử dụng thuộc
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh huyết áp và tiểu đường
  • Người bệnh bị suy giảm tuyến thượng thận.

Bệnh nhân cần được kê đơn sử dụng thuốc Levothyroxin theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất, tránh một số số tác dụng phụ không mong muốn.

Lời kết

Phình giáp lan toả nói riêng và các bệnh tuyến giáp nói chung đa số là các bệnh lý thường gặp không có triệu chứng lâm sàng. Phình giáp lành tính có thể tự khỏi nhưng ác tính thì cần điều trị kịp thời để hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.

Hi vọng bài viết này của Hormoentuyengiap.com sẽ bổ ích và giúp bạn có những hiểu biết nhất định về bệnh phình giáp để có thể phòng ngừa và nhận biết được loại bệnh này sớm nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *