Hiện tại, bệnh lý tuyến giáp rất phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Các bệnh này không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Vì thế, việc cập nhật các kiến thức về sức khỏe là việc cần thiết đối với tất cả mọi người.
Có nhiều khái niệm về bệnh tuyến giáp rất đa dạng mà có thể bạn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cũng như giải đáp các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bệnh nhân giáp thuỳ trái hay nang thuỳ phải tuyến giáp là gì,… Mời bạn cùng đọc!
Nhân giáp thuỳ trái là bệnh gì?
Tuyến giáp là bộ phận nằm ở cổ có chịu trách nhiệm sản xuất hormone và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể. Về cấu tạo, tuyến giáp sẽ có 2 thuỳ bao gồm: Thuỳ trái và Thuỳ phải. Các bệnh thường gặp sẽ là nhân thuỳ trái tuyến giáp và nang thuỳ phải tuyến giáp.
- Nhân thuỳ trái tuyến giáp là bệnh xuất hiện nằm phía trong thuỳ trái của tuyến giáp có khối u (bướu giáp). Tuỳ thuộc vào tế bào hình thành nhân giáp sẽ gây ra khối u lành tính hoặc ác tính. Nhân giáp có thể chia thành nhiều trường hợp đặc hoặc rộng, đơn nhân hoặc đa nhân.
- Nang thuỳ phải tuyến giáp là bệnh lý phát triển trong tuyến giáp với 2 hình thái cơ bản là chỉ chứa dịch hoặc hỗn hợp dịch và mô đặc. Tương tự như nhân thuỳ trái tuyến giáp, các khối u nang tuyến giáp cũng có thể ác tính hoặc lành tính. Kích thước phát triển của nang thuỳ phải tuyến giáp dao động từ vài mm đến vài cm, phổ biến nhất là khối nang tuyến giáp 3mm hoặc 2mm.
Nguyên nhân gây ra bệnh nhân giáp thuỳ trái
Cho đến nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh nhân giáp thuỳ trái vẫn chưa được xác định rõ và đang được y học nghiên cứu để đưa ra các biện phòng sớm và tốt nhất. Theo nhiều nguyên cứu, có một số yếu tố làm ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh được đưa ra như sau:
- Tỉ lệ mắc bệnh: Bệnh nhân thuỳ trái tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phụ nữ là người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đàn ông. Độ tuổi thường gặp dao động từ 30 – 60 và chủ yếu ở người lớn.
- Di truyền: Khi gia đình có người chung huyết thống bị bướu giáp hoặc mắc các bệnh tuyến giáp có khả năng di truyền lại cho con cháu.
- Môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như nơi có nhiều chất phóng xạ, khói thuốc lá hoặc chế độ ăn uống thiếu iot cũng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh nhân giáp thuỳ trái.
- Bệnh lý: Bệnh nhân có tiền sử bị cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp tự miễn, nhiễm trùng hay đang sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh lý khác sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Rối loạn bẩm sinh hoặc trưởng thành: Quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp có thể bị sai sót trong giai đoạn bẩm sinh hay các cấu trúc và chức năng của bướu giáp khi trưởng thành gặp bất thường, các hormon tuyến giáp đột nhiên tăng cũng làm hình thành nên bệnh này.
>>> Xem thêm: Thuốc trị bướu cổ cường giáp và những điều cần biết về bệnh bướu giáp
Các triệu chứng thường gặp của nhân thuỳ trái tuyến giáp
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh nhân giáp thuỳ trái đều không được phát hiện cho đến khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ, bởi các bệnh bướu giáp thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình. Sau đây là một số biểu hiện mà người bệnh có thể nhận thấy khi cơ thể mình thay đổi như:
- Khó nuốt, nấc cụt.
- Rối loạn tiêu hoá, sụt cân.
- Khó thở, cảm giác bị đè ở cổ và vùng tuyến giáp.
- Hồi hộp, tim đập nhanh, run tay chân, mắt lồi.
- Kích thước bướu giáp có thể sờ được nhưng không đau.
- Tắc nghẽn ở khoang lồng ngực, hụt hơi, sưng phù ở cổ, khàn giọng,…
- Đôi khi bạn cũng sẽ gặp một số dấu hiệu hiếm gặp như bướu giáp chèn ép dây thần kinh thanh quản làm tê liệt dây thần kinh, liệt dây thanh âm.
Nếu được chẩn đoán mắc các bệnh về nhân tuyến giáp, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn cũng nên thay đổi một số thói quen để có một sức khoẻ tốt hơn:
- Hiểu rõ các triệu chứng của các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Đi khám và dùng thuốc thuốc điều trị thường xuyên.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Uống nhiều nước và tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
- Hạn chế thức khuya, ngủ sớm và ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
>>> Đọc thêm: Khái niệm định lượng Anti Tg là gì? Tg tăng cao có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị bệnh nhân thuỳ trái tuyến giáp
Mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị riêng để phù hợp với thể trạng bệnh. Để biết chính xác tình trạng bệnh của mình hiện tại và phương pháp nào điều trị hiệu quả nhất bạn cần đi khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về tuyến giáp.
Để chẩn đoán xác định bệnh nhân giáp thuỳ trái, bác sĩ sẽ dựa vào các kỹ thuật sau:
- Thăm khám lâm sàng.
- Siêu âm để xác định vị trí của khối u, kích thước to hay nhỏ và số lượng khối u.
Để xác định bướu giáp lành tính hay ác tính, người bệnh phải cần tiến hành xét nghiệm thêm. Thông thường, xét nghiệm tế bào sẽ dựa trên việc lấy nhân giáp và dùng kính hiển vi để soi tế bào. Tùy thuộc vào mức độ ác tính hay lành tính mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nhân giáp lành tính
- Nhân giáp lành tính có kích thước nhỏ: người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc chưa cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tái khám và siêu âm định kỳ để kiểm tra kích thước, số lượng nhân giáp.
- Nhân giáp lành tính có kích thước lớn: Người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, thở, sưng cổ, bị chèn ép thì bệnh nhân có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Nhân giáp ác tính
Đối với riêng nhân giáp ác tính (K giáp) thì phương pháp điều trị bắt buộc là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị bằng phương pháp iod phóng xạ và dùng hormone tuyến giáp để thay thế.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh nhân giáp hiệu quả thường được áp dụng hiện nay:
- Phương pháp phẫu thuật: Được chỉ định áp dụng cho bệnh nhân đang có bướu nhân tuyến giáp lớn, chèn ép lên khí quản và thanh quản. Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc K giáp thì sẽ được phẫu thuật hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tuyến giáp.
- Dùng Iốt phóng xạ: Được áp dụng cho bệnh nhân có bướu nhân hoạt động kèm theo cường giáp. Phương pháp điều trị này tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Khi dùng iod phóng xạ sẽ có tỷ lệ biến chứng cao, người bệnh cần tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh.
- Phương pháp tiêm cồn qua da: Được chỉ định điều trị bệnh nhân tuyến giáp đặc, u nang hoặc u nang dạng hỗn hợp. Dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm, cồn sẽ được tiêm qua da và tác động đến mạch máu nhỏ gây hoại tử coagulative. Nhờ đó, các nhân tuyến giáp sẽ bị phá hủy.
- Sử dụng sóng cao tần: Được chỉ định điều trị với nhân tuyến giáp lành tính. Đây là phương pháp điều trị hiện đại nhất, được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện tần số cao để thu nhỏ kích cỡ của các nhân giáp lành tính trong tuyến giáp không bị lớn trở lại. Nguy cơ tái bệnh thấp, không đau là lý do nhiều bệnh nhân chọn phương pháp này để điều trị nhân tuyến giáp.
- Sử dụng tia laser: Không áp dụng cho các trường hợp bệnh đang ở giai đoạn ác tính. Phương pháp này không cần gây mê khi điều trị, giúp hạn chế được các biến chứng mất giọng, khản tiếng hay nhiễm trùng. Một số ưu điểm của việc sử dụng tia laser để điều trị bệnh nhân giáp có thể kể đến như: tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo, thời gian bình phục nhanh.
>>> Tham khảo: Bệnh lý tuyến giáp – Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Liệu đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp tăng theo tuổi thọ nằm trong khoảng độ tuổi từ 18-65 tuổi, và tỷ lệ không được chẩn đoán từ 20-60% tổng số người mắc bệnh. Chính điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, khi bệnh nhân phát hiện ra thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.
Đa phần nhân tuyến giáp thường lành tính, không ung thư. Tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ các tế bào ung thư vẫn nằm trong nhân này. Do đó, người bệnh không thể lơ là khi bị đa nhân tuyến giáp. Ngoài ra, khi các nhân tuyến giáp phát triển lớn và to sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Khi đó, bệnh nhân được điều trị sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết các trường hợp đa nhân giáp lành tính hay ung thư tuyến giáp đều có thể chữa được và hiếm khi gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị hữu hiệu. Ngay cả với các trường hợp ác tính, bệnh nhân vẫn có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp khoảng 5% xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất. Mặc dù K giáp lành tính nhưng người bệnh cũng không được chủ quan, bạn cần thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Nếu không phát hiện, khối u có thể nhanh chóng tăng lên về kích thước, số lượng gây chèn ép khí quản và ảnh hưởng đến hoạt động nuốt và thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Bị nhân tuyến giáp nên uống thuốc gì?
Khi tuyến giáp bị tổn thương do bức xạ, do thuốc hoặc có thể khi phẫu thuật sẽ làm cho nồng độ hormone tuyến giáp xuống mức thấp. Việc sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp rất quan trọng cho quá trình duy trì các hoạt động thể chất và tinh thần được diễn ra bình thường.
Bệnh nhân sau khi cắt tuyến giáp thường phải sử dụng thuốc thay thế hormone để có thể duy trì bệnh tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm khác quay lại. Điều trị nội khoa hay sử dụng thuốc luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều bệnh nhân bởi vì sự tiện lợi, đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Loại thuốc được áp dụng rộng rãi cho các bệnh trẻ tuổi có nhân tuyến giáp trẻ tuổi hoặc sau khi phẫu thuật phải kể đến đầu tiên là Levothyroxin. Thuốc điều trị nhân tuyến giáp Levothyroxin là phương pháp nhằm mục đích ức chế sự phát triển của nhân, có tác dụng thay thế hoặc cung cấp thêm hormone tuyến giáp cho cơ thể hoạt động.
Ngoài nhân tuyến giáp, Levothyroxine cũng được dùng để điều trị các loại rối loạn tuyến giáp khác như bướu cổ, ung thư tuyến giáp. Việc duy trì dùng thuốc Levothyroxine thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ nó.
Dưới đây là một số lưu ý dùng thuốc Levothyroxine để đạt được hiệu quả tốt nhất:
Uống thuốc đúng liều
Levothyroxine được dùng để uống hoặc tiêm, tuy nhiên liều dùng phải được điều chỉnh cẩn thận theo nhu cầu của bệnh nhân. Liều lượng của thuốc có thể thay đổi theo thời gian, tuổi tác, tình trạng cơ thể của từng người.
Việc tái khám thường kỳ để bác sĩ theo dõi các chỉ số TSH, T3, T4 nhờ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ khác như tim đập nhanh, loạn nhịp, thèm ăn, mất ngủ, run tay chân,…
Thời điểm uống thuốc
Thuốc Levothyroxine đa số được hấp thụ ở hồi tràng, hỗng tràng và tá tràng. Quá trình hấp thu hiệu quả dao động từ 48% đến 79% tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Theo các hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ cho rằng bệnh nhân nên dùng levothyroxine trước khi ăn sáng 60 phút hoặc trước khi đi ngủ. Nếu sử dụng các loại thuốc bổ sung khác thì bệnh nhân nên dùng Levothyroxine cách ít nhất 4 giờ.
Theo dõi tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc levothyroxine, một số người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như: sụt cân, hồi hộp, dễ kích thích, tiêu chảy, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, run, đau đầu, mất ngủ,… Trong quá trình dùng thuốc để điều trị nếu người bệnh gặp các triệu chứng trên cần báo ngay cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đề phòng tương tác thuốc
Việc dùng các loại thuốc khác trong khi sử dụng Levothyroxin có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như làm giảm sự hấp thu hoặc tăng tốc độ đào thải thuốc, gây ra thay đổi liên kết Levothyroxin. Các loại thuốc ức chế bơm proton, statin, sắt, magie, estrogen,… có thể cản trở sự hấp thu của hormone tuyến giáp khiến cho bệnh nhân bị nhược giáp.
>>> Xem thêm: Thuốc Thiamazol – Công dụng, liều lượng và cách dùng
Lời kết
Ngày nay đã có nhiều loại thuốc đặc trị và một số sản phẩm có tác dụng hạn chế bệnh nhân tuyến giáp và tăng cường hormone. Tuy nhiên, nhân giáp thuỳ trái sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và có sự can thiệp kịp thời. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể thăm khám và ngăn ngừa bệnh sớm nhất. Hãy theo dõi Hormonetuyengiap.com mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé!