Myxedema là gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Giải Pháp Điều Trị

Myxedema là gì? Thuật ngữ này có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Khái niệm Myxedema không mới nhưng vì là thuật ngữ khoa học nên rất ít người tìm hiểu. Thật ra, Myxedema là một trong những biến chứng của tình trạng suy giáp mức nặng.

Để tìm hiểu thêm về tình trạng này cũng như hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng, Hormonetuyengiap.com mời độc giả xem qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Khái niệm Myxedema là gì?

Myxedema là tên khoa học đặt cho triệu chứng phù niêm ở bệnh nhân mắc suy giáp nặng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này chính là một loại chất nhầy chứa nhiều Acid Polysaccharide hút nước xâm nhiễm vào. Triệu chứng đặc trưng là da phù cứng và ấn không tạo vết lõm.

Trong đời sống hiện đại, bệnh lý phù niêm rất hiếm gặp trong trường hợp liên quan đến tuyến giáp. Phụ nữ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao, nhất là phụ nữ trong khoảng từ 45 – 50 tuổi.

Myxedema là gì

Myxedema là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của tình trạng suy giáp. Nguyên nhân chính là tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh triệu chứng phù niêm, người mắc tình trạng suy giáp nặng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng Myxedema là gì?

Nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng Myxedema, chúng ta có thể chủ động trong việc ngăn ngừa cũng như tìm phương pháp chữa trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng Myxedema:

Sự không ổn định trong chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động không tròn vai trò của mình chính là yếu tố đầu tiên gây nên tình trạng phù niêm. Giả thuyết một vài trường hợp gây ra vấn đề này: người bệnh điều trị bằng các loại thuốc hay trải qua nhiều ca giải phẫu cắt bỏ tuyến giáp.

Người đang sử dụng các loại thuốc như Lithium hay Amiodarone cũng có khả năng cao mắc phải tình trạng này. Người bệnh nếu đang trong quá trình với những loại thuốc kể trên nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và tìm gặp ngay bác sĩ chuyên khoa nếu có triệu chứng bất thường.

Bên cạnh đó, người đang trong giai đoạn mang thai, sử dụng các dược phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hay đang xạ trị bệnh ung thư,… đều có khả năng rất lớn xảy ra tình trạng suy giáp.

Suy giáp diễn biến trong thời gian dài & không được điều trị

Nguyên nhân này được cho là cốt lõi gây nên bệnh phù niêm khi chứng suy giáp của người bệnh trở nặng. Đồng thời, người bệnh không kịp chữa trị khi tình hình bệnh phát triển phức tạp.

Tại thời điểm suy giáp nặng, người bệnh cần theo dõi sát sao và cấp cứu khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng hôn mê có thể xảy ra. Người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều diễn biến theo chiều hướng xấu, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Tình trạng suy giáp có khả năng trở nặng nếu gặp phải điều kiện thời tiết chuyển lạnh hay người bệnh thường xuyên đặt trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi. Hơn nữa, tình trạng trở nên tệ hơn khi bệnh nhân ngừng sử dụng các loại thuốc điều trị suy giáp.

Nguyên nhân gây ra tình trạng Myxedema là gì

Tình trạng phù niêm sẽ phát triển với tốc độ nhanh chóng nếu người bệnh đang phải chật vật với vấn đề nhiễm trùng cũng như chấn thương nặng trong khi bị suy giáp. Cách tốt nhất để hạn chế sự khởi phát của bệnh phù niêm chính là có kế hoạch bảo vệ sức khỏe khoa học.

 >>> Tham khảo: Xạ hình tuyến giáp: Kỹ thuật chẩn đoán ung thư tuyến giáp hiệu quả

Triệu chứng đặc trưng của bệnh Myxedema là gì?

Theo như các chuyên gia nhận định, bệnh Myxedema sở hữu các triệu chứng khá giống với dấu hiệu bệnh Parkinson, thời kỳ mãn kinh hay Alzheimer. Các triệu chứng này thường diễn ra một cách lặng lẽ và rất khó phát hiện.

Triệu chứng phổ biến của tình trạng Myxedema (phù niêm) được tổng hợp như dưới đây:

Giảm chuyển hóa

Quá trình giảm chuyển hóa có tên khoa học là Hypometabolism, đây là hậu quả nhãn tiền của việc giảm sút hormone tuyến giáp. Những biểu hiện khi triệu chứng diễn ra:

  • Người bệnh thường mệt mỏi, luôn trong trạng thái thờ ơ và vô cảm, các hoạt động trí óc, sinh dục của cơ thể bị suy giảm vì chứng rối loạn thần kinh thực vật và tâm thần kinh. Hơn nữa, da của người bệnh tiết ít mồ hôi và khô.
  • Triệu chứng giảm chuyển hóa làm cho hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, xảy ra tình trạng táo bón trong thời gian dài và giảm nhu động ruột.
  • Hiện tượng các cơ bị tổn thương như chuột rút, co cơ không tự nhiên, yếu cơ hay đau cơ.
  • Khả năng điều hòa thân nhiệt bị rối loạn khiến thân nhiệt người bệnh giảm, chân tay khô và lạnh và đặc biệt rất sợ điều kiện nhiệt độ thấp.
  • Rối loạn trong chức năng điều tiết, người bệnh sẽ uống ít nước hơn bình thường, bài tiết cực kỳ chậm và đi tiểu ít sau khi đã bổ sung nước. Ngoài ra, người bệnh rất dễ tăng cân vì lượng nước giữ lại trong cơ thể dù ăn uống khoa học.

Tổn thương da và niêm mạc

  • Điều dễ nhận thấy nhất chính là khuôn mặt của người bệnh bị thay đổi. Mặt của bệnh nhân sẽ to và tròn như trăng rằm, xuất hiện nhiều nếp nhăn và rất ít khi biểu lộ cảm xúc. Mí mắt phía dưới trông như mọng nước vì bị phù và mặt trông già hơn so với tuổi. Thêm vào đó, gò má người bệnh hơi tím, môi dày và tái, mao mạch như bị giãn ra.
  • Chân và tay bệnh nhân dày lên làm cho ngón tay to và rất khó gập. Bên trong lòng bàn chân và tay có màu vàng, da của người bệnh rất lạnh vì không thể điều hòa thân nhiệt.
  • Giọng nói trở nên khàn đặc, lưỡi phình to ra bất thường, tài ù và ngáy rất to khi trong trạng thái ngủ.
  • Da của người bệnh khô và bong vẩy. Tóc và lông dễ gãy, rụng, thường xuyên trong tình trạng khô. Móng tay rất dễ gãy khi có tác động lực vì mủn.

Tổn thương da và niêm mạc

Triệu chứng liên quan đến tim

  • Tốc độ tuần hoàn giảm, phổ biến nhất là tình trạng huyết áp thấp. Người bệnh có thể mắc phải tình trạng suy tim hay các cơn đau thắt ở tim khiến kích thước tim to.
  • Tràn dịch màng tim.

Tuyến nội tiết

  • Người bệnh có thể bị phì đại tuyến giáp trong nhiều trường hợp;
  • Tình trạng kinh nguyệt ít, rong kinh, mất kinh, khả năng sinh hoạt tình dục giảm hoặc mất hẳn ở phụ nữ;
  • Nhiều chức năng quan trọng của tuyến thượng thận bị suy nhược.

Phương pháp điều trị phổ biến bệnh Myxedema là gì?

Các bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp cho rằng họ thường ưu tiên sử dụng Levothyroxine cho bệnh nhân. Mục đích là hồi phục nồng độ hormone T4 và giảm các triệu chứng đi kèm. Đồng thời, Levothyroxine tương đối phổ biến vì mức giá thành rất rẻ của thuốc và có thể tìm mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin uy tín, ở những quốc gia phát triển vượt bậc về kinh tế cũng như khoa học, họ thường sử dụng các loại thuốc chất lượng hơn để cải thiện suy giáp:

  • Novothyral, chứ cả T3 lẫn T4 tổng hợp;
  • Thybon, chỉ có duy nhất Liothyronine tổng hợp tức T3;
  • Thyreogland, thuốc có thành phần tự nhiên được bào chế từ tuyến giáp lợn, chứa T1 – T4 cũng như Calcitonin tự nhiên.
  • Cytomel, thành phần chỉ có một chất Liothyronine;
  • Các loại thuốc NP-Thyroid, Nature-Thyroid, Armor Thyroid và WP-Thyroid thường được sử dụng ở Mỹ và bắt nguồn từ thành phần tự nhiên tương tự như Thyreogland.

Bệnh nhân mắc tình trạng phù niêm cần phải được theo dõi kỹ càng, vì vậy nên nhập viện và điều trị bệnh từ sớm. Thời gian phục hồi có thể diễn ra trong vài tuần. Trong trường hợp hôn mê phù niêm, người nhà bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay lập tức để tránh rủi ro.

Phương pháp điều trị phổ biến bệnh Myxedema

Các bác sĩ sẽ tiến hành sơ cứu và điều trị với những bước chính tiêm tĩnh mạch các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp, steroid, kháng sinh và cho bệnh nhân thở Oxy. Nồng độ Carbon Dioxide trong máu rất cao nên người bệnh cần phải sử dụng máy trợ thở cũng như theo dõi nhịp tim và huyết áp để đảm bảo an toàn.

>>> Tham khảo: Tăng canxi máu: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Các biến chứng của bệnh lý Myxedema là gì?.

Tình trạng phù niêm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Đau tim cấp;
  • Trầm cảm mức nặng;
  • Suy tim;
  • Các tình trạng thận;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Thân nhiệt hạ;
  • Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể giảm khiến người bệnh quá liều;
  • Những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ là sẩy thai, thai chết lưu hay tiền sản giật;
  • Hôn mê;
  • Thậm chí là tử vong.

Hôn mê phù nề (Myxedema Coma) là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm nhưng lại vô cùng hiếm gặp. Bệnh có xu hướng gây ảnh hưởng đến người lớn tuổi và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng có tỷ lệ cao xảy ra ở người bệnh mắc tình trạng hôn mê phù nề như là: nhịp thở giảm, nhiệt độ cơ thể xuống mức thấp báo động và suy thần kinh trung ương. Không chỉ vậy, bệnh còn kèm theo các triệu chứng của chứng phù niêm.

Euthyroid là gì?

Khái niệm

Euthyroid hay tên đầy đủ Euthyroid Sick Syndrome, Bộ Y tế đặt tên cho hội chứng này là bệnh không mắc bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp đã cho thấy sự thay đổi. Mẫu xét nghiệm được thực hiện tại các trung tâm y tế đặc biệt ở các đợt bệnh nghiêm trọng.

Đây thật ra không phải thật sự là một hội chứng, khoảng 75% bệnh nhân nhập viện vì xuất hiện các thay đổi rất lớn trong trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp. Tình trạng Euthyroid thường xuất hiện ở các bệnh nhân thiếu năng lượng, sau khi trải qua các cuộc đại phẫu cũng như bị bệnh nguy kịch nặng.

Euthyroid là gì

Những dạng hormone tuyến giáp phổ biến trong Euthyroid là tổng lượng T3, T3 tự do thấp cùng nồng độ T4 và TSH bình thường.

Nguyên nhân gây ra

Theo như các chuyên gia hàng đầu về tuyến giáp, nguyên nhân chính gây ra tình trạng Euthyroid chính là hậu quả của nhiều loại bệnh lý cũng như là tình trạng sau:

  • Viêm phổi cấp;
  • Tình trạng biếng ăn (chán ăn);
  • Nhiễm trùng máu;
  • Bệnh lý viêm ruột;
  • Đại phẫu;
  • Nhiễm toan Ceton vì bệnh đái tháo đường;
  • Bệnh hiểm nghèo;
  • Đói bụng;
  • Tâm thần;
  • Stress liên tục;
  • Bệnh tim phổi;
  • Khối u ác tính;
  • Thân nhiệt hạ;
  • Suy thận;
  • Tiền sử bị chấn thương;
  • Tình trạng nhồi máu cơ tim;
  • Suy tim sung huyết.

Phân loại

Theo như các tài liệu chuyên khoa, tình trạng Euthyroid được chia thành 4 loại khác nhau với từng đặc điểm riêng biệt: hội chứng T3 thấp; T4 cao; T3 – T4 thấp và cuối cùng là các hội chứng bất thường khác ở người bệnh.

Tổng T3 huyết thanh thấp là trường hợp phổ biến nhất được ghi nhận trong các hội chứng tuyến giáp. Tỷ lệ người bệnh mắc phải lên đến hơn 70% người nhập viện. Loại trừ trường hợp người bệnh bị suy thận, nồng độ T3 đảo ngược (hay rT3) trong huyết thanh tăng lên.

Cả hai hội chứng T3 & T4 thấp đều được ghi nhận xuất hiện ở những người bị bệnh nặng và được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt. Tổng hàm lượng T4 huyết thanh thấp đồng nghĩa với tiên lượng xấu và trường hợp Globulin liên kết tuyến giáp là hết sức bình thường. Đồng thời, chỉ số T4 tự do được đo đạt mức thấp trong trường hợp trên.

 >>> Tìm hiểu thêm: Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng và Cách điều trị

Giải pháp chữa trị

Liệu pháp bổ sung hormone bằng thuốc không thật sự cần thiết trong trường hợp bệnh Euthyroid Sick Syndrome. Trọng tâm là điều trị và quản lý bệnh cơ bản, nhưng trong thời gian nhập viện, người bệnh nên khám sức khỏe tuyến giáp định kỳ.

Những thay đổi bất thường trong tuyến giáp có thể diễn ra trong vài tuần sau khi xuất viện. Người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, nên thực hiện các xét nghiệm về chức năng giáp sau 6 tuần nhập viện.

Giải pháp chữa trị

Mục đích chính muốn xác nhận các rối loạn chức năng tuyến giáp cùng TSH bất thường trong thời gian dài. Ngoài ra, còn có thể xác định tình trạng Euthyroid Sick Syndrome với nồng độ TSH bình thường.

Những vấn đề xung quanh

Để đánh giá một bệnh nhân mắc tình trạng Euthyroid nặng thì cần tuân theo 2 hướng dẫn chung cực kỳ quan trọng:

  • Thứ nhất, nếu có nghi ngờ về rối loạn chức năng tuyến giáp thì chỉ đo TSH. Trong hoàn cảnh TSH bất thường, thì cần phải được nghiên cứu thêm. Nếu nồng độ TSH cao hơn 20 µUnits/mL hay không phát hiện ra, thì nguyên nhân bắt nguồn từ Euthyroid là cực thấp và cần xem xét kỹ lượng tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Thứ hai, đối với việc TSH huyết thanh không có dấu hiệu tăng, chúng ta cần rà soát ở những người bệnh có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp và nồng độ FT4 huyết thanh ở mức thấp hơn bình thường.

Lời Kết

Tình trạng Myxedema hay còn được gọi là chứng phù niêm, đây là một biến chứng hết sức nguy hiểm khi người bệnh suy giáp trở nặng. Nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời rất có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng Euthyroid thường diễn ra ở những bệnh nhân ốm yếu, nhất là sau những cuộc phẫu thuật lớn. Điều cần ưu tiên là theo dõi bệnh chứ không nên xem xét những bất thường liên quan đến nồng độ hormone của tuyến giáp.

 >>> Đọc ngay: Chỉ số T-Score: Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *