Hội chứng mệt mỏi – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là trong xã hội đang phát triển như hiện nay. Mệt mỏi là các giác chủ quan của người bệnh, tuy nhiên nó có thể biểu hiện qua bên ngoài thông qua các triệu chứng về thể chất và tinh thần.

Mệt mỏi không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, vì vậy mỗi người cần nhận biết các triệu chứng để tìm ra cách khắc phục mệt mỏi cho hợp lý, tránh tình trạng tiến triển nặng.

 

Người mệt mỏi là bệnh gì?

Mệt mỏi là trạng thái mà bạn luôn luôn cảm thấy thiếu năng lượng. Cơ thể uể oải mệt mỏi trong thời gian dài sẽ làm bản thân kiệt sức, rã rời hoặc thiếu sinh khí. Đây không hẳn là một bệnh lý mà nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên nó cũng sẽ là cơ sở báo hiệu ra nhiều vấn đề sức khoẻ mà cơ thể đang gặp phải.

Các nguyên nhân mệt mỏi mà bạn thường gặp

Mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân là tình trạng mà những người bệnh thường gặp.  Triệu chứng này không đặc hiệu và người bệnh thường nhầm lần rằng họ ốm yếu hay làm việc quá sức,…. 

Nguyên nhân gây ra mệt mỏi có rất nhiều, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và tâm lý đều có thể xuất hiện. Do đó, việc chẩn đoán nguyên nhân mệt mỏi là vô cùng quan trọng để bác sĩ có căn cứ điều trị hiệu quả.

Sinh hoạt không điều độ

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể và gây ra tình trạng mệt mỏi ở trong người như: ăn uống không điều độ, nhịn ăn, bỏ bữa, lối sống không khoa học, thức khuya,… Đôi khi tình trạng này cũng có thể do bạn học tập và làm việc quá sức cho phép của cơ thể.

Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh chẳng hạn: sử dụng bia rượu, chất kích thích, ma tuý hay các sản phẩm gây hại khác như thuốc lá cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ khiến người luôn cảm thấy mệt mỏi uể oải.

Áp lực, căng thẳng

Khi chúng ta căng thẳng hay stress, các tế bào não luôn trong trạng thái thiếu hụt oxy. Vì thế, người tự nhiên mệt mỏi và khó chịu. Khi xã hội ngày càng phát triển, áp lực về tiền bạc, công việc, học tập sẽ nhiều hơn – đây là những nguyên nhân chính khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng, mệt mỏi.

Không chỉ bắt nguồn từ gánh nặng của cuộc sống, các cảm xúc buồn vui, đau khổ trong cuộc đời cũng khiến đầu óc hoạt động với công suất lớn làm bạn thấy tiêu cực, chán chường và mệt mỏi về bản thân.

Do các bệnh lý

Hầu như mọi người đều nhận ra rằng từ bệnh lý thường gặp cho đến các bệnh hiểm nghèo đều có dấu hiệu mệt mỏi trong người. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại mầm bệnh đều sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Điều đó giải thích vì sao các triệu chứng nhẹ hay nặng đều gây ra cảm giác mệt mỏi đầu tiên.

Tuy nhiên, có nhiều người lại xem nhẹ sự thay đổi trong cơ thể của mình, cho rằng mệt mỏi sẽ hết khi cơ thể nghỉ ngơi hoặc sử dụng nhiều cà phê, nước tăng lực để áp chế đi cảm giác này. Nhưng, kết quả vẫn kéo dài chứng tỏ bản thân đang gặp các vấn đề về sức khỏe. 

Dưới đây có thể là một số bệnh gây ra nguyên nhân mỏi mệt mà mọi người nên quan tâm:

Thiếu máu

Các bệnh nhân khi mắc bệnh thiếu máu, quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy cho tế bào thường bị suy giảm khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức và không có năng lượng để làm việc, học tập.

Ngoài ra, bệnh thiếu máu còn làm bạn ngủ không ngon, ăn ít, đau bụng, rụng tóc, tay chân lạnh hay nhịp tim bất thường. Mọi người chú ý bổ sung loại thực phẩm giàu sắt và xây dựng chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ thiếu máu.

Bệnh tiểu đường

Bệnh nhân bị tiểu đường có lượng glucose trong máu khá cao. Bệnh tiểu đường làm cho bạn mỏi mệt, khát nước và tiểu tiện thường xuyên. Ngoài ra, các biểu hiện như sụt cân, đói bụng hay cáu gắt và suy giảm thị lực cũng cho thấy bạn đang gặp vấn đề về lượng glucose đột nhiên tăng lên. Trong các liệt kê kể trên, mệt mỏi là triệu chứng thường thấy và kéo dài nhất.

Bệnh tuyến giáp

Bình thường, tuyến giáp sẽ hoạt động dựa trên việc sản xuất các hormone thyroxine, có vai trò điều chỉnh mức năng lượng và kiểm soát trao đổi chất. Khi các hormon tuyến giáp hoạt động không hiệu quả khiến quá trình chuyển hoá bị rối loạn, làm cơ thể mệt mỏi, chán nản, ăn uống không ngon.

Suy tuyến thượng thận

Tương tự như tuyến giáp, suy tuyến thượng thận cũng gây cho người mắc bệnh luôn cảm thấy cơ thể uể oải mệt mỏi. Khi tuyến thượng thận hoạt động không tốt, đề kháng cơ thể cũng giảm dần khiến bệnh nhân nhanh chóng sụt cân, đau đầu, đau bụng tiêu chảy và tăng sắc tố da,…

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Đúng như tên gọi, hội chứng mệt mỏi là dạng bệnh lý gây mệt mỏi kéo dài > 6 tháng. Nó sẽ có triệu chứng theo nhiều mức độ khác nhau, ban đầu có thể là người bệnh tự nhiên thấy mệt trong người sau đó sẽ đến tình trạng người mệt mỏi đuối sức. Sau khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn cảm thấy tình trạng bệnh của mình không được cải thiện thì hãy đến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thiếu Vitamin B12

Đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ não bộ, Vitamin B12 có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi và tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu vitamin B12 sẽ làm cơ thể hoạt động không hiệu quả, mệt mỏi ủ rũ. 

Tình trạng mỏi mệt kéo dài kèm theo các biểu hiện như ngứa tay chân, chóng mặt, mất trí nhớ, suy giảm thị lực thì có thể bạn đang thiếu vitamin B12 này và cần đến cơ sở y tế để kiểm tra thường xuyên.

Bệnh về đường hô hấp

Các chứng bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi hay viêm đường hô hấp,… cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy bị suy nhược. Tại Việt Nam, đặc biệt trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn vì hệ miễn dịch kém.

Một số biểu hiện khác như mỏi mệt kèm theo khó thở, ho, đau cổ họng, đau nhức toàn thân,… thì bạn cũng nên chú ý và quan tâm. Rất có thể bạn đã mắc các bệnh liên quan đến hô hấp cần kiểm tra để điều trị sớm.

Thiếu ngủ

Việc thiếu ngủ hay không đủ giấc đồng nghĩa với cơ thể bị mất đi hormone cần thiết cho hệ miễn dịch. Sức đề kháng sẽ yếu đi, khó ngăn chặn lại sự tấn công của virus và vi khuẩn. Chính điều này khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi uể oải song nó cũng dễ dàng làm bạn bị nhiễm bệnh hơn.

Những dấu hiệu và triệu chứng mệt mỏi trong người

Đặc điểm lâm sàng nổi bật là các triệu chứng mệt mỏi nhiều ngày, cảm giác bất lực, chán nản vô cùng kèm theo triệu chứng liên quan đến bệnh hô hấp, tiêu hoá, tâm thần rất đa dạng. Các triệu chứng của tình trạng mệt mỏi sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Các bệnh lý nghiêm trọng như: Bệnh tim, phổi, thiếu máu, tuyến giáp,… có thể gây ra khó thở, mệt mỏi, thay đổi trạng thái với các hoạt động thường ngày
  • Sụt cân
  • Tim đập nhanh, tức ngực hay khó thở
  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh
  • Đau cơ, đau khớp
  • Lo âu, trầm cảm
  • Khó ngủ
  • Không tập trung
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Giảm cân
  • Nổi hạch ở cổ              
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm.

Thỉnh thoảng, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở phía trên. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về các dấu hiệu mình bị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu không điều trị mệt mỏi dứt khoát và sớm nhất, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như:

  • Hay cáu gắt
  • Thay đổi tâm sinh lý
  • Phiền muộn
  • Buồn chán
  • Tự cô lập

Những trường hợp mệt mỏi nào nên đi bệnh viện?

Có nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng cơ thể mệt mỏi là bệnh gì? Bởi vì đây là biểu hiện mà chúng ta thường xuyên gặp nên vẫn không biết mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh nào và đi bệnh viện có cần thiết không. 

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải biết được nguyên nhân mình bị bệnh. Có nhiều trường hợp mệt mỏi mà bạn cần biết: 

  • Mệt mỏi do thể chất: Làm việc quá sức > 24 giờ, thường xuyên vận động: phân bổ thời gian lại cho hợp lý, ăn uống nhiều thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng,…
  • Mệt mỏi do nhận thức và tinh thần: Ngủ không ngon, stress công việc, học tập, tình cảm,…: Bạn nên giải quyết vấn đề làm bạn áp lực thì sức khỏe sẽ ổn định và không cần phải thăm khám. Nếu tình trạng kéo dài và thường xuyên mệt mỏi thì chúng tôi khuyến khích bạn đến bệnh viện để kiểm tra chi tiết hơn để tránh các trường hợp bị trầm cảm, lo âu.
  • Ảnh hưởng bởi các bệnh lý: Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, đau cơ, đau khớp, đau đầu thì bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp, không nên trì hoãn mà cần đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng.

Các giải pháp hạn chế tình trạng mệt mỏi kéo dài

Nhiều trường hợp kiệt sức mệt mỏi là do lối sống không lành mạnh, căng thẳng, chế độ ăn uống kém hoặc do các yếu tố khác,… Dưới đây là những lời khuyên dành cho những ai đang cảm thấy mệt mỏi trong người để có thể khôi phục lại mức năng lượng của mình.

1. Xây dựng lối sống lành mạnh

Mọi người nên bắt đầu thành lập các thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực nhất, chẳng hạn như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, phân bổ thời gian làm việc, học tập khoa học,… Từ đó, chất lượng làm việc của bạn sẽ được tốt hơn, tránh gây mệt mỏi. Những lúc mệt mỏi, bạn không nên lạm dụng các chất kích thích nhiều, nó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khoẻ.

2. Rèn luyện thể chất

Hoạt động thể chất mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe cho bản thân. Không những thế, tập thể dục còn là cách tuyệt vời để giải toả tâm trạng và tận hưởng cuộc sống. Khi bạn tập yoga hay ngồi thiền, các chất trong não sẽ được kích thích nhiều khiến bạn cảm thấy thư giãn, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cơ thể luôn cần nguồn năng lượng dồi dào để hoạt động, làm việc hay học tập. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin tăng cường sức đề kháng như A, E, D, B,C, sắt, đạm,… Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến thực đơn ăn uống hằng ngày của mình đảm bảo đa dạng thực phẩm các loại thịt, cá, rau củ quả hay ngũ cốc,…

 

4. Cung cấp nước

Thiếu nước làm cơ thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe, chính vì thế chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể được hoạt động tốt nhất. Uống nhiều nước giúp bản thân tràn đầy năng lượng, tinh thần sảng khoái và tỉnh táo. Song đó, uống đủ nước cũng giúp ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải.

5. Nghỉ ngơi khi mệt

Stress là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mỏi mệt mà hầu như các bạn trẻ đều gặp. Bạn nên cho phép cơ thể được nghỉ ngơi khi bị quá tải, căng thẳng kéo dài. Bạn hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan bằng cách đi chơi, đọc sách, nghe nhạc,… để cơ thể thư giãn và nạp lại năng lượng mới để làm việc.

6. Ngủ đủ giấc

Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ giấc 8 tiếng và ngủ trước 11g để đảm bảo cơ thể luôn có nguồn sức sống mới cho ngày hôm sau. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, vào buổi trưa bạn chỉ cần chợp mắt tầm 10 -15p cũng có tác dụng tăng cường năng lượng, giúp buổi chiều bạn sẽ làm việc tập trung hơn. Những người ngủ đủ giấc và có chế độ sinh hoạt khoa học thường ít mệt mỏi và tuổi thọ cũng cao hơn.

7. Kiểm tra sức khoẻ

Mệt mỏi là triệu chứng báo hiệu các bệnh tiềm ẩn, bạn không nên coi thường mà cần tìm ra nguyên nhân của tình trạng này. Khi bạn cảm thấy mình mệt mỏi trong người lâu ngày hãy đến bệnh viện uy tín để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách nhanh nhất để phát hiện ra các căn bệnh nguy hiểm chưa có dấu hiện. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để có tình trạng sức khoẻ ổn định, ngăn ngừa mệt mỏi kéo dài. Từ đó, có thể xác định được nguyên nhân bị bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Lời kết

Khi gặp các biểu hiện về mệt mỏi, bạn đừng nên chủ quan mà hãy nên đi kiểm tra sức khoẻ cho chắc chắn. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là cách chữa bệnh mệt mỏi trong người tốt nhất. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích hơn về sức khỏe của bản thân. Bạn hãy thay đổi lối sống và tập thể dục thường xuyên để có một sức khỏe tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *