Ý nghĩa chỉ số FT4 là gì? Giải đáp các thắc mắc xoay quanh chỉ số FT4

FT4 là gì? hiện đang là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ độc giả. Đặc biệt là những người đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh về rối loạn tuyến giáp. Xét nghiệm FT4 thuộc nhóm xét nghiệm căn bản để chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp.

Thế nhưng hiện nay nhiều người vẫn chưa biết FT4 là gì? cũng như FT4 thực hiện vai trò gì trong cơ thể? Câu trả lời sẽ được Hormonetuyengiap.com cung cấp trong bài viết với những thông tin bổ ích về chỉ số FT4 và các vấn đề liên quan.

FT4 là gì

Khái niệm chỉ số FT4 là gì?

FT4 (Free Thyroxine) là một trong hai loại hormone chính được sản xuất bởi tuyến giáp có tên là Thyroxine. Chúng còn được gọi là hormone T4, quá trình sản xuất T4 được điều chỉnh và can thiệp bởi hormone TSH thuộc tuyến yên.

Vùng dưới đồi có chức năng kích thích tuyến yên sản xuất ra TSH khi nhận thấy nồng độ T3, T4 trong máu thấp. Tiếp đó, TSH nhận nhiệm vụ kích thích tuyến giáp để sản sinh ra hai hormon T3, T4.

Khi lượng T3, T4 bắt đầu tăng lên sẽ bắt đầu kích thích ngược trở lại tuyến yên để giảm lượng TSH bằng cơ chế Negative Feedback – Điều hòa âm tính ngược.

Thông thường, hormone T4 trong máu sẽ lưu hành dưới 2 thể chính: thể tự do (FT4) có hoạt tính sinh học (chiếm 0.02% T4 toàn phần) và thể liên kết với Protein không có hoạt tính sinh học (chiếm đến 99,98% T4 toàn phần). Hormone T4 được vận chuyển trong máu bởi các nhóm Protein khác nhau.

Hormone T4 của tuyến giáp đóng vai trò tương tự một hormone dự trữ trong cơ thể. Hàm lượng T4 thường nhiều hơn gấp đôi lượng T3 được sản xuất. Tuy nhiên, hoạt tính sinh học của T4 lại thấp hơn T3 nên được biến đổi thành T3 với hoạt tính sinh học cao hơn gấp 4 lần tại các mô và một vài cơ quan như thận, tuyến yên và gan.

hormone T4

Vì lý do T4 lưu thông trong máu bằng các Protein nên hàm lượng T4 phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi Protein ở các tình trạng về bệnh gan hay mang thai,… Mặt khác, FT4 không bị phụ thuộc vào việc Protein thay đổi nên FT4 được sử dụng để chẩn đoán lâm sàng thường quy.

Khi nghi ngờ xuất hiện rối loạn chức năng tuyến giáp, người bệnh được chỉ định tiến hành định lượng FT4 cùng với xét nghiệm đo lường nồng độ TSH trong cơ thể.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Protein vận chuyển

Các Protein tham gia vào quá trình vận chuyển hormone tuyến giáp được tổng hợp gồm:

  • Albumin;
  • TBG (Protein vận chuyển chính thức);
  • TBPA.

Vai trò của FT4 trong xét nghiệm hormone tuyến giáp

Như đã giới thiệu, FT4 có nhiệm vụ như một hormone dự trữ. Bản chất T4 không có khả năng sản sinh năng lượng và chuyển dịch Oxy đến tế bào. Để trở thành T3 (Triiodothyronine), T4 phải trải qua quá trình khử Iod và chúng sẽ mất đi 1 nguyên tử Iot.

Chỉ số T4 toàn phần giúp đo lường tất cả hàm lượng Thyroxine hiện đang lưu thông trong máu. Xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra chức năng tuyến giáp trong hàng thế kỷ. Thế nhưng, lượng Protein trong máu sẽ ảnh hưởng đến việc đo lường T4 toàn phần. Vì thế, Protein này gắn kết hồng cầu với T4 dễ dàng và kích hoạt T4 sang dạng hoạt động.

Chiều ngược lại, FT4 (T4 tự do) không bị tác động bởi Protein trong máu và được coi là tình trạng hoạt hóa ở Thyroxine. Đa phần các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ tham khảo kết quả xét nghiệm TSH cho mục đích chẩn đoán và theo dõi bệnh lý rối loạn tuyến giáp. Đồng thời, bệnh nhân không cần kiểm tra FT4 tự do hay T4 toàn phần theo định kỳ.

Người bệnh được chỉ định xét nghiệm FT4 khi nào?

Người bệnh tiến hành thực hiện xét nghiệm FT4 theo chỉ định của bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh lý rối loạn tuyến giáp như là:

  • Giảm hay tăng cân không dự báo;
  • Lồi mắt;
  • Dễ bị kích động;
  • Run rẩy chân tay;
  • Đau khớp hoặc cơ;
  • Ra mồ hôi dù không hoạt động nhiều;
  • Cơ thể luôn mệt mỏi và luôn cảm thấy chán nản;
  • Khàn giọng;
  • Tri giác rối loạn;
  • Tập trung kém;
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực và tinh thần hồi hộp;
  • Chịu lạnh kém hoặc không chịu nóng được;
  • Kinh nguyệt biến đổi khác thường với các hiện tượng: cường kinh, rong kinh hay kinh nguyệt không đều,…;
  • Cục sưng ở cổ hiện lên nguyên nhân không phải do hạch;
  • Phù vì lượng nước giữ trong cơ thể tăng lên;
  • Nồng độ Cholesterol vận hành trong máu tăng cao;

Người bệnh được chỉ định xét nghiệm FT4

Hơn nữa, kết quả xét nghiệm FT4 thường phục vụ trong việc theo dõi kết quả điều trị những bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp. Thêm vào đó, định lượng FT4 giúp bác sĩ đánh giá việc giảm hay tăng nồng độ TSH thuộc tuyến yên.

Ý nghĩa chỉ số FT4 trong xét nghiệm hormon tuyến giáp

FT4 đóng một vai trò quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tuyến giáp của người bệnh. Từ đó, bác sĩ cân nhắc và đưa ra phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Chỉ số FT4 bao nhiêu là bình thường?

Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tuyến giáp quan tâm nhiều nhất. Một người sức khỏe tốt có nồng độ FT4 bình thường có giá trị trong khoảng 12 – 22 pmol/l hoặc 0,93 – 1,7 ng/dL.

Chỉ số FT4 cao

Nếu người bệnh có kết quả xét nghiệm nồng độ FT4 tăng thì nghi ngờ mắc bệnh cường giáp. Khi đó, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được hỗ trợ. Đồng thời, thực hiện thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu trước khi nhận được quyết định điều trị cuối cùng.

Nguyên nhân FT4 cao

Những bệnh lý và tình trạng dưới đây được ghi nhận gây ra hiện tượng FT4 cao ở người bệnh:

  • Giai đoạn đầu bệnh Hashimoto;
  • Sản sinh FT4 sai vị trí;
  • Cường giáp (Nguyên nhân do Iod hay nhiễm độc giáp Basedow);
  • Viêm tuyến giáp;
  • Bướu đa nhân độc thuộc tuyến giáp.

Nếu chỉ số FT4 ở người bệnh vượt ngưỡng 22 pmol/l thì cần thăm khám ngay để chữa trị kịp thời. Nếu để bệnh tình phát triển trong thời gian dài sẽ gây cản trở trong việc điều trị bệnh và rất khó để điều trị dứt điểm.

Chỉ số FT4 thấp

Định lượng FT4 sẽ thực hiện kết hợp với xét nghiệm nồng độ TSH, vì vậy kết quả của 2 yếu tố này sẽ thông báo về tình trạng hiện tại của cơ thể. Những trường hợp phổ biến ở nhiều ca bệnh được ghi nhận như bảng:

FT4 TSH Bệnh lý
Hàm lượng Thấp Cao Cảnh báo nguy cơ suy giáp nguyên phát gây ra bởi bệnh lý tuyến giáp (Tiêu biểu như viêm giáp Hashimoto).
Thấp Thấp Khả năng xảy ra suy giáp thứ phát là rất cao. Bệnh có thể bắt nguồn từ tuyến yên hoặc đến từ sự phản ứng ở các bệnh không phải ở tuyến giáp.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến nồng độ FT4 giảm còn được cho là liên quan đến các loại bệnh sau:

  • Bệnh nhiễm Amyloid;
  • Xơ cứng bì.

Ý nghĩa chỉ số FT4

Tương tự như hiện tượng nồng độ FT4 tăng, nếu chỉ số FT4 xuống mức quá thấp, cơ thể rất dễ đối mặt với nhiều căn bệnh mãn tính. Nhưng phát hiện từ sớm có thể điều trị hầu như dứt điểm những triệu chứng khó chịu của bệnh.

 >>> Tham khảo ngay: Rối loạn điện giải bắt nguồn từ đâu và điều trị như thế nào

Định nghĩa FT3 là gì?

FT3 được hiểu là hormone T3 tự do (Free Triiodothyronine), hormone không liên kết với Protein để lưu hành trong máu. Bệnh nhân có dấu hiệu bệnh cường giáp thường được chỉ định xét nghiệm FT3. Kết quả xét nghiệm thường là FT4 bình thường và TSH giảm.

Cách đọc kết quả xét nghiệm T3 đúng chuẩn

Chức năng của tuyến giáp không đơn thuần chỉ sản xuất hai loại hormone (T3 và T4). Chúng còn nhiều chức năng phức tạp khác trong cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm T3 thường kèm theo nhiều loại định lượng khác để củng cố kết quả chẩn đoán.

Chỉ số T3 bình thường là bao nhiêu?

Người trưởng thành trên 18 tuổi có mức T3 bình ổn trong khoảng 1.3 – 3.1 nmol/l (hay 0.8 – 2.0 ng/ml). Mối quan hệ FT3 FT4 là mối quan hệ thuận chiều khi tăng giảm như nhau, nhưng một số trường hợp có thể làm thay đổi kết quả T3 tăng mà T4 giữ nguyên như nhiễm độc giáp vì T3.

Hàm lượng T3 cao

Những bệnh nhân mắc bệnh gan hay phụ nữ đang mang thai thường có mức T3 cao khác thường. Xét nghiệm T3 toàn phần giúp định lượng được nồng độ FT3 cho phép loại bỏ các trường hợp trên.

Nguyên nhân khiến cho hàm lượng T3 cao ở người bệnh ngoài các tình trạng trên còn có các bệnh về tuyến giáp:

  • Bệnh Basedow (Graves);
  • Cường giáp;
  • Viêm giáp thể không gây đau;
  • Nhiễm độc giáp liệt chu kỳ;
  • Bướu nhân độc thuộc tuyến giáp.

Cách đọc kết quả xét nghiệm T3

Hiện tượng T3 cao còn phản ánh mức độ Protein trong máu cao. Ở vài trường hợp hiếm gặp, nồng độ T3 tăng còn là dấu hiệu ung thư tuyến giáp hay tình trạng nhiễm độc giáp nguy hiểm.

Chỉ số T3 thấp

Tình trạng thiếu dinh dưỡng (ăn ít) và suy giáp có thể gây giảm nồng độ T3 trong máu bất chợt. Thêm vào đó, thời gian đau bệnh kéo dài cũng khiến hàm lượng T3 giảm xuống. Trường hợp bắt buộc nhập viện, chỉ số hormone này cũng có tình trạng giảm sâu so với thông thường.

Lý do này chính là nguồn gốc khiến bác sĩ không thực hiện xét nghiệm T3 riêng lẻ mà kết hợp thêm xét nghiệm hormone TSH và T4. Việc đánh giá và xem xét chức năng tuyến giáp được gia tăng tỷ lệ chuẩn xác với sự kết hợp này.

Những câu hỏi thường gặp về chỉ số FT4

Song song với việc tìm hiểu về FT4, độc giả còn gửi đến nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Việc tích lũy thêm kiến thức về FT4 giúp bạn đọc chủ động phòng ngừa các rối loạn chức năng tuyến giáp.

Chỉ số cường giáp bao gồm những chỉ số gì?

Chỉ số bệnh cường giáp là thuật ngữ dùng để diễn tả những xét nghiệm liên quan khi người bệnh bị nghi ngờ mắc cường giáp trên lâm sàng. Những chỉ số này sẽ phản ánh mức độ hoạt động hiện tại của tuyến giáp cũng như bộ phận liên quan.

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về khả năng mắc phải bệnh cường giáp hay các bệnh lý tuyến giáp khác. Các chỉ số nằm trong nhóm chỉ số cường giáp bao gồm các chỉ số:

1. TSH – xét nghiệm hormone tuyến giáp phổ biến

TSH có tên khoa học là Thyroid Stimulating Hormone, bản chất là một Glycoprotein được sản sinh tại tuyến yên (thuộc não). Mục đích chính của xét nghiệm TSH là muốn kiểm tra hoạt động của tuyến giáp có tốt hay không.

Đồng thời, các hội chứng rối loạn sẽ được chẩn đoán từ sớm để xác định nguồn gốc gây bệnh và có liệu trình điều trị hợp lý. Hàm lượng TSH bình thường đạt từ 0.4 – 5 mIU/l. Tình trạng TSH giảm mạnh sẽ phản ánh người bệnh mắc cường giáp.

TSH – xét nghiệm hormone tuyến giáp phổ biến

     >>> Đọc thêm: Kỹ thuật chụp CT là gì? Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?

2. Hormone T4 (Thyroxine – Tuyến giáp)

Xét nghiệm T4 đóng vai trò tối quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý cường giáp. Người bệnh cần phải thực hiện cả 2 loại xét nghiệm là toàn phần và tự do. Vì T4 tồn tại và lưu thông trong cơ thể chúng ta dưới 2 dạng khác nhau.

3. T3 (Hormone Triiodothyronine)

Xét nghiệm T3 cũng có hai loại tương tự như với xét nghiệm T4 (tự do và toàn phần). Khi mức FT4 ở mức bình thường và nghi ngờ cường giáp, người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm toàn phần.

4. Thyroglobulin – Tầm soát ung thư giai đoạn đầu

Người bệnh có triệu chứng cường giáp, phì đại tuyến giáp hay nghi ngờ mắc bệnh Basedow, viêm tuyến giáp. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm Thyroglobulin. Những tình trạng này được xem là bệnh lý tiền ung thư và người bệnh không được chủ quan.

Chỉ số Tg sẽ tăng giảm trong khoảng 0.2 – 50 ng/mL ở người có sức khỏe bình thường. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa điều trị hay đã di căn sang ung thư tuyến gi thường gây tăng nồng độ Tg.

Đặc điểm sinh lý tuyến giáp

Sinh lý tuyến giáp bao gồm những hormone liên quan đến quá trình hoạt động của tuyến giáp trong cơ thể. Bài viết đã giới thiệu rất nhiều về những hormone chính liên quan đến tuyến giáp ở trên như TSH, FT3, FT4 và Thyroglobulin huyết tương.

Đặc điểm sinh lý tuyến giáp

Tuy nhiên, đặc điểm sinh lý tuyến giáp còn được phản ánh thông qua hai thành phần chính chưa được đề cập bao gồm:

  • Calcitonin huyết tương, là sản phẩm của tế bào “C” hay tế bào cận nang. Xét nghiệm Calcitonin cho kết quả cực kỳ tốt trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị ở bệnh ung thư giáp thể tủy.
  • Độ tập trung Iod phóng xạ, phương pháp sử dụng I131 đường ống giúp bác sĩ nhận diện các nguyên nhân gây ra cường giáp và tính toán liều Iod phóng xạ điều trị phù hợp. Người bệnh cần phải lưu ý là độ tập trung Iod phóng xạ không phải là hình ảnh mà chúng là một con số cụ thể.

Lời Kết

Đến đây chắc hẳn các bạn đã nắm được khái niệm chỉ số FT4 là gì rồi. Đồng thời, khái niệm về FT3 và những hormone liên quan cũng đã được giới thiệu. Chúng tôi mong rằng, độc giả đã hiểu rõ hơn về chỉ số FT4 và những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp qua bài viết.

Xét nghiệm hormone tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị bệnh. Người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và nên đến thăm khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng ở bệnh lý tuyến giáp.

   >>> Đọc ngay: NP Thyroid – Công dụng, liều lượng và những lưu ý cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *