Chi phí lấy máu gót chân trẻ sơ sinh hiện nay theo ghi nhận là khá hợp lý, mang đến cơ hội cho nhiều trẻ em có thể thực hiện lấy máu gót chân. Đây được coi là một phương pháp rất mới mẻ tại Việt Nam nên nhiều người còn chưa biết lấy máu gót chân phát hiện bệnh gì? cũng như như là lấy máu gót chân trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?…
Để trả lời những câu hỏi trên, mời bạn đọc đến với bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết và tổng quan nhất về phương pháp lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh.
Sàng lọc sơ sinh là gì?
Theo như định nghĩa từ nhiều tài liệu y tế, sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện các xét nghiệm ở trẻ sơ sinh. Mục đích nhằm phát hiện các bệnh lý về nội tiết và rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và sức khỏe của bé.
Những bệnh lý này thường rất khó để phát hiện với những triệu chứng lâm sàng. Cho nên, việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp phát hiện và chữa trị kịp thời. Trong vòng 2 tuần đầu đời của trẻ, một số bệnh lý về suy giáp bẩm sinh nếu được điều trị ngay thì sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về mặt thể chất cũng như là tinh thần của trẻ.
Trên thị trường hiện nay, các trung tâm y tế thuộc nhà nước cũng như tư nhân cung cấp nhiều gói sàng lọc sơ sinh với chất lượng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số gói phổ biến như sau:
- Sàng lọc sơ sinh gói 5 bệnh;
- Gói sàng lọc sơ sinh (SLSS) 8 bệnh;
- Gói SLSS 10 bệnh;
- Gói SLSS 13 bệnh;
- SLSS gói 68 bệnh và trên 20 bệnh rối loạn chuyển hóa (RLCH) khác;
- Gói SLSS 70 bệnh + trên 20 bệnh RLCH;
- Sàng lọc sơ sinh gói 73 bệnh và hơn 20 bệnh RLCH khác.
Vai trò và tầm quan trọng của việc xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Đối với một xã hội đang phát triển về mọi mặt như hiện nay, việc đảm bảo sức khỏe và phát triển lành mạnh cho các mầm non là hết sức thiết yếu. Chất lượng dân số là một phần để đánh giá sự lớn mạnh của một quốc gia. Một xã hội toàn diện phải mang đến hạnh phúc cho mỗi gia đình bên trong nó.
Chính vì vậy, việc đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh về mặt thể chất lẫn tinh thần là nền tảng đầu tiên cần xây dựng trên chặng đường phát triển của một quốc gia. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh đóng một vai trò không thể thay thế nếu muốn đạt được mục tiêu này.
Vì xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý trong những ngày đầu bé chào đời. Việc tìm ra nguyên nhân bệnh lý sớm sẽ giúp tìm ra giải pháp điều trị kịp thời và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ chậm phát triển về thần kinh hay thể chất. Góp phần xây dựng một lớp mầm non khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Sàng lọc sau sinh – Một khởi đầu tốt đẹp cho con
Các kỹ thuật lấy máu xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Hiện nay trên thế giới ghi nhận có hai cách chính để tiến hành lấy máu xét nghiệm là: xét nghiệm máu tĩnh mạch và lấy máu gót chân trẻ sơ sinh. Để tìm hiểu thông tin chi tiết mời bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết.
Khái niệm xét nghiệm gót chân trẻ sơ sinh là gì?
Thuật ngữ xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh là việc trích xuất một (vài) giọt máu tại vị trí gót chân của trẻ. Máu được trích xuất cho thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó mẫu máu sẽ được bàn giao lại cho bên Trung tâm xét nghiệm để bắt đầu quy trình xét nghiệm.
Liệu pháp sàng lọc này còn thường được gọi là lấy máu gót chân 5 bệnh. Vì chúng giúp phát hiện ra 5 bệnh bẩm sinh thường gặp ở trẻ mới sinh ra. Vậy biện pháp lấy máu gót chân phát hiện 5 bệnh gì? Chúng ta cùng đến với những thông tin sau để có câu trả lời chính xác nhất.
Lấy máu gót chân sàng lọc những bệnh gì ở trẻ sơ sinh?
Biện pháp lấy máu gót chân giúp sàng lọc ra những bệnh lý nguy hiểm và rất hiếm khi xảy ra ở trẻ. Thế nhưng ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển sau này của trẻ là không thể xem thường. Dưới đây là những bệnh lý cụ thể:
Phenylketone niệu (PKU)
Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa Phenylalanin gây tích tụ một lượng lớn axit amin phenylalanine trong cơ thể. Một loại axit amin rất cần thiết có sẵn trong thức ăn và cơ thể không thể tự tổng hợp được.
Trong thời gian đầu của bệnh, các triệu chứng thường rất mờ nhạt. Chỉ đến khi tình trạng bệnh đến một mức độ nhất định thì mới phát hiện. Một số biểu hiện thường thấy của trẻ khi mắc bệnh như:
- Co giật, buồn nôn hay nôn nhiều;
- Da và tóc nhạt màu hơn với người thân trong gia đình;
- Trẻ tăng động và đôi khi có triệu chứng tâm thần;
- Hành vi của bé cực kỳ hung hăng và có xu hướng tự làm đau mình;
- Nổi ban đỏ (giống với bệnh Eczema);
- Ngái ngủ và kén ăn.
Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng cũng như khuyết tật về trí tuệ. Các vấn đề về hành vi và rối loạn tâm thần và hiện tượng động kinh cũng có thể xảy ra. Chính vì vậy, phụ huynh cần theo dõi từ sớm để có phác đồ điều trị đúng đắn cũng như xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
>>> Đọc thêm: Sàng lọc sơ sinh – Chìa khóa then chốt đối với sự phát triển của trẻ
Suy giáp bẩm sinh (CH)
Bệnh lý này liên quan đến việc tuyến giáp của trẻ không thể tự sản xuất hoặc sản xuất hàm lượng hormone không đạt yêu cầu. Như nhiều chuyên gia chia sẻ, hormone tuyến giáp đóng một vai trò không thể thay thế đối với sự phát triển của não và cơ thể từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành.
Một khi tuyến giáp không thực hiện trọn vẹn vai trò của mình, trẻ sẽ trở nên đần độn và trí tuệ cùng chiều cao bị chậm phát triển.Trẻ trở nên chậm chạp và rất ít vận động, tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến tử vong trước khi vào tuổi trưởng thành.
Trẻ khi vừa chào đời nếu mắc bệnh suy giáp bẩm sinh thường không có triệu chứng gì quá nổi bật. Tình trạng phổ biến có thể xảy ra là hiện tượng vàng da kéo dài. Giai đoạn từ 2 – 3 tuần sau khi sinh, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như là:
- Màu da tái đi;
- Bỏ bú hoặc bú rất ít;
- Lưỡi thè ra bên ngoài;
- Chậm biết lật và biết bò;
- Ngủ nhiều;
- Ít khóc;
- …
Những triệu chứng trên thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác nên phụ huynh thường chủ quan. Nếu thấy con mình có một trong những triệu chứng trên thì phụ huynh nên đưa con đi xét nghiệm TSH ngay lập tức.
Nồng độ TSH trong cơ thể sẽ phản ánh tình trạng của bệnh suy giáp ở trẻ. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu gót chân và căn cứ vào kết quả để ra quyết định.
Nồng độ TSH | Tình trạng |
6 – 20mU/L |
Bình thường |
20 – 40mU/L | Xét nghiệm thêm T3, FT4 trên mẫu máu ở tĩnh mạch để chẩn đoán chính xác |
Trên 40mU/L | Bị suy giáp bẩm sinh, trẻ cần điều trị ngay và xét nghiệm thêm TSH, T3, FT4 để theo dõi |
Nếu trẻ được phát hiện tình trạng suy giáp từ sớm và sử dụng biện pháp điều trị đúng đắn trong vòng 2 tuần đầu. Sử dụng phương pháp bổ sung hormone tuyến giáp thì trẻ sẽ phát triển bình thường.
Tình trạng thiếu men G6PD
Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu đến từ yếu tố di truyền lặn với nhiễm sắc thể X bị dị dạng. Tình trạng này dẫn đến cơ thể không thể tổng hợp men G6PD. Loại men này giúp bảo vệ hồng cầu khỏi sự tấn công của oxy hóa.
Sự thiếu hụt men G6PD khiến cho hồng cầu bị phá hủy khi dung nạp thức ăn hoặc một vài loại thuốc vào cơ thể. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu do tan huyết hay còn gọi là vỡ hồng cầu.
Ngoài ra, trẻ bị thiếu men G6PD sẽ gia tăng nồng độ Bilirubin trong máu. Lượng Bilirubin ứ đọng trong cơ thể sẽ dần dần thấm vào não và gây nên nhiều bệnh lý vô cùng nghiêm trọng. Các bệnh lý này đa phần đều ảnh hưởng đến trí tuệ và độ nhận thức của trẻ.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là hiện tượng vàng da, vàng mắt ở trẻ thiếu men G6PD. Hai tuần đầu tiên chính là thời điểm vàng để phát hiện và điều trị bệnh, nếu để qua giai đoạn này, trẻ sẽ bị tổn thương não và dẫn đến bại não, chậm phát triển về tâm thần hay vận động.
>>> Tham khảo: Tim thai yếu tháng cuối và những điều cần đặc biệt lưu ý
Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) – Hội chứng sinh dục (thượng thận)
Đây cũng là một bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Tình trạng này xảy ra do sự thiếu hụt các Enzym cần thiết để tổng hợp Cortisol dẫn đến hiện tượng thiếu Aldosterone nhưng lại tăng nồng độ Androgen.
Hormone Androgen ở nam giới có chứng năng kích thích tố sinh dục, hình thành sự nam tính. Chính vì thế, nồng độ Androgen tăng làm cho trẻ nam dậy thì sớm còn đối với nữ thì bị phì đại âm vật (xu hướng phát triển như nam giới).
Sự thiếu hụt Enzym tổng hợp Cortisol dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải (có thể dẫn đến tử vong) ở trẻ. Vì Aldosterone và Cortisol đóng một vai trò rất quan trọng trong sự chuyển hóa muối nước.
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ khi mắc bệnh tăng tuyến thượng thận bẩm sinh như là: bỏ bú sữa mẹ, mất nước, da sạm, khi kiểm tra thì thấy lượng Kali tăng lên và lượng Natri giảm trong máu.
Rối loạn trong việc chuyển hóa Galactose (GAL)
Chứng rối loạn này nguyên nhân là do di truyền khi hai mã Gen lặn bất thường cùng xuất hiện trong tế bào đột biến ở trẻ. Khả năng chuyển hóa đường Galactose trong máu (loại đường có trong sữa và sữa mẹ) bị giảm sút vì thiếu hụt Enzym Lactase.
Lượng đường Galactose trong máu không được hấp thụ sẽ tích lũy lại trong cơ thể của trẻ và dần trở thành một loại độc tố. Nó có thể gây nhiều tổn thương nặng nề đến gan, não, thận và mắt,…thay vì chuyển hóa thành năng lượng.
Phương pháp lấy máu tĩnh mạch trẻ sơ sinh
Biện pháp xét nghiệm máu tĩnh mạch cho kết quả sàng lọc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đây là biện pháp đang được đa số các bệnh viện lớn tại Việt Nam sử dụng và áp dụng trong quy trình sàng lọc sơ sinh.
Liệu pháp này có thể sàng lọc nhiều căn bệnh bẩm sinh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ sơ sinh. Những bệnh lý này tương tự như việc xét nghiệm lấy máu gót chân.
>>> Đọc thêm: Những điều cần biết về cách chăm sóc mẹ và bé sơ sinh khoa học tại nhà
Tại sao lại lấy máu gót chân trẻ sơ sinh mà không phải vị trí khác?
Phỏng theo nguyên tắc trong xét nghiệm máu, thì máu tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đều đáp ứng được. Thế nhưng, nhiều chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa chọn lấy máu gót chân vì các lý do cụ thể như sau:
- Gót chân là khu vực kém nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ sơ sinh;
- Khi lấy máu sẽ gây rất ít cảm giác đau cho trẻ;
- Lượng máu dồi dào đáp ứng đủ yêu cầu của việc xét nghiệm.
Chi phí lấy máu gót chân trẻ sơ sinh hiện nay
Phương pháp xét nghiệm máu gót chân ở trẻ sơ sinh được biết đến là một phương pháp còn rất mới. Phương pháp này được phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại nên chi phí nhận định là khá cao.
Giá xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào gói và số lượng bệnh cần sàng lọc mà bệnh nhân chọn. Giá của các gói sẽ rơi vào tầm từ 300.000 – 3.500.000 VNĐ, chi phí thấp nhất đối với 5 bệnh và cao nhất có thể lên đến 73 bệnh bẩm sinh cùng nhiều rối loạn chuyển hóa khác.
Ưu điểm của dịch vụ lấy máu gót chân tại nhà
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các dịch vụ mang đến cho người tiêu dùng nhiều tiện ích đặc biệt. Và dịch vụ lấy máu gót chân tại nhà cũng vậy, giờ đây bạn không cần phải vất vả đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm y tế cách xa nhà để làm xét nghiệm.
Nhiều cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ lấy máu gót chân tại nhà đầy uy tín và chất lượng cao. Bạn hoàn toàn yên tâm nếu có mong muốn xét nghiệm cho trẻ. Bạn có thể liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ qua nhiều nền tảng công nghệ khác nhau như: điện thoại, website hay app của nhà cung cấp,…
Trong quá trình tiếp nhận yêu cầu, nhân viên tư vấn có chuyên môn về y khoa sẽ hỗ trợ và tư vấn mọi thắc mắc của khách hàng. Quy trình lấy mẫu được đảm bảo tuân thủ đúng tất cả quy định về lấy máu, bảo quản và vận chuyển. Chi phí lấy mẫu niêm yết đúng với giá tại các bệnh viện lớn.
Ngoài ra, quý khách có thể theo dõi kết quả trên website của nhà cung cấp. Bác sĩ cũng sẽ liên lạc với bạn để giải thích rõ hơn về kết quả cũng như là những lời khuyên bổ ích về tình trạng của trẻ.
Nhìn chung, việc sàng lọc sơ sinh là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho sự phát triển khỏe mạnh của bé trên đường đời. Với những thông tin liên quan về chi phí lấy máu gót chân trẻ sơ sinh thì bạn đã có thể biết được lấy máu gót chân xét nghiệm những bệnh gì rồi.
Mong rằng, bạn sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của nó và lên kế hoạch cụ thể để chuẩn bị cho con của mình tránh những bệnh lý bẩm sinh vô cùng nguy hiểm. Bạn đừng để niềm vui vừa chớm nở đã bị vụt tắt bạn nhé!
>>> Tham khảo: Bệnh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp và những điều cần lưu ý