Những điều cần biết về cách chăm sóc mẹ và bé sơ sinh khoa học tại nhà

Sinh con là một thiên chức thiêng liêng của một người phụ nữ. Họ đã phải đánh đổi bằng cả sinh lực của bản thân để có thể chào mừng bé con đến với thế giới này. Vì thế, chăm sóc mẹ và bé sơ sinh là kỹ năng vô cùng quan trọng mà các ông bố, bà mẹ cần quan tâm hàng đầu.

Vậy làm thế nào để chăm sóc sau sinh giúp mẹ khoẻ, bé ngoan đây? Hôm nay, góc cẩm nang cho mẹ và bé xin được gửi đến một số kiến thức và kinh nghiệm để cho mọi người sắp và đang làm bố mẹ tham khảo! Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hormonetuyengiap.com nhé!

chăm sóc mẹ và bé sơ sinh

Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh tại nhà

Các vấn đề về chăm sóc sau sinh tại nhà hay kinh nghiệm chăm sóc mẹ và em bé sau sinh đúng chuẩn khoa học đang được rất nhiều người đang quan tâm tới.  Sức khỏe của mẹ trong những ngày đầu tiên sau sinh còn yếu nên cách chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách sẽ giúp mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục sức khỏe, vừa có thể chăm sóc cho bé trong thời gian đầu được tốt nhất.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở)

Căn cứ vào dấu hiệu sinh tồn sẽ:

  • Chỉ rõ tình trạng hoạt động của một số cơ quan.
  • Phản ánh chính xác các chức năng sinh lý của cơ thể
  • Xác định bệnh lý có nguy cơ xảy ra cao.
  • Cho thấy tiến trình hồi phục của mẹ sau sinh.

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc đã có nhiều gia đình bỏ qua việc theo dõi các dấu hiệu này của mẹ. Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ y tá riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc tại nhà để có thể nắm rõ tình trạng sức khoẻ của mình kịp thời.

Theo dõi sản dịch

  • Sản dịch thường kéo dài khoảng 1 tuần sau sinh và hết hẳn sau 4 tuần.
  • Sản dịch có màu như máu kinh, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt.
  • Sau khi hết sản dịch, các mẹ có thể có kinh lại bình thường sau 4 tuần.

(*) Tại thời điểm này, rất có thể có thai sau sinh nên các bố mẹ cần có biện tránh thai phù hợp.

Vệ sinh tầng sinh môn 

cẩm nang cho mẹ và bé

Đối với các mẹ sinh thường, vệ sinh tầng sinh môn là một trong những việc rất quan trọng trong cách chăm sóc sau sinh tại nhà:

  • Mẹ bỉm nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm 3 lần/ mỗi ngày, nhất là sau khi đi đại tiện và tiểu tiện.
  • Khi rửa cần nhẹ nhàng, không thụt sâu vào bên trong và lau khô.
  • Mẹ bỉm nên thường xuyên thay băng vệ sinh.
  • Vết rạch sinh thường sẽ lành sau một tuần.
  • Nếu tình trạng tầng sinh môn bị phù nề, máu tụ thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cắt chỉ.

Theo dõi đại, tiểu tiện

Sự ảnh hưởng của bài niệu Oxytocin sẽ làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng vẫn bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – thuốc tê sau sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này là nguyên nhân khiến mẹ rất dễ bị tiểu hoặc tăng trương lực ở bàng quang.

  • Trường hợp bí tiểu thường xảy ra với các mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh con có can thiệp.
  • Các mẹ bị bí tiểu lâu, ít đau: Có thể đi lại nhiều, xoa bóp vùng bàng quang, đặc biệt không được thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.
  • Các mẹ bị táo bón sau sinh: Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng.
  • Sau 3 ngày chưa thể đi đại tiện: Phải thụt tháo phân.

Bệnh trĩ sau sinh là một trường hợp cũng rất dễ gặp sau sinh. Nguyên nhân là do mẹ rặn lâu, táo bón hay ứ trệ tuần hoàn trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu bị trĩ, mẹ có thể điều trị chống viêm, giảm đau và nên vệ sinh tại chỗ để đẩy búi trĩ lên, chống táo bón.

Chăm sóc vú

Các mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ để có đủ sữa cho con. Mẹ nên tập cho con bú ngay sau sinh và theo cữ.

  • Trong thời gian con bú, mẹ phải dùng thuốc điều trị bệnh: Tham khảo ý kiến bác sĩ vì có một số loại thuốc có thể thông qua đường sữa mẹ gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
  • Trước khi cho bé bú: Vệ sinh sạch sẽ vú và nên cho bé bú hết sữa trong vú. Nếu không hết thì phải vắt ra để vú tiếp tục sản xuất sữa mới.

Việc tắm gội

Trong kinh nghiệm sau sinh của các mẹ ngày trước rất kiêng tắm trong tháng. Tuy nhiên, cơ thể mẹ sau sinh tiết rất nhiều mồ hôi, cần được tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt vào mùa hè. Nếu để lâu không tắm, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho mẹ và con.

Tùy theo cơ địa của từng mẹ mà có thể tắm sau 3 – 4 ngày sau đó. Khi tắm, các mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Tắm nhanh, bằng nước ấm
  • Không tắm bồn và ở nơi kín gió.
  • Tắm xong phải lau người khô thật nhanh để tránh bị cảm lạnh.
  • Gội đầu: có thể gội đầu nhưng phải nhanh và sấy thật khô.

Vận động sớm

chăm sóc sau sinh tại nhà

Nếu sản dịch ít hoặc không có thì các mẹ nên vận động sớm, tránh để sản dịch ứ, tử cung khó co hồi dễ gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc vận động sớm cũng giúp mẹ bỉm giảm nguy cơ bị táo bón cũng như những vấn đề về bàng quang hay giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.

  • Đối với sinh thường: Mẹ chỉ cần nằm nghỉ ngơi vài giờ là có thể đi lại bình thường.
  • Đối với sinh mổ: Mẹ nên nằm khoảng 24 giờ, có thể nhờ người thân hoặc nhân viên y tế hỗ trợ.

Chế độ dinh dưỡng

Người phụ nữ sau khi sinh con sẽ giảm sút sức khỏe rất nhiều. Trên thực tế, tùy vào phương pháp sinh mổ hoặc sinh thường mà người ta sẽ có những cách chăm sóc riêng dành cho các mẹ bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.

Đối với mẹ sinh thường

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cần đủ 4 nhóm chất trong thực đơn mỗi ngày:

  • Chất đạm.
  • Tinh bột – đường.
  • Chất béo.
  • Vitamin và khoáng chất.

Những món ăn lợi sữa mẹ không nên bỏ qua:

  • Cháo móng giò.
  • Gà tiềm thuốc bắc.
  • Canh giò lợn với đu đủ xanh.
  • Cháo chân dê.

Những ngày mới sinh xong, mẹ không nên ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ mà nên:

  • Ăn nhiều rau xanh, ngăn ngừa táo bón, cải thiện chất lượng sữa mẹ.
  • Pha bột ngũ cốc để uống chung với sữa.
  • Uống nước ấm.
  • Kiêng dùng trà, cà phê, nước ngọt, nước đá,…

Đối với mẹ sinh mổ

Về cơ bản chế độ dinh dưỡng của mẹ sinh mổ cũng tương tự như sinh thường. Tuy nhiên, cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh về mặt dinh dưỡng cần lưu ý những điều sau:

  • Kiêng nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản và lòng trắng trứng: Những loại thực phẩm này cản trở quá trình làm lành sẹo.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, nhất là khoai lang.
  • Ăn nhiều trái cây: Đu đủ, chuối,…
  • Uống nhiều nước.
  • Nên kiên trì với chế độ ăn uống khoa học bởi ảnh hưởng của kháng sinh.

Những yếu tố khác

cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Bên cạnh về mặt sức khỏe bên trong, chăm sóc mẹ bầu sau sinh  cũng cần chú ý đến những vấn đề khác như:

  • Vận động thường xuyên.
  • Ăn uống và làm việc khoa học.
  • Sử dụng các sản phẩm làm đẹp lành tính hoặc tự nhiên: Mật ong, trứng gà, nghệ tươi,…
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái để hạn chế tối đa các tình trạng trầm cảm sau sinh.

Hướng dẫn cách chăm sóc bé sau sinh đúng cách

Em bé khi chào đời mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ và phải dần thích nghi với mọi thứ. Giai đoạn chu sinh của trẻ là khoảng thời gian rất quan trọng, trẻ được quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ tạo tiền đề để phát triển về sau này.

Cho bé bú sữa

Bé cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh và hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bởi sữa mẹ chứa một lượng lớn các chất và lợi khuẩn giúp tăng cường phát triển và bảo vệ miễn dịch của trẻ.

  • Nếu mẹ thiếu sữa: Có thể cho bé uống thêm sữa pha công thức phù hợp.
  • Nếu trẻ bú kém: Có thể dùng bình bú bón thêm cho trẻ.

(*) Lưu ý

  • Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi bú no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt.
  • Các trẻ hay bị sặc khi bú do chưa có sự phối hợp tốt giữa 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy, các mẹ không nên ép trẻ bú nhiều.
  • Sau khi bé bú no, không đặt nằm ngay mà đỡ bé ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi để bé dễ nuốt sữa.

     >>> Bài viết liên quan: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?

Theo dõi thân nhiệt

Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định. Cho nên, khi ra môi trường bên ngoài, trẻ phải tự thích nghi với nhiệt độ thay đổi nên bé cần được giữ ấm ngay lập tức.

  • Nhiệt độ phòng thích hợp: Từ 27 đến 32°C, phòng thoáng mát, có ánh nắng.
  • Nhiệt độ bình thường của trẻ: Từ 36,5°C đến 37°C.
  • Lưu ý không được quấn trẻ quá kỹ.

Theo dõi nhịp thở

tái khám sau sinh cho trẻ sơ sinh

Cấu tạo đường thở của trẻ mới sinh rất mềm và khí quản hẹp. Bố mẹ nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian để trẻ ngủ yên giấc.

  • Bình thường: Trẻ sơ sinh có nhịp thở 40-60 lần/phút, thở đều.
  • Bất thường: Trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực.

Chăm sóc da cho bé

  • Tắm cho bé hàng ngày ở nhiệt độ nước 37°C, bố mẹ nên massage cho bé trước hoặc sau khi tắm để bé dễ chịu, ngủ ngon hơn.
  • Vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70° và gạc vô trùng. Rốn sẽ rụng sau sinh từ khoảng 7 – 12 ngày (Hiếm khi là 3 tuần).
  • Tắm nắng cho trẻ hàng ngày từ 6-9g sáng.
  • Da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương vì thế các mẹ không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm ướt mà nên thay tã thường xuyên cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc mắt, mũi, lưỡi

  • Đặc biệt không để trẻ sơ sinh tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng thô.
  • Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh để tránh làm da bé bị hăm do phân, nước tiểu kích thích.
  • Trẻ bị chảy nước mắt, xuất hiện ghèn: Chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh miệng, mũi, lưỡi cho bé thường xuyên bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý .

     >>> Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung – Phòng ngừa ung thư CTC

Một số biểu hiện bất bình thường của trẻ sơ sinh

bệnh viện mẹ và bé

Bố mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra khi gặp một số biểu hiện bất thường dưới đây:

  • Giảm cân.
  • Vàng da.
  • Tím tái.
  • Khó thở.
  • Khóc nhiều.
  • Cứng hàm.
  • Ngủ li bì.

Đặc biệt, các bố mẹ cần tái khám sau sinh cho trẻ sơ sinh sớm nhất sau 72 giờ và muộn nhất sau 3 tuần tuổi để:

  • Đo thính lực cho bé.
  • Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để có phát hiện 3 bệnh nguy hiểm: Suy giáp bẩm sinh, tăng sản thượng thận bẩm sinh hay thiếu men G6PD.
  • Cho bé uống vitamin D3 theo chỉ định của bác sỹ.
  • Tiêm phòng lao (BCG).
  • tiêm chủng theo lịch.

     >>> Xem thêm: Sàng lọc sơ sinh – Chìa khóa then chốt đối với sự phát triển của trẻ

Một số giải đáp cho mẹ bầu sau sinh

Bên cạnh những vấn đề về chăm sóc bà bầu sau sinh, dưới đây là một số vấn đề trong thời gian ở cữ mà các mẹ thường thắc mắc:

Sản phụ có sử dụng điện thoại không?

Sau sinh, các mẹ thường hay xem tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, điều này rất có hại cho mắt và mẹ nên kiêng cữ ít nhất khoảng 6 tuần. Vì sau sinh, cơ thể mẹ khá yếu, cần được nghỉ ngơi.

Tư thế nằm sau sinh như thế nào cho đúng?

  • Sinh thường: Tư thế tốt nhất là nằm ngửa, không gây áp lực lên vết rạch. Nếu mẹ đang bị vấn đề về huyết áp thì không nên nằm tư thế này.
  • Sinh mổ: Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng, nó không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn giúp vết mổ không bị căng, các mẹ di chuyển dễ dàng hơn và cải thiện hệ tiêu hóa.

Khi nào được quan hệ tình dục trở lại?

chăm sóc bà bầu sau sinh

  • Các bác sĩ khuyến cáo nên tránh tuyệt đối chuyện quan hệ vợ chồng ít nhất 2 tháng đầu.
  • Thời điểm tốt nhất để quan hệ là 3 tháng sau sinh trở lên.

Các biện pháp tránh thai nào sau sinh hiệu quả?

  • Dùng bao cao su.
  • Đặt vòng tránh thai
  • Cấy que tránh thai.
  • Dùng thuốc tránh thai.
  • Tính ngày an toàn.

     >>> Tham khảo: Hội chứng thận hư ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Khi nào mẹ bỉm nên đến bệnh viện thăm khám?

Khi mẹ gặp các trường hợp sau thì nên đến bệnh viện mẹ và bé gần nhà ngay để có thể kịp thời xử lý:

  • Sản dịch ít ra, có mùi hôi.
  • Nếu > 7 ngày đã hết sản dịch rồi lại đột ngột ra máu đỏ tươi.
  • Đau bụng nhiều.
  • Sốt > 38°C, rét run, đái buốt.
  • Vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ bị đau, sưng tấy, chảy dịch.
  • Vú căng đau tức.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Nhiễm khuẩn hậu sản.
  • Có dấu hiệu trầm cảm.

==

Con trẻ là món quà tinh thần quý giá nhất mà các mẹ nhận được. Do vậy, các mẹ sau sinh nên có một tinh thần thoải mái và biết chăm sóc bản thân đúng cách để có một sức khỏe tốt và chăm sóc con yêu khôn lớn. Cuối cùng, hi vọng các mẹ đang và đã đọc được bài viết này luôn bình an, mẹ mạnh khoẻ, bé chóng lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *