Cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không là câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc trước khi quyết định cắt bỏ tuyến giáp. Nếu là một người chưa lập gia đình hay đã có gia đình nhưng chưa có con thì đây ắt hẳn là quyết định vô cùng khó khăn.
Để làm sáng tỏ vấn đề trên và những vấn đề liên quan, bạn hãy bớt chút thời gian quý báu của mình để tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Tình trạng bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nữ giới và nam giới có sự khác biệt rõ rệt về cấu tạo cơ thể theo giải phẫu học. Thêm vào đó, nhiệm vụ sinh lý ở nữ giới chính là nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Nhiều giai đoạn thay đổi khác nhau từ giai đoạn sơ sinh cho đến trưởng thành và già đi, phụ nữ phải đối mặt với nhiều biến động lớn về nội tiết tố. Chúng ta có thể kể tên các giai đoạn chính như sau:
- Dậy thì;
- Chu kỳ kinh nguyệt;
- Mang thai;
- Sau sinh – cho con bú;
- Thời kỳ mãn kinh.
2. Tuyến giáp và thai kỳ – Mối quan hệ mật thiết
Nữ giới trong thời kỳ mang thai sẽ có những thay đổi nội tiết một cách rõ rệt, những thay đổi được xem là bình thường của chức năng tuyến giáp ở phụ nữ trong thai kỳ. Trong đó nổi bật và dễ nhận thấy nhất là 2 dấu hiệu sau đây:
2.1. Thay đổi về Hormone
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ sản sinh 2 hormon chính là Estrogen và βhCG (Human Chorionic Gonadotropin). Hiện tượng tăng nồng độ βhCG ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ dẫn đến lượng hormone TSH (hormone kích thích giáp trạng) giảm ở mức không nhiều. Tình trạng này được giới chuyên môn gọi là cường giáp cận lâm sàng.
Nhưng trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ, nồng độ TSH bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại. Đây được coi là hiện tượng TSH cao khi mang thai và rất phổ biến ở nhiều phụ nữ trên thế giới.
Bên cạnh đó, hormone sinh lý nữ – Estrogen, sẽ làm tăng hormone tuyến giáp gắn Protein ở huyết thanh. Tuy vậy, chức năng của tuyến giáp sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì mức ổn định của hormone tuyến giáp tự do như FT3 hay FT4. Qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng, mức ổn định của TSH, FT3, FT4 sẽ kéo theo sự ổn định của các chức năng tuyến giáp.
2.2. Kích thước thay đổi
Kích thước của tuyến giáp có thể thay đổi, cụ thể là lớn hơn trong thời kỳ mang thai. Nhiều bác sĩ nhận định rằng: “Tuyến giáp sẽ tăng từ 10 – 15% về mặt kích thước và hiện tượng này được chẩn đoán là bướu cổ”.
Tỷ lệ sẽ có phần nhỉnh hơn ở những vùng có bệnh nhân thiếu Iot, đặc biệt ở những vùng núi cao hiểm trở. Người mẹ nếu cảm nhận sự tăng trưởng về kích thước ở cổ thì nên đến thăm khám để xét nghiệm và kiểm tra chức năng của tuyến giáp. Biện pháp tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại giúp phát hiện việc tăng kích thước nhanh nhất chính là siêu âm.
>>> Xem thêm: Vai trò quan trọng của định lượng TSH trong điều trị rối loạn tuyến giáp
3. Giải đáp: Cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Việc phẫu thuật cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì lý do làm giảm hàm lượng hormone tuyến giáp. Tuyến giáp chủ yếu sản xuất 2 hormone tuyến giáp là: Thyroxine (T3) và Triiodothyronine (T3).
Trong đó, T3 đóng vai trò như một hormone tuyến giáp hoạt động và T4 là một hormone “dự trữ” (một Prohormone). Nếu như người bệnh đã phẫu thuật cắt tuyến giáp và dùng Levothyroxine thì bạn sẽ cảm thấy tốt 100%.
Bạn nên lưu ý điều chỉnh liều Levothyroxine nhiều lần để kiểm tra xem thuốc có phù hợp với cơ thể hay không. Nếu như bạn vẫn cảm thấy không hiệu quả sau nhiều tháng điều trị bằng Levothyroxine.
Ví dụ: Bạn bị tăng cân nhưng lại ăn uống lành mạnh thì nên xem xét bổ sung thêm T3 một cách trực tiếp vào quá trình điều trị. Một trong những sản phẩm tốt để bổ sung T3 là Cytomel – T3 tổng hợp hay sản phẩm chứa T3 tự nhiên như là NDT.
4. Suy giáp khi mang thai – Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh
Suy giáp khi mang thai được ghi nhận là một tình trạng phổ biến và thường rất khó để nhận ra trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng ban đầu thường thể hiện không rõ ràng và rất dễ bị nhầm với tình trạng trầm cảm khi mang thai.
Nếu sản phụ có các triệu chứng như dưới đây thì được chẩn đoán là suy tuyến giáp khi mang thai:
- Cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi và uể oải;
- Mặt có dấu hiệu sưng phồng, làn da căng lên một cách bất thường;
- Tăng cân một cách rõ rệt (hiện tượng chiếm tỷ lệ cao nhất);
- Khả năng chịu lạnh rất yếu;
- Sản phụ rất khó để tập trung và thường hay quên;
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa (đau quặn hay khó chịu ở bụng);
- Nồng độ TSH tăng và FT4 giảm.
Theo như nhiều tài liệu về y khoa, những tác nhân gây ra suy giáp trong thai kỳ bao gồm:
- Viêm giáp mạn tính: Tình trạng có tính chất tự miễn (bệnh Hashimoto’s), tình trạng này có thể xảy ra trước khi mang thai hoặc xuất hiện trong lần đầu mang thai.
- Yếu tố di truyền: Gia đình của người bệnh có nhiều người mắc bệnh tuyến giáp, bướu cổ to hay người đã từng bị viêm tuyến giáp, suy giáp ở lần mang thai trước.
- Nguyên nhân khác: Người điều trị Iod phóng xạ, đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều cao hay sản phụ đã bị cắt tuyến giáp.
>>> Tham khảo: Kiểm tra chức năng tuyến giáp – Điều kiện cần để bảo vệ sức khỏe toàn diện
4.1. Nữ bệnh nhân bị suy giáp có mang thai được không?
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia về y tế, phụ nữ mắc tình trạng suy giáp vẫn có thể mang thai và sinh con như người thường. Mặc dù vậy, hiện tượng suy giáp làm suy giảm khả năng phóng trứng ở buồng trứng.
Sản phụ rất khó để thụ thai theo cách tự nhiên và thậm chí nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh dù ở tình trạng nhẹ hay cận lâm sàng. Hơn nữa, phụ nữ đã mang thai vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả thai nhi và sản phụ.
4.2. Vậy liệu phụ nữ suy giáp có nên mang thai?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu tác động của suy giáp đến người mẹ và cả thai nhi. Để từ đó có cái nhìn chi tiết và đưa ra nhận định chính xác nhất.
4.2.1. Ảnh hưởng đến thai phụ
Tình trạng suy giáp kéo dài và không được điều trị (hay điều trị không đầy đủ) thì có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ như: thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim hay người chậm chạp,…
Ngoài ra, nhiều biến chứng liên quan đến sản khoa, cụ thể như: tiền sản giật, chảy máu sau đẻ, đẻ con nhẹ cân hay thậm chí có thể sảy thai,… Các biến chứng này xảy ra ở những sản phụ bị suy giáp nặng và chưa từng ghi nhận trên tình trạng bệnh nhẹ hơn.
4.2.2 Ảnh hưởng đến thai nhi
Thai nhi có thời gian hình thành, phát triển và bắt đầu hoạt động trong tuần thứ 10 – 12 ở thời kỳ mang thai. Tại 12 tuần đầu tiên, thai nhi sẽ hầu như phụ thuộc vào nguồn hormone tuyến giáp từ người mẹ.
Thai nhi còn phụ thuộc lượng Iodine được người mẹ cung cấp, vậy mẹ bị suy giáp sinh con có bị suy giáp không? Câu trả lời là có. Việc thiếu hụt hormone tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ở các cơ quan và đặc biệt là não bộ của trẻ.
Điều này dẫn đến tình trạng suy giáp bẩm sinh ở trẻ, xuất hiện những bất thường trong nhận thức và thể chất. Nếu bệnh tình không được điều trị đúng cách thì rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu hay khuyết tật bẩm sinh và chứng đần độn ở trẻ.
Hai tiêu đề trên đã cho chúng ta thấy được tác động của suy giáp đến việc mang thai là như thế nào. Vấn đề ảnh hưởng xảy ra trên cả sản phụ và thai nhi là cực kỳ nguy hiểm. Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn không nên mang thai khi bị suy giáp.
>>> Tham khảo: Sàng lọc sau sinh – Một khởi đầu tốt đẹp cho con
5. Tìm hiểu về nhiễm độc giáp thai kỳ
Theo như định nghĩa, nhiễm độc giáp (bệnh cường giáp) là hiện tượng rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức yêu cầu. Điều này khiến cho lượng hormone tuyến giáp vào máu tăng cao, gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Nhiễm độc giáp thường được ghi nhận rất nhiều ở phụ nữ mang thai, một bệnh nội tiết phổ biến chỉ đứng sau đái tháo đường. Tỷ lệ xảy ra ở các sản phụ là 1/1500 với nhiều triệu chứng và nguyên nhân gây nên khác nhau.
5.1. Bị cường giáp có nên mang thai hay không?
Phụ nữ trong quá trình mang thai mà tình trạng cường giáp có dấu hiệu trở nặng thì rất có thể đối mặt với các cơn bão giáp (cường giáp cấp) với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Mặc dù, trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể giảm tần suất xuất hiện nhưng tăng trở lại sau khi sinh.
Các cơn bão giáp gây rất nhiều khó khăn và trở ngại trong việc chăm sóc con. Do đó, nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị phụ nữ bị cường giáp hoặc đang điều trị không nên có thai trong giai đoạn này. Thời điểm tốt nhất để mang thai là chữa trị hoàn toàn bệnh cường giáp.
5.2. Bị cường giáp có nên sinh con?
Nếu người mẹ bị cường giáp và không được điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến thai nhi. Một số hiện tượng thường thấy ở thai nhi như là:
- Bệnh tim bẩm sinh;
- Thai chậm phát triển về mọi mặt;
- Sinh non;
- Chết lưu;
- Dị tật bẩm sinh.
Lượng TSI – hormone kích thích tuyến giáp, nếu tăng quá cao gây ảnh hưởng không tốt đến tuyến giáp của thai nhi. Chúng có thể gây ra tình trạng cường giáp ở trẻ sơ sinh. Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng trên, sản phụ nên kiểm tra và sàng lọc bệnh lý về tuyến giáp càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa hậu quả của cường giáp gây ra cho thai nhi.
>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh
6. Bướu cổ và thai kỳ
Bướu cổ còn được biết đến với cái tên bướu tuyến giáp, bệnh lý bao gồm nhiều loại phổ biến tại Việt Nam như: bướu lành, Basedow, ung thư và viêm tuyến giáp,… Tình trạng bướu cổ tác động xấu đến chức năng tuyến giáp, gây nên cường giáp hoặc suy giáp ở bệnh nhân.
6.1. Giải thích bướu cổ có mang thai được không?
Tin vui là phụ nữ bị bướu cổ thông thường vẫn có thể mang thai và chưa từng ghi nhận trường hợp gây vô sinh. Tuy nhiên, sản phụ có nguy cơ sảy thai lớn khi trong thai kỳ mắc bệnh bướu cổ cộng với tình trạng cường giáp.
6.2. Tình trạng bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- Phụ nữ bị bướu cổ nhân tuyến giáp lành tính, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phụ nữ mang thai mắc bướu cổ có cường giáp, thai nhi sẽ bị cường giáp giống với người mẹ và đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng với những cơn nhiễm độc giáp khi sinh.
- Phụ nữ mang thai có tình trạng bướu cổ cùng suy giáp, trẻ sinh ra nhiều khả năng bị thiểu năng giáp, nhận thức kém và trí tuệ chậm phát triển.
6.3. Hiện tượng bướu giáp nhân có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bướu giáp nhân hay bướu lành tính không phải là ung thư và có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Cách điều trị bằng Levothyroxine giúp bướu nhỏ lại và hạn chế quá trình tăng trưởng cũng như ngăn chặn sự xuất hiện của các bướu khác.
Theo như chia sẻ từ các chuyên gia, bướu giáp nhân không ảnh hưởng đến thai kỳ và đặc biệt là sức khỏe và quá trình của thai nhi. Nếu kích thước của bướu quá lớn thì người bệnh nên cân nhắc mổ để chữa dứt điểm.
7. (FAQ) Giải đáp một số câu hỏi liên quan
7.1. Việc sử dụng, uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc người mẹ sử dụng thuốc tuyến giáp không (hoặc rất ít) ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc hormone Levothyroxine điều trị suy giáp và các thuốc cải thiện cường giáp được ghi nhận là không tác động nghiêm trọng đến thai nhi.
Nhưng tốt nhất sản phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc tuyến giáp nào trong thai kỳ.
7.2. Người uống thuốc cường giáp có mang thai được không?
Cho đến hiện nay, chưa từng ghi nhận thuốc cường giáp gây vô sinh trên nữ giới. Tuy thế, thời điểm lý tưởng để có con là khi người mẹ bệnh cường giáp đã ngưng thuốc và bệnh tình không còn tái phát trở lại.
Nếu sản phụ sử dụng thuốc cường giáp trong thời gian mang thai và cho con bú thì phải có sự kê đơn của bác sĩ, đồng thời phải thường xuyên theo dõi tình trạng. Một liều lượng chính xác sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi.
7.3. Phẫu thuật cắt hết tuyến giáp có con được không?
Phỏng theo giải thích từ bác sĩ, người bệnh cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp đã được được lên kế hoạch bổ sung hormone tuyến giáp. Việc bổ sung hormone tuyến giáp đầy đủ sẽ giúp người bệnh phẫu thuật cắt hết tuyến giáp có con bình thường.
7.4. Uống thuốc PTU khi mang thai có gây tổn hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi?
Thuốc PTU là một loại kháng giáp, thường được dùng trong việc điều trị bệnh Basedow. Phụ nữ mang thai sử dụng PTU sẽ chuyển đến nhau thai và có thể gây độc hại cho thai nhi (tình trạng bướu giáp và suy giáp).
Tuy nhiên, PTU không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng cũng như là sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ có thể sử dụng liều thấp nhất cho thai phụ mắc bệnh cường giáp khi mang thai.
>>> Xem thêm: PTU thuốc là gì? Liều lượng, công dụng và những lưu ý đặc biệt
7.5. Định nghĩa cường giáp dưới lâm sàng là gì?
Đây là một tình trạng TSH thấp ở người bệnh có nồng độ T3 huyết thanh và T4 tự do bình thường và thường không xuất hiện triệu chứng (hoặc rất ít triệu chứng cường giáp). Hiện tượng này thể hiện sự rối loạn hormone ở tuyến yên.
7.6. Cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh lý ra sao?
Một trong những chức năng chính của tuyến giáp là quản lý và tác động đến tuyến sinh dục. Người mắc bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở cả nam và nữ như: giảm ham muốn tình dục, các chức năng trở nên yếu hơn so với thời gian chưa cắt.
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan về tuyến giáp và thai kỳ. Đồng thời trả lời được câu hỏi cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không cùng các vấn đề liên quan qua bài viết trên đây. Hi vọng với những thông tin bổ ích, bạn sẽ có được cái nhìn chi tiết nhất về tuyến giáp cũng mức độ nguy hiểm của nó đối với phụ nữ mang thai và thai nhi.