Việc cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Câu hỏi cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? chắc chắn là nỗi băn khoăn lớn nhất của bệnh nhân cũng như người nhà trước khi tham gia phẫu thuật. Các chuyên gia nhận định rằng phẫu thuật tuyến giáp rất hiếm khi để lại biến chứng nhưng vẫn tồn đọng rủi ro nhất định.

Chính vì vậy, bài viết hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ cung cấp thông tin về những ảnh hưởng mà người bệnh có thể gặp phải sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Điều này sẽ giúp bệnh nhân biết cách xử lý những triệu chứng xảy ra kịp thời.

Việc cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Theo như kiến thức Y khoa, tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng, nó tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, người bệnh khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp sẽ chịu những ảnh hưởng khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người.

Quá trình thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp tương đối an toàn và rất hiếm khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn cho bệnh nhân những rủi ro có thể xảy ra sau khi phẫu thuật để bạn quyết định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn ngay.

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không

     >>> Tham khảo thêm: Viêm tuyến giáp mãn tính – Phương pháp nhận biết và cách điều trị hiệu quả 

Triệu chứng sau mổ tuyến giáp phổ biến

Phẫu thuật tuyến giáp có những lợi ích và rủi ro riêng biệt. Những rủi ro phổ biến nhất của việc phẫu thuật tuyến giáp thường là nhiễm trùng hay chảy máu. Các triệu chứng xuất hiện trên bệnh nhân sau khi phẫu thuật thường liên quan đến tim, hô hấp hay máu khó đông,…

Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng có thể xuất hiện trên bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp:

Chảy máu

Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng này đầu tiên. Tình trạng chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ được cho là bất thường ở bệnh nhân. Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra nhưng đe dọa rất lớn đến sinh mạng của người bệnh. Triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 1 ngày sau khi mổ. Tình trạng chảy máu liên tục có nguy cơ gây chèn ép khí quản và làm cho bệnh nhân khó thở. Các cục máu đông sẽ hình thành ở dưới vết mổ nếu máu chảy chậm vào cổ.

Khó thở

Triệu chứng xảy ra vì cục máu đông hình thành chặn khí quản của người bệnh. Tình trạng này cần phải cấp cứu ngay để bảo đảm tính mạng. Bên cạnh đó, khó thở còn vì nguyên nhân hai dây thần kinh thanh quản bị tổn thương. Tình trạng này cần phải thực hiện khẩn cấp phẫu thuật mở khí quản. Triệu chứng khó thở được ghi nhận là rất hiếm xảy ra sau khi phẫu thuật.

mổ tuyến giáp có nguy hiểm không

Bão giáp trạng

Triệu chứng này rất phổ biến và thường liên quan đến bệnh Basedow trong khoảng thời gian trước. Đến nay, các loại thuốc kiểm soát tình trạng nhiễm độc giáp nên triệu chứng này trở nên rất hiếm.

Nhiễm trùng sau mổ

Triệu chứng này có tỷ lệ xuất hiện là 1/2000. Vì vậy, người bệnh thường sử dụng rất ít kháng sinh để ngăn ngừa.

Giọng nói thay đổi

Đây là triệu chứng rất hay gặp ở các bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp. Chúng thường biến mất sau một khoảng thời gian và thường chiếm tỷ lệ 5 – 10% trên tổng số ca phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được lý giải là do các dây thần kinh quặt ngược thanh quản hay bị viêm nhiễm sau khi thực hiện phẫu thuật. Đây là triệu chứng đáng chú ý nhất sau khi phẫu thuật và chỉ có duy nhất 1% tỷ lệ bị thay đổi giọng nói hoàn toàn.

Nhiễm độc giáp

Tỷ lệ xảy ra trên bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là từ 2 – 4%. Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng Iod phóng xạ và không cần tham gia thêm cuộc phẫu thuật nào nữa.

Hạ Canxi máu (do tổn thương tuyến giáp cận)

Theo như các bác sĩ chuyên khoa, việc bảo vệ tuyến cận giáp trong khi phẫu thuật là một nhiệm vụ hết sức cam go. Tình trạng Canxi trong máu thấp xảy ra bởi vì tuyến cận giáp bị tổn thương. Những triệu chứng đi kèm như ngứa ran ở bàn tay, chân cũng như xung quanh miệng. Triệu chứng trở nặng có thể gây ra co quắp bàn tay và ngón tay người bệnh.

Nói chung, tuyến cận giáp của người bệnh sẽ không thể hoạt động như bình thường sau khi phẫu thuật. Do đó, bác sĩ sẽ bổ sung thêm Vitamin D và Canxi trong thời gian vài tuần đầu sau phẫu thuật cho bệnh nhân. Liều lượng sẽ giảm dần và ngưng hẳn ở thời điểm thích hợp. Nữ giới trên 40 tuổi sẽ được bổ sung với liều lượng nhỏ sau khi phẫu thuật.

Gặp khó khăn trong việc nuốt

Triệu chứng này tương đối phổ biến ở các bệnh nhân sau phẫu thuật trong vài ngày đầu. Tình trạng này được xếp vào tạm thời và rất hiếm khi dai dẳng trong một khoảng thời gian dài.

Suy giáp

Người bệnh sẽ luôn đặt trong trạng thái suy giáp sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và cần phải bổ sung hormone tuyến giáp. Sẽ rất khó để nhận biết được thời gian dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong trường hợp người bệnh chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Chình vì lý do đó, người bệnh nên thường xuyên xét nghiệm suy giáp. Tình trạng này có thể diễn ra trong nhiều năm sau khi phẫu thuật và người bệnh cần phải theo dõi trong suốt khoảng thời gian còn lại.

cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không

      >>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh Basedow bệnh học – Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị

Nếu tình trạng suy giáp xuất hiện trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh có thể hi vọng phục hồi lại chức năng tuyến giáp. Thế nhưng, nếu tình trạng diễn ra sau một hoặc hai năm phẫu thuật, chúng thường trở thành vĩnh viễn.

Mức độ nặng nhẹ của tình trạng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu tình trạng nhẹ sẽ gặp phải các triệu chứng như: tăng cân, người cảm thấy lạnh, ăn không tiêu,…

Nếu tình trạng trở nặng, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng: chậm chạp, lờ đờ, táo bón hay trầm cảm, phù nề tay chân, giọng khàn và đục, người trở nên rất nặng nề. Nặng hơn nữa, người bệnh có thể mắc phải chứng rối loạn tâm thần và biến chứng tim mạch nguy hiểm cũng như giảm ham muốn tình dục,…

Thuốc uống sau khi cắt tuyến giáp

Người bệnh sau khi cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp sẽ được chỉ định bổ sung hormone tuyến giáp bằng thuốc. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể thay thế hormone tuyến giáp, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa để chỉ định hàm lượng.

Phổ biến nhất hiện nay phải kể đến Levothyroxin (T4), đây được biết là phương pháp có chi phí thấp nhất trong việc điều trị suy giáp. Ngoài ra, ở các quốc gia phát triển, người ta sử dụng một số loại thuốc tốt hơn, cụ thể như:

  • Tại Đức, người ta dùng các loại thuốc sau trong việc chữa trị suy giáp:
    • Novothyral, một viên nén chứa cả T3 và T4 tổng hợp;
    • Thybon, chỉ chứa duy nhất Liothyronine tổng hợp (T3);
    • Thyreogland, được bào chế từ tuyến giáp lợn, thành phần chứa T1, T2, T3, T4 và Calcitonin tự nhiên.
  • Trong khi đó, ở Mỹ dùng một số thuốc như:
    • Cytomel, một viên chỉ chứa Liothyronine tổng hợp;
    • Các loại thuốc Armor Thyroid, WP Thyroid, Nature-Thyroid và NP Thyroid đều được sản xuất từ tuyến giáp của loài lợn và thành phần tương tự như Thyreogland.

Thuốc uống sau khi cắt tuyến giáp

Bên cạnh việc lựa chọn loại thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các bạn cũng nên lưu ý những điều như sau để đạt hiệu quả tối đa, đồng thời phòng tránh tác dụng phụ nếu có:

  • Sử dụng đúng liều lượng, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê. Việc tự ý thay đổi liều lượng có nguy cơ dẫn đến các tác dụng phụ: thèm ăn, tim đập nhanh hay nhịp loạn, tay chân run rẩy, mất ngủ, cơ thể suy nhược,…
  • Thời điểm uống thuốc, tốt nhất thì người bệnh nên uống vào lúc dạ dày rỗng để đạt kết quả tối ưu. Người bệnh nên uống thuốc ít nhất là khoảng 60 phút trước khi ăn sáng hoặc thời điểm đi ngủ và nên cố định thời gian uống thuốc.
  • Theo dõi tác dụng phụ, trong quá trình sử dụng thuốc mà người bệnh xuất hiện tình trạng cường giáp với triệu chứng: đánh trống ngực, tiêu chảy, đau thắt ngực, mất ngủ, đau đầu, run, vã mồ hôi hay tim đập nhanh,… nên thông báo ngay đến bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Tương tác thuốc, sự hấp thu hay tăng tốc độ đào thải cũng như thay đổi liên kết Levothyroxine trong máu có thể xảy ra khi sử dụng Levothyroxine cùng với các loại thuốc khác. Sự hấp thu hormone tuyến giáp có thể bị cản trở bởi một số loại thuốc ức chế.
  • Chú ý tới khẩu phần ăn, nhiều người khi sử dụng Levothyroxine đều cảm thấy sụt cân, tim đập nhanh, nóng trong người hay hồi hộp,… Nguyên nhân Levothyroxine gia tăng mức độ chuyển hóa của đa số các bộ phận trên cơ thể, tạo ra nhiệt năng và phóng thích năng lượng. Để giảm thiểu tình trạng trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc bổ gan nhưng chi phí tương đối đắt đỏ. Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều loại củ quả và rau giải nhiệt và uống nhiều nước.

     >>> Tham khảo thêm: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Giải đáp: Mổ tuyến giáp bao lâu hồi phục?

Trên thực tế, thời gian hồi phục của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Vết mổ sẽ hầu như liền lại phần bên ngoài với trung bình trong khoảng 1 – 2 tuần sau mổ. Thế nhưng, vết thương lành hẳn có thể mất từ 3 – 6 tháng trong điều kiện chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, người bệnh cũng phải chú ý chăm sóc vết sẹo sau mổ với việc giữ cho vết mổ được sạch sẽ và thúc đẩy làm lành vết sẹo trong thời gian ngắn, cụ thể:

  • Giữ cho vết thương được khô ráo và sạch sẽ: đây là điều quan trọng nhất sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa việc nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh lành. Bệnh nhân lưu ý không nên để vết thương ngâm trong nước.
  • Vệ sinh làm sạch khu vực vết mổ vào ngày sau phẫu thuật: người bệnh được phép tắm rửa và cho xà phòng (tính tẩy nhẹ) chảy qua vết thương. Bệnh nhân tuyệt đối không được phép gây ra bất kỳ áp lực nào lên vết thương.
  • Hàng ngày thực hiện việc thay băng gạc: sau vài ngày phẫu thuật, bệnh nhân nên thay băng gạc một lần/ngày để giữ vết thương luôn sạch sẽ. Người bệnh nên sử dụng Oxy già hay nước muối sinh lý để làm sạch vết thương trước khi thay băng.
  • Liên tục theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng: người nhà hoặc bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng như sốt (trên 38 độ C), vết mổ bị hở hoặc bung chỉ, vết ổ bị đỏ nóng hay sưng vù lên, có dịch mủ đục cũng như tăng tiết lượng dịch ở dẫn lưu.
  • Ngưng và bỏ hẳn thuốc lá: thuốc lá có chứa các chất làm quá trình lành sẹo bị trì hoãn. Người bệnh tốt nhất nên bỏ thuốc lá ngay trước giai đoạn phẫu thuật để hạn chế các can thiệp ngoại khoa không mong muốn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng: dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy quá trình lành bệnh. Người bệnh nên sử dụng thực phẩm dạng chất lỏng hay nấu nhừ vì vết sẹo sau mổ có thể gây đau sau những ngày hậu phẫu ban đầu.
  • Sử dụng kem chống nắng trên vết sẹo để làm mờ: khi vết thương chưa lành hẳn và bệnh nhân muốn ra ngoài trời thì nên nhớ bôi kem chống nắng và che kín vùng sẹo sau mổ. Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có chỉ số SPF cao (SPF 30+), đồng thời đậy một chiếc khăn lên vết sẹo trong một năm để mang lại kết quả thẩm mỹ tốt nhất cho vết sẹo ở cổ.

Mổ tuyến giáp bao lâu hồi phục

Phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Như chúng ta đã biết thì tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể bằng việc sản sinh hormone tuyến giáp. Bệnh nhân cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp phải chấp nhận việc sử dụng thuốc bổ sung hormone suốt phần đời còn lại.

Vì vậy, sức khỏe của người bệnh sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi việc cắt bỏ tuyến giáp, đồng thời sử dụng thuốc hormone tuyến giáp trong thời gian dài. Từ đó, tuổi thọ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng một phần.

Thế nhưng, tuổi thọ của người bệnh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: tình trạng sức khỏe, tâm lý và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Tuổi thọ sẽ được gia tăng nếu người bệnh có tâm lý vững vàng và thực hiện đúng theo chế độ chăm sóc mà bác sĩ đề ra.

Tổng Kết

Nhìn chung, để trả lời chính xác cho câu hỏi mổ tuyến giáp có nguy hiểm không? Chúng ta cần phải hiểu là việc phẫu thuật cũng tồn đọng một số rủi ro nhất định. Tuy nhiên, theo như nhiều thống kê thì câu trả lời là tương đối an toàn.

Những thông tin bổ ích về triệu chứng cũng như lý giải cho thắc mắc cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Chắc hẳn đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này. Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ có những chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa ra quyết định chính thức!

     >>> Đọc ngay: Bệnh suy giáp là gì? Triệu chứng và cách điều trị suy giáp hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *