Carbimazol – Thuốc Kháng Giáp Tổng Hợp Và Những Điều Cần Lưu Ý

Carbimazol là thuốc được nhiều chuyên gia chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh lý về tuyến giáp. Mức độ hiệu quả của thuốc đã được minh chứng qua nhiều trường hợp, người bệnh có thể làm việc hiệu quả hơn với sức khỏe dần được ổn định.

Vậy Carbimazol là thuốc gì? cũng như công dụng, liều lượng và các thông tin liên quan sẽ được Hormonetuyengiap.com giới thiệu trong bài viết dưới đây!

Carbimazol

Thuốc Carbimazol là thuốc gì?

Carbimazol được xếp vào loại thuốc giúp ức chế tuyến giáp, thuốc được bào chế và bán ra thị trường dưới dạng viên nén. Carbimazol có nhiều hàm lượng khác nhau trong mỗi viên để dễ dàng lựa chọn là: 5µg, 10µg và 15µg.

Thuốc Carbimazol thường được chỉ định sử dụng cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng nhưng cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian uống thuốc.

Tác dụng của thuốc Carbimazol đối với cơ thể

Vai trò chính của Carbimazol là ngăn chặn quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp của cơ thể. Đồng thời, ức chế hormone tuyến giáp vào tuần hoàn máu để giảm thiểu tình trạng nhiễm độc giác xảy ra.

Đối với hormon giáp đã hình thành trong tuyến giáp hoặc đã có trong tuần hoàn, thuốc không có tác dụng ức chế. Hơn nữa, thuốc không có khả năng ức chế quá trình sản sinh hormon giáp và ảnh hưởng lên các hormon tuyến giáp được nạp từ bên ngoài.

Vì vậy, Carbimazol sẽ không có tác dụng đối với tình trạng nhiễm độc giáp do uống quá liều hormon tuyến giáp. Bên cạnh đó, thuốc còn không xử lý được nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp nên nhiều người lầm tưởng Carbimazol là thuốc điều trị cường giáp là không chính xác.

Tác dụng của thuốc Carbimazol

Trong các trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định Carbimazol cho người bệnh:

  • Các triệu chứng cường giáp (ngay cả bệnh lý Basedow – Hashimoto);
  • Trước khi thực hiện phẫu thuật tuyến giáp vì tình trạng cường giáp. Người bệnh sẽ dừng uống Carbimazol cho đến khi chuyển hóa cơ bản bình thường trở lại. Mục đích đề phòng những cơn nhiễm độc giáp có khả năng xuất hiện khi người bệnh cắt bán phần tuyến giáp.
  • Trong quá trình điều trị bằng Iod phóng xạ (I-131) và bổ trợ nước cho đến lúc phương pháp này loại bỏ tuyến giáp hoàn toàn.
  • Nhiễm độc giáp (tuy nhiên Propylthiouracil thường được chỉ định sử dụng nhiều hơn) trước khi người bệnh sử dụng muối Iod. Người bệnh thường uống kèm thuốc chẹn Beta, nhất là trường hợp xuất hiện triệu chứng tim mạch (như là nhịp tim nhanh).

Hướng dẫn sử dụng thuốc Carbimazol hiệu quả

Để đạt độ hiệu quả trong việc sử dụng thuốc Carbimazol, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không, người bệnh rất dễ đối mặt với những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.

Đầu tiên, người bệnh trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ngay cả đối với Carbimazol, bệnh nhân không nên chủ quan để xảy ra những trường hợp không mong muốn.

Người bệnh có thể uống thuốc Carbimazol sau hoặc trước khi ăn đều an toàn. Tình trạng kích ứng dạ dày cũng được ghi nhận ít xảy ra khi bạn uống thuốc trong lúc đói. Người bệnh nên uống thuốc đúng vào mốc thời gian nhất định để giảm thiểu tình trạng quên liều.

Thời gian sử dụng thuốc của bệnh nhân có khả năng diễn ra trong ít nhất 6 tháng hoặc cũng có thể sử dụng liên tục trong 18 tháng. Thời gian sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại và theo khuyến nghị của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự tiện thay đổi thời gian.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyến Cận Giáp Là Gì? U Tuyến Cận Giáp Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Liều lượng Carbimazol đúng phương pháp

Nguyên nhân gây ra tình trạng cường giáp không được chữa trị bằng thuốc Carbimazol. Cho nên, người bệnh sau khi sử dụng thuốc trong từ 12 – 18 tháng (thông thường sẽ dưới 2 năm) mà tình trạng nhiễm độc giáp vẫn còn tái diễn thì bắt buộc phải dùng Iod phóng xạ hay phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Người trưởng thành

Người trưởng thành đã phát triển hoàn chỉnh trong nhiều cơ quan cũng như về hệ thần kinh. Vì thế, liều lượng ở người trưởng thành có phần nhỉnh hơn so với trẻ em và trẻ sơ sinh. Các bạn tham khảo liều lượng dành cho người trưởng thành như sau:

  • Thời gian đầu, người bệnh nên chia thành từ 2 – 3 liều cho từng ngày với liều từ 20 – 60µg. Khoảng ngừng giữa các thời điểm uống tốt nhất nên là 6 tiếng để thuốc phát huy tối đa tác dụng và an toàn cho sức khỏe để tránh trường hợp quá liều.
  • Sau 1 – 3 tuần sử dụng, Carbimazol sẽ bắt đầu cải thiện những triệu chứng bệnh và sau 1 – 2 tháng thì chức năng tuyến giáp trở lại bình thường. Lúc này, người bệnh nên giảm liều dần cho đến liều nhỏ nhất nếu chức năng tuyến giáp bình ổn. Phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh, nên duy trì liều từ 5 – 15µg qua từng ngày.
  • Người bệnh cần lưu ý khi duy trì liều lượng quá thấp, tình trạng cường giáp có thể quay trở lại với cường độ mạnh hơn. Nhưng nếu duy trì ở liều cao, chức năng tuyến giáp sẽ bị giảm sút và nồng độ TSH tăng lên, đồng thời kích thước bướu giáp cũng phình to hơn.
  • Thời gian sử dụng thuốc ở người trưởng thành thường rơi vào khoảng từ 12 – 18 tháng.

Liều lượng Carbimazol

Liều lượng ở trẻ em

Độ tuổi hiện của trẻ em sẽ là yếu tố trọng tâm quyết định đến liều lượng sử dụng thuốc Carbimazol. Phụ huynh nên theo dõi để sử dụng chính xác liều lượng và đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ:

Độ tuổi Liều lượng Tần suất
0 – 1 250µg 3 lần/ngày
1 – 4 250µg
5 – 12 5µg
13-18 10µg

Thuốc Carbimazol có mối tương quan với tình trạng suy tủy xương và nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến giảm bạch cầu trung tính thì nên lập tức ngưng sử dụng. Phụ huynh nên khai báo những triệu chứng nhiễm trùng (đặc biệt là viêm họng) ở trẻ.

Nếu như trẻ có dấu hiệu lâm sàng của tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định đếm công thức bạch cầu ở mỗi 3 – 6 tháng. Sau khi điều trị trong khoảng thời gian dài, các dấu hiệu lâm sàng giảm thì nên xác định hàm lượng những hormon tuyến giáp.

Trong trường hợp bệnh tái phát khi ngưng uống thuốc thì trẻ phải tái sử dụng thuốc hay điều trị bằng những liệu pháp thay thế. Hơn nữa, nếu dùng Carbimazol liều cao trong thời gian dài rất dễ gây ra tai biến hoặc tác dụng phụ với tình trạng nghiêm trọng.

Những tác dụng phụ trầm trọng có thể diễn ra như là: suy tủy, mất bạch cầu hạt và đặc biệt là gia tăng nồng độ hormon TSH, tăng kích thước của bướu giáp hay suy giảm chức năng của tuyến giáp gây ra suy giáp.

Phụ huynh nên liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng thuốc. Bác sĩ cần cấp cứu kịp thời với nhiều biện pháp y tế để thuyên giảm triệu chứng thông qua kháng sinh hoặc Corticoid và truyền máu nếu giảm bạch cầu nặng và suy tủy.

>>>  Tham khảo thêm: Iot 131 có độc không? – Những điều cần biết về Iod phóng xạ

Tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Carbimazol

Người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn khi uống Carbimazol với tỷ lệ trung bình 2 – 14% (dưới 1% với trường hợp nặng). Liều dùng và cách dùng của người bệnh sẽ ảnh hưởng đến tình trạng tai biến trong 6 – 8 tuần đầu:

Phổ biến

  • Người bệnh sẽ mắc các triệu chứng ban da, dị ứng và ngứa với tỷ lệ trong khoảng 1 – 4%.
  • Tiêu hóa, người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và có khả năng nôn mửa với triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Máu huyết, thường thấy nhất là giảm bạch cầu tình trạng vừa hoặc nhẹ. Bạch cầu thường giảm dưới mốc 4000/mm3 ở khoảng 10% người không điều trị cường giáp.
  • Cơ thể, thường xuyên bị nhức đầu hoặc những cơn sốt vừa trong thời gian ngắn.

Ít phổ biến

  • Tình trạng liên quan đến máu như mất bạch cầu hạt (0.03% có tái liều 0.7%) và suy tủy với triệu chứng ớn lạnh, ho, giọng khàn, sốt nặng, nhiễm khuẩn đường họng hay đau miệng. Những triệu chứng này có khả năng cao diễn ra ở người dùng liều cao, người cao tuổi.
  • Thiếu máu tiêu huyết vì giảm Prothrombin huyết;
  • Cơ xương khớp thường có dấu hiệu viêm khớp, đau khớp và đau cơ;
  • Rụng tóc và hội chứng Lupus ban đỏ ở da.

Hiếm thấy

Những tác dụng phụ này thường hiếm gặp khi sử dụng Carbimazol, nhưng đa số đều rất nghiêm trọng. Hiện tượng tế bào máu giúp chống nhiễm trùng và cầm máu bị giảm sút. Người bệnh nên báo cho bác sĩ ngay nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào như:

  • Liên quan đến gan, viêm gan và vàng da ứ mật;
  • Cơ quan thận, sốt nhẹ, ù tai, nhức đầu, mất vị giác và giảm thính lực;
  • Quá trình chuyển hóa, chức năng giáp suy giảm hay kích thước bướu giáp tăng khi sử dụng liều cao và kéo dài.

Tác dụng phụ khi sử dụng Carbimazol

Hướng dẫn xử trí ADR đúng cách

  • Người bệnh nên kiểm tra huyết học nếu cảm thấy nhiễm khuẩn, sốt, đau họng, ban da hoặc ớn lạnh. Trường hợp suy tủy, mất bạch cầu hạt thì bệnh nhân phải ngừng điều trị và thực hiện nghiệp vụ chăm sóc để thuyên giảm các truyền chứng và khả năng cao phải truyền máu.
  • Tình trạng viêm gan và vàng da ứ mật rất hiếm khi xuất hiện, tuy nhiên phải ngừng thuốc ngay nếu không may mắc phải. Nhiều trường hợp tử vong liên quan đến các tác dụng phụ này.
  • Thực hiện xét nghiệm Creatine Phosphokinase nếu cảm thấy đau cơ nhiều và bắt buộc ngừng hoặc giảm liều thuốc.
  • Khi độc tính ở tai diễn ra thì không nên tiếp tục uống Carbimazol mà nên thay thế bằng Propylthiouracil hay Benzylthiouracil.
  • Dùng thuốc kháng Histamin có thể khắc phục tình trạng dị ứng và ban ngứa mà không phải dừng thuốc. Người bệnh có thể dùng Thiouracil kháng giáp thay thế.

Chống chỉ định đối với Carbimazol

  • Người bệnh dị ứng với Carbimazol hay các chất dẫn của Thioimidazole (ví dụ: Thiamazol);
  • Tình trạng ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào hormon TSH;
  • Giảm bạch cầu hoặc suy tủy mức độ nặng;
  • Suy gan trầm trọng;
  • Tiền sử viêm tụy hay tổn thương tủy xương khi dùng Thiamazol hay Carbimazole;
  • Ứ mật (tắc nghẽn mật);
  • Sử dụng hormon tuyến giáp trong thời kỳ mang thai.

   >>> Đọc thêm: Nhiễm toan Ceton – Nguyên nhân, triệu chứng và Cách điều trị

Những điều người bệnh cần lưu ý khi sử dụng Carbimazol

Tổng quan

  • Phải tuân theo chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình điều trị;
  • Theo dõi khi bắt đầu điều trị và hàng tuần ở nửa năm đầu tiên các chỉ số về số lượng bạch cầu, chức năng gan và công thức bạch cầu. Đặc biệt là đối tượng người cao tuổi hay người sử dụng liều từ 40µg/ngày trở lên vì khả năng cao xuất hiện tình trạng giảm bạch cầu nặng và suy tủy;
  • Nếu thấy xuất huyết trước và trong quá trình điều trị thì nên theo dõi thời Prothrombin (đặc biệt là trước khi phẫu thuật);
  • Người đang sử dụng các loại thuốc biết trước là dễ gây nên hiện tượng mất bạch cầu hạt phải cực kỳ cẩn trọng;
  • Tình trạng bướu giáp và suy giáp rất dễ xảy ra khi dùng thuốc kháng giáp liều cao;
  • Cần lưu ý khi thay đổi thuốc vì khả năng xảy ra mẫn cảm chéo giữa các loại thuốc kháng giáp (tầm 50%).

Phụ nữ mang thai

  • Thai nhi có thể mắc các tình trạng giảm năng giáp, bướu cổ và các dị tật bẩm sinh đối với dạng chuyển hóa còn hoạt tính ở Carbimazol là Thiamazol. Tuy nhiên, nguy cơ này thường rất thấp (nhất là khi sử dụng thấp liều). Một số dị tật bẩm sinh ở trẻ được ghi nhận: chứng ngừng phát triển da bẩm sinh, hẹp cửa mũi sau, dị tật liên quan đến hộp sọ, thận, khối u, dị dạng rốn, đường tiêu hóa và sa tá tràng.
  • Trước khi điều trị cần phải cân nhắc mặt lợi và mặt hại, nếu bắt buộc phải điều trị, nên sử dụng Propylthiouracil so với Thiamazol vì chúng ít qua nhau thai hơn.
  • Trong khi sử dụng Carbimazol, để duy trì chức năng giáp của thai phụ
  • Hàm lượng hormon tuyến giáp qua nhau thai thường rất thấp, vì vậy khả năng bảo vệ thai nhi rất kém. Sản phụ không nên sử dụng các loại thuốc bổ sung hormone giáp vì rất có thể gây thêm ảnh hưởng cho thai nhi và mẹ.

Những điều người bệnh cần lưu ý khi sử dụng Carbimazol

Thời kỳ cho con bú

  • Trẻ có thể bị tai biến vì nồng độ Thiamazol trong huyết thanh và sữa mẹ ngang nhau (Thiamazol là chất chuyển hóa của Carbimazol bài tiết vào sữa mẹ);
  • Người mẹ nên cho con bú sau 4 giờ uống thuốc và phải sử dụng liều thấp nhất trong trường hợp bắt buộc;
  • Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng người mẹ sử dụng 10µg Thiamazol, 150µg Propylthiouracil hay 15µg Carbimazol và cho bú sau 4 giờ không gây ảnh hưởng nào đến bé. Để an toàn tuyệt đối, người mẹ không nên cho con bú sữa khi sử dụng thuốc.

Kết Luận

Thuốc Carbimazol có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng bệnh liên quan đến tuyến giáp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra cho người uống, nhất là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Chình vì lý do đó, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng đã được kê. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

     >>> Đọc ngay: Bệnh Basedow bệnh học – Khái niệm, nguyên nhân và Cách điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *