Bệnh suy giáp là gì? Triệu chứng và cách điều trị suy giáp hiệu quả

Suy giáp là gì? Liệu bệnh suy giáp có nguy hiểm không? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất trong thời gian vừa qua. Bệnh suy giáp thường rất khó phát hiện trong thời gian đầu, những triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác.

Vì vậy, nhiều người thường chủ quan với bệnh và để xuất hiện nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để nhận biết các triệu chứng thường gặp ở bệnh và các cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc qua bài viết dưới đây của Hormonetuyengiap.com để tìm hiểu những thông tin liên quan.

Khái niệm bệnh suy giáp là gì?

Suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) là thuật ngữ y khoa dùng để gọi hiện tượng tuyến giáp không sản sinh đủ lượng hormone Thyroxine (T4) hay Triiodothyronine (T3) cần thiết.  Đây được biết đến là một dạng rối loạn chức năng thuộc bệnh nội tiết tố làm cho quá trình trao đổi chất trở nên chậm lại.

Bệnh suy tuyến giáp có thể xuất hiện trên nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là ở người cao tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới. Bệnh được ghi nhận xảy ra nhiều nhất trên những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên.

bệnh suy giáp là gì
Suy giáp là gì?

Bệnh suy giáp được xếp vào một trong những bệnh lý nguy hiểm, nó có thể lấy đi tính mạng của người bệnh trong thời gian ngắn. Nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể để lại nhiều di chứng trầm trọng cho cơ thể.

 

Nguyên nhân gây nên bệnh nhược giáp

Theo như chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhược giáp có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Dựa vào nguồn gây bệnh, chúng ta có thể chia ra làm 2 nguyên nhân chính là: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân này là do các bệnh lý xảy ra ngay tại tuyến giáp hoặc nồng độ hormone TSH (kích thích tuyến giáp) tăng lên một cách bất thường. Phổ biến nhất là do bệnh viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto cùng với bệnh bướu cổ. 

Những bệnh nhân sau khi điều trị khu vực liên quan đến cổ, đặc biệt là phẫu thuật cường giáp (bướu nhân, Basedow), bướu cổ hay sử dụng phóng xạ Iod trong điều trị ung thư. Khi đó, tuyến giáp sẽ bị tổn thương, đồng thời các chức năng bị suy giảm đáng kể và rất khó để phục hồi như ban đầu.

Việc sử dụng các loại thuốc Lithium, Interferon Alfa hay Amiodarone,…có thể gây ức chế việc sản sinh ra hormone tuyến giáp. Hơn nữa, các loại thuốc trên còn có khả năng gây ra suy giáp ở những người có bệnh tuyến giáp tự miễn di truyền.

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp dẫn đến bệnh suy giáp là thừa hoặc thiếu Iod. Cơ thể cần một lượng Iod vừa đủ nhằm điều hòa khả năng sản xuất hormone tuyến giáp. Việc rối loạn chuyển hóa Iod cũng góp phần khiến cho tình trạng suy giảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân thứ phát

Không giống với nguyên phát, nguyên nhân thứ phát bắt nguồn từ việc thiếu hụt nồng độ hormon TRH ở vùng dưới đồi hoặc TSH tại tuyến yên. Hai hormone này có chức năng chính là kích thích tuyến giáp sản sinh ra hormone để đưa vào máu và vận chuyển đến các tế bào chức năng.

Những bệnh lý liên quan đến tuyến yên được xem là tác nhân lớn nhất gây nên tình trạng suy giáp thứ phát. Chúng làm sự kết nối giữa tuyến yên và tuyến giáp trở nên khó khăn hơn, cho nên nồng độ hormone tuyến giáp không được sản xuất đúng với yêu cầu cơ thể.

Để điều trị bệnh thì việc hết sức cần thiết là bổ sung lượng hormone kích thích thiếu hụt. Bệnh phát triển trong thời gian dài có thể dẫn đến việc điều trị trở nên rất khó khăn, tốn nhiều chi phí thăm khám và bổ sung thuốc.

Triệu chứng suy giáp phổ biến

Phụ thuộc vào cơ địa và độ tuổi mắc bệnh, suy giáp sẽ có những triệu chứng khác nhau. Thông thường những triệu chứng này không rõ ràng trong thời kỳ đầu. Tuy nhiên, người bệnh không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Dấu hiệu suy tuyến giáp thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý của người già vì tình trạng suy giáp có xu hướng xảy ra ở người 60 tuổi. Vì thế, bạn phải đặc biệt lưu ý và đến thăm khám bác sĩ khi có một trong những triệu chứng bệnh.

Suy giáp nhẹ

Tình trạng suy giáp nhẹ sẽ không có nhiều tín hiệu thông báo cho cơ thể cũng như nhiều thay đổi bất thường. Các triệu chứng thường là:

  • Cơ thể suy nhược (mệt mỏi);
  • Ăn không ngon miệng (có thể bị tăng cân);
  • Táo bón;
  • Da khô hoặc tái xanh;
  • Người dễ bị cảm lạnh;
  • Rụng tóc (lông);
  • Giảm trí nhớ;
  • Trầm cảm;
  • Đau khớp (các cơ);
  • Kinh nguyệt gặp nhiều vấn đề ở phụ nữ;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Nhịp tim thay đổi.

Suy giáp nặng

Những triệu chứng của bệnh sẽ tăng dần mức độ nghiêm trọng của mình. Một trong số đó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh trong thời gian ngắn. Tiêu biểu như:

  • Toàn thân phù nề ở tay, chân, mặt,…
  • Da sậm màu và có dấu hiệu xù xì vì lớp sừng phát triển;
  • Tim to;
  • Nhịp tim chậm;
  • Tràn dịch màng tim;
  • Suy tim;
  • Thân nhiệt giảm đột ngột;
  • Chứng lưỡi lớn với kích lưỡi phình to;
  • Rối loạn trong hô hấp.

Trẻ sơ sinh

Bệnh suy tuyến giáp ở trẻ sơ sinh thường là do yếu tố di truyền từ người mẹ. Nếu mẹ bầu bị suy giáp muốn mang thai và sinh con thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như là thai nhi.

Theo nhiều thống kê từ các bệnh viện và trung tâm y tế, bệnh suy tuyến giáp là một trong những chứng rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở trẻ. Trẻ mắc suy giáp có thường xuất hiện những triệu chứng phổ biến sau:

  • Vàng da và mắt;
  • Lưỡi lồi ra ngoài;
  • Rất dễ bị nghẹn;
  • Mặt sưng húp;
  • Cơ bắp yếu;
  • Chướng bụng;

Phụ huynh nên sử dụng các biện pháp sàng lọc sau sinh như xét nghiệm lấy máu gót chân để phát hiện các bệnh rối loạn nội tiết nguy hiểm như là suy giáp. Tình trạng suy giáp ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về thể chất lẫn trí tuệ trong tương lai.

Nhóm người có nguy cơ mắc suy giáp cao

Mức độ ảnh hưởng của suy giáp đến cơ thể là tương đương nhau ở cả hai giới nam nữ. Bệnh có thể diễn ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng tỷ lệ cao nhất ở nhóm phụ nữ lớn tuổi. Thêm vào đó, một số tác nhân gia tăng tỷ lệ mắc suy giáp như là:

  • Các chứng rối loạn tự miễn;
  • Người thân trong gia đình như: bố, mẹ, ông, bà mắc bệnh tự miễn trong quá khứ;
  • Cổ hay phần ngực trên đã từng chiếu bức xạ;
  • Phẫu thuật toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp
  • Mang thai hoặc đã sinh con trong khoảng thời gian 6 tháng trở lại;
  • Tiền sử xạ trị iod cũng như thuốc ức chế tuyến giáp;

Tỷ lệ suy giáp trên từng nhóm đối tượng

Như các bạn đã biết thì suy giáp là một bệnh lý khá thông dụng hiện nay. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc suy giáp có xu hướng tăng trưởng qua từng năm. Tỷ lệ suy giáp ở từng nhóm đối tượng được thống kê lại như sau:

  • Suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ 1/3000, nghĩa là trong 3000 trẻ em được sinh ra trên thế giới thì có 1 trẻ mắc hội chứng suy giáp bẩm sinh.
  • Dân số già (trên 65 tuổi) có tỷ lệ mắc suy giáp hiện tại đạt mốc 10% trên tổng số, đây được coi là tỉ lệ cao nhất ở những ca suy giáp trên thế giới.
  • Tỷ lệ 4,6% đối với nhóm dân số bình thường. Trong đó, tình trạng suy giáp dưới lâm sàng chiếm đến 4,3% so với con số tương đối khiêm tốn ở tình trạng suy giáp lâm sàng là 0,3%.

Chẩn đoán bệnh suy giáp

Chẩn đoán chính xác bệnh suy giáp cần phải trải qua nhiều kết quả xét nghiệm cần thiết cũng như các triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Lâm sàng

Các đặc trưng về lâm sàng của bệnh suy giáp thường liên quan đến tổn thương da, niêm mạc. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh, đồng thời thăm khám kỹ lưỡng các dấu hiệu như là: da khô, phản xạ chậm, phù nề ở tay chân hoặc mặt, nhịp tim chậm hơn bình thường,…

Bên cạnh đó, các triệu chứng lâm sàng về rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến da khiến da khô, dễ bong tróc và móng tay chân rất dễ gãy. Các triệu chứng liên quan đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể:

  • Rối loạn thân nhiệt;
  • Các triệu chứng về tim mạch;
  • Rối loạn thần kinh, tinh thần và cơ bắp;
  • Thay đổi trong tuyến nội tiết.

Xét nghiệm máu

Phương pháp chẩn đoán này mang đến kết quả chính xác nhất. Phương pháp này đo lường nồng độ TSH trong máu để xác định xem cơ thể có đang đối mặt với bệnh suy giáp hay không. Nồng độ TSH cao là dấu hiệu cho thấy tuyến yên đang cố gắng truyền tín hiệu để kích thích hoạt động của tuyến giáp.

Để chắc chắn hơn, nhiều bác sĩ còn cho bệnh nhân của mình xét nghiệm thêm hormone T4 (Thyroxine). Nồng độ hormone T4 thấp, chứng tỏ tuyến giáp của bạn đang có vấn đề và nguy cơ cao nhất chính là suy giáp.

Trong vài trường hợp đặc biệt, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm thêm nhiều mẫu khác nhau để giúp việc chẩn đoán bệnh trở nên chuẩn xác hơn. Việc chẩn đoán đúng bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Chụp xạ hình tuyến giáp

Đây là phương pháp mới, được phát triển trong thời gian gần đây. Phương pháp này sử dụng nền tảng kỹ thuật khoa học hiện đại được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao. Nó giúp các bác sĩ chuyên khoa đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp đạt độ chính xác cao.

Kỹ thuật này được trang bị hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro cùng CT16 hiện đại nhất, cung cấp bởi hãng GE Healthcare từ Mỹ – Hãng thiết bị y tế hàng đầu trên thế giới. Hệ thống cung cấp hình ảnh sắc nét, phản ánh đúng tình trạng tuyến giáp trong cơ thể.

Các cách phòng ngừa suy giáp hữu hiệu

Suy giáp là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm với những biến chứng mà nó gây ra. Do đó, bạn nên bắt đầu những thói quen sống chuẩn mực để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, những thói quen này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được suy giáp cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Chế độ ăn uống theo khoa học

Việc phòng ngừa suy giáp rất cần thiết ở cả nam giới và nữ giới, vì bệnh lý này xuất hiện trên cả 2 giới tính trên. Phụ nữ trong độ tuổi mang thai hoặc đang mang thai nên thường xuyên thăm khám bác sĩ, đặc biệt là khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nếu cơ thể xuất hiện những điều bất thường ở vùng cổ cũng như là sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Để ngăn ngừa suy giáp thì đây là một việc hết sức cần thiết và người bệnh cũng cần nên tránh những căng thẳng và mệt mỏi.

Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và kiểm soát hàm lượng Iod trong mỗi bữa ăn. Iod đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa và ổn định hoạt động của tuyến giáp. Iod chỉ được bổ sung thông qua thực phẩm vì cơ thể không thể tự mình tổng hợp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, hàm lượng Iod rất dồi dào trong các thực vật từ biển: rong biển, tảo bẹ hay trứng, sữa ngũ cốc,… Hơn nữa, nên kết hợp bổ sung các loại Axit béo omega thông qua dầu cá, hạt lanh, thịt bò, đậu nành, tôm và các loại cá,…

Trái cây và các loại rau củ tươi cùng với các gia vị quen thuộc như tiêu, gừng, ớt hay quế,…giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục và tăng cường thể chất là phương pháp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lại nhiều tác nhân gây bệnh ngoài môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như công việc.

Mỗi ngày, bạn hãy dành ra từ 15 – 30 phút để chơi thể thao hoặc tập thể dục. Điều này góp phần rất lớn trong việc phòng ngừa cũng như đẩy lùi các triệu chứng của suy giáp. Bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng để cơ thể làm quen với cường độ tập luyện.

Lối sống sinh hoạt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý xảy ra trên cơ thể người. Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi điều độ theo đúng giờ giấc cũng là một cách để phòng chống bệnh suy giáp.

Phương pháp điều trị suy giáp

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, suy giáp không phải là một bệnh lý khó điều trị. Người bệnh có thể chủ động ngăn ngừa và điều trị hoàn toàn trong thời gian đầu của bệnh. Mặt khác, tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng phức tạp và rất khó chạy chữa.

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa trên thế giới thường căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả. Phổ biến nhất hiện nay là 3 phương pháp như sau:

  • Chỉ dùng Levothyroxine;
  • Sử dụng Levothyroxine kèm với Liothyronine. Đây là phương pháp điều trị được nhiều nước phát triển ở châu Âu áp dụng.
  • Phương pháp NDT được xem là tốt nhất hiện nay nhưng chi phí khá đắt đỏ. Phương pháp này được nhiều bác sĩ chuyên khoa cũng như chuyên gia về sức khỏe khuyên dùng. Nhiều chính trị gia và người nổi tiếng ưu tiên thuốc này hơn đối với việc sử dụng Levothyroxine, tiêu biểu trong số đó là chính trị gia Hillary Clinton.

Lưu ý: Nếu bạn được chỉ định sử dụng Levothyroxine để thay thế lượng hormone tuyến giáp thiếu hụt thì nên điều chỉnh liều lượng nhiều lần để kiểm tra thuốc có phù hợp hay không. Nếu nó phù hợp với cơ thể thì đây là sự lựa chọn tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí, vì giá thành của Levothyroxine rất rẻ.

Tuy nhiên, sau vài tháng sử dụng Levothyroxine bạn vẫn gặp các vấn đề như tăng cân trong khi vẫn ăn uống lành mạnh thì nên cân nhắc bổ sung trực tiếp T3 vào quá trình điều trị. Một trong những sản phẩm có chứa T3 tổng hợp rất tốt là Cytomel và sản phẩm chứa T3 tự nhiên như là NDT.

Phụ nữ đang mang thai

Mục tiêu điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai cũng giống như người bình thường. Nguyên tắc chung là phải làm cho nồng độ hormone tuyến giáp đạt mức ổn định trong thời gian dài. Thai phụ sẽ vẫn cần điều chỉnh liều hormone tuyến giáp bổ sung để đảm bảo tác dụng thuốc đạt mức tối ưu và an toàn cho cả thai nhi.

Không chỉ vậy, thai phụ nên thường xuyên xét nghiệm FT4 và TSH sau 6 – 8 tuần để đảm bảo hai chức năng này vẫn hoạt động bình thường. Sau khi sinh, thai phụ vẫn phải tiếp tục điều trị suy giáp và thai nhi nên được điều trị sớm để tránh các biến chứng của suy giáp bẩm sinh.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh suy giáp mà chúng tôi đã tổng hợp thông qua nhiều tài liệu uy tín. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được nguyên nhân cũng như triệu chứng của suy giáp để có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đồng thời, giúp bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị chính xác nhất. Bạn cũng nên cân nhắc việc điều chỉnh liều Levothyroxine đưa vào cơ thể để đạt hiệu quả tối ưu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *