Bệnh lý tuyến giáp – Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Tuyến giáp mặc dù có kích thước nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp kéo dài có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, bướu giáp,… thậm chí là ung thư tuyến giáp rất nguy hiểm. Để phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp hiệu quả, mỗi người cần có những kiến thức nhất định về chúng.

bệnh lý tuyến giáp

Bài viết dưới đây Hormonetuyengiap.com sẽ đề cập các thông tin về các bệnh lý tuyến giáp thường gặp, phân tích nguyên nhân gây nên cũng như phương pháp chữa trị. Mời bạn cùng đọc!

Tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước cổ với chức năng kiểm soát chuyển hóa của cơ thể bằng cách sản xuất ra các hormon T3 và T4. Hiện nay, tuyến giáp là bệnh lý nội tiết khá phổ biến do tình trạng bất thường về mặt cấu trúc, chức năng của tuyến giáp gây ra.

Bình thường, tuyến giáp sẽ duy trì một lượng hormon cần thiết để cân bằng việc chuyển hóa của cơ thể. Lượng hormon tuyến giáp trong máu sẽ được kiểm soát và điều chỉnh với tuyến yên. Tuyến yên điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp bằng cách gửi các tín hiệu về việc thiếu hoặc thừa hormon tuyến giáp thông qua TSH.

u tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp được phân thành các loại:

+ Bướu giáp đơn thuần

  • Bướu giáp nhân.
  • Bướu giáp đa nhân.
  • Bướu giáp lan tỏa.

+ Viêm tuyến giáp

  • Viêm tuyến giáp De Quervain.
  • Viêm tuyến giáp Riedel.
  • Viêm tuyến giáp cấp tính.
  • Rối loạn chức năng giáp.
  • Bệnh Hashimoto.

+ Bệnh bướu giáp

  • Cường giáp.
  • Nhược giáp.
  • Bệnh Plummer.
  • Bệnh Basedow.
  • Bướu đa nhân nhiễm độc.
  • Nhiễm độc giáp do thuốc.

+ U tuyến giáp

  • U tuyến giáp lành tính.
  • U tuyến giáp ác tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp ở nam giới 

Dưới đây là các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến việc mắc các bệnh liên quan tuyến giáp như:

  • Người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp: Viêm tuyến giáp, bướu giáp,…
  • Sử dụng các loại thuốc: Interferon, Amiodarone,…
  • Bệnh Graves: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cường giáp ở nam giới. Graves thường khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến giáp khỏe mạnh làm nó sản xuất ra nhiều hormone tuyến giáp.
  • Tuổi cao: Mặc dù tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi từ 50 – 60 có khả năng bị u tuyến giáp cao nhất.
  • Di truyền, bẩm sinh, cơ địa: Tình trạng u tuyến giáp có một thành phần di truyền, đặc biệt là về bệnh Hashimoto. Bạn có người thân bị u tuyến giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Ngoài ra, tuyến giáp còn do một số nguyên nhân khác gây ra, bao gồm:

  • Bệnh Plummer (Bướu cổ độc hại) gây ra.
  • Thiếu hụt iot: Do thức ăn, thức uống, bệnh lý tiêu hoá, rối loạn chuyển hoá iod hay nội tiết.
  • Thừa iot: Tình trạng cung cấp dư iot từ thuốc hoặc chế độ ăn uống.
  • Chấn thương tinh thần: Stress, mang thai,…

     >>> Bài viết liên quan: Bệnh suy giáp là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh lý tuyến giáp là gì?

u tuyến giáp đến nam giới

Dấu hiệu và triệu chứng u tuyến giáp ở mỗi người bệnh không giống nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến gây ra bệnh tuyến giáp thường thấy:

  • Thay đổi cân nặng: Tăng hoặc giảm bất thường.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường: Dễ cáu gắt, trầm cảm, lo âu,…
  • Huyết áp tăng.
  • Táo bón.
  • Da khô nứt nẻ.
  • Sưng ở cổ.
  • Khó thở, nghẹt thở.
  • Khó nuốt.

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh tuyến giáp thường gặp:

Cường giáp

  • Luôn có cảm giác nóng bức, người đổ nhiều mồ hôi.
  • Ăn nhiều, uống nhiều.
  • Sút cân.
  • Thay đổi tính tình: Căng thẳng, nóng nảy, bực bội.
  • Run chân tay, hồi hộp.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Mắt lồi, giảm thị lực.

Suy giáp

  • Mệt mỏi, chậm chạp.
  • Giảm trí nhớ, ngủ kém.
  • Chán ăn, tăng cân.
  • Da và tóc khô.
  • Phù chân.
  • Cảm giác lạnh chân tay.
  • Rối loạn kinh nguyệt.

Bướu giáp

  • Khó thở.
  • Nói khàn.
  • Khó nuốt.
  • Đau tại bướu.

Một số ảnh hưởng của u tuyến giáp đến nam giới 

Tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở nam giới thường thấp hơn nữ giới. U tuyến giáp gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe kể cả nam và nữ. Dưới đây là các ảnh hưởng của u tuyến giáp đến nam giới có thể kể tới như:

  • Gây hói đầu: Tóc thô, rụng tóc, tóc mỏng và khó mọc.
  • Móng tay giòn và dễ gãy hơn.
  • Giảm khối lượng cơ bắp: Yếu cơ, chuột rút và đau cơ.
  • Rối loạn cương dương.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Xuất tinh sớm.
  • Giảm chất lượng tinh trùng.

     >>> Xem thêm: Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chẩn đoán điều trị suy tuyến giáp ở người lớn

suy tuyến giáp

Khi thấy mình có các triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp, bạn cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám. Bệnh nhân sẽ được khám tổng quát và được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm thường gặp trong tuyến giáp:

  • Công thức máu
  • Sinh hóa máu.
  • Điện tim.
  • Định lượng hóc môn T3, T4 và TSH.
  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Xạ hình tuyến giáp.
  • Chụp X quang vùng cổ.
  • Chụp CT vùng cổ ngực.
  • Chọc sinh thiết.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Chụp MRI sọ não.
  • Xạ hình toàn thân.

Phương pháp điều trị tăng tuyến giáp là gì?

Đối với nội khoa

  • Dùng thuốc có tác dụng ức chế sự tiết chất T3, T4 của tuyến giáp.
  • Thời gian uống từ 1-2 năm.
  • Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh khoảng 30%-50%.
  • Phần trăm còn lại thường tái phát trong vòng 6 tháng kể từ sau khi ngưng thuốc.

Uống iod phóng xạ

  • Sử dụng cho người bệnh lớn tuổi hay người đã chữa bằng thuốc uống nhưng bị tái phát.
  • Iod phóng xạ có tác dụng:

+ Ngăn chặn sự tổng hợp T4 trong tuyến giáp trạng.

+ Làm ức chế các tế bào của tuyến giáp không thể sản sinh T4 như bình thường.

  • Sau khi điều trị với chất phóng xạ iod, tuyến giáp sẽ được dần loại bỏ. Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng dùng chất T4 để điều trị suốt đời.

Phẫu thuật

  • Cắt bỏ tuyến giáp trạng (một phần).
  • Được áp dụng cho các bệnh nhân uống thuốc không hiệu quả hoặc ngại điều trị bằng chất phóng xạ iod.

 Bướu lành tuyến giáp

  • Xét nghiệm T4 và TSH.
  • Uống thuốc Thyroxine: Từ 3-6 tháng và bệnh nhân có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài hoặc suốt đời.
  • Phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất Thyroxine.
  • Tuyến giáp to, lổn nhổn: Không cần điều trị.
  • Tuyến giáp chỉ có một vị trí to, tròn: Theo dõi và làm xét nghiệm sinh thiết khi cần thiết.

Bệnh nhược giáp

  • Bệnh nhân được điều trị bằng các loại thuốc: Nội tiết tố tổng hợp thay thế các hormone giáp.
  • Người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc hàng ngày theo đơn của bác sĩ .
  • Thực hiện xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp định kỳ.

Bệnh cường chức năng

  • Dùng thuốc kháng giáp để ngăn chặn sản xuất hormone.
  • Điều trị bằng iod phóng xạ để vô hiệu hóa tuyến giáp.
  • Phẫu thuật để cắt bỏ một phần tuyến giáp với nhiều ưu điểm: Triệt để, an toàn và không phải uống hormon thay thế.

     >>> Đọc thêm: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Bệnh bướu giáp nhân, đa nhân hoặc các u tuyến giáp lành tính

  • Chỉ sử dụng phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.
  • Có một số trường hợp bệnh bướu giáp đơn thuần có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi.
  • Ưu điểm của phẫu thuật nội soi: Đảm bảo tính thẩm mỹ vì các sẹo mổ nằm kín ở nách và ngực.

Ung thư tuyến giáp

ung thư tuyến giáp

  • Tùy theo thể loại ung thư mà có cách điều trị riêng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ.
  • Xạ trị.
  • Chạy điện.
  • Sử dụng các loại thuốc hormon thay thế khác.

Tuyến giáp là bệnh lý tiến triển chậm và có thể chữa khỏi (Kể cả K tuyến giáp). Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi cẩn thận, bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp có thể vẫn sống khỏe mạnh bình thường. Do vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh lý này bạn không cần quá lo lắng. Điều tốt nhất mà bạn nên làm đó là đến các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Các loại thuốc dùng để điều trị thyroid là gì?

Levothyroxine (L-T4)

Thành phần

  • Levothyroxine 100 microgram.
  • Viên nén Levothyroxine 100μcg.
  • Viên nén Levothyroxine 50μcg.

Công dụng

  • Ức chế tiết thyrotropin (TSH).
  • Phối hợp với các thuốc kháng giáp khác để ngăn chặn bướu giáp và suy giáp.
  • Bổ sung thêm hormon tuyến giáp cho người bị suy giáp hoặc sau cắt bướu giáp.
  • Điều trị bướu giáp lành tính.

Chống chỉ định của Levothyroxine trong các trường hợp

  • Mẫn cảm với Levothyroxine.
  • Bệnh nhân suy thượng thận không hồi phục.
  • Cường giáp nhưng chưa được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.
  • Suy tim mất bù, suy mạch vành và loạn nhịp mất kiểm soát.
  • Chống chỉ định với người sau phẫu thuật tuyến giáp nhưng vẫn có mức TSH máu bình thường.

Tác dụng phụ của Levothyroxin

thuốc điều trị u tuyến giáp

+ Thường gặp:

  • Sụt cân.
  • Đánh trống ngực.
  • Hồi hộp.
  • Dễ kích thích.
  • Tiêu chảy.
  • Co cứng bụng.
  • Vã mồ hôi.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Loạn nhịp tim.
  • Đau thắt ngực.
  • Đau đầu.
  • Mất ngủ.
  • Không chịu được nóng, sốt.

+ Ít gặp: Rụng tóc.

+ Hiếm gặp:

  • Dị ứng.
  • Tăng chuyển hoá.
  • Suy tim.
  • Loãng xương.
  • Trẻ em: Gây liền sớm đường khớp sọ, u giả ở não.

+ Không xác định tần suất:

  • Phản ứng quá mẫn.
  • Nhiễm độc tuyến giáp.
  • Đỏ bừng.
  • Kinh nguyệt không đều.

     >>> Tham khảo: Thuốc Thyrozol là thuốc gì? Thuốc Thyrozol giá bao nhiêu?

Thuốc Bảo Y

Bảo Y là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Fusi. Bảo Y được nghiên cứu và phát triển bởi Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên (Thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam). Bảo Y không chứa các nguyên phụ liệu độc hại, được cấp giấy chứng nhận an toàn trước khi đưa ra lưu hành nên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm dùng thuốc.

Thành phần chính

  • 200mg Curcumin chiết xuất từ nghệ tươi.
  • 50mg chiết xuất từ tam thất
  • 100mg Sodium Alginate.
  • 50mg Bromelain.
  • 2mg Piperine.

Bảo Y dưới dạng bào chế và đóng gói:

  • Bào chế ở dạng viên nang.
  • Mỗi hộp gồm 30 viên chia thành 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Bảo Y chữa bệnh gì?

  • Ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u và tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị khối u hiệu quả.
  • Loại bỏ các gốc tự do, các tác nhân có thể gây ra ung thư như: Thức ăn, nước uống, môi trường.
  • Kích thích khả năng tự diệt của tế bào ung thư, đồng thời giảm cung cấp máu nuôi tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm đau đối với bệnh nhân đang và sau xạ trị, hóa trị liệu.

Thuốc Bảo Y thích hợp dùng cho những đối tượng

  • Bệnh nhân ung thư đang, đã tiến hành hóa trị hoặc xạ trị.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân u tuyến giáp.
  • Bệnh nhân u tiền liệt tuyến.
  • U xơ cổ tử cung.
  • Bệnh nhân B
  • Bệnh nhân cường giáp.
  • Suy giáp.

Giá thuốc Bảo Y

  • Thuốc Bảo Y có giá trung bình 250.000 đồng/hộp.
  • Mức giá thuốc trên có thể có sự thay đổi phụ thuộc vào các nơi bán.
  • Mọi người nên chọn mua sản phẩm Bảo Y tại các nhà thuốc uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Cách để hạn chế mắc bệnh tăng tuyến giáp là gì?

Cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp là các căn bệnh thường gặp hiện nay bao gồm cả nam và nữ giới. Trên thực tế, căn bệnh này có thể phòng tránh bằng cách thay đổi và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường sống và làm việc có phóng xạ

Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tia bức xạ khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra biến đổi gen, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp.

  • Cần tránh sống và làm việc trong môi trường phóng xạ: Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy năng lượng hạt nhân,…
  • Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đạt chuẩn khi làm việc trong môi trường này.
  • Bệnh nhân làm CT hoặc chụp X-quang: Nên sử dụng liều lượng phóng xạ thấp nhất có thể.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Thường xuyên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm: Vitamin, chất xơ, hoa quả,…
  • Cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, đường, khoáng chất.
  • Không ăn những loại thực phẩm đã qua chế biến, kém vệ sinh, hết hạn,…

Luôn luôn đảm bảo đủ lượng iod cho cơ thể

ngăn ngừa bệnh lý tuyến giáp

  • Cung cấp đủ lượng iod cho tuyến giáp hoạt động ổn định.
  • Nếu thiếu iot có thể gây ra bệnh bướu cổ, nguy hiểm hơn là ung thư tuyến giáp.
  • Bổ sung iod qua các loại thực phẩm: cá, sò, ốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung.

Ngoài ra, mọi người nên ngủ đủ giấc và uống đủ nước. Đồng thời, thực hiện tái khám, sàng lọc thường xuyên để phát hiện ra bệnh tuyến giáp trong thời gian sớm nhất.

U và ung thư tuyến giáp đang ngày càng phổ biến và có thể ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Không có gì tuyệt vời hơn khi mọi người có đầy đủ kiến thức để nhận thức được tầm nguy hiểm loại bệnh này.

Nếu chúng ta hình thành được lối sống khoa học và thực hiện đầy đủ theo các chỉ định của bác sĩ thì các vấn đề tuyến giáp sẽ được cải thiện rất nhiều. Nhờ đó, người bệnh có thể kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề tuyến giáp của mình.

    >>> Tham khảo: Muối Iot là gì? Muối Iot  mang lại những lợi ích gì cho cơ thể

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *