Bà bầu bị tê nhức chân tay: Những điều mà mẹ bầu cần lưu ý

Bà bầu hay tê chân, bầu bị tê bàn tay hay bà bầu bị lạnh chân là những hiện tượng khá phổ biến mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều phải trải qua trong thai kỳ. Mặc dù, các tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhưng nó có thể làm nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Nếu các mẹ đang gặp phải triệu chứng kể trên thì đừng bỏ qua bài viết này để biết thêm nhiều mẹo hay, giúp hạn chế trường hợp các bà bầu bị tê nhức chân tay, giúp mẹ khoẻ, bé phát triển cả thai kỳ nhé!

bà bầu bị tê nhức chân

Nguyên nhân gì dẫn đến bà bầu bị tê nhức chân tay?

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu là do hiện tượng mạch máu ở hai chân, hai tay không được lưu thông giữa các bộ phận trong cơ thể.

Tình trạng này đặc biệt thường xuyên xảy ra ở các bà bầu bị mỏi chân khi mang thai tháng cuối, khoảng từ tuần thứ 20 trở lên. Tại thời điểm đó, kích thước thai nhi phát triển nhanh đè ép vào các mạch máu, vì thế sự lưu thông của tuần hoàn máu bị cản trở gây ra tình trạng tê đầu ngón tay khi mang thai.

Bà bầu hay tê chân

Bà bầu bị tê nhức chân tay có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

Do tăng cân

Phụ nữ có bầu bị tê đầu ngón tay trong thai kỳ thường do tăng cân gây ra – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân. Bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu ít nghiêm trọng hơn so với đau nhức chân khi mang thai tháng cuối vì càng về sau việc tăng cân nhanh chóng khiến các mạch máu bị chèn ép nặng nề. Khi áp lực lên chân tay quá lớn, các dây chằng bị kéo căng trong thời gian dài khiến chân tay bị tê nhức.

Do thay đổi hormon

Relaxin là nội tiết tố được tiết ra vào khoảng những tháng cuối thai kỳ. Nó có tác dụng làm giãn cơ và dây chằng vùng chậu, rất cần thiết cho quá trình sinh nở. Đồng thời, khi hormon này kết hợp với tăng cân cũng làm giãn cơ và dây chằng vùng chân, gây viêm và đau nhức chân càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, việc tiết ra nhiều hormon trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay làm cho bàn tay và cánh tay bà bầu bị tê, cóng. Đôi khi, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu cũng có thể tăng lên đến 50%, khiến cho các dây thần kinh ở cánh tay chịu một áp lực lớn, dẫn đến tê mỏi chân tay.

Do chuột rút

Chuột rút là do việc thiếu hụt Canxi hay tích tụ Acid Lactic trong thai kỳ tạo nên những cơn co thắt cơ gây ra tình trạng nhức mỏi chân. Hiện tượng chuột rút này có thể xảy ra khi mẹ bầu đứng quá lâu hoặc đi lại quá nhiều.

Do giãn tĩnh mạch

bầu bị tê bàn tay

Do nhu cầu dinh dưỡng và oxy trong thời kỳ mang thai tăng lên khiến cơ thể đẩy mạnh việc sản xuất thêm máu trong hệ tuần hoàn. Lượng máu nhiều làm tăng áp lực lên thành mạch và kéo giãn tĩnh mạch gây đau nhức chân tay.

Thiếu máu cũng được xem là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Khi thiếu máu, tốc độ và mức độ tưới máu đến các cơ quan trong cơ thể đều giảm. Tình trạng máu lưu thông đến các chi kém, hậu quả là bà bầu bị tê đầu ngón tay.

Do ít vận động

Đa số các hiện tượng tê tay chân là do việc ít vận động, đặc biệt tình trạng này xảy ra nhiều ở các phụ nữ mang thai. Càng gần thời gian sinh nở, cơ thể nặng nề cộng thêm mệt mỏi làm khả năng vận động của thai phụ càng hạn chế.

Lười vận động, ít di chuyển sẽ khiến máu lưu thông khó khăn hơn, đặc biệt là các vùng ngoại vi như tay chân sẽ không được cung cấp đủ lượng máu. Những hành động đứng ngồi, nằm sai tư thế có thể chèn ép dây thần kinh, giảm lượng máu lưu thông tới các chi, giảm lượng oxy cung cấp khiến hiện tượng mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay, đau nhức trở nên rõ rệt.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Sàng lọc sơ sinh – Chìa khóa then chốt đối với sự phát triển của trẻ

Do chế độ ăn uống

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn bình thường. Việc thiếu hụt Canxi, Magie và nước là những nguyên nhân gây tình trạng tê bì chân tay.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như: Magie, Canxi, Axit Folic, Vitamin B1, B2,… Khi cơ thể bị thiếu các loại khoáng chất và vitamin này, sức đề kháng sẽ suy giảm, máu lưu thông kém hoặc thiếu máu khiến cho bà bầu bị tê nhức chân tay.

Do một số nguyên nhân khác

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Ngoài các nguyên nhân kể trên còn ra, còn có một vài lý do bệnh lý khác như:

  • Bệnh phù bắp chân to.
  • Tiểu đường.
  • Béo phì.
  • Bệnh mỡ máu tăng cao.
  • Rối loạn thần kinh.
  • Thiếu máu, đường máu thấp.

Dấu hiệu của bà bầu bị tê nhức chân tay

Bà bầu thường bắt đầu tê tay khi mang thai 3 tháng giữa và có thể có thể kéo dài đến khi sinh. Tuỳ thuộc vào kích thước của thai nhi mà cảm giác tê bì càng ngày nặng hơn. Thông thường, các dấu hiệu của chứng tê nhức chân tay ở bà bầu cũng khá nhẹ nhàng nên ít mẹ bầu quan tâm như:

  • Tê tay chân như bị châm chích ở các đầu ngón chân, ngón tay và bàn chân, bàn tay.
  • Cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và ngón chân, đôi khi lan sang cả vùng lưng và đùi.
  • Xuất hiện tê nhức do các tư thế đứng – ngồi – nằm không chuẩn.

mỏi chân khi mang thai tháng cuối

Tuy nhiên, nếu một số trường hợp tay chân bị tê kèm theo một số triệu chứng như:

  • Cảm giác nóng, hơi đau nhức ở các ngón tay, bàn tay, cổ chân,…
  • Không nhấc nổi cánh tay.
  • Lơ mơ dù trong giây lát,…

Mẹ bầu cần đến bệnh viện để kiểm tra để tránh xảy ra các chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, vì có thể các triệu chứng này là dấu hiệu của một số bệnh lý:

  • Rối loạn chức năng gan.
  • Đái tháo đường.
  • Thiếu chất.
  • Hệ miễn dịch đang có dấu hiệu bất thường.
  • ….

     >>> Xem thêm: Những điều cần biết về cách chăm sóc mẹ và bé sơ sinh khoa học tại nhà

Vậy bà bầu bị tê chân tay có sao không?

Như bài viết đã đề cập phía trên, hiện tượng tê chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường trong thai kỳ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên không cần phải điều trị mà nó sẽ tự giảm dần hoặc mất luôn sau sinh. Việc bà bầu bị tê tay, mỏi chân khi mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối đều không nguy hiểm.

Nếu tê chân ở bà bầu do bệnh lý gây ra thì cần được gặp bác sĩ để được can thiệp nhanh chóng và phòng tránh phù hợp. Mặc dù đôi lúc tình trạng này có thể cản trở việc sinh hoạt của mẹ, tuy nhiên nó không có gì quá lo lắng mà các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm thư giãn, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mình một thai kỳ khỏe mạnh.

Cách làm giảm tê chân ở bà bầu hiệu quả

Để có thể hạn chế được các tình trạng tê nhức chân tay trong khi mang bầu, các mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

Tác động trực tiếp vào chân

tê đầu ngón tay khi mang thai

  • Xoa bóp chân tay với tinh dầu như cúc, oải hương, bạc hà,…
  • Ngâm chân với thảo dược, muối, gừng hoặc chanh sả.
  • Chườm khăn.

Các mẹ bầu cũng có thể tham khảo các bài tập khi mang thai như xoa bóp, massage cũng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe mẹ bầu và em bé. Thường xuyên massage vừa giúp lưu thông khí huyết vừa tạo cảm giác thoải mái, giảm đau nhức chân và an thần bằng cách:

  • Xoay mắt cá chân.
  • Căng da bắp chân.
  • Wall Squat với bóng tập.
  • Xoa bóp, massage.

Chế độ dinh dưỡng

Để phòng ngừa nhức mỏi chân khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình và phải nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.

  • Bổ sung Sắt và Canxi, Magie,…
  • Ăn nhiều trứng, sữa.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, khoáng chất để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… hoặc những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và thai nhi.
  • Uống nhiều nước.

Chú ý vận động

tê tay khi mang thai 3 tháng giữa

Vận động nhiều sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng tê bì chân tay. Bên cạnh việc tập thể dục, mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế nằm, đứng ngồi để tránh máu bị tắc nghẽn dẫn đến tê chân tay.

  • Vận động với cường độ chậm, vừa phải và đều đặn.
  • Các bài tập hữu ích đối với phụ nữ mang thai: Tập kéo cơ, yoga, ngồi thiền,… giúp lưu thông khí huyết, giảm đau khớp đồng thời tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để massage tay, chân hoặc thư giãn cơ thể bằng cách ngâm tay chân với nước ấm, giảm tê tay khi mang thai tháng cuối.

     >>> Tham khảo: Suy giãn tinh mạch chân – Viêm tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? 

Chú ý tư thế ngủ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu. Nếu ngủ sai tư thế hoặc thói quen dùng tay kê gối đầu sẽ khiến cho mẹ bầu bị tê bì chân tay. Đặc biệt, sau khi thức dậy, lượng máu không lưu thông sẽ gây đau nhức và khó chịu ở đầu ngón tay. Để tránh tình trạng có bầu bị tê ngón tay xảy ra, các mẹ nên ngủ trên gối và thả lỏng cơ thể.

Thường xuyên xoa bóp tay

Ban đầu, cơn tê tay sẽ tập trung nhiều ở ngón tay đeo nhẫn, dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị tê tay phải trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Để giúp máu lưu thông dễ dàng, xoa bóp các đầu ngón tay chân và lòng bàn tay là việc cần thiết.

  • Đặc biệt mẹ bầu nên chú ý xoa bóp nhiều hơn để các cơ tay được vận động linh hoạt, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
  • Chỉ nên xoa bóp bình thường trong khoảng thời gian nhất định, không xoa bóp quá nặng hoặc quá nhiều gây ảnh hưởng đến các vấn đề xương khớp khi mang thai.

Uống trà hoa cúc

tê tay khi mang thai tháng cuối

Trà hoa cúc có tác dụng rất tốt đối với những mẹ bầu tê tay khi mang thai tháng cuối. Mọi người có thể dùng hoa cúc để ngâm tay, ngâm chân hoặc để uống đều được. Phương pháp này sẽ giúp cho các triệu chứng tê bì chân tay nhanh chóng giảm bớt, đồng thời khiến tinh thần các mẹ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và ngủ sâu giấc hơn.

Khi dùng hoa cúc, các mẹ phải thực hiện thường xuyên mới có thể giúp giảm đỡ bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều trà hoa cúc và tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Giữ tinh thần tích cực

Trong quá trình mang thai, các mẹ cần phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ để bệnh nhanh chóng khỏi. Yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng một thai kỳ khỏe mạnh cũng như giúp hạn chế mắc các bệnh lý khác.

  • Phụ nữ mang thai cần tránh làm việc quá sức, hạn chế tối thiểu căng thẳng và mệt mỏi.
  • Ngủ đủ giấc và luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.
  • Hiện tượng tê bì đầu ngón tay khi mang thai là rất phổ biến, vì thế mà các mẹ không nên căng thẳng và lo lắng quá mức. Việc căng thẳng, lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà nó còn tác động đến thai nhi, khiến thai phát triển kém.
  • Thả lỏng cơ thể và thực hiện khám thai đầy đủ theo các chỉ định của bác sĩ thì bệnh sẽ dễ dàng được cải thiện.

Kiểm soát cân nặng

mẹ bầu bị tê tay phải

Tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai khiến cho cơ thể mẹ bầu bị phù nề. Bên cạnh đó, việc kèm tình trạng lười vận động khiến cho các mạch máu lưu thông kém, dễ gây tê bì chân tay.

  • Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của mình trong suốt quá trình mang thai.
  • Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể vận động và thai nhi phát triển, ngăn ngừa tê tay chân xảy ra.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc hợp lý.
  • Bà bầu cần nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng, quá sức.
  • Có thể tham khảo thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho phụ nữ mang thai.

Tình trạng tê tay khi mang thai là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, cách hạn chế tình trạng này xảy ra tốt nhất là các mẹ bầu nên vận động hợp lý, đồng thời cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu thường xuyên bị tê bì tay chân và không có dấu hiệu giảm dần và gây khó chịu thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

     >>> Đọc thêm: Bệnh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp và những điều cần lưu ý

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu bị tê nhức chân tay khi mang thai. Trong quá trình thai kỳ, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác, các mẹ nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa uy tín để biết rõ tình trạng của mình nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ ổn định và phát triển!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *