Khái niệm định lượng Anti Tg là gì? Tg tăng cao có nguy hiểm không?

Anti Tg là một hợp chất có nguồn gốc từ Protein được sử dụng để chẩn đoán các loại bệnh lý ung thư tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm Anti Tg thường đi kèm với xét nghiệm Tg để chẩn đoán chính xác hơn.

Vì vậy, bài viết hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về ý nghĩa và cách đọc kết quả định lượng Anti Tg. Độc giả dành chút thời gian quý báu để thu thập những kiến thức bổ ích này nhé!

Anti Tg

Giới thiệu về Anti Tg

Tg thật ra là một Glycoprotein dạng hạt có tên gọi là Thyroglobulin, chúng là tổ hợp Protein được sản xuất tại tế bào nang tuyến giáp. Vì vậy, Tg được coi là dấu hiệu giúp phát hiện ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa chữa trị.

Trường hợp ung thư đã di căn sang ung thư tuyến giáp thể nang, thể nhú cũng được phát hiện sớm. Bên cạnh đó, nồng độ Tg còn tăng lên ở một số tình trạng lành tính như basedow, bướu giáp đơn thuần, u hạch lành tính và suy giáp bẩm sinh,…

Kháng thể đặc biệt được cơ thể sản sinh nhằm chống lại các yếu tố gây bệnh và tăng cường đề kháng. Kháng thể là đặc hiệu với kháng nguyên, khi kháng thể bắt đầu gắn vào mục tiêu, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và loại trừ chúng. Trong đó, Anti Tg chính là kháng thể của Tg.

Tự miễn dịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tuyến giáp. Những người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp, cơ thể thường tạo ra gồm 3 loại kháng nguyên:

  • Thyroglobulin (Tg);
  • Kháng nguyên có tên Microsome thuộc tuyến giáp;
  • Thụ thể Thyrotropin.

Giới thiệu về Anti Tg

Theo như thống kê, có từ 15 – 20% người bệnh ung thư tuyến giáp sở hữu hệ miễn dịch khả năng tự sản xuất kháng thể Tg (chính là Anti – Tg). Giá trị thật của Tg bị ảnh hưởng và sai lệch bởi tác động của Anti – Tg. Vì vậy, định lượng Anti – Tg thường được chỉ định kết hợp xét nghiệm Tg để tìm ra trọng số thật của Tg.

Thêm vào đó, trường hợp bệnh nhân có Anti – Tg dương tính, mức độ Tg tương đối nhỏ. Do đó, việc đánh giá Tg sẽ dựa vào rhTSH để nhận dạng khối u khi có dấu hiệu tái phát trở lại.

Khái niệm định lượng Anti Tg là gì?

Định lượng Anti Tg hay xét nghiệm Tg không được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Các chỉ số trong xét nghiệm này được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh sau quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt.

Tương tự như vậy, bác sĩ không thể phân biệt ung thư và bướu giáp lành tính thông qua xét nghiệm Anti Tg và Tg. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ theo dõi được hiệu quả của liệu pháp chữa trị đã áp dụng.

Giá trị Tg thường thấp trong các trường hợp điều trị ung thư tuyến giáp. Đặc biệt là trường hợp người bệnh cắt hoàn toàn tuyến giáp kèm theo hoặc không uống I-131 sau ca phẫu thuật. Tình trạng này diễn biến trong thời gian dài cho thấy điều trị được đáp ứng tốt.

Nếu chỉ số Tg còn ở mức cao và xu hướng tăng dần qua thời gian thì bác sĩ cần phải kiểm tra chuyên sâu kỹ càng hơn để dự đoán có tái phát trở lại không. Tất cả trường hợp chỉ số Tg thấp mà Anti-Tg tăng cao thì kết quả không còn chuẩn xác.

 >>> Tham khảo thêm: Bệnh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp và những điều cần lưu ý

Bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm Anti Tg khi nào?

Trong những trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm Anti Tg để gia tăng tỷ lệ chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp:

  • Theo dõi và phán đoán khả năng có thể tái phát của ung thư;
  • Nghi mờ mắc các hội chứng rối loạn tuyến giáp;
  • Bệnh nhân suy giáp;
  • Thực hiện trước khi lên bàn mổ và định kỳ sau khi thực hiện phẫu thuật hay điều trị bằng I131. Mục đích để đánh giá hiệu quả điều trị và nhận diện triệu chứng tái phát hay có tình trạng di căn của khối u trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.

chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm Anti Tg khi nào

Cách đọc kết quả xét nghiệm Anti-Tg đúng quy cách

Kết quả xét nghiệm của Anti Tg sẽ giúp bác sĩ theo dõi được quá trình điều trị ung thư và các hội chứng rối loạn tuyến giáp. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được hiệu quả và rút ra kinh nghiệm. Đồng thời, đưa ra dự đoán về khả năng tái phát trong tương lai:

Chỉ số bình thường Anti Tg là bao nhiêu?

Nồng độ Anti-Tg được xem là bình ổn ở người khỏe mạnh thường thấp hơn 4,11 IU/ml ở tất cả mọi lứa tuổi. Trong khi đó, chỉ số Tg bình thường sẽ tăng giảm trong khoảng 3.5 – 77ng/mL. Hiện tượng tăng Tg máu khi người bệnh có chỉ số vượt mức quy định.

Trong một số trường hợp đặc biệt, có hơn 8% tỷ lệ người có nồng độ Tg xuống dưới mức 10ng/mL nhưng sức khỏe ổn định. Đối với trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, mức độ Tg có khả năng tăng cao lên đến 36 – 38ng/mL.

Chỉ số Anti Tg tăng cao

Những trường hợp sau sẽ làm cho chỉ số Anti-Tg gia tăng và vượt ngưỡng 115 IU/mL phổ biến nhất trong các ca bệnh:

  • Ung thư giáp;
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto;
  • Bệnh Basedow.

Nồng độ Anti-Tg giảm thấp

Ngoài ra, kết quả định lượng cho thấy chỉ số Anti Tg có dấu hiệu giảm là quá trình điều trị đang đi đúng hướng. Kết quả thường được sử dụng để theo dõi các bệnh lý ở trên và hiệu quả thuốc tác động.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Anti Thyroglobulin theo tiêu chuẩn Bộ Y tế

Đa phần các cơ sở y tế và bệnh viện lớn tại Việt Nam đều đang áp dụng quy trình xét nghiệm Anti-Tg theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Các bước tiến hành cần được đảm bảo đúng trình tự và đảm bảo thực hiện đúng quy định:

Thu thập bệnh phẩm

Y tá sẽ tiến hành chiết xuất 3ml máu tại tĩnh mạch theo đường ống chứa chất đông máu (Na-Heparin, L2 và K3-EDTA. Từ đó, máu sẽ không bị vỡ hồng cầu và phục vụ việc xét nghiệm tốt hơn.

Thu thập bệnh phẩm

Lấy máu xong, mẫu máu được đem đi ly tâm và tách lấy huyết tương hoặc huyết thanh. Bệnh phẩm chỉ được rã đông trong 1 lần và lưu giữ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Thời gian lưu trữ chỉ trong 2 giờ để tránh tình trạng bay hơi ở chất chuẩn, bệnh phẩm và chất kiểm tra chất lượng từ người bệnh.

Quá trình xét nghiệm

Thiết bị máy móc cần chuẩn bị trong quá trình thực hiện phân tích mẫu với phần mềm xét nghiệm Anti-Tg đã được cài đặt sẵn. Thiết bị đã được kiểm duyệt về độ chính xác. Kết quả định lượng không được đạt giá trị sai số quá nhiều.

Bệnh phẩm sẽ được nhân viên y tế đưa vào máy phân tích, kết quả sẽ được báo cáo thông qua bảng in. Người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm và bác sĩ tư vấn về tình trạng sức khỏe hiện tại, phương pháp chữa trị tiếp theo.

Sai số và cách xử lý

Kết quả xét nghiệm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả không thay đổi theo giá trị dưới đây:

  • Huyết thanh vàng, Bilirubin thấp hơn 66 mg/dL;
  • Tán huyết, Hemoglobin xuống dưới 1.69g/dL;
  • Huyết thanh đục, Triglyceride nhỏ hơn 2000mg/dL.
  • Hàm lượng Biotin dưới 60 ng/ml. Nếu người bệnh đang điều trị Biotin cùng liều cao trên 5 mg/ngày cần phải thực hiện lấy mẫu máu sau ít nhất 8 tiếng ở lần cuối uống Biotin.
  • Giá trị RF ít hơn 300 UI/ml;
  • Nồng độ TG vượt 2000 ng/ml làm xuất hiện hiện tượng giả tăng chỉ số Anti-Tg. Kết quả xét nghiệm Anti-Tg trong trường hợp này nên được loại bỏ.

Cách khắc phục với những trường hợp này không quá phức tạp, bác sĩ có thể hòa loãng mẫu máu và thực hiện lại các loại xét nghiệm. Tiếp đó, bác sĩ bắt đầu lấy kết quả đo ở lần sau nhân với độ hòa loãng của mẫu (Nếu thực hiện bằng máy thì đã được tự động cập nhập).

   >>> Có thể bạn quan tâm: Suy giãn tĩnh mạch chân – Viêm tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Định nghĩa xét nghiệm Cobas là gì?

Xét nghiệm Cobas HPV DNA giúp truy tìm sự xuất hiện của virus HPX trong cơ thể. Hình thức xét nghiệm sử dụng kỹ thuật tiên tiến với hệ thống máy có độ chính xác lớn. Từ đó, kết quả phát hiện được ADN theo các chủng HPV nguy cơ tiềm ẩn cao.

Trong đó, chủng HPV 18 và 16 là hai chủng gây hơn 70% các ca bệnh Ung thư Cổ tử cung ở phụ nữ được ghi nhận trong những năm trước đây.

Định nghĩa xét nghiệm Cobas là gì

Vài nét về máy nhiễm dịch Cobas E601

Dòng máy đo lường Cobas E601 Roche nằm trong hệ thống Cobas 6000. Thiết bị vừa có khả năng hoạt động riêng biệt tương tự máy xét nghiệm miễn dịch tự vận hành hoàn toàn. Ngoài ra, máy có khả năng kết nối với thiết bị xét nghiệm sinh hóa C501.

Tuy vậy, kết hợp sử dụng hệ thống Cobas 6000 giúp gia tăng hiệu suất xét nghiệm. Đồng thời, các yếu tố như tốc độ, lượng mẫu phân tích tối ưu nhất trong điều kiện cho phép. Chuyển dịch xu hướng phòng xét nghiệm 4.0 trong tương lai.

Từ việc chỉ sử dụng duy nhất máy miễn dịch Cobas E601 như thời điểm đầu, phòng xét nghiệm có thể nâng cấp trang thiết bị với 3 Module thuộc cùng 1 hệ thống. Thông tin cụ thể như sau:

  • 1 máy miễn dịch E601 cùng 1 máy sinh hóa C501;
  • Tiến hành lắp đặt cả 2 dòng máy Eclia Cobas E601 phục vụ xét nghiệm miễn dịch;
  • Mở rộng quy mô hơn với 1 máy Cobas E601 và 2 máy C501. Tùy vào tình hình tài chính, phòng khám có thể lựa chọn gia tăng số lượng máy theo nhu cầu.

Phương án đầu tiên hiện đang được nhiều phòng khám lớn nhỏ tại Việt Nam lựa chọn. Cách kết hợp này khá phổ biến trên toàn thế giới. Những ưu điểm vượt trội từ phương pháp kết hợp này giúp gia tăng kết quả chẩn đoán và điều trị.

Vai trò định lượng FT4 và Anti Tg trong xét nghiệm tuyến giáp

Xét nghiệm tuyến giáp bao gồm những xét nghiệm hormone đặc trưng có mối quan hệ với tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm biểu thị trực quan nguồn gốc gây bệnh, tình trạng bệnh cũng như hiệu quả điều trị của phương pháp,…

Định lượng FT4

Định lượng FT4 giúp thu thập chỉ số Free Thyroxine trong máu của người bệnh. Bác sĩ thông qua kết quả để chẩn đoán các loại bệnh về tuyến giáp như cường giáp, viêm tuyến giáp, suy giáp hay ung thư tuyến giáp,…

Định lượng FT4

Thông thường, chỉ số FT4 đạt trạng thái bình thường khi có giá trị rơi vào 12 – 22 pmol/l hoặc 0.93 – 1.7 ng/dl. Tùy vào tình trạng bệnh, hàm lượng FT4 có thể tăng hoặc giảm trong các trường hợp khác nhau.

Định lượng FT4 cao

Hiện tượng chỉ số FT4 tăng cao trong máu rất thường thấy ở những bệnh nhân mắc rối loạn chức năng tuyến giáp. Tỷ lệ người bệnh mắc chứng cường giáp là rất lớn và cần được can thiệp kịp thời từ y, bác sĩ.

Nguyên nhân làm cho hàm lượng FT4 cao trong máu được các chuyên gia nhận định bao gồm:

  • Sản xuất FT4 không đúng địa điểm;
  • Người bệnh mắc bệnh Hashimoto giai đoạn sớm;
  • Cường giáp nguồn gốc từ nhiễm độc giáp Basedow hay do Iod;
  • Bướu đa nhân độc nằm trong tuyến giáp;
  • Viêm nhiễm tuyến giáp.

 >>> Đọc thêm: Vai trò quan trọng của định lượng TSH trong điều trị rối loạn tuyến giáp

Giải nghĩa định lượng TSH là gì?

Để hiểu được định lượng TSH, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về hormone TSH. Chúng là một loại hormone kích thích tuyến giáp được sản xuất tại tuyến yên. Nhiệm vụ của chúng là cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu để duy trì các hoạt động chính của cơ thể.

Chính vì vậy, việc định lượng TSH sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình hình chức năng hiện tại của tuyến giáp. Chỉ số xét nghiệm TSH hỗ trợ tối đa các bác sĩ cho trong việc khám lâm sàng và chẩn đoán các tình trạng sau:

  • Nhược giáp (suy giáp) khi tăng TSH và cường giáp (Basedow) khi TSH giảm hoặc không thể xác định;
  • Theo dõi quá trình liệu pháp thay thế T4 cho người bệnh suy giáp nguyên phát;
  • Điều trị ức chế hormone tuyến giáp ở tình trạng cường giáp;
  • Trong bệnh “bướu lạnh” và bướu cổ không độc giúp quan sát sự ức chế T4 của hormone TSH;
  • Phát hiện tình trạng suy giáp và cường giáp tiềm ẩn, cận lâm sàng.

Quy chuẩn đọc kết quả xét nghiệm SCC theo Bộ Y tế

SCC (tên khoa học là Squamous Cell Carcinoma Antigen) là một kháng nguyên biểu mô ở bệnh ung thư tế bào vảy. Lý do là vì tế bào vảy tiết ra dưới hình thức Glycoprotein. Kháng nguyên nằm trong nhóm ức chế Cysteine Protease/Serine. Thời gian bán phân hủy trong máu kéo dài 2,2 giờ.

Xét nghiệm SCC giúp đo lường nồng độ SCC có trong huyết tương theo đơn vị đo lường là ng/ml. Người khỏe mạnh sẽ có chỉ số SCC dưới mức 2 ng/ml. Sự biến đổi bất thường thể hiện trên chỉ số là dấu hiệu chính của tình trạng ung thư tế bào vảy hay các u lành tính.

Quy chuẩn đọc kết quả xét nghiệm SCC

Những căn bệnh ác tính sau đây thuộc diện nghi ngờ khi chỉ số SCC tăng cao:

  • Ung thư da;
  • Ung thư phổi;
  • Ung thư cổ tử cung;
  • Ung thư cơ quan sinh dục ở nữ giới (bộ phận như tử cung, niêm mạc, âm hộ, vú, âm đạo và buồng trứng);
  • Ung thư thực quản (vòm họng);
  • Ung thư bàng quang và dương vật;

Trong trường hợp chỉ số SCC tăng ít thì nghi ngờ nguyên nhân: viêm tụy mạn tính (cấp tính), viêm phế quản, bệnh phổi lành tính, bệnh ENT, xơ gan, suy thận mạn tính, bệnh phụ khoa hay u lành tính,…

Quá trình điều hòa lượng đường trong máu của tuyến tụy diễn ra như thế nào?

Chức năng của tuyến tụy là duy trì mức đường huyết không thay đổi. Tuyến tụy sẽ sản sinh ra Insulin khi nhận thấy mức đường huyết trong máu cao. Mặt khác, Glucagon sẽ được tuyến tụy sản xuất khi lượng đường huyết trong cơ thể xuống thấp.

Quá trình điều hòa đường trong máu của tuyến tụy sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và tế bào mô khác. Mục đích chính là cân bằng lượng đường huyết của cơ thể ở mức ổn định với chỉ số 0,12%.

Quá trình điều hòa lượng đường trong máu của tuyến tụy

Lời Kết

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến xét nghiệm Anti Tg để bạn đọc tham khảo. Chắc hẳn những thông tin về khái niệm, cách đọc và các vấn đề liên quan,… giúp bạn hiểu thêm về kháng thể Anti Tg.

Định lượng Anti Tg đóng một vai trò hết sức quan trọng trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Đặc biệt là các bệnh lý u tuyến giáp được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Hơn nữa, việc theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị trở nên dễ dàng hơn.

>>> Đọc ngay: NP Thyroid – Công Dụng, Liều Lượng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *