Kỹ thuật chụp CT là gì? Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?

Chụp CT là kỹ thuật được sử dụng phổ biến tại nhiều nền y học hiện đại. Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh trực quan về tình trạng hiện tại của cơ quan. Bác sĩ sẽ có thêm một công cụ hữu hiệu để chẩn đoán bệnh.

Vậy kỹ thuật chụp CT là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong việc chẩn đoán? Câu trả lời sẽ được tìm thấy với những thông tin quý giá mà Hormonetuyengiap.com cung cấp trong bài viết dưới đây. Chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về kỹ thuật này.

Chụp CT

Khái niệm chụp citi là gì?

Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, kỹ thuật sử dụng chùm tia X quét lên một cơ quan hoặc khu vực nhất định. Cơ thể sẽ được quét theo một lát cắt ngang. Dữ liệu sẽ được xử lý bằng máy tính để cho ra hình ảnh của bộ phận quét ở 3D hoặc 2D.

Nền y học ngày nay áp dụng liệu pháp CT phổ biến trên lâm sàng giúp chẩn đoán:

  • Tình trạng kỳ lạ xuất hiện trong chuyên khoa thần kinh sọ não như khối máu tụ dập não, chảy máu, khối u, thiếu máu và phù não,…;
  • Bệnh lý ổ áp xe, khối u và dị dạng. Cung cấp hình ảnh nhiều bệnh lý nguy hiểm tại các cơ quan mặt – cổ – đầu, khung chậu, mô mềm, ngực, tim, bụng đến những tình trạng liên quan đến mạch máu;
  • Hướng dẫn bác sĩ xạ trị, phẫu thuật cũng như quan sát kết quả sau phẫu thuật. Vị trí bị tổn thương trong không gian 3 chiều để định hướng tốt cho phẫu thuật, xạ trị được đánh giá chuẩn xác thông qua kỹ thuật 3D-CT.
  • Cung cấp hình ảnh tái tạo 3D ở những tình trạng bẩm sinh khác thường, hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ thực hiện phẫu thuật tạo hình. Kết quả điều trị dị tật bẩm sinh tăng lên đáng kể.

Nếu trong cơ thể người bệnh xuất hiện khối bất thường, bác sĩ có thể kết hợp thuốc cản quang để làm rõ hình ảnh. Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch hay tiêu hóa. Thông qua đó, bác sĩ nghiên cứu và đánh giá tình trạng để chẩn đoán chính xác.

chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang

Tuy nhiên, bác sĩ cũng như người bệnh nên để ý những chống chỉ định của chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang:

  • Không có trường hợp chống chỉ định tuyệt đối ở việc chụp;
  • Lưu ý không được sử dụng thuốc cản quang trong các trường hợp: suy thận nặng, dị ứng thuốc, suy chức năng gan nặng, sốt cao mất nước trầm trọng;
  • Nữ giới trong thời kỳ mang thai, nhất là 3 tháng đầu tiên. Vì tế bào thai trong giai đoạn này chưa phát triển hoàn chỉnh và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tia X. Các tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ có thể diễn ra.

Quy trình tiến hành chụp ct và X Quang

Quy trình chụp CT và X-Quang thông thường sẽ diễn ra theo như quy định. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp theo như dưới đây:

Giai đoạn chuẩn bị

Trước khi chụp, người bệnh yêu cầu phải gỡ bỏ các vật thể bằng kim loại đang có trên người như: kẹp tóc, đồng hồ, thiết bị trợ thính, trang sức, kính, áo nịt ngực có gọng kim loại hay răng giả,… Chúng sẽ tác động đến kết quả hình ảnh với những vết nhiễu.

Trường hợp người bệnh mang thai hoặc thuộc diện nghi ngờ, phải báo trước với nhân viên y tế để cân nhắc và lựa chọn liệu pháp hợp lý nhất. Đồng thời, người bệnh mắc phải các bệnh lý tĩnh mạch hen suyễn, dị ứng thuốc, tiểu đường và thận cũng phải khai báo đầy đủ.

Nếu cần sử dụng đến thuốc cản quang, người nhà và người bệnh phải ký vào bản cam kết trước khi tiêm. Người chụp hình cần phải để bụng trống trong 4 – 6 giờ trước khi tiêm. Một lượng nước vừa phải có thể giúp người bệnh thoải mái hơn khi chụp cắt lớp vi tính, nên uống trước 2 giờ.

Quy trình tiến hành chụp ct và X Quang

Trẻ mới biết đi hoặc sơ sinh được chỉ định chụp CT thì bác sĩ chụp vào lúc bé ngủ. Bộ phận không tiêm thuốc được kiểm tra. Nếu có tiêm thuốc phản quang thì cần sử dụng kèm thuốc an thần để bé không động đậy khi chụp. Bé cử động sẽ khiến hình ảnh không đạt chất lượng và ảnh hưởng đến việc chẩn đoán.

Phụ thuộc vào vị trí chụp CT, người bệnh sẽ được yêu cầu cởi áo, quần và mặc áo bệnh nhân của bệnh viện.

 >>> Đọc thêm: WP Thyroid – Cách dùng, liều lượng, tác dụng phụ và tương tác thuốc

Quá trình chụp CT

Bệnh nhân tiến hành nằm trong tư thế ngửa hoặc tư thế mà bác sĩ yêu cầu để lấy hình ảnh rõ nét tại vị trí cần chụp. Thời gian diễn ra chỉ tầm trong khoảng 3 – 5 phút, trường hợp đặc biệt có thể lên đến tầm 15 – 45 phút. Nhân viên sẽ giải đáp tỉ mỉ cho bệnh nhân khi thực hiện xong.

Trong quá trình chụp cắt lớp, người bệnh tuyệt đối không được cử động. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nín thở khi chụp tại vị trí bụng và ngực. Cảm giác nóng dọc theo vùng cổ, mặt, ngực thường gặp ở người bệnh tiêm thuốc cản quan.

Chúng có khả năng lan rộng đến vùng bẹn trong tích tắc, người bệnh tốt nhất nằm yên để kết quả chính xác. Khi bệnh nhân chụp đường tiêu hóa, để hỗ trợ việc chẩn đoán tốt hơn, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh uống nước hay thuốc cản quang nhằm tăng độ tương phản trong cấu trúc ống.

Thuốc cản quang là gì?

Thuốc cản quang thường được dùng vào việc chẩn đoán hình ảnh. Chất cản quang được đưa vào cơ thể trước quá trình kiểm tra bằng hình ảnh. Chất này sẽ làm màu của cơ quan hay một biểu mô nhất định. Từ đó, hình ảnh vùng “cản quan” hiện rõ giúp phân biệt các vùng lân cận.

Thông thường, thuốc cản quang được đưa vào bên trong cơ thể theo 4 hình thức như: tiêm trực tràng, đường tiêu hóa, tiêm tĩnh mạch hoặc có thể là động mạch. Phổ biến nhất hiện nay là hỗn hợp thuốc chứa Bari-Sulfat và Iot (chụp X-quang và chụp cắt lớp máy vi tính – CT).

Thuốc cản quang là gì

Thuốc hoạt động như một tấm chắn giúp ngăn chặn hay hạn chế tia X đi qua. Trường hợp kiểm tra MRI (cộng hưởng từ), thành phần chính của thuốc thường là Gadolinium. Nước muối và khí là hai chất chính trong thuốc khi thực hiện kiểm tra tiêm và siêu âm.

Các loại thuốc cản quang

Theo thống kê của Bộ Y tế, những loại thuốc cản quang phổ biến đang lưu hành tại thị trường Việt Nam bao gồm:

  • Xenetic (Iobitridol);
  • Telebrix (Ioxithalamat);
  • Ultravist (Iopromide);
  • Pamiray – Iopamidol;
  • Iopamiro – Omeprazol.

Kỹ thuật chụp ct bụng có cản quang được chỉ định khi nào?

Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp ct bụng có cản quang khi xuất hiện các triệu chứng bệnh hay thuộc diện nghi ngờ như:

  • Ung thư buồng trứng, biểu mô tế bào gan và ruột kết;
  • Tình trạng bệnh lý liên quan đến các bộ phận tại ổ bụng: đường mật, tụy, túi mật, gan và dạ dày,…;
  • Chấn thương ổ bụng và các cơ quan được xác định mức độ nhiễm trùng và vị trí;
  • Đau bụng, sán khí hay sưng bụng với nguyên nhân không xác định;
  • Tình trạng bệnh ở thận, tiêu biểu là sỏi thận, thận ứ nước và viêm bể thận được phát hiện khi kết hợp chụp citi thận;
  • Xuất hiện các triệu chứng đặc biệt như: vàng da, chấn thương vùng bụng, xuất huyết dịch tự do ổ bụng, khó tiêu, xuất huyết khi đại tiện, nghi ngờ bất thường ở ruột gây đau bụng, nguyên nhân sốt không được làm rõ,…

Hiệu quả chẩn đoán và điều trị tăng cao khi sử dụng kỹ thuật chụp CT ở những trường hợp không thể chẩn đoán lâm sàng. Tuy vậy, bác sĩ tuyệt đối không nên lạm dụng kỹ thuật này vì chúng rất dễ gây hại cho sức khỏe.

>>> Có thể bạn quan tâm: NP Thyroid – Công Dụng, Liều Lượng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Chống chỉ định ở việc tiêm thuốc cản quang chuẩn xác

Phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng hiện tại của người bệnh, mức độ chống chỉ định sẽ được phân thành tương đối và tuyệt đối. Thông tin cụ thể:

Tương đối

  • Bệnh nhân mắc suy tim mất bù hay suy gan;
  • Suy thận mức III và IV. Trường hợp cần phải tiêm thuốc, bác sĩ nên cho bệnh nhân chạy thận ngay sau khi tiêm cản quang;
  • Hiện đang mắc bệnh đa u tủy, nhất là người bị thiểu niệu. Cần truyền dịch cho người bệnh khi chụp cắt lớp vi tính (CT hay X-Quang);
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng. Bác sĩ chỉ định bệnh nhân uống Steroid 13,5 trước 1 tiếng khi bắt buộc phải chụp CT. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị hồi sức hay dùng thêm kháng Histamin;
  • Bệnh mãn tính ở người chụp gồm: cường giáp, hồng cầu hình liềm, đái tháo đường và hen suyễn;
  • Nữ giới mang thai.

chụp citi thận

Tuyệt đối

Bác sĩ nên nhớ khai thác thông tin tình trạng bệnh trước khi tiến hành chụp CT. Đồng thời, nên tuyệt đối không được thực hiện khi người bệnh mắc:

  • Mất nước nặng;
  • Dị ứng với hoạt chất Iot.

Chụp mạch vành là gì? – Chụp DSA mạch vành được hiểu ra sao?

Chụp mạch vành (tên khác là chụp DSA mạch vành), là phương pháp xác định tình trạng hiện tại của mạch vành (động mạch cung cấp máu chính ở tim). Từ đó, bác sĩ đưa ra chẩn đoán về các thể bệnh như tắc, huyết khối, hẹp và lóc tách,…

Khi muốn thực hiện kỹ thuật chụp động mạch vành bác sĩ cần phải dùng đến ống thông chuyên ngành để hướng thuốc cản quang vào bên trong động mạch vành. Khi đó, hình ảnh hệ động mạch vành hiển thị rõ ràng trên màn hình.

Bác sĩ sẽ dựa vào chất lượng hình ảnh để nhận xét và đưa ra đánh giá tình trạng bị thương tổn hệ động mạch vành. Những tình trạng nguy hiểm như tắc, huyết khối, hẹp và lóc tách,…

Cách đọc kết quả chụp mạch vành đúng quy cách

Kết quả chụp CT động mạch vành có tiêm thuốc cản quang giúp nhận biết chính xác bệnh nhân có mắc tình trạng hẹp động mạch vành không. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khả năng loại trừ hẹp mạch vành lên đến 97 – 100% ở chụp CT mạch vành.

Điều này làm cho mức độ uy tín của hình thức kiểm tra này vô cùng hữu hiệu trong việc điều trị động mạch vành tắc nghẽn. Kết quả hiển thị cả thành và phần lòng động mạch vành của người bệnh. Đặc tính về cấu trúc và hình thái những mảng xơ vữa được khảo sát cụ thể.

Hơn nữa, các loại test cố sức khi âm tính chỉ loại trừ được một bệnh động mạch vành tắt nghẽn. Không nên loại bỏ các trường hợp diễn ra xơ vữa dẫn đến hẹp động mạch vành không tắc nghẽn.

Cách đọc kết quả chụp mạch vành

Kết quả chụp CT mạch vành nhận thấy các mảng xơ vữa không gây ra tắc động mạch vành đôi khi giúp ích rất nhiều. Đặc biệt là việc nhận định tỷ lệ nguy cơ và lên phác đồ điều trị theo hướng tích cực,…

Đồng thời hình ảnh chụp CT mạch vành có cản quang sẽ thay đổi theo giới tính, đặc điểm đau ngực, tuổi, yếu tố nguy cơ tim mạch lớn, tình hình bệnh lâm sàng ở mỗi bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân từng đặt Stent mạch vành trong quá khứ cũng như phẫu thuật để bắc cầu nối. Kết quả chụp CT sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng có khả năng tái phát hay không.

 >>> Tham khảo thêm: Armour Thyroid – Chiết xuất hormone tuyến giáp tự nhiên hiệu quả cao

Việc chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?

Phương pháp chụp CT mạch vành đang được áp dụng phổ thông nhằm chẩn đoán các tình trạng của động mạch vành. Song, việc này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro với các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra không cao và thường ít nguy hiểm cho sức khỏe.

Những biến chứng có thể xuất hiện trong hoặc sau quá trình chụp động mạch vành theo mức độ từ thấp đến cao: bầm máu tại vị trí chích ở động mạch quay hay mạch đùi, suy giảm chức năng thận, rối loạn nhịp, ngưng tim, dị ứng thuốc cản quang, nhiễm trùng và tràn máu màng tim.

Bác sĩ thực hiện chụp mạch vành hãy đề cao cảnh giác và luôn chuẩn bị sẵn dụng cụ. Đồng thời cấp cứu kịp thời khi biến chứng xảy ra. Người bệnh khi thực hiện chụp mạch vành xong phải ở lại để theo dõi trong 24 giờ. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân hãy báo ngay cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Những triệu chứng có thể xảy ra là chóng mặt, tức ngực, tiểu không được, mệt, khó thở, chỗ chích bị sưng căng, mất cảm giác hoặc bị tê ở tay hay phía chân bị chích,…

Tình trạng bệnh 3 nhánh mạch vành là gì?

Bệnh lý 3 nhánh mạch vành xảy ra khi người bệnh có 3 nhánh của động mạch vành bị hẹp và tắc. Cơ tim qua đó không được cung cấp đủ dinh dưỡng nghiêm trọng. Người bệnh có nguy cơ cao đối mặt thiếu máu cơ tim cấp tính và suy tim.

Các động mạch vành bị hư tổng trong bệnh lý là hệ thống độc nhất đưa máu chứa dưỡng chất và Oxy nuôi cơ tim với các nhánh:

  • Vành phải;
  • Liên thất trước;
  • Vành mũ.

Tình trạng bệnh 3 nhánh mạch vành là gì?

Tình trạng bệnh này tương đối nguy hiểm và bệnh tình nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để nhận biết kịp thời và có cách chữa trị hợp lý.

Định nghĩa toàn cầu về nhồi máu cơ tim 2018

Định nghĩa toàn cầu về nhồi máu cơ tim năm 2018 được công bố bởi Hiệp hội tim mạch Việt Nam là: “Định nghĩa lâm sàng tình trạng nhồi máu cơ tim là sự xuất hiện của tổn thương tại cơ tim cấp tính, được phát hiện bởi các dấu hiệu sinh học tim khác thường là minh chứng của việc thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính”.

Thuật ngữ LAD là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào?

Thuật ngữ LAD dùng để gọi tên bệnh liên quan đến nhánh động mạch liên thất trước (hay còn gọi là bệnh mạch vành). Loại bệnh diễn ra khi có một hoặc nhiều nhánh bị hẹp dần và gây tắc nghẽn bởi những mảng bám tồn đọng và tích tụ trong thành mạch máu.

Lời Kết

Phương pháp chụp CT giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nguyên nhân và tình hình bệnh hiện tại. Từ đó, tìm ra được những phương pháp chữa trị hiệu quả, dứt điểm bệnh và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Mọi người nên nhớ kiểm tra sức khỏe cơ thể thường xuyên để tránh những tình trạng nguy hiểm. Nên nhớ hãy khai báo đầy đủ với bác sĩ về tình hình hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng để tránh biến chứng xảy ra.

 >>> Đọc ngay: Hội chứng ống cổ tay là gì? Viêm ống cổ tay có nguy hiểm không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *