Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến tâm thần của nữ giới sau khi sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này và hậu quả của nó rất khôn lường. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng phổ biến ở đời sống hiện đại ngày ngay.
Thế nhưng nhiều người cho đến nay vẫn chưa hiểu được khái niệm trầm cảm sau sinh là gì? cũng như khám bệnh trầm cảm ở đâu? Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để bạn tìm hiểu một cách rõ ràng nhất tình trạng này!
Khái niệm hội chứng trầm cảm sau sinh là gì?
Tình trạng trầm cảm trước và sau khi sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ với cảm giác mỏi mệt, lo âu, chán nản và tuyệt vọng xảy đến sau khi sinh. Tình trạng trầm cảm sau sinh có thể diễn ra ở mức độ nặng hoặc nhẹ, thoáng qua hoặc kéo dài tùy vào cơ địa mỗi người.
Bệnh nên được phát hiện sớm để điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng. Nữ giới mắc trầm cảm sau sinh thường kéo đến những hành động không kiểm soát. Chất lượng cuộc sống, chăm con hay công việc có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh bắt nguồn từ đâu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Chúng có thể là nguyên nhân tiên phát hoặc thứ phát của nhiều bệnh lý khác nhau. Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh thường thấy là:
Tiền sử trầm cảm trong quá khứ
Nữ giới đã có tiền sử trầm cảm trước đây hay trong lần mang thai trước đây có khả năng rất cao mắc phải tình trạng trầm cảm sau sinh. Nếu nữ giới có tiền sử trầm cảm muốn mang thai cần chuẩn bị thật kỹ nếu muốn mang thai ở lần kế tiếp.
Nội tiết tố
Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh khả năng cao gia tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng trầm cảm sau khi sinh. Trong thời gian mang thai, nồng độ nội tiết tố nữ gồm Progesterone và Estrogen tăng cao và giảm xuống dưới mức bình thường một cách nhanh chóng trong 24 giờ đầu sau khi sinh con.
Các chuyên gia cho rằng sự biến đổi đột ngột về hàm lượng hormone này có thể gây ra trầm cảm. Việc này tương đồng với việc thay đổi hormone trước và trong thời kỳ mang thai của nữ giới.
Giai đoạn sau sinh có chứng kiến hiện tượng giảm nồng độ hormon tuyến giáp. Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ tại cổ giúp điều chỉnh quá trình dự trữ và sử dụng thức ăn. Hàm lượng hormon tuyến giáp trong máu thấp gây ra nhiều triệu chứng trầm cảm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về chăm sóc mẹ và bé sơ sinh khoa học tại nhà
Sức khỏe suy giảm
Phụ nữ sau khi sinh thường có sức khỏe yếu hơn rất nhiều so với người bình thường. Những cơn đau về thể xác như: đau cơn co tử cung, đau âm hộ do rạch trong khi sinh thường hay đau vết mổ tại vị trí sinh mổ,… ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của người phụ nữ.
Cơn đau kéo dài không được can thiệp khiến phụ nữ thường xuyên nóng giận và cáu kỉnh. Từ đó, nữ giới sau sinh cảm thấy chán ghét mọi thứ xung quanh và rất dễ nổi nóng. Đặc biệt là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau là đứa bé vừa mới sinh.
Nguyên nhân khách quan
Tình trạng trầm cảm của nữ giới sau sinh còn liên quan đến nhiều yếu tố khách quan trong đời sống. Đó có thể là điều kiện tài chính của gia đình hoặc hoàn cảnh sống chật chội, đông đúc cũng như sự thiếu quan tâm, chia sẻ và chăm sóc từ người thân (đặc biệt là bạn đời), áp lực sau sinh từ gia đình, bạn bè hay hàng xóm – những người đến thăm trẻ,…
Chưa từng có kinh nghiệm trong việc chăm trẻ nhỏ cũng góp phần làm gia tăng cảm xúc tiêu cực ở nữ giới và gây ra tình trạng trầm cảm.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh phổ biến ở phụ nữ
Triệu chứng trầm cảm sau sinh thường rất khó nhận biết đến khi phụ nữ làm nên những hành động dại dột tác động lớn đến sức khỏe cơ thể. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh trong thời gian ban đầu giúp giảm thiểu các tình trạng làm đau chính mình. Những biểu hiện trầm cảm sau sinh phổ biến gồm:
Cơ thể suy nhược
Trên thực tế ghi nhận rất nhiều trường hợp bà mẹ rơi vào trạng thái vô vọng, đau khổ hay thậm chí là suy sụp tinh thần và khóc lóc rất nhiều mà không rõ nguyên nhân. Thỉnh thoảng họ sẽ cảm thấy cô đơn hay không nhận được sự quan tâm của mọi người.
Cảm giác tự ti này tiếp diễn trong thời gian dài dẫn đến cơ thể bị suy nhược với cơn mệt mỏi triền miên. Điều này dẫn đến cơ thể suy nhược và cũng chính là dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh.
Đau cơ thể không rõ nguyên do và nhiều lo âu
Người mẹ sau khi sinh thường xuất hiện rất nhiều nỗi lo âu về bản thân, gia đình cũng như con cái. Nhiều người mẹ thường xuyên cảm thấy đau kịch liệt tại phần đầu và cổ, ngực hay lưng, nhưng khi khám lại thường không xác định được nguyên nhân.
Bên cạnh đó, sau khi sinh ngoại hình bị tổn thương nhiều khiến nhiều chị em lo lắng. Thái độ tự ti và mặc cảm về ngoại hình cũng là yếu tố gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh ở nhiều người.
Hốt hoảng
Nữ giới mắc phải tình trạng trầm cảm sau sinh con rất hay cảm thấy hốt hoảng với những điều bình thường trong cuộc sống. Họ rất khó lấy lại bình tĩnh sau khi rơi vào trạng thái hoảng hốt.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?
Căng thẳng thần kinh
Chứng trầm cảm sẽ diễn biến nặng hơn nếu dấu hiệu căng thẳng ở người bệnh xảy ra với tần suất cao. Tình trạng căng thẳng thần kinh này không được điều trị dứt điểm bằng thuốc an thần.
Cảm giác ám ảnh
Đa phần các thai phụ sau khi sinh thường hay bị ám ảnh về một hiện tượng, người hay một hành động cụ thể nào đó diễn ra trong đời sống. Nỗi ám ảnh thường xuất hiện kèm theo cảm giác tội lỗi không rõ nguyên nhân hay nguồn gốc.
Tập trung kém
Tình trạng mất tập trung cũng là một trong những triệu chứng thường bị bỏ qua. Thai phụ khi mắc phải triệu chứng thường rất khó tập trung để làm việc và cảm thấy trí nhớ bị giảm sút trầm trọng.
Đôi lúc suy nghĩ của người bệnh không được sắp xếp rõ ràng, mạch lạc. Việc này dần dần sẽ khiến họ cảm thấy bản thân rất tệ và trở nên tự tin hơn rất nhiều. Qua thời gian dài, tình trạng sẽ tiến triển nặng và dẫn đến trầm cảm với hành động tự làm đau mình hay con.
Giấc ngủ rối loạn
Nữ giới bị trầm cảm thông thường rất khó đi vào giấc ngủ và rất hay thức giấc vào lúc nửa đêm. Nhiều trường hợp còn gặp phải ác mộng và đa số không thể ngủ trở lại như bình thường.
Ham muốn tình dục
Nữ giới bị trầm cảm sau sinh thường không cảm thấy hứng thú về tình dục và không hợp tác trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, ham muốn có thể quay lại và sinh hoạt tình dục bình thường nếu triệu chứng trầm cảm mất đi.
Triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu đã giới thiệu ở trên, người bị trầm cảm sau khi sinh còn có biểu hiện tâm lý thông thường như:
- Khẩu vị thay đổi;
- Thay đổi không đoán được ở cân nặng;
- Ngủ quá nhiều hay mất ngủ;
- Tâm trạng buồn bực;
- Tự ti về bản thân và cảm thấy vô dụng;
- Cảm thấy tội lỗi;
- Thường hay nghĩ đến tự tử hoặc cái chết.
Hậu quả mà trầm cảm sau sinh có thể mang lại?
Nhiều người hiện nay vẫn còn xem nhẹ hội chứng trầm cảm sau sinh và thường bỏ qua chúng. Chỉ đến khi bản thân đã trải qua và cảm nhận hậu quả thực sự thì mới công nhận sức ảnh hưởng trầm trọng của nó đến đời sống và sức khỏe.
Hậu quả lên bản thân người mẹ thường khiến người mẹ bị sụt cân, suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng hay có những suy nghĩ hoang tưởng và lệch lạc. Dẫn đến, hành vi trở nên nguy hiểm cho trẻ và tự làm đau chính bản thân mình.
Sản phụ khi mắc phải trầm cảm sau sinh sẽ không đủ khả năng và tâm trí để chăm sóc con trẻ hay gia đình. Qua đó, hiệu quả sẽ bị giảm sút và gây sứt mẻ tình cảm trong gia đình. Đặc biệt hơn, người mẹ thường suy nghĩ đến tự tử nhiều hơn khi tình trạng trầm cảm trở nặng.
Hơn nữa, một số người bị rối loạn tâm thần nặng luôn trong cảm giác bị hại và cố gắng tìm cách để đối phó hay trả thù. Không chỉ vậy, nhiều người mẹ còn lầm tưởng con mình bị “nhập hồn” nên tìm cách trừ tà gây hại đến mạng sống của bé. Nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra vì hội chứng trầm cảm sau sinh được ghi nhận trong đời sống.
>>> Đọc thêm: Táo bón là gì? Phác đồ điều trị và những điều cần biết
Thông thường trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như tâm lý của từng người, thời gian kéo dài của tình trạng trầm cảm sau sinh có thể thay đổi theo từng mốc khác nhau. Thông thường có thể diễn ra trong từ 3 – 10 ngày sau sinh và kết thúc chỉ sau 2 tuần.
Nhiều trường hợp có thể xuất hiện 3 tuần đầu sau sinh và có xu hướng tiếp diễn trong thời gian dài. Rối loạn tâm lý sẽ bắt đầu xuất hiện trong 2 tuần đầu tiên và có tỷ lệ cao từ 1 – 3 tháng tiếp theo. Bệnh có thể tự khỏi khi người bệnh có tâm lý vững vàng và đáp ứng điều trị tốt.
Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào hiệu quả?
Bệnh lý trầm cảm sau sinh ở giai đoạn tạm thời cần sự giúp đỡ rất nhiều của gia đình. Đây là cách giúp người mẹ mắc trầm cảm hồi phục nhanh chóng. Thêm vào đó, tình trạng cần được bác sĩ điều trị và theo dõi ở nhiều mốc thời gian.
Trường hợp đơn thuốc không phù hợp với tác dụng kém thì cần được thay đổi ngay để nâng cao hiệu quả chữa trị. Người thân và những người xung quanh nên đối xử bình thường với người bệnh.
Tuyệt đối không nên xem họ như người bệnh tâm lý mà hãy trông con giúp họ để tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi và làm những điều bản thân yêu thích. Các bác sĩ khuyến nghị người bệnh kết hợp dùng thuốc điều trị kèm theo duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung Vitamin B6 cũng như các loại Vitamin tổng hợp.
Sản phụ cũng nên đến trò chuyện cùng bác sĩ tâm lý để giải bày nỗi lòng. Người bệnh cần phải tin tưởng và kiên nhẫn vào liệu pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị. Người bệnh không nên gượng ép bản thân mà hãy thư giãn và làm điều mình thích để quên đi đau đớn để giúp vượt qua trầm cảm sau sinh một cách đơn giản.
Những vấn đề thường gặp đối với tình trạng trầm cảm sau sinh
Khám bệnh trầm cảm ở bệnh viện nào cho kết quả tối ưu?
Ở thời điểm hiện tại, người bệnh có thể khám bệnh trầm cảm ở nhiều bệnh viện lớn tại nhiều tỉnh thành khác nhau khắp cả nước. Tất cả bệnh viện thuộc tuyến tư hoặc trung ương đều đáp ứng điều kiện tối đa để thăm khám và chữa trị bệnh trầm cảm hiệu quả.
Đội ngũ y bác sĩ thăm khám cũng như trang thiết bị hiện đại được đầu tư bài bản. Trình độ chuyên môn cao giúp các bạn yên tâm khi thăm khám. Hơn nữa, giá thành tương đối phù hợp với tài chính của nhiều hộ gia đình.
Tôi có thể mua thuốc chống trầm cảm ở đâu?
Thuốc điều trị (chống) trầm cảm được bày bán tại các bệnh viện hoặc hiệu thuốc trên toàn quốc. Thế nhưng, người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm lý.
Bệnh nhân chỉ được mua thuốc khi được kê đơn từ bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy đến cho người bệnh.
Phụ nữ khóc nhiều sau sinh có ảnh gì không?
Phụ nữ khóc nhiều sau sinh sẽ gây ra một vài ảnh hưởng nhất định đến trẻ cũng như chính cơ thể của mình như:
Người mẹ
- Tinh thần sa sút;
- Sức khỏe suy yếu;
- Tự ti vào bản thân;
- Nguy cơ trầm cảm cực cao;
- Làm hại chính cơ thể và con mình.
Trẻ sơ sinh
- Thể chất phát triển kém;
- Quá trình phát triển về cảm xúc bị ảnh hưởng nặng nề;
- Trí não không hình thành đúng cách.
Tình cảm gia đình
- Mâu thuẫn vợ chồng gay gắt;
- Hôn nhân nguy cơ tan vỡ.
Điều trị tâm lý cho người trầm cảm ra sao?
Nguyên tắc và mục tiêu trong việc điều trị tâm lý ở người trầm cảm bao gồm:
- Cắt đứt các mạch rối loạn cảm xúc;
- Ngăn ngừa tái phát;
- Phục hồi chức năng tâm lý;
- Nghiêm cấm tự ý dùng thuốc;
- Uống thuốc đúng và đủ theo phác đồ (không được tự tiện ngưng thuốc);
- Thông báo tác dụng phụ (nếu có) đến bác sĩ để tìm hướng giải quyết hợp lý.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần nên kết hợp thêm các liệu pháp như:
- Tâm lý, cảm thông, chia sẻ và gần gũi với người bệnh;
- Vật lý trị liệu, châm cứu hay xoa bóp trị liệu,…
>>> Xem thêm: Định nghĩa vô kinh là gì? Một số dấu hiệu vô kinh cần đặc biệt lưu ý
Tôi nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh?
Nhiều ông chồng khi có vợ bị trầm cảm sau sinh thường hoang mang và loay hoay không biết phải nên xử trí như thế nào. Người chồng là liều thuốc tinh thần tốt nhất để giúp nữ giới tự chữa chứng trầm cảm sau sinh của mình. Người chồng nên thực hiện các hành động:
- Trò chuyện với vợ và xác định nguyên nhân;
- Hạn chế cáu giận ở mức tối đa;
- Lắng nghe và thấu hiểu tình trạng của vợ;
- Dành nhiều thời gian chăm con dùm vợ;
- Tạo không gian và thời gian riêng tư cho vợ;
- Cho vợ sự yên tâm với sự hỗ trợ bên cạnh;
- Đưa vợ về quê ngoại thăm ba mẹ;
- Đảm bảo dưỡng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày;
- Rủ vợ cùng ra ngoài hóng gió;
- Chăm sóc bản thân để đủ sức khỏe chăm lo cho con và vợ;
- Tham khảo bí quyết chuyên gia.
Lời Kết
Nhìn chung, tình trạng trầm cảm sau sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Tuy nhiên, người thân và đặc biệt là người chồng nên theo dõi tình trạng nữ giới sau sinh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Gia đình có thể đưa người bệnh đến thăm khám và điều trị tâm lý ở TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, hay các bệnh viện uy tín trên nhiều tỉnh thành,… Với sự phát triển của nền Y học hiện đại, bệnh tình của người bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng và được điều trị dứt điểm.