Tăng áp phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và phác đồ điều trị tăng áp phổi

Tăng áp phổi là sự tăng bất thường áp lực trong các động mạch phổi. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở các đối tượng có bệnh nền liên quan đến tim hoặc phổi. Tăng áp phổi nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tăng áp phổi

Bệnh lý tăng áp động mạch phổi là gì?

Tăng áp động mạch phổi (Pulmonary Hypertension) là tình trạng áp lực trong tuần hoàn phổi. Đây có thể là hậu quả của các bệnh lý như: suy tim trái, tổn thương nhu mô phổi, bệnh lý mạch máu, huyết khối tắc mạch hoặc sự kết hợp của các tình trạng trên lại với nhau.

  • Áp lực động mạch phổi bình thường: 15-20mmhg.
  • Tăng sinh mạch máu phổi cao trong lúc nghỉ ngơi: ≥ 25 mmhg.
  • Tăng sinh mạch máu phổi cao trong lúc vận động: ≥ 30 mmhg.

Tăng áp động mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi gồm các dạng:

  • Tăng áp động mạch phổi nguyên phát: Đây là dạng tăng áp động mạch phổi không rõ nguyên nhân.
  • Tăng áp động mạch phổi thứ phát: Đây là dạng tăng áp động mạch phổi do một số bệnh lý gây ra như: Cục máu đông trong phổi, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, rối loạn mô liên kết, AIDS,…

Một số dấu hiệu thường gặp của tăng sinh mạch máu phổi

Bệnh ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng đặc hiệu hoặc triệu chứng nhẹ gặp trong nhiều bệnh lý khác, nên bị mọi người bỏ qua. Việc chẩn đoán chậm trễ cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, phát sinh các dấu hiệu khác thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tăng áp phổi mà mọi người cần quan tâm như:

  • Mệt mỏi.
  • Đau hoặc tức ngực.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Nhịp thở
  • Tim đập thình thịch.
  • Khó thở.
  • Sưng phù ở các vùng như: mắt cá chân, chân và bụng.
  • Môi và da tím tái.

áp lực động mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi nếu không được điều trị từ đầu và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Gây suy tim phải, tiên lượng nặng và dẫn đến tử vong.
  • Tăng khả năng hình thành máu đông trong động mạch phổi: Gây bệnh nhồi máu phổi, cục máu đông gây hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể tử vong.
  • Gây chứng loạn nhịp tim.
  • Ho ra máu.
  • Chảy máu trong phổi.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Ung thư phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây tăng áp lực mạch là gì?

Nguyên nhân của bệnh được chẩn đoán là do áp lực cao trong các nhánh nhỏ của động mạch phổi, bệnh phổi hoặc thiếu oxy, bệnh tim trái, cục máu đông hay di truyền,…

Do PAH – Tăng áp lực động mạch phổi

Những thay đổi tại các nhánh nhỏ của động mạch phổi (thành động mạch trở nên dày và cứng) làm thu hẹp không gian dòng máu đi qua và dẫn đến tăng áp lực mạch phổi. Các nguyên nhân bao gồm:

  • PAH vô căn.
  • PAH liên quan đến yếu tố di truyền.
  • PAH do thuốc hoặc độc chất.
  • Bệnh tim bẩm sinh.

Các tình trạng khác như:

  • Bệnh mô liên kết: Bệnh xơ cứng bì, Lupus,…
  • Xơ gan.
  • Nhiễm HIV.
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm,…

Bệnh tắc tĩnh mạch phổi

tăng sinh mạch máu phổi

  • U máu mao mạch phổi.
  • Do bệnh tim trái.

Các vấn đề bất thường ở phía bên trái của tim như: Gây ứ máu hoặc sức co bóp của tim và tăng áp lực tuần hoàn phổi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này:

  • Các vấn đề van tim: Van hai lá hay van động mạch chủ,…
  • Mắc bệnh rối loạn chức năng tâm thất trái.
  • Bệnh cơ tim bẩm sinh.
  • Tắc nghẽn đường dẫn máu của tâm thất trái.

     >>> Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch chân – Viêm tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Do bệnh phổi hoặc thiếu oxy 

Theo bác sĩ, đôi khi áp lực động mạch phổi cũng sẽ liên quan đến các bệnh phổi hoặc thiếu oxy:

+ Do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra, chẳng hạn:

  • Khí phế thũng do tổn thương các túi khí trong phổi.
  • Viêm phế quản mãn tính do viêm đường thở lâu dài gây ra.

+ Bệnh phổi kẽ do một nhóm các rối loạn phổi gây sẹo mô phổi khiến cơ thể khó nhận đủ oxy:

  • Vách phế nang.
  • Tổ chức kẽ liên phế nang.
  • Mạch máu.

+ Các tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp như:

  • Khi đang ngủ sâu.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hô hấp.

+ Sống ở nơi có địa hình cao trong thời gian dài.

+ Bệnh lý phổi tiến triển do lượng oxy trong máu thấp làm cho động mạch phổi bị thu hẹp, đẩy máu vào một không gian nhỏ, làm tăng áp động mạch phổi.

Do cục máu đông 

Tăng áp lực động mạch phổi xảy ra khi cục máu đông gây ra tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch phổi trước đó. Bên cạnh đó, các rối loạn đông máu khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tăng áp phổi.

Các nguyên nhân khác

Dưới đây là một số nguyên nhân ít phổ biến hơn, nhưng cũng được xem là các yếu tố có nguy cơ gây tăng áp lực mạch phổi, bao gồm:

  • Bệnh Sarcoidosis: Đây là tình trạng gây viêm ở nhiều cơ quan khác nhau như phổi, các hạch bạch huyết.
  • Mất bạch cầu hạt X: Tình trạng này hiếm gặp hơn, gây ra u hạt và u năng chứa đầy không khí, chủ yếu xảy ra ở phổi.
  • Chèn ép các mạch máu trong phổi do khối u gây nên hoặc do nhiều nguyên nhân khác.

Các yếu tố nguy cơ 

các yếu tố nguy cơ tăng áp phổi

Một số yếu tố khác có thể trở thành yếu tố nguy cơ gặp phải tình trạng này, bao gồm:

  • Thừa cân.
  • Bệnh lý tim bẩm sinh.
  • Bệnh di truyền hay tiền sử gia đình đã mắc bệnh.
  • Người tiếp xúc với amiăng.

Ngoài ra, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm cân.
  • Thuốc có chứa methamphetamine, cocaine.
  • Sử dụng chất ức chế tái hấp thu serotonin (thuốc điều trị lo lắng và trầm cảm).

     >>> Tham khảo: Bệnh IBS là gì? Hội chứng ruột kích thích có ảnh hưởng đến tính mạng?

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tăng sinh mạch máu phổi cao?

Bệnh tăng sinh mạch máu phổi xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới là 2 – 25 người/1 triệu dân và được chẩn đoán tăng dần theo độ tuổi và phổ biến hơn ở giới nữ hoặc những người có bệnh tim, phổi. Tuổi càng lớn, nguy cơ phát triển tăng áp lực mạch phổi càng cao, đặc biệt là từ 75 tuổi trở lên.

Bệnh tăng áp động mạch phổi có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, trong đó:

  • Người lớn tuổi thường mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát.
  • Tăng áp động mạch phổi nguyên phát thường xảy ra với những người trẻ tuổi.
  • Nhà có người thân bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với người bình thường.
  • Phụ nữ trong độ tuổi mang thai có tỷ lệ mắc bệnh > 2,5 lần nam giới.

đối tượng nguy cơ mắc sinh mạch máu phổi

Bên cạnh những người bị phổi hoặc bệnh tim, tình trạng này cũng có thể xuất hiện phổ biến ở những người mắc các bệnh lý khác:

  • Người bị bệnh van hai lá nặng: Gần 100%.
  • Người bị bệnh van động mạch chủ: Khoảng 65%.
  • Người mắc bệnh xơ cứng bì: Có tới 30%.
  • Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm: Khoảng 20-40%.
  • Người nhiễm HIV: 1/200 người.

Bệnh tăng áp phổi có nguy hiểm không?

Tăng áp động mạch phổi nếu không được điều trị hoặc loại bỏ hoàn toàn có thể trở nặng và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện gì cụ thể và nó tiến triển thầm lặng. Một số biến chứng nguy hiểm của tăng áp phổi phải kể đến:

+ Tâm thất phải phì đại

  • Khi động mạch bị tắc nghẽn, tâm thất sẽ phải phì rộng hơn hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến phổi.
  • Tình trạng này kéo dài dẫn đến tình trạng phì đại tâm thất phải, khiến cho tâm thất phải không chịu nổi áp lực. Từ đó gây nên hiện tượng suy tim, thậm chí có thể gây tử vong.

+ Hiện tượng máu đông làm tắc nghẽn mạch máu

  • Khi bị thương, hiện tượng máu đông sẽ giúp chúng ta cầm máu. Tuy nhiên, khi áp lực động mạch phổi tăng lên khiến cho cục máu đông chuyển hướng và xuất hiện trong động mạch phổi.
  • Cục máu đông này khiến cho động mạch bị thu hẹp và tắc nghẽn. Tình trạng này càng kéo dài càng làm cho bệnh thêm trầm trọng, có thể khiến cho người bệnh bị sốc hoặc tử vong.

tăng áp động mạch phổii

+ Rối loạn nhịp tim

  • Đây là biến chứng thường gặp đối với bệnh nhân bị áp lực động mạch phổi do những tổn thương trong tâm thất.
  • Nếu không được điều chỉnh nhịp tim kịp thời khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo âu, chóng mặt và ngất xỉu.

+ Ho ra máu

  • Đây là một trong những biến chứng nặng của tăng động mạch phổi.
  • Bệnh nhân ho ra máu do áp lực lớn, khiến động mạch bị vỡ, từ đó dẫn đến hiện tượng máu chảy trong phổi.
  • Tình trạng này có khả năng gây tử vong cho người bệnh rất cao.

Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị bệnh tăng áp động mạch phổi. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý tới các dấu hiệu của bệnh để thăm khám và can thiệp kịp thời.

Chẩn đoán tăng sinh mạch máu phổi

Lâm sàng

+ Triệu chứng cơ năng:

  • Khó thở gắng sức.
  • Mệt mỏi.
  • Đau ngực.

+ Khám thực thể

  • Tĩnh mạch cổ nổi.
  • Bắt mạch cảnh yếu.
  • Nghe tim có T2 mạnh ở ổ và động mạch phổi tiếng thổi tâm trương.
  • Hở van động mạch phổi.
  • Van ba lá bị hở.
  • Xanh tím ngoại vi.
  • Phù, gan to.
  • Cổ trướng.

Cận lâm sàng

chẩn đoán tăng áp động mạch phổi

+ X-quang ngực đường kính nhánh dưới động mạch phổi phải có chỉ số WOOD > 16 mm.

+ Điện tim:

  • Trục phải.
  • Phì đại thất phải.
  • Nhĩ phải.
  • P phế ở dii, diii và avf.
  • Sóng p ≥ 2/3 sóng r (Trong đó r cao v1, s sâu ở v6).
  • Mỏm tim quay sau.

+ Siêu âm tim Doppler để ước tính áp lực động mạch phổi trung bình > 25 mmHg.

+ Thông tim: Đây là thủ thuật cơ bản để đánh giá chính xác áp lực động mạch phổi.

     >>> Đọc thêm: Bệnh lý tuyến giáp – Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Phác đồ điều trị tăng áp phổi

Điều trị hỗ trợ

+ Nghỉ ngơi.

+ Làm việc điều độ.

+ Tránh stress.

+ Thuốc chống đông đường uống

  • Liều warfarin khởi đầu là 1mg/ngày.
  • Sau đó tiếp tục điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống đông phù hợp cho tất cả bệnh nhân tăng áp động mạch phổi.

+ Thuốc lợi tiểu

Khi sử dụng thuốc lợi tiểu cần chú ý theo dõi chức năng thận và công thức máu để tránh nguy cơ suy thận. Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc lợi tiểu sau:

  • Furosemid kết hợp với thuốc lợi tiểu nhóm Aldosteron như Spironolacton, Indapamide.
  • Khi áp lực oxy máu động mạch (PaO2) <6 0 mmHg hoặc SpO2 >90%: Cần cho bệnh nhân thở oxy liên tục.
  • Glycosid tim như Digoxin: Có tác dụng làm tăng cung lượng tim, tuy nhiên khi dùng lâu thì hiệu quả chưa rõ.
  • Khi có dấu hiệu loạn nhịp tim: Có thể điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp.

Điều trị nguyên nhân

  • Chỉ định điều trị với bệnh tăng áp động mạch phổi thứ phát: Dùng thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Chỉ định điều trị với bệnh tăng áp động mạch phổi thứ phát: Thuốc chẹn kênh calci.

Các thuốc thường dùng là:

  • Nifedipin
  • Diltiazem
  • Amlodipin

Điều chỉnh liều cho phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, phải đo huyết áp người bệnh khi bắt đầu dùng từ liều thứ 2 trở đi. Mọi người cần chú ý đến các tác dụng phụ của nhóm thuốc chẹn calci như:

  • Phù mắt cá chân.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Đánh trống ngực,…

Nhóm thuốc Phosphodiesterase-5:

  • Chỉ định điều trị cho bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi ở mức khó thở (NYHA II, III).
  • Sử dụng thuốc Sildenafil: Liều ban đầu 25mg x 3 lần/ngày, điều chỉnh liều theo thể trạng người bệnh.
  • Có các tác dụng cải thiện triệu chứng, giảm hạn chế mắc bệnh.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu.
  • Lưu ý không dùng cho các bệnh nhân đang dùng Citrat.

Nhóm thuốc Endothelin

điều trị tăng áp phổi

  • Sử dụng thuốc Bosentan: Liều 62,5mg x 2 lần/ngày trong tháng đầu tiên, liều trong tháng tiếp theo điều chỉnh cho phù hợp với người bệnh.
  • Thuốc có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng và dung nạp gắng sức.
  • Bệnh nhân khi sử dụng cần theo dõi chức năng gan.
  • Thuốc đặc biệt chống chỉ định với bệnh nhân đang điều trị với Cyclosporin, Glyburide.

Nhóm Prostacyclin

+ Epoprostenol

  • Chỉ định đối với các bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi nặng (phân loại III hoặc IV theo NYHA).
  • Thuốc có tác dụng cải thiện các hoạt động gắng sức, chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ sống sót của người bệnh.
  • Liều điều trị khởi đầu: 2-4ng/kg/phút truyền tĩnh mạch trung tâm.
  • Liều thường dùng: 20-40 ng/kg/phút, theo dõi đáp ứng và điều chỉnh liều phù hợp.
  • Các tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, nóng nực, đau đầu, đau hai bên quai hàm, nhiễm trùng chỗ tiêm, tắc catheter,…

+ Treprostinil

  • Liều tối ưu: 50-100 ng/kg/phút, có thể truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
  • Thuốc ổn định ở nhiệt độ phòng và có thời gian bán thải dài hơn Epoprostenol.
  • Tác dụng phụ thường gặp tương tự như Epoprostenol.

+ Iloprost

  • Chỉ định dành cho các bệnh nhân ở mức độ NYHA III, IV.
  • Liều thường dùng: 2,5-5 mcg dùng đường hít.
  • Thời gian bán thải của thuốc ngắn, cần sử dụng thường xuyên, khoảng 2 giờ/1 lần.
  • Tác dụng phụ thường gặp: Ho và mẩn ngứa.

(*) Lưu ý: Một số loại thuốc được liệt kê phía trên chỉ là hướng dẫn tham khảo. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc điều trị tăng áp phổi của bác sĩ.

==

Tăng áp phổi là bệnh lý phát triển âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, mọi người cần chủ động điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, khi cơ thể mọi người có các dấu hiệu bất thường trên nên thăm khám càng sớm càng tốt để nhằm chữa trị kịp thời và có phác đồ điều trị và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *