Bệnh IBS là gì? Hội chứng ruột kích thích có ảnh hưởng đến tính mạng?

IBS là gì? hiện đang là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm trên các diễn đàn về Y tế. Nhiều người hoang mang không biết bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe hay không.

Nhằm giúp các bạn giải đáp những thắc mắc ở trên, bài viết dưới đây Hormonetuyengiap.com sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh IBS. Các bạn đừng bỏ qua những thông tin này để hiểu thêm về căn bệnh đang ngày càng phổ biến này đấy!

Khái niệm bệnh IBS là gì? – Bệnh lý Irritable Bowel Syndrome là gì?

IBS bệnh (Irritable Bowel Syndrome) là thuật ngữ quốc tế dùng để mô tả hội chứng đại tràng kích thích, tình trạng rối loạn mãn tính ở đại tràng. Tình trạng này làm cho chức năng thông thường của đại tràng (ruột) bị ảnh hưởng dẫn đến thói quen đại tiện thay đổi.

IBS là gì

Từ đó, những triệu chứng khó chịu bắt đầu xuất hiện gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh. Các triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như chất lượng công việc của người bệnh.

Đặc trưng chính của hội chứng ruột kích thích là sự khó chịu hoặc đau bụng với nhiều hơn 2 đặc điểm: số lần đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy), liên quan đến đại tiện hay sự thay đổi trong khuôn phân.

Hội chứng ruột kích kích ở trẻ em

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi nhận định rằng, cơ quan ruột của trẻ em khi mắc Hội chứng ruột kích thích thường nhạy cảm hơn người lớn. Vì lý do đó, trẻ mắc tình trạng này thường sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn với những tác nhân chỉ gây ra một ít khó chịu ở trẻ khỏe mạnh.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở trẻ đa số sẽ kèm theo táo bón (khó đi và phân cứng) hay thêm tình trạng tiêu chảy (chảy nước và phân lỏng). Trẻ sẽ luôn ở trạng thái đau bụng và không thể ngừng đi vệ sinh hoặc cảm thấy đầy hơi và phân mắc lại bên trong.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ở trẻ. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu nhận ra sự căng thẳng có thể khiến trẻ mắc phải hội chứng. Căng thẳng và cáu gắt sẽ làm giảm tốc độ dạ dày, đồng thời gia tăng tốc độ của ruột già.

Tổng hợp các hội chứng lâm sàng của bệnh IBS

Những dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau giữa các người bệnh riêng biệt. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh hay tiêu chuẩn xem xét mà các triệu chứng có thể không giống nhau.

Triệu chứng bệnh IBS lâm sàng

  • Rối loạn trong chức năng tiêu hóa có thể xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng ở toàn bộ ống tiêu hóa;
  • Đối với phần trên ống tiêu hóa: chứng khó tiêu, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản và hiện tượng đầy, tức bụng;
  • Phần dưới của ống tiêu hóa: triệu chứng diễn ra chủ yếu ở đại tràng như ỉa chảy chức năng hay táo bón chức năng. Những triệu chứng này được gọi chung là đại tràng bị kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng hay đại tràng bị kích thích.

Theo tiêu chuẩn Rome II

Hội nghị tiêu hóa quốc tế tại Rome vào năm 1999 đã xuất bản tiêu chuẩn để chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích. Theo như tài liệu, Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn Rome II như:

  • Cảm giác khó chịu ở bụng hay đau bụng kéo dài trong 12 tuần hay 12 tháng trước đây. Triệu chứng không nhất thiết phải diễn ra liên tục và kèm theo các hiện tượng:
    • Khuôn phân thay đổi hình dạng;
    • Tăng hoặc giảm ở số lần đại tiện;
    • Giảm đi sau đại tiện.

IBS bệnh

Bên cạnh những triệu chứng phổ biến ở trên, người bệnh có thể mắc thêm một vài triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ý cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh IBS:

  • Số lần đại tiện bị rối loạn (nhiều hoặc ít hơn 3 lần/ngày);
  • Khuôn phân ở trạng thái không bình thường (cứng, nhão hay lỏng);
  • Người bệnh đi đại tiện phải rặn nhiều hoặc có lúc phải chạy thật nhanh vào nhà vệ sinh và nhiều lúc cảm giác đi chưa hết phân;
  • Cảm giác nặng tức ở bụng và bụng chướng hơi;
  • Phân không bao giờ có máu nhưng nhầy mũi;
  • Những triệu chứng không đặc hiệu này luôn luôn thay đổi theo từng thời điểm và phụ thuộc vào chế độ ăn uống cũng như thực phẩm. Các triệu chứng rối loạn sẽ xuất hiện ngay lập tức khi ăn uống các loại thực phẩm không phù hợp. Triệu chứng có thể biến mất nếu thực hiện chế độ ăn kiêng.

Nhìn chung, Hội chứng ruột kích thích (IBS) bao gồm các triệu chứng thay đổi, triệu chứng cơ năng. Chúng ta có thể phân loại các triệu chứng thành 2 loại chính:

  • Triệu chứng liên quan tiêu hóa, dấu hiệu chính là bụng chướng hơi, rối loạn phân, đau bụng và rối loạn đại tiện;
  • Thời gian bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa như: mất ngủ, đau đầu hay các biểu hiện về rối loạn tâm lý (sợ bệnh hiểm nghèo, lo lắng,…).

     >>> Đọc thêm: Tăng canxi máu: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Cận lâm sàng

  • Kết quả xét nghiệm máu không có gì thay đổi;
  • Xét nghiệm phân và cấy phân tìm vi khuẩn bình thường;
  • Xét nghiệm mô bệnh học đại tràng và sinh thiết ổn định;
  • Kết quả bình thường khi chụp X-Q khung đại tràng hay rối loạn co bóp nhu động ruột. Thực hiện nội soi trực-đại tràng thấy không bị ảnh hưởng;
  • Qua xét nghiệm và thăm khám giúp bác sĩ phát hiện các triệu chứng đặt trong tình trạng báo động để phân biệt Hội chứng ruột kích thích với bệnh lý thực tổn.

Triệu chứng báo động

  • Sụt cân và tình trạng chán ăn;
  • Hàm lượng máu bị thiếu hụt;
  • Tăng BC, sốt và tốc độ máu lắng tăng cao;
  • Xuất hiện nhầy máu trong phân khi đại tiện;
  • Liên tục có phân nhỏ dẹt;
  • Người trên 40 tuổi xảy ra các triệu chứng rối loạn phân gần đây;
  • Gia đình có người bị ung thư đại tràng trong quá khứ.

Giải pháp tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích

Theo như lời khuyên của các chuyên gia tiêu hóa, người mắc hội chứng ruột kích thích phải tuân theo một chế độ ăn kỹ lưỡng. Đồng thời, người bệnh vì muốn giảm thiểu các triệu chứng bệnh nên kiêng cử nhiều dẫn đến suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể.

Tình trạng sức khỏe người bệnh không ổn định sẽ góp phần làm cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và bệnh tình ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên thực hiện giải pháp tăng cân đúng cách để giúp cải thiện tình hình bệnh.

Ăn uống đúng quy cách

hội chứng đại tràng kích thích

  • Người bệnh tuyệt đối không được bỏ bữa và nên ăn đủ bữa. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào cơ thể để tránh tình trạng quá no hoặc quá đói;
  • Nên sử dụng các thực phẩm tự nấu ở nhà và hạn chế sử dụng thức ăn nấu sẵn bên ngoài hay đóng gói trong siêu thị;
  • Không nên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống gây hại cho sức khỏe cũng như các chất gây nghiện,…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn ở Hội chứng ruột kích thích. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ ăn hợp lý để bổ sung thêm dưỡng chất và cải thiện cân nặng của mình.

     >>> Tìm hiểu thêm: Suy giãn tĩnh mạch chân – Viêm tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Người bệnh Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì tốt nhất?

Bệnh nhân mắc phải Hội chứng ruột kích thích cần xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và theo khoa học. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì thực phẩm đưa vào cơ thể rất dễ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Thực phẩm nên ăn

chế độ ăn cho bệnh IBS

  • Thực phẩm đảm bảo sạch, không chứa chất bảo quản và hóa chất gây hại cho cơ thể để an toàn cho sức khỏe;
  • Người bệnh nên bổ sung tăng cường hàm lượng chất xơ thông qua các thực phẩm: củ quả, cám gạo, rau xanh, bột bắp và trái cây (tốt nhất là loại quả giàu Kali như đu đủ, chuối,…). Triệu chứng táo bón ở người bệnh Đại tràng co thắt sẽ được cải thiện rất nhiều với chất xơ;
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng với việc giảm thiểu chất béo và gia tăng Carbohydrate thông qua các thực phẩm như gạo, mì ống hay bánh mì ngũ cốc nguyên cám,…
  • Người bệnh nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, một bữa ăn nên cách nhau 2 tiếng. Vì tình trạng đau quặn bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện khi ăn quá nhiều thực phẩm trong một bữa;
  • Để làm giảm hiện tượng chướng hơi, đầy bụng và giảm sự co giãn đột ngột ở ống tiêu hóa thì người bệnh nên ăn chậm, nhai thật kỹ để hạn chế nuốt khí vào. Qua đó, số lần đi ngoài giảm và giảm đau hữu hiệu với việc hạn chế kích thích co bóp ở ruột.

Thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, nhiều người còn băn khoăn không biết Hội chứng ruột kích thích kiêng gì. Cụ thể những thực phẩm nên kiêng là:

  • Những loại thực phẩm tươi sống: tiết canh, rau sống hay gỏi cá;
  • Gia vị chua cay và dưa cải muối;
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích rất dễ bị táo bón, đầy hơi và tiêu chảy vì trái cây khô, trái cây đóng hộp với hàm lượng đường cao;
  • Các món rán, xào với hàm lượng dầu mỡ quá cao. Ruột co thắt nhiều hơn, khó chịu vùng bụng và gây đau khi người bệnh ăn những thực phẩm giàu chất béo động vật. Người bệnh cũng nên tránh những loại thịt được chế biến sẵn như pate, xúc xích, phô mai, Mayonnaise hay bánh quy,…
  • Những thực phẩm dễ sinh hơi như bắp cải, hành, đậu và cảnh xanh;

bệnh IBS hay bệnh Celiac

  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và cà phê;
  • Đường Lactose rất khó tiêu hóa và thường có nhiều trong các chế phẩm từ sữa gây ra đau quặn bụng, táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Hoa quả chua cực kỳ không tốt cho hệ tiêu hóa vì chứa nhiều Axit;
  • Người bệnh không nên ăn quá no vào buổi tối, đồng thời tránh các loại thực phẩm chứa quá nhiều dưỡng chất vì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động quá tải và gây nên tiêu chảy, đau bụng;
  • Thực phẩm mà người bị mẫn cảm hoặc dị ứng.

     >>> Xem thêm: Top 4 bệnh viện nội tiết TPHCM tốt nhất hiện nay

Những câu hỏi thường gặp đối với bệnh IBS – Hội chứng ruột kích thích

Tình trạng tăng nhu động ruột có nguy hiểm không?

Theo các tài liệu Y khoa thì bệnh IBS hay bệnh Celiac là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng tăng nhu động ruột. May mắn là tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, tình trạng tăng nhu động ruột diễn ra trong thời gian dài và không được điều trị sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Do đó, nếu tình trạng chuyển biến nặng và xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: buồn nôn và nôn không biết vì sao, chảy máu trực tràng hay tiêu chảy trong thời gian dài,…

Lúc này, người bệnh nên đến thăm khám ở những cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác. Phương pháp chữa trị hợp lý sẽ giúp người bệnh ngăn chặn tình trạng trong thời gian ngắn.

Thuốc Meteospasmyl trị bệnh gì?

Thuốc Meteospasmyl là một loại thuốc chống co thắt. Thành phần của thuốc bao gồm: Simethicone và Alverine, thuốc được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị các triệu chứng rối loạn đường ruột chức năng (đau đường tiêu hóa cùng sự giãn dịch của dạ dày), đặc biệt kèm theo chướng bụng.

Thành phần Alverine Citrate giúp chống co thắt hướng cơ, trong khi đó Simethicone là một loại chất trơ và không có tác dụng trị liệu. Thuốc hỗ trợ chống đầy hơi rất hiệu quả với khả năng thay đổi sức căng bề mặt của các bong bóng hơi.

Thuốc Laxative là gì?

Thuốc Laxative

Thuốc Laxative là tên gọi tiếng Anh của nhóm thuốc nhuận tràng (hay thuốc xổ) giúp điều trị táo bón. Thuốc có công dụng làm tăng nhu động ruột và làm lỏng phân có thể được sử dụng để rửa sạch ruột trước khi phẫu thuật hoặc khám.

Thuật ngữ Large Intestine là gì?

Thuật ngữ Large Intestine là tên tiếng Anh dùng để diễn tả Ruột già trong tiếng Việt. Ruột già (hay còn gọi là đại tràng) là phần áp cuối thuộc hệ tiêu hóa của cơ thể. Độ dài trung bình của ruột già rơi vào khoảng 1.5m, trường hợp đặc biệt có thể lên đến 1.9m là bình thường.

Ruột già gồm 3 phần chính là: kết tràng, manh tràng và trực tràng. Ranh giới giữa manh tràng và kết tràng là phần kết nối giữa ruột non và ruột già. Phần kết nối sẽ có van hồi – hoạt động như một manh giữ ngăn các chất ở ruột già rơi ngược vào lại ruột non.

Kim thần khang Serotonin có chữa bệnh IBS được không?

Kim thần khang được biết đến là sản phẩm với nguồn gốc từ các thảo dược chuyên biệt cho bệnh nhân suy nhược thần kinh. Tình trạng này dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, mất ngủ, trầm cảm và rối loạn thần kinh thực vật.

Người bệnh khi sử dụng Kim thần khang Serotonin sẽ giảm thiểu các triệu chứng trên và trở nên yêu đời, lạc quan cũng như tràn đầy năng lượng. Người bệnh muốn biết chính xác Kim thần khang có hỗ trợ điều trị bệnh IBS hay không thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì người bệnh không nên tự ý sử dụng để cải thiện bệnh IBS. Nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn là rất cao.

     >>> Kiến thức sức khỏe: Chỉ số T – Score: Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Lời Kết

Bài viết ở trên đã cung cấp những thông tin về Hội chứng ruột kích thích – Bệnh IBS, để các bạn tham khảo. Hội chứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các triệu chứng khó chịu.

Người bệnh không nên chủ quan và nên thăm khám cũng như điều trị càng sớm càng tốt nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh. Nhiều cơ sở y tế với thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả với nhiều loại thuốc đặc trưng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *