Khi xã hội ngày càng phát triển, đã có nhiều người ý thức được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe sinh sản trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Nếu không may phát hiện ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản thì mọi người vẫn có thể có các biện pháp phù hợp để phòng tránh, bảo vệ bản thân.
Hãy cùng Hormonetuyengiap.com theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cũng như tham khảo bảng giá khám sức khỏe sinh sản mới nhất 2023 nhé!
Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe sinh sản là gì?
Trên thực tế, khám sức khỏe sinh sản là gói khám sức khỏe tự nguyện, không có bắt buộc với bất kỳ đối tượng nào. Tuy không mang tính chất bắt buộc nhưng khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là việc làm rất quan trọng ở các cặp vợ chồng và cặp đôi đang có kế hoạch lập gia đình và mang thai. Nhờ đó, giúp cho các bạn trẻ hiểu hơn về tình trạng của mình và có sự chuẩn bị tốt hơn để bước vào cuộc sống hôn nhân và vun đắp gia đình nhỏ của mình một cách tự nhiên nhất.
Khám sức khỏe sinh sản có thể áp dụng thực hiện từ lúc bạn bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, bạn nên đi khám từ 3 – 6 tháng trước khi có ý định sinh em bé. Hiện nay, có rất nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại khi nhắc đến việc khám sức khỏe sinh sản, vì ngại nếu phát hiện bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc, tình cảm vợ chồng,…
Tuy nhiên, việc khám sức khỏe tổng quát sẽ không chỉ giúp phát hiện bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng mang thai, đánh giá khả năng sinh sản mà còn bổ sung thêm kiến thức, những tâm lý và kỹ năng cần có trong cuộc sống hôn nhân nên mọi người không cần phải quá lo lắng mà yên tâm đi thăm khám thường xuyên.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung – Phòng ngừa ung thư CTC
Mục đích thăm khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là gì?
Thông thường, khám sức khỏe sinh sản sẽ được áp dụng cho cả hai vợ chồng nhằm mục đích:
- Giúp chuẩn bị tâm lý, kiến thức cho các cặp đôi về đời sống tình dục an toàn và thoải mái hơn.
- Phát hiện, tầm soát nguy cơ của một số bệnh lây qua đường tình dục: Bệnh lậu, HIV, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B,…
- Kiểm tra và đánh giá các bộ phận sinh sản của cơ thể.
- Phòng ngừa các bệnh lý hay nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho em bé.
- Xây dựng kế hoạch sinh đẻ khoa học, hợp lý, hạn chế và phòng ngừa tối đa các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
- Đánh giá các nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Sàng lọc và tầm soát các bệnh lý di truyền.
Bên cạnh đó, việc đi khám sức khỏe sinh sản còn nhằm mục đích kế hoạch hóa gia đình. Đây là hành động vô cùng văn minh, giúp đảm bảo chất lượng dân số cho xã hội và cho gia đình, tạo điều kiện để em bé sinh ra được hưởng các điều kiện tốt nhất.
>>> Tham khảo: Tim thai yếu tháng cuối và những điều cần đặc biệt lưu ý
Bệnh nhân nên đi khám sức khỏe sinh sản khi nào?
Ở các độ tuổi trưởng thành, đặc biệt gần đến tuổi lập gia đình thì việc khám sức khỏe sinh sản là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bạn trẻ. Khám sức khỏe sinh sản được coi là việc làm thường xuyên, cần thiết và phổ biến đối với người trưởng thành. Có thể mọi người không cần đợi đến lúc trưởng thành mới đi khám sức khỏe, mà khi bạn bước vào tuổi dậy thì vẫn có thể thăm khám bình thường.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và trước khi kết hôn tối thiểu 4 tháng. Vững vàng về kiến thức và mặt tâm lý sẽ là một khởi đầu đẹp cho cuộc sống hôn nhân về sau. Đồng thời, tầm soát các rủi ro mắc các bệnh lý nguy hiểm cũng thể hiện trách nhiệm của mình với bạn đời và xã hội.
Ngoài ra, bạn cũng cần nhanh chóng đi thăm khám phụ khoa nếu thấy các dấu hiệu bất thường sau:
Nữ giới
- Khí hư thay đổi từ màu trắng sang màu vàng, xanh, nâu, có mùi hôi và đặc dính lại.
- Kinh nguyệt bị lệch không theo chu kì (Đến muộn, đến sớm, rong kinh hoặc vô kinh).
- Đau ở phía vùng bụng dưới và thắt lưng.
- Chảy máu âm đạo bất thường (Không phải đang trong chu kỳ kinh nguyệt).
- Đau rát chỗ vùng kín trong và sau khi quan hệ tình dục.
- Tiểu đau, tiểu buốt.
- Đi tiểu kèm máu hoặc mủ, mùi nước tiểu hôi nồng.
Nam giới
- Bao quy đầu sưng viêm.
- Tinh hoàn sưng to hoặc teo nhỏ, sờ vào thấy đau hoặc sờ không thấy gì.
- Cảm thấy đau khi xuất tinh hoặc hoạt động mạnh.
- Dương vật cong vẹo, khi cương cứng gặp nhiều khó khăn.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Nước tiểu đục, đôi khi còn có máu hoặc mủ.
- Dương vật chảy mủ, gây ngứa ngáy.
- Nổi hạch bẹn.
- Đau vùng thắt lưng.
>>> Đọc thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm không?
Khám sức khỏe sinh sản bao gồm những mục nào?
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm nhiều đó là làm sao để biết mình có khả năng sinh con tốt nhất? Căn cứ vào quy trình kiểm tra sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp phù hợp để bạn có thể chủ động chuẩn bị những vấn đề cần thiết trước khi kết hôn và mang thai.
Khám sức khỏe tổng quát nói chung và khám sức khỏe sinh sản nói riêng đều là việc làm cần thiết để các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe hay các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người mẹ.
Nhìn chung, quy trình khám về khả năng sinh sản đối với nam và nữ sẽ có nhiều điểm khác nhau, do đó, bạn nên tìm hiểu về các dịch vụ thăm khám để phù hợp với nhu cầu của mình. Quy trình thăm khám tổng quát chung cơ bản sẽ gồm có:
- Đo chiều cao, cân nặng.
- Đo chỉ số huyết áp.
- Xét nghiệm huyết sắc tố.
- Sàng lọc các bệnh di truyền.
- Xét nghiệm Psa Total và Psa Free: Phát hiện và ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
- Kiểm tra các bệnh mãn tính: Gan, thận, tuyến giáp,…
- Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan B, giang mai, HIV,…. là các bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, đường máu hay từ mẹ sang con. Vì vậy, mọi người cần thực hiện xét nghiệm liên quan để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa, tránh lây chéo và có những biện pháp điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu để đánh giá số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu hay nồng độ Hemoglobin để phát hiện những rối loạn huyết học (giảm số lượng tế bào máu, thiếu máu,…). Từ đó, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp hơn.
- Kiểm tra đường huyết:Để giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường, ngăn biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, phòng tránh để lượng đường trong máu không tăng cao quá mức gây ảnh hưởng đến mạch máu, thần kinh,…
- Phân tích nước tiểu: Nhờ có kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh tiềm ẩn (Tổn thương ở cầu thận, ống thận hay đường tiết niệu, nhiễm trùng tiểu,…). Những bệnh lý tiềm ẩn này có thể là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong chuyện chăn gối, đối mặt với một số chứng bệnh thường gặp như như rối loạn cương dương, vô sinh, lãnh cảm, bị đau khi giao hợp,…
Quy trình thăm khám sức khỏe sinh sản nam giới
- Khám cơ quan sinh dục.
- Kiểm tra những biểu hiện của sự phát triển tính dục: Cương cứng, xuất tinh,…
- Siêu âm CĐHA – tinh hoàn hai bên.
- Xét Nghiệm tinh dịch đồ.
- Xét nghiệm Follicular Stimulating Hormone – FSH.
- Xét nghiệm Luteinizing Hormone Testosterone – LH.
Quy trình thăm khám sức khỏe sinh sản nữ giới
- Siêu âm cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.
- Tầm soát ung thư vú.
- Siêu âm tuyến vú hai bên.
- Chụp X-quang nhũ.
- Kiểm tra âm hộ, âm đạo.
Bảng giá khám sức khỏe sinh sản định kỳ – Cập nhật năm 2022 mới nhất
Lúc trước tại Việt Nam, các dịch vụ khám sức khỏe sinh sản còn chưa phổ biến do tâm lý ngại ngùng, nhất là ở nam giới. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, mọi người đã ý thức được tầm quan trọng của việc sàng lọc các bệnh lý nguy hiểm trước khi kết hôn cao hơn.
Các dịch vụ khám sức khỏe sinh sản nam và nữ ngày càng nhiều và đa dạng gói khám. Các chi phí về mức khám sức khỏe cũng như khám sức khỏe sinh sản nam giới ở đâu đang là mối quan tâm phần đông của các quý ông, đặc biệt là các bạn đang có kế hoạch lập gia đình.
Chi phí khám sức khỏe sinh sản sẽ có sự chênh lệch ở mỗi đơn vị y tế, chính sách hay phụ thuộc vào nhu cầu, số hạng mục thăm khám, phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm,… Bình thường, chi phí khám sức khỏe ở nam giới sẽ dao động ban đầu trong khoảng 100.000 vnđ – 150.000 vnđ. Song đó, bệnh nhân sẽ trả thêm các khoản phí khác phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ hoặc theo nhu cầu của bản thân. Giá từng mục thăm khám tham khảo sẽ rơi vào khoảng từ 50.000 vnđ đến 250.000 vnđ/ hạng mục.
Mặc dù không có một con số cụ thể cho các gói khám này nhưng bạn có thể tham khảo bảng giá thăm khám sức khỏe sinh sản dưới đây:
Tại các cơ sở y tế công lập | Tại các cơ sở y tế tư nhân | |
Gói khám dành cho nam giới | Dao động từ 850.000 ~ 2.000.000 đồng/lần | Dao động từ 800.000 ~ 1.750.000 đồng/lần
|
Gói khám dành cho nữ giới | Dao động từ 2.500.000 – 3.300.000 đồng/lần
|
Dao động từ 1.900.000 – 3.000.000 đồng/ lần |
(*) Đây là chỉ mức giá tham khảo, không phải mức giá ấn định tại các bệnh viện. Nếu bạn có nhu cầu bổ sung thêm hạng mục thăm khám khác thì bạn cần phải trả thêm một khoản phí.
Các cặp đôi đang có ý định lập gia đình và mang thai có thể tham khảo một số đơn vị khám uy tín, quy mô hoạt động lớn hoặc hệ thống máy móc trang thiết bị chất lượng để có kết quả tốt nhất. Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm có thể cho phép mọi người nhìn nhận rõ nhất về tình trạng sức khoẻ của mình. Nếu có trường hợp cần điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sinh sản về sau.
>>> Tìm hiểu thêm: Sàng lọc sơ sinh – Chìa khóa then chốt đối với sự phát triển của trẻ
Một số điều cần lưu ý trước khi đi khám sức khỏe sinh sản
Trước khi tiến hành thực hiện khám và xét nghiệm, mọi người sẽ được bác sĩ tư vấn sức khỏe nam giới và nữ giới riêng để chọn gói khám sức khỏe cho phù hợp và hiệu quả. Do việc khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ bao gồm khám tổng thể, khám phụ khoa, kiểm tra, xét nghiệm nên trước khi đi khám, mọi người cần lưu ý một số điều sau:
Đem đầy đủ các loại giấy tờ cá nhân cần thiết:
- Chứng minh nhân dân.
- Bảo hiểm.
- Sổ khám bệnh.
Trên thực tế, người khám bệnh tại các bệnh viện vào buổi sáng rất đông. Do đó, bệnh nhân đi khám nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết trước để được khám sớm, tránh mất thời gian chờ đợi,…
Xét nghiệm máu
Bình thường khi thực hiện một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ( có thể không bắt buộc) để có được kết quả chính xác hơn. Tốt nhất là mẫu máu nên được lấy vào buổi sáng, khi chưa ăn uống. Dưới đây là một số xét nghiệm nhịn ăn trước thời điểm lấy máu khoảng 10 tiếng (có thể uống nước lọc):
- Xét nghiệm Glucose máu.
- Test T
- Xét nghiệm C
Siêu âm
Trước khi siêu âm bụng (đặc biệt là đối với siêu âm phần phụ, tuyến tiền liệt) người bệnh phải uống thật nhiều nước rồi nhịn đi tiểu khoảng 1 tiếng, sau đó mới bắt đầu làm siêu âm. Khi bàng quang đầy, sẽ tạo ra môi trường truyền âm thuận lợi cho sóng siêu âm.
Đối với phụ nữ
Kiểm tra nước tiểu, phiến đồ âm đạo và cổ tử cung nên được tiến hành ít nhất 5 ngày trước hoặc 5 ngày sau kỳ kinh. Các chị em không nên đi khám khi đang đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang đặt thuốc âm đạo,…
Ngoài ra còn có một số lưu ý mà mọi người trước khi khám cần biết:
- Kiêng quan hệ tình dục.
- Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga hay có cồn.
- Để thoải mái và thuận tiện hơn khi thăm khám, bạn không nên mặc đồ quá chật hoặc mặc váy liền thân.
- Đối với bệnh nhân tiểu đường: Không được dùng thuốc hoặc insulin trước khi đi khám vào buổi sáng.
- Đối với bệnh nhân tim mạch và cao huyết áp: Có thể dùng thuốc theo đơn hàng ngày.
Lời kết
Để đảm bảo sức khỏe sinh sản luôn ổn định, mọi người nên đi kiểm tra định kỳ để điều trị kịp thời và nhằm tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sinh sản về sau. Nhờ đó, chúng ta có thể góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam và tạo điều kiện để các em bé ra đời tốt nhất.