Trong những năm gần đây, rối loạn chuyển hoá lipid được quan tâm nhiều hơn bởi tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao, lại có xu hướng trẻ hoá. Rối loạn chuyển hóa lipid là một trong các triệu chứng quan trọng của hội chứng chuyển hóa, có thể gây nên một số bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì đây căn bệnh rất thường gặp, nên việc bổ sung kiến thức về rối loạn là việc vô cùng cần thiết để mọi người có thể có các biện pháp tránh xa căn bệnh này.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid là gì?
Lipid là những phân tử khó tan trong nước được tìm thấy trong màng tế bào, có chức năng duy trì tính nguyên vẹn của tế bào, đồng thời cho phép tế bào chất chia thành ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt.
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm khoảng 25%-30% năng lượng cơ thể. Bình thường trong mỗi gam lipid sẽ cung cấp đến 9,1 kcal.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng cholesterol và triglycerid tăng một cách bất thường, dẫn đến giảm HDL-C trong máu. Rối loạn chuyển hoá mỡ xuất hiện khi lượng máu tăng cao > 5.2 mmol/l, đặc biệt là đối với các loại mỡ có hại cho cơ thể như cholesterol trọng lượng phân tử thấp.
Theo kích thước có các loại lipid máu:
- VLDL (hay còn gọi là Very Low Density Lipoprotein).
- LDL (hay còn gọi là Low Density Lipoprotein).
- HDL (hay còn gọi là High Density Lipoprotein).
Vậy nguyên nhân gây ra rối loạn mỡ máu là gì?
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có mối quan hệ mật thiết với chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của chúng ta. Những thói quen tiêu cực, lối sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ dẫn đến rối loạn máu bao gồm:
Lối sống không lành mạnh và ăn uống thiếu khoa học
- Ăn các loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhiều nội tạng động vật.
- Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn đều là những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Sử dụng bia rượu thường xuyên dễ gây hại cho gan và là nguyên nhân tăng cholesterol trong máu, gây ra xơ vữa động mạch và có thể cản trở sự lưu thông của máu.
- Uống nhiều nước ngọt sẽ dễ dàng gây ra rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể.
Lười vận động
Con người thường xuyên vận động sẽ giúp chúng ta tiêu hao năng lượng, đánh tan mỡ thừa và đồng thời ngăn ngừa được tình trạng tích trữ mỡ trong máu và các vấn đề về tim mạch. Ngược lại, nếu chúng ta lười vận động sẽ làm cho quá trình chuyển hóa các chất bị trì trệ, tăng lượng mỡ thừa tích tụ, gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ.
Di truyền
Trong một số trường hợp, rối loạn chuyển hóa lipoprotein có thể do rối loạn gen chuyển hóa HDL – Cholesterol hoặc thiếu hụt men Lipase được di truyền lại từ thế hệ trước gây ra. Ngoài ra, các yếu tố dẫn đến lượng mỡ máu trong cơ thể tăng cao do:
- Đột biến Gen làm cản trở quá trình loại thải.
- Tăng tổng hợp cholesterol.
- Triglyceride
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, cũng còn có một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng rối loạn chuyển hoá lipid như:
- Do bệnh lý nền: Tiểu đường, suy gan, suy thận, tuyến giáp,… có nguy cơ cao dễ bị rối loạn lipid máu thứ phát.
- Do tác dụng phụ của thuốc đang dùng: Estrogen, corticoid, thuốc lợi tiểu, an thần, thuốc ngừa thai,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 4 Bệnh viện nội tiết TPHCM tốt nhất hiện nay
Triệu chứng lâm sàng của rối loạn chuyển hóa là gì?
Lâm sàng thường không có triệu chứng, đa số triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu chỉ được phát hiện do đặc trưng bởi vùng bụng to quá mức, tăng huyết áp, đường huyết lúc đói không bình thường hoặc do thành phần lipid máu cao kéo dài.
Các nguyên nhân, biến chứng, chẩn đoán và điều trị của rối loạn chuyển hóa tương tự như của bệnh béo phì. Sau đây là một số biểu hiện của mỡ máu mà mọi người cần chú ý như sau:
Triệu chứng bên ngoài
- Những bệnh nhân < 50 tuổi: Xuất hiện tình trạng cung giác mạc đổi màu trắng, định vị quanh mống mắt.
- Nếp gấp ngón tay, lòng bàn tay nổi ban vàng, phần gân duỗi xung quanh các ngón tay.
- Gân gót chân, vị trí các đốt ngón xuất hiện u vàng gân.
- Xuất hiện các u vàng trên da hoặc củ gân ở khuỷu tay và đầu gối.
Triệu chứng bên trong
- Mỡ tích tụ trong máu lâu ngày bám lên thành mạch, gây ra xơ vữa động mạch. Đồng thời nó làm cản trở quá trình tuần hoàn máu, tăng yếu tố nguy cơ dẫn đến cao huyết áp và bệnh lý về tim mạch.
- Mỡ không chuyển hóa được hết, lâu ngày tích tụ trong gan, kết quả là gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ từng phần hoặc toàn bộ.
- Rối loạn chuyển hoá lipid máu còn gây ra triệu chứng viêm tụy ở dạng cấp hoặc bán cấp. Bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt,..
Liệu bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?
Cholesterol là thành phần quan trọng nhất trong việc hình thành mảng xơ vữa. Do đó, cholesterol máu càng cao thì tần suất mắc bệnh xơ vữa động mạch càng lớn, nhất là ở người cao tuổi. Rối loạn chuyển hoá lipid máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ biến chứng sang các cơ quan nội tạng gây nguy hiểm.
Cơ chế gây ra vữa xơ động mạch của LDL-C đến nay chưa có dấu hiệu rõ ràng nhưng sự oxy hóa LDL-C trong thành động mạch đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của xơ vữa. Khi LDL-C tăng quá mức, đại thực bào và tế bào cơ trơn sẽ tiếp nhận LDL-C. Tuy nhiên, nó lại không có khả năng tự điều hòa cholesterol, vì thế mà nó sẽ thu nhận tất cả LDL-C oxy hóa và bị biến đổi thành các tế bào bọt.
Đây là những tổn thương sớm của vữa xơ động mạch và là điểm báo trước cho các tổn thương cấp diễn ra. Khi cholesterol tích tụ trong tế bào quá mức sẽ làm căng vỡ tế bào. Các tế bào vỡ ra sẽ được dọn dẹp bởi các đại thực bào. Nhưng mà sự nham nhở trong lòng động mạch vẫn còn tồn tại, dẫn tới tăng kết tụ tiểu cầu gây dày, xơ cứng và làm hẹp lòng động mạch.
Bên cạnh tình trạng gia tăng cholesterol trong máu gây ra tình trạng viêm và xơ vữa thành động mạch, gây tắc và vỡ của mạch máu thì rối loạn lipid máu còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm:
- Bệnh mạch vành.
- Nhồi máu cơ tim.
- Xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp.
- Viêm tuỵ cấp.
- Viêm tuỵ mạn.
- Biến chứng đái tháo đường.
- Đột quỵ.
- Tai biến.
>>> Tham khảo: Tăng canxi máu: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nguy hiểm
Một số xét nghiệm chẩn đoán rối loạn lipid máu
Các xét nghiệm lipid máu đặc biệt quan trọng với các đối tượng trung niên – cao tuổi – người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Bệnh nhân có thể phát hiện sớm các rối loạn lipid máu bằng cách xét nghiệm bilan lipid máu, bình thường gồm:
- Cholesterol: 3,9-5,2 mmol/l;
- Triglycerid: 0,5-2,2 mmol/l;
- HDL cholesterol: ≥ 0.9 mmol/l;
- LDL cholesterol: < 3,4 mmol/l;
Tỷ số Cholesterol toàn phần/HDL C tốt nhất nên < 4, tỷ số càng cao tăng khả năng vữa xơ động mạch càng lớn. Đối với các đối tượng sau độ tuổi 25 nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/ 1 lần để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều chỉnh kịp thời. Riêng với người có nguy mắc bệnh cao hoặc trên 40 tuổi nên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
>>> Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Tropoin T: Phương pháp phát hiện, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Điều trị rối loạn chuyển hoá lipid như thế nào?
Thể dục – vận động thể lực
- Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp giảm cân, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Đồng thời giúp giảm TC, TG, LDL-c, tăng HDL-c.
- Góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.
- Mỗi ngày dành ra khoảng 30 – 45p để vận động thể lực để duy trì tình trạng sức khỏe được tốt nhất, đặc biệt đối những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…
Chế độ ăn uống
- Những người béo phì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như thức ăn nhanh, các loại mỡ chứa nhiều acid béo bão hoà như thịt heo, thịt bò, thịt cừu để tránh rối loạn chuyển hóa acid béo.
- Giảm lượng cholesterol có trong lòng đỏ trứng, tôm, bơ,…
- Tăng lượng acid béo không bão hoà có trong các loại thực vật: Dầu đậu nành, dầu olive,…
- Cân đối lại khẩu phần ăn giữa: glucid, lipid và protid (khoảng 50% glucid, 30% lipid và 20% protid)
- Hạn chế bia, rượu.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin,…
Thuốc hạ lipid máu
Nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không đem lại hiệu quả, thì mọi người có thể nhận tư vấn của bác sĩ điều trị với các loại thuốc hạ lipid máu theo chỉ định.
Nhóm statin
Tác dụng:
- Ức chế enzym HMG-coa reductase inhibitors.
- Giảm TC nội sinh.
- Kích thích tăng tổng hợp LDL-c .
- Tăng thu giữ LDL-c tại gan.
- Giảm LDL-c, VLDL, TC, T
- Tăng HDL-c.
- Giảm quá trình viêm.
- Giúp thoái triển mảng xơ vữa.
- Tăng tổng hợp nitric oxide.
Liều lượng và tên thuốc:
Tên thuốc | Liều lượng (mg/ngày) | Liều lượng tối đa (mg/ngày) |
Atorvastatin | 10-20mg/ngày | Tối đa 80 mg/ngày |
Rosuvastatin | 10-20mg/ngày | Tối đa 40 mg/ngày |
Simvastatin | 10-20mg/ngày | Tối đa 80 mg/ngày |
Lovastatin | 20-40 mg/ngày | Tối đa 80 mg/ngày |
Fluvastatin | 20-40 mg/ngày | Tối đa 80 mg/ngày |
Pravastatin | 20-40 mg/ngày | Tối đa 80 mg/ngày |
Một số tác dụng phụ có thể không mong muốn:
- Tăng men gan.
- Tăng men cơ khi dùng liều cao.
- Thận trọng với bệnh nhân có bệnh lý gan trước đó.
Nhóm fibrate
Tác dụng:
- Giảm TG.
- Tăng tổng hợp enzyme
- Tăng các lipoprotein giàu TG.
- Ức chế tổng hợp apoc-III.
- Tăng
- Tăng HDL .
Liều lượng và tên thuốc:
Tên thuốc | Liều lượng (mg/ngày) |
Gemfibrozil | 600 mg/ngày |
Clofibrate | 1000 mg/ngày |
Fenofibrat | 145 mg/ngày |
Một số tác dụng phụ có thể không mong muốn:
- Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn,…
- Giảm nhẹ chức năng gan.
- Tăng men gan.
- Sỏi mật.
- Tăng men cơ.
- Phát ban.
Lưu ý:
- Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao, người cao tuổi hoặc người có bệnh lý thận, gan trước.
- Làm tăng tác dụng thuốc chống đông, nhất là đối với nhóm kháng vitamin K.
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bệnh bị suy gan, suy thận.
Nhóm acid Nicotinic
Tác dụng
- Giảm TG do ức chế phân hủy từ mỡ.
- Giảm tổng hợp TG ở gan.
- Ức chế tổng hợp, ester hóa acid béo tại gan.
- Tăng thoái biến apo B.
- Giảm VLDL.
- Giảm LDL.
- Tăng HDL.
Liều lượng và biệt dược
Biệt dược | Liều lượng (mg/dL) | Liều lượng tối đa (mg/ngày) |
Loại phóng thích nhanh Niacor | 100 mg/dL | Tối đa 1000 mg/ngày |
Loại phóng thích nhanh Niaspan | 250 mg/dL | Tối đa 1500 mg/ngày |
Loại phóng thích nhanh Slo-niacin | 500 mg/dL | Tối đa 2000 mg/ngày |
Một số tác dụng phụ có thể không mong muốn:
- Đỏ phừng mặt.
- Ngứa.
- Bị rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn.
- Giảm nhẹ chức năng gan.
- Tăng men gan.
- Sỏi mật.
- Tăng men cơ.
- Phát ban.
- Tăng đề kháng insulin.
Lưu ý:
- Tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng liều cao, ở cơ địa tuổi người già, người có bệnh lý thận, gan trước đó.
- Chỉ định: Tăng ldl-c, giảm hdl-c và tăng tg.
Nhóm Resin
- Resin trao đổi ion Cl- với acid mật làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol.
- Tăng bài tiết mật.
- Giảm cholesterol ở gan.
- Kích thích tổng hợp LDL-c.
- Tăng thải LDL-c.
Liều lượng và tên thuốc:
Tên thuốc | Liều lượng | Liều lượng tối đa |
Cholestyramine | 100 mg/dL | tối đa 32 mg/ngày. |
Colestipol | 250 mg/dL | liều tối đa 40 mg/ngày |
Colesevelam | 500 mg/dL | tối đa 4375 mg/ngày |
Lưu ý:
- Chỉ định dùng trong trường hợp tăng LDL-c.
- Một số tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, táo bón.
Ngoài các loại thuốc hạ lipid kể trên, còn có một số loại thuốc chữa rối loạn chuyển hóa lipid khác như:
Ezetimibe
- Là loại thuốc ức chế hấp thụ TC tại ruột, làm giảm LDL-c và tăng HDL-c.
- Rất ít có tác dụng phụ, nếu có thì thường gặp tăng men gan.
- Chỉ định: Tăng LDL-c.
Omega 3 (Fish Oils)
- Cơ chế tăng dị hóa TG ở gan.
- Liều thường được áp dụng trên lâm sàng: 3g/ngày và liều tối đa 6g/ngày.
- Tác dụng không mong muốn khác: rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy.
- Chỉ định dùng trong trường hợp tăng TG.
>>> Đọc thêm: Hội chứng mệt mỏi: Nguyên nhân – Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
*Chú ý
- Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu sẽ đều chuyển hóa qua gan. Vì thế mà trong thời gian sử dụng thuốc hạ lipid máu, cần sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.
- Tuỳ thuộc vào tình trạng và sức khoẻ của mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chẩn đoán và kê thuốc phù hợp riêng, tuyệt đối không uống theo ý định của bản thân.
==
Rối loạn lipid máu lâu ngày sẽ làm sự mất đi sự cân bằng riêng lẻ hoặc đồng thời các thành phần lipid. Tình trạng này là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, mọi người hãy thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ và áp dụng một lối sống lành mạnh để phòng ngừa biến chứng rối loạn chuyển hoá lipid máu càng sớm càng tốt.