Chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Cho đến hiện tại, hoá trị vẫn là phương pháp chính được sử dụng để ngăn chặn ung thư lan rộng, thậm chí có thể giúp bệnh nhân chữa khỏi ung thư. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hoá trị để tiêu diệt các tế bào ung thư, nó còn tác động lên các tế bào bình thường đang phát triển trong cơ thể, bao gồm tế bào bạch cầu.

Hiện tượng giảm bạch cầu là tác dụng phụ thường thấy khi điều trị ung thư, bài viết sau Hormonetuyengiap.com đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến việc chống tụt bạch cầu trong quá trình hoá trị. Mời bạn cùng đọc!

chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị

Giảm bạch cầu là gì?                          

Giảm bạch cầu là bệnh liên quan đến việc giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Bình thường số lượng tế bào máu sẽ phản ánh tình trạng chức năng hiện tại của tuỷ xương (Cơ quan tạo máu của cơ thể). Cơ thể có 3 loại tế bào máu chính là:

  • Bạch cầu
  • Hồng cầu
  • Tiểu cầu.

Mỗi loại tế bào này sẽ tham gia vào những chức năng khác nhau, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi sinh vật lạ gây bệnh.

Bạch cầu là một trong các loại tế bào máu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Bạch cầu tham gia đa dạng vào từng giai đoạn khác nhau trong quá trình miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, có 5 loại chủ yếu là:

  • Bạch cầu trung tính
  • Bạch cầu ưa axit
  • Bạch cầu ưa kiềm
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu

giảm bạch cầu

Khi cơ thể bị các vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các mầm bệnh ẩn nấu luôn rình rập tấn công vào cơ thể, bạch cầu sẽ nhanh chóng tập trung tại chỗ nhiễm trùng và tạo ra hàng rào phòng thủ, tiêu diệt tác nhân gây bệnh để tránh lây lan ra cơ quan khác.

Bạch cầu được ví như “những chiến binh” di chuyển trong máu, làm nhiệm vụ chốt chặn tại các cửa ngõ thông thương giữa cơ thể và môi trường bên ngoài – nơi có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với môi trường bên ngoài như đường hô hấp, đường tiêu hóa,…

Phân loại các bệnh bạch cầu

Dòng bạch cầu thường được phân thành các loại:

  • Bạch cầu dòng tủy
  • Bạch cầu cấp
  • Bạch cầu kinh dòng tủy
  • Bạch cầu kinh dòng lympho.

Trong đó, bệnh bạch cầu cấp được chia làm 2 loại nhỏ:

  • Bạch cầu cấp dòng lympho ALL
  • Bạch cầu cấp dòng tủy

>>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

Tại sao điều trị hóa chất gây ra việc thiếu bạch cầu?

Ngày nay, điều trị hóa chất được áp dụng rộng rãi ở các bệnh nhân ung thư với mục đích chữa dứt điểm cho người bệnh ở giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống và nâng cao tuổi thọ cho người bệnh ở giai đoạn muộn.

lympho

Một mặt, thuốc hóa chất giúp chúng ta tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời nó cũng phản ứng lên các tế bào khỏe mạnh khác của cơ thể. Đặc biệt với các tế bào phát triển nhạy cảm với hóa chất như: niêm mạc miệng, niêm mạc ruột và các tế bào tạo máu tại tủy xương.

Trong quá trình truyền hóa chất, các tế bào tủy xương bị tổn thương và chết dần đi. Hậu quả làm suy giảm khả năng tạo máu của tủy xương và dẫn đến tình trạng tụt bạch cầu nếu các tế bào tủy xương lành còn lại không kịp hồi phục. Từ đó, làm giảm khả năng tạo các tế bào máu và các tế bào bạch cầu sản sinh từ tủy xương ngày càng thấp.

Tình trạng bạch cầu giảm có nguy hiểm không?

Nhiệm vụ chính của bạch cầu là bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Khi  lớp phòng vệ này bị hỏng và số lượng bạch cầu trong máu bị suy giảm, làm sức đề kháng của cơ thể sẽ trở nên yếu ớt hơn.

Dưới sự tấn công của vi ký sinh trùng xâm nhập, cơ thể sẽ không đủ sức chống đỡ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây tử vong.

Khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thường gặp một số biểu hiện như:

  • Viêm, sưng, nóng, đỏ
  • Xuất hiện dịch mủ tại các vết thương, vết xây xát, vết mổ
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tiêu chảy
  • Đầy bụng.

     >>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Berlthyrox 100: : Công dụng, chỉ định và cách dùng

Nguyên nhân chính gây giảm bạch khi hóa trị ung thư

Mối liên quan giữa hoá trị ung thư và giảm số lượng tế bào bạch cầu được xác định từ các nguyên nhân sau:

  • Do nhiễm các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm,…
  • Do các yếu tố về tế bào máu và xương như tình trạng thiếu máu, lá lách hoạt động quá mức hoặc hội chứng myelodysplastic,…
  • Do ung thư di căn và các bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương tủy xương.
  • Do mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS hay lao phổi,…
  • Do rối loạn tự miễn dịch: Các bệnh gây rối loạn tình trạng tự miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống, crohn, viêm khớp dạng thấp,…
  • Do rối loạn bẩm sinh như hội chứng Kostmann, hội chứng myelokathexis.
  • Do suy dinh dưỡng: thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như thiếu vitamin B12, folate, đồng, kẽm,…
  • Do điều trị hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương.
  • Do sử dụng thường xuyên các loại thuốc như: điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, chống trầm cảm, chống loạn thần, ức chế miễn dịch, kháng sinh, cai nghiện,…

Dấu hiệu nhận biết khi thiếu bạch cầu

thiếu bạch cầu

Dấu hiệu thường thấy nhất ở bệnh nhân thiếu hụt bạch cầu là triệu chứng mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, bệnh nhân sẽ được phát hiện thông qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Do đó, mọi người nên đi khám sức khỏe thường xuyên và làm xét nghiệm để biết được tình trạng máu của mình.

Ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn. Trong khi đó, một số bệnh nhân giảm bạch cầu khi làm hóa trị ung thư, khi có một nhiễm trùng nhẹ cũng cần phải cẩn thận vì nó có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

  • Số lượng bạch cầu giảm xuống
  • Thời gian và tình trạng giảm bạch cầu
  • Công thức bạch cầu hiện tại
  • Chỉ định điều trị các loại thuốc kết hợp khác như steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

(*) Lưu ý

Một thước đo mức độ nguy cơ đã được ước đoán dựa trên số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC). ANC được tính bằng công thức:

ANC = Tổng số lượng bạch cầu x % bạch cầu trung tính

Trong đó:

  • ANC > 1500: Không tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • ANC từ 1000 đến 1500: Tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng
  • ANC từ 500 đến 1000: Tăng nguy cơ nhiễm trùng trung bình
  • ANC từ 100 đến 500: Nguy cơ nhiễm trùng cao
  • ANC < 100: Nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

Một số triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng

Đối với bệnh nhân bị thiếu bạch cầu, ngay cả một nhiễm trùng nhỏ cũng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Bạn nên đi gặp bác sĩ khi gặp các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao hoặc từ 37,5°C – 38°C
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Ho
  • Đau họng hoặc đau miệng
  • Khó thở
  • Nghẹt mũi
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiết dịch và kích thích âm đạo bất thường
  • Đi tiểu nhiều
  • Đỏ, đau, sưng ở bất kỳ khu vực nào
  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Đau bụng hoặc trực tràng
  • Khởi phát đau mới.

Các đối tượng có tỉ lệ bị giảm bạch cầu hạt cao

Dưới đây là những người có nguy cơ bị giảm bạch cầu cao gồm:

  • Người > 70 tuổi.
  • Người đang mắc một số bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ghép tạng,…

Sau khi hóa trị khoảng từ 7 – 12 ngày người bệnh sẽ bắt đầu giảm bạch cầu. Thời gian bạch cầu trung tính giảm có thể thay đổi tùy vào liều thuốc hóa trị và thể trạng của từng người. Bác sĩ sẽ cho người bệnh biết về khả năng giảm bạch cầu khi điều trị hoá chất ung thư mà họ có thể mắc phải.

Người bệnh cần chú ý các triệu chứng để bác sĩ có điều trị phát hiện cho phù hợp. Bệnh nhân nên cẩn thận theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng trong thời gian này để báo lại cho bác sĩ điều trị.

     >>> Đọc thêm: Tăng canxi máu: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Cách điều trị giảm bạch cầu và chống tụt bạch cầu trong hoá trị

Trường hợp tụt bạch cầu nhẹ, bệnh nhân có thể không cần điều trị mà cần chú ý nghỉ ngơi và bồi bổ dinh dưỡng. Riêng với trường hợp thiếu bạch cầu nặng hơn thì xác định rõ nguyên nhân để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

  • Điều trị nhiễm khuẩn tiềm ẩn.
  • Cấy ghép tế bào gốc.
  • Kích thích tế bào tủy xương để sản xuất nhiều tế bào máu trắng hơn.
  • Xét nghiệm bạch cầu.
  • Sử dụng thuốc kích bạch cầu hoặc thuốc tăng bạch cầu.

bạch cầu trung tính giảm

(*) Lưu ý

Khi thực hiện xét nghiệm máu kết quả cho thấy bị giảm bạch cầu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kích thích tủy xương tạo bạch cầu để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau đợt truyền hóa chất tiếp theo. Thuốc có thể gây đau nhức tại một số vị trí như cột sống, xương chậu. Bệnh nhân không cần quá lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.

Khi bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn như sốt, ho đờm, tiêu lỏng, vết thương trên da chảy mủ…, cần nhập viện ngay để được cách ly và sử dụng kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng. Đồng thời kết hợp với các biện pháp làm tăng số lượng bạch cầu như truyền bạch cầu, thuốc kích thích tủy tạo bạch cầu.

Hạ bạch cầu là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp của điều trị hóa chất. Vì vậy, theo dõi sát xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện tốt những hướng dẫn trên thì việc điều trị hóa chất sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn.

Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả

thuốc tăng bạch cầu

Trong nhiều nghiên cứu điều trị tình trạng tụt bạch cầu trong quá trình hoá trị, các bác sĩ đã đưa ra một số biện pháp sau có thể giúp hạn chế và ngăn ngừa nhiễm trùng:

  • Thường xuyên rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch.
  • Hạn chế đến nơi đông người và tiếp xúc với những người bị bệnh nhiễm trùng
  • Chú ý tiêu thụ thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn, nấu thức ăn chín kỹ để tiêu diệt vi trùng.
  • Tránh bơi lội trong sông hồ, ao suối tự nhiên vì nguồn nước này có chứa loại ký sinh trùng Cryptosporidium siêu nhỏ và đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh truyền nhiễm qua đường nước.
  • Nhà ở cần được thoáng mát, sạch sẽ tránh làm nơi cho muỗi, côn trùng đẻ trứng và sinh sôi.
  • Hạn chế sử dụng các vật sắc nhọn như dao kéo, bấm móng tay,…
  • Tuyệt đối không được tự ý bóc vảy trên da hoặc nặn mụn nhọt, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.
  • Khi số lượng bạch cầu chưa được đảm bảo, bệnh nhân không nên thực hiện các thủ thuật nha khoa, can thiệp thẩm mỹ hay các xâm lấn,…
  • Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo,… hay các đồ dùng thức ăn và cốc uống nước.
  • Sử dụng kem dưỡng da, kem chống nắng để giúp da không bị khô và nứt nẻ.
  • Sử dụng găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất thải và bụi bẩn.
  • Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng mềm và dùng nước súc miệng để ngăn ngừa loét miệng.

     >>> Tìm hiểu thêm: Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Cách điều trị nhịp tim chậm

Bạch cầu giảm nên ăn gì để tránh nhiễm trùng?

Việc ăn gì để tăng bạch cầu luôn được các người bệnh quan tâm đầu tiên. Bệnh nhân ung thư rất dễ bị nhiễm trùng, do đó, mọi người cần có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế tình trạng nhiễm trùng:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng, nấm mốc.
  • Không bảo quản thực phẩm lâu và nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, tốt nhất nên dùng đồ ăn tươi sống. Thực phẩm sau khi rã đông ra cần được chế biến ngay.
  • Đồ ăn sau khi nấu chín cần được cất tủ ngay trong vòng 2 giờ và không để quá 1 ngày.
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Sử dụng sản phẩm được đóng gói thành các gói nhỏ để dùng trong thời gian dài, tránh mốc.
  • Không ăn đồ sống như: Rau sống, sashimi, thịt tái, buffet, salad,…

Lời kết

Giảm bạch cầu khi hoá trị ung thư là tác dụng phụ thường gặp khi bệnh nhân thực hiện hóa trị liệu. Đôi khi, đây còn là rào cản lớn trong quá trình điều trị cho người bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.

Hi vọng qua những chia sẻ trên có thể giải đáp cho bạn những băn khoăn, thắc mắc về việc chống tụt bạch cầu trong quá trình hoá trị. Bên cạnh đó, các gợi ý cách tăng bạch cầu trong máu mà chúng tôi đề xuất mong sẽ hữu ích đến người bệnh trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *