Hiện nay, trên thế giới đã có hàng triệu người chết mỗi năm do nhồi máu cơ tim, trong số đó có 25% bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính không qua khỏi. Số lượng bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim không ngừng tăng lên, báo hiệu một căn bệnh nguy hiểm mà chúng ta cần nên phòng tránh từ ban đầu.
Để có thể chẩn sớm đoán nhồi máu cơ tim, việc thực hiện thăm dò các triệu chứng lâm sàng qua các xét nghiệm, trong đó tiêu biểu nhất là xét nghiệm Hs – Troponin. Việc áp dụng xét nghiệm Troponin T vào thực hành lâm sàng là một bước tiến quan trọng trong y học, làm giảm tỉ lệ bỏ sót và loại trừ sớm nhồi máu cơ tim cấp với giá trị dự báo âm tính rất cao.
Xét nghiệm Troponin T là gì?
Troponin (TnT) là phức hợp protein nằm trong các sợi mảnh của sợi cơ tim, có vai trò tham gia vào quá trình điều hòa sự co cơ tim. Phức hợp của Troponin gồm ba thành phần chính:
- Troponin C
- Troponin I
- Troponin T.
Trong đó, Troponin C gắn kết với canxi có ở cả cơ tim lẫn cơ xương. Do tính đặc hiệu cao về mô học, Troponin I Hs và Troponin T Hs được xem là một dạng đặc hiệu của cơ tim. Khi có dấu hiệu hoại tử cơ tim, Troponin được phóng thích vào máu, do đó khi thực hiện xét nghiệm sẽ phát hiện Troponin I hoặc T trong máu. Vì thế, nó đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
Xét nghiệm Troponin T Hs (xét nghiệm HS-cTnT) là xét nghiệm miễn dịch trong ống nghiệm (in vitro) để định lượng Troponin T vì Troponin T có độ nhạy cao với các tổn thương cơ tim và là dấu ấn đặc hiệu để xác định những tổn thương xảy ra tại cơ tim.
Xét nghiệm Hs – Troponin có thể được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác để làm cơ sở chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nhồi máu cơ tim như:
- Đo điện tâm đồ ECG
- Chụp động mạch vành
- Siêu âm tâm
- Xét nghiệm máu
- …
Hiện nay, Hs – Troponin T được định lượng bằng máy phân tích miễn dịch Cobas E của Roche (Thuỵ Sĩ) thông qua phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang ECLIA cùng hai kháng thể đơn dòng đặc hiệu có tác dụng kháng trực tiếp TnT tim người.
Mục đích của xét nghiệm Troponin T là gì?
Xét nghiệm Troponin T được chỉ định thực hiện để chẩn đoán tổn thương cơ tim, điển hình là nhồi máu cơ tim. Vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao với giá trị tiên đoán tốt nên xét nghiệm TnT đã được đề nghị sử dụng để đo lường ở những bệnh nhân:
- Suy thận mạn tính: TnT thường tăng ở các bệnh nhân mắc suy thận mạn tính tiền thẩm phân phúc mạc, tăng cao trước khi xảy ra các biến cố tim mạch khác.
- Bệnh mạch vành: Người bệnh có thể có tiên lượng bệnh cảnh ngắn, trung và dài hạn.
- Xác định dành cho những bệnh nhân nào đang có lợi ích với liệu pháp chống huyết khối.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng gợi ý cơn đau tim chẳng hạn như bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm:
- Đau ngực
- Khó thở
- Nhịp tim nhanh
- Chóng mặt
- Mệt mỏi.
Thông thường, các bác sĩ sẽ không sử dụng đơn độc kết quả nồng độ Troponin để chẩn đoán bệnh suy tim mà cần kết hợp các triệu chứng và các kết quả xét nghiệm khác như kiểm tra thể chất hoặc điện tâm đồ (ECG). Để từ đó có thể chẩn đoán, đưa ra các quyết định điều trị và các phương pháp cho phù hợp.
>>> Tham khảo: Suy tim phải là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị suy tim cấp
Các chỉ số khi thực hiện xét nghiệm Troponin T có ý nghĩa gì?
Giá trị tăng
Xét nghiệm Troponin T có chỉ số tăng đồng nghĩa với việc cơ thể xảy ra một số tổn thương cơ tim. Mức Troponin tăng cao đáng kể là dấu hiệu cho thấy một cơn đau tim đã xảy ra. Ngoài ra, mức độ TnT có thể tăng trong một số trường hợp:
- Nhịp tim nhanh bất thường.
- Tăng áp lực động mạch phổi.
- Tắc nghẽn động mạch phổi do cục máu đông, chất béo hoặc các tế bào khối u.
- Suy tim sung huyết.
- Co thắt động mạch vành.
- Viêm cơ tim.
- Tập thể dục vất vả như chạy marathon.
- Do hấn thương làm tổn thương tim.
- Suy yếu cơ tim.
Bên cạnh đó, một số biện pháp y tế cũng làm mức Troponin tăng như:
- Đặt stent.
- Khử rung tim/ Sốc điện.
- Phẫu thuật tim mở.
- Cắt bỏ tín hiệu điện tim bằng tần số vô tuyến rf.
Chỉ số Troponin T bình thường
Mức độ Troponin bình thường 12g sau khi đau ngực bắt đầu thì có thể cơn đau tim không thể xảy ra. Tùy theo độ tuổi, giá trị xét nghiệm TnT bình thường sẽ khác nhau, cụ thể:
- Dưới 50 tuổi: <14 ng/L.
- 50 – 75 tuổi: < 16 ng/L.
- Trên 75 tuổi: < 70,6 ng/L.
Mức độ bình thường này có thể thay đổi ở các phòng xét nghiệm không giống nhau. Một số bệnh viện sẽ sử dụng phép đo hoặc thử nghiệm với nhiều mẫu khác nhau. Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, do thiếu oxy khiến màng tế bào bị tổn thương và làm các protein tế bào khuếch tán và tràn vào máu. Phụ thuộc vào độ lớn mô tim bị tổn thương, TnT sẽ tăng với mức độ khác nhau.
So với những xét nghiệm được thực hiện trước đây, xét nghiệm Troponin T hiện nay có thể cho phép phát hiện tất cả những tổn thương cơ tim ở mức độ nhẹ có thể xảy ra như suy tim, loạn nhịp tim đến khi bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính.
Trên thực tế, xét nghiệm Troponin T được chỉ định ngay trong 2 – 3g sau khi tiếp nhận người bệnh bị tổn thương cơ tim để chẩn đoán phát hiện và loại trừ nhồi máu cơ tim. Việc thực hiện xét nghiệm TnT khi tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương cơ tim có thể xảy ra trong một số trường hợp và gợi ý chẩn đoán như sau:
>>> Tìm hiểu thêm: Lọc máu có nguy hiểm không? Những điều cần biết về lọc thận
Chỉ số TnT bình thường < 14 ng/L
- Tiến hành xét nghiệm lại sau khoảng 3 – 6g.
- Nếu kết quả không đổi nghĩa là không phải nhồi máu cơ tim.
- Chỉ số T tăng hơn 50% so với giá trị ban đầu: Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Chỉ số TnT tăng trong khoảng 14 – 53 ng/L
- Sau khoảng 3 – 6 giờ, tiến hành xét nghiệm đợt 2.
- Nếu chỉ số TnT tăng hơn 50% so với giá trị ban đầu: Có thể chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Chỉ số TnT > trên 53 ng/L
- Tổn thương cơ tim có thể xảy ra, để xác định chẩn đoán cần tiến hành xét nghiệm thêm một lần nữa sau khoảng 3 – 6 giờ.
- Chỉ số Troponin T HS tăng hơn 530% so với giá trị ban đầu: Khẳng định chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
- Những bệnh nhân cao tuổi có chỉ số TnT cao 86,8 ng/L: Có thể khẳng định chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Có thể thấy, xét nghiệm Troponin T có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm nhất các vấn đề liên quan đến tim mạch để phục vụ công tác chữa và điều trị bệnh được tốt nhất.
Xét nghiệm Troponin T Hs được chỉ định trong trường hợp nào?
Sau khi cơn nhồi máu cơ tim cấp xảy ra (thông thường là 3-4g sau) nồng độ Troponin T sẽ tăng lên, đỉnh điểm có thể kéo dài lên đến 2 tuần. Vì vậy, xét nghiệm Troponin được chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:
- Dùng để chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp và theo dõi tiến triển của bệnh nhân khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực không ổn định nhưng trên tâm điện đồ không hoặc có chênh ST.
- Tiên lượng của bệnh nhân mắc mạch vành cấp trong thời gian từ gần đến trung bình, lâu dài.
- Đo lường và cảnh báo nguy cơ tử vong đối với các bệnh nhân suy thận mạn tính trước khi nhồi máu cơ tim xảy ra mà các xét nghiệm Troponin không phát hiện được.
- Đánh giá hiệu quả điều trị huyết khối và mức độ bệnh mạch vành tim.
- Đánh giá tiên lượng và khả năng xuất hiện hoặc tái phát các bệnh lý cơ tim.
Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ TnT
Bình thường, nồng độ Troponin T sẽ được tính bằng Nanogam/ Mililit máu (ng/ml). Các mức độ Troponin T gồm:
- Dưới 0,04 ng/ml: Bình thường
- Trên 0,40 ng/ml: Có thể xảy ra đau tim.
- Kết quả trong khoảng 0,04 – 0,39 ng/ml: Có vấn đề về tim.
Tuy nhiên, một số người khỏe mạnh bình thường vẫn có nồng độ TnT cao hơn mức bình thường. Nếu kết quả nằm trong phạm vi này, bệnh nhân có thể làm các xét nghiệm liên quan để kiểm tra các triệu chứng khác trước khi đưa ra chẩn đoán chính thức. Nồng độ TnT cao thường gợi ý một người có tiền sử bị đau tim. Đôi khi, điều này có thể xảy ra nếu máu nuôi cơ tim đột nhiên bị chặn lại, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng nồng độ Troponin T có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm trùng tim.
- Suy tim.
- Suy thận.
- Bệnh thận mạn tính.
- Tổn thương do hậu hóa trị.
- Thuyên tắc phổi.
- Viêm cơ tim.
- Bệnh mạch vành.
- Sử dụng thuốc kích thích trong thời gian dài như cocaine.
- Bị các chấn thương do va đập mạnh vào ngực.
Đôi khi, nồng độ troponin T thấp có thể gặp ở các bệnh nhân trên lâm sàng như:
- Suy tim thiếu máu cục bộ.
- Suy tim không thiếu máu cục bộ.
- Suy thận.
- Nhiễm trùng huyết.
- Đái tháo đường.
- Viêm cơ tim.
- Giập cơ tim.
- Thuyên tắc phổi.
- Nhiễm độc tim do thuốc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Cách điều trị nhịp tim chậm
Phương pháp điều trị sau khi có kết quả xét nghiệm Troponin T
Trong bất kỳ phương pháp điều trị nào đều cần tập trung vào việc tìm kiếm và giải quyết nguyên nhân cơ bản, nhồi máu cơ tim cũng vậy. Trước hết chúng ta phải tìm hiểu được nguyên nguyên gây ra sự thay đổi nồng độ TnT là gì? Điều trị một cơn đau tim có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào việc tắc nghẽn dòng máu đến nuôi tim là một phần hay toàn bộ?
Điều trị nồng độ Troponin T cao phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Điển hình là đối với những người bị đau tim, bác sĩ cần điều trị nhanh chóng và kịp thời nhằm tái thông mạch máu nuôi tim. Dựa vào xét nghiệm Troponin T để đánh giá liệu tim của một người có tổn thương hay không? Không chỉ vậy, mức Troponin T cao hơn bình thường cũng có thể chỉ ra các chấn thương và tình trạng khác ảnh hưởng đến tim.
Các phương pháp điều trị thông thường của cơn đau tim thường được áp dụng:
- Thuốc làm tan máu đông.
- Nong mạch vành, đặt stent.
- Phẫu thuật cầu nối chủ và mạch vành.
- Loại bỏ vùng tim hoại tử bằng sóng radio.
Tìm hiểu thêm về xét nghiệm CK – MB
Xét nghiệm CK – MB là gì?
CK (Creatine Kinase) là một enzym xúc tác giúp cho phản ứng biến creatine thành phosphocreatine với sự tham gia của một phân tử ATP. Có 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc khác nhau được tổ hợp tạo thành:
- Chuỗi M (Muscle) có nguồn gốc cơ.
- Chuỗi B (Brain) có nguồn gốc não.
Vì thế mà CK sẽ có 3 isoenzyme bao gồm:
- CK-MB.
- CK-MM.
- CK-BB.
Xét nghiệm CK- MB là một trong những phương pháp chẩn đoán nhồi máu cơ tim được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Để phát hiện các triệu chứng tái phát cũng như các triệu chứng mới của tình trạng bệnh, Việc thực hiện xét nghiệm CK-MB đóng góp rất lớn trong các chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim.
Chỉ số CK trong máu có ý nghĩa như thế nào?
Giá trị của xét nghiệm CK – MB bình thường sẽ phụ thuộc vào giới tính:
- Nam: 38- 174 U/L.
- Nữ: 26-140 U/L.
- Hoạt độ CK-MB: <25 U/L.
- Tỷ số CK-MB/CK = 2,5-3%.
- Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim thì giá trị cut-of của CK-MB ≥ 6%.
Những bệnh nhân có kết quả chỉ số CK trong máu cao sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nhắc lại 3 – 4 lần trong vòng 24 giờ ở những bệnh nhân có cơn đau ngực kéo dài, mới có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng là nhồi máu cơ tim.
>>> Đọc thêm: Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Một số biện pháp phòng và ngừa nhồi máu cơ tim xảy ra
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các tai biến nguy hiểm. Sau đây là một số gợi ý giúp mọi người phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim và duy trì sức khỏe tốt để tránh bị bệnh:
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, học tập và làm việc khoa học.
- Nói không với các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên rèn luyện và tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường.
==
Hiện tại, ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê công khai đầy đủ về số bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhưng dấu hiệu tử vong ngày càng tăng. Việc chẩn đoán và thăm dò các nguy cơ gây ra bệnh tim mạch trong thời gian sớm là điều vô cùng cần thiết.
Troponin T là 1 xét nghiệm đặc hiệu nhưng lại đơn giản, dễ thực hiện, giúp các các bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh nhồi máu cơ tim. Qua đó, cho phép rút ngắn thời gian điều trị, giảm thời gian và chi phí chăm sóc, đồng thời giảm gánh nặng tâm lý đối với bệnh nhân và người nhà.