Hội chứng thận hư ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng thận hư ở trẻ là một loại bệnh lý cầu thận thường thấy hiện nay. Tỷ lệ nhiễm bệnh hằng năm đạt 1/50.000 trẻ. Hội chứng này cực kỳ nguy hiểm với những biến chứng có thể cướp đi tính mạng của trẻ. Vì vậy phụ huynh nên đặc biệt lưu ý để phát hiện và chữa trị kịp thời. Hãy cùng Hormonetuyengiap.com tìm hiểu ngay sau đây!

Định nghĩa hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư ở trẻ em được hiểu là một hàm lượng lớn Protein (cụ thể là Albumin) bị mất qua nước tiểu. Hội chứng thận hư tiếng anh có tên Nephrotic Syndrome, lượng Albumin mất đi đủ để gây ra tình trạng giảm Protein máu.

Mặt khác, khi nồng độ Protein có trong máu ở ngưỡng thấp báo động thì nước sẽ thoát từ lòng mạch ra mô kẽ và gây phù nề. Phù trong hội chứng thận hư có thể diễn ra tại nhiều cơ quan khác nhau cũng như một số thời điểm nhất định trong ngày.

Hội chứng thận hư ở trẻ

Những vị trí có tỷ lệ bị phù cao nhất như bụng, bìu, mắt và 2 chi dưới. Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi có khả năng mắc hội chứng thận hư bệnh học cao nhất. Nếu không phát hiện và điều trị hội chứng thận hư từ sớm, tình trạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé.

Nguyên nhân phổ thông gây ra hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng này tương đối phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ ràng tính đến thời điểm hiện tại. Một số giả thuyết cho rằng cơ chế miễn dịch trong cơ thể trẻ có mối tương quan với hội chứng thận hư.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra hội chứng thận hư không có tính chất di truyền (cần được nghiên cứu thêm) và lây nhiễm. Hội chứng được ghi nhận không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư đúng quy cách

Tiêu chuẩn chẩn đoán thận hư ở trẻ được tổng hợp lại như dưới đây:

  • Tình trạng phù ở một vài vị trí;
  • Hàm lượng Protein niệu > 3.5g/ngày;
  • Nồng độ Protein trong máu giảm xuống dưới mức 60g/l và Albumin máu thấp hơn 30g/l;
  • Nồng độ Cholesterol trong máu tăng lớn hơn hoặc bằng 6.5 mmol/l;
  • Có trụ mỡ và hạt mỡ lưỡng chiết trong nước tiểu.

Cơ sở để chẩn đoán hội chứng thận hư thường căn cứ vào hàm lượng Protein, Albumin trong máu và Protein niệu. Mặt khác, các yếu tố khác có khả năng không xuất hiện khi trẻ mắc hội chứng thận hư.

Biểu hiện hội chứng thận hư ở trẻ

Triệu chứng hội chứng thận hư ở trẻ rất khó nhận biết trong khoảng thời gian đầu, thường thấy nhất là tình trạng phù mi nhẹ ở buổi sáng. Triệu chứng có xu hướng tự khỏi khi xuất hiện trong giai đoạn mới bị.

Hội chứng thận hư ở trẻ thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác từ các bác sĩ không chuyên khoa nhi. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ vì điều trị sai phác đồ và xử lý không kịp thời.

Hội chứng thận hư tiếng anh

>>> Tham khảo ngay: Nhiễm toan Ceton – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Hội chứng thận hư ở đa số bệnh nhi may mắn là lành tính, tiên lượng tốt trong trường hợp chẩn đoán từ sớm và thực hiện điều trị đúng theo phác đồ. Hiện tượng tăng Lipid máu, giảm đạm trong máu và đạm niệu tăng cao khi thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng.

Nếu các triệu chứng phát hiện muộn, tình trạng có thể diễn biến phức tạp và trở nặng. Đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như phù phổi cấp, suy thận mạn, suy thận và nhiễm trùng cấp.

Cách điều trị hội chứng thận hư ở trẻ đúng quy cách

Việc điều trị hội chứng thận hư sẽ căn cứ vào bệnh án hội chứng thận hư ở trẻ em để đạt kết quả tốt nhất. Quá trình điều trị hội chứng thận hư phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị hội chứng thận hư được cấp bởi Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ.

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư ở trẻ ưu tiên hàng đầu và phổ biến nhất là việc kê đơn thuốc Steroid với 2 loại thuốc: Prednisone và Prednisolone. Đây là những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị hội chứng thận hư ở trẻ.

Thời gian sử dụng thường kéo dài, bệnh nhi và phụ huynh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thận nhi. Nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ cải thiện tình trạng bệnh lên đến 80% khi áp dụng phương pháp điều trị trên.

Trong các trường hợp trẻ thuộc dạng bệnh nặng, hiện tượng phù xuất hiện trên khắp cơ thể thì bác sĩ nên tham khảo thêm một vài liệu pháp điều trị đặc hiệu khác để giảm phù. Phổ biến nhất hiện nay chính là lợi tiểu kết hợp và truyền Albumin.

Việc điều trị phù nề bằng liệu pháp truyền Albumin phải được giám sát chặt chẽ và tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ. Hơn nữa, bệnh nhi cần phải nhập viện và theo dõi sát sao trong môi trường bệnh viện. Vì trong quá trình truyền Albumin một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng có thể diễn ra (suy thận cấp hay phù phổi cấp).

Một đặc điểm mà bác sĩ và người nhà cần lưu ý là hội chứng thận hư ở trẻ rất dễ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị, trẻ cũng có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ vì độc tính kéo dài khi dùng thuốc ức chế miễn dịch và Prednisolone.

điều trị hội chứng thận hư

Chính vì vậy, trẻ cần được chẩn đoán trong thời gian đầu, tiến hành theo dõi kỹ càng và cấp cứu bởi bác sĩ chuyên khoa thận nhi với nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, trẻ mắc hội chứng thận hư nên tránh tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn vì dễ có biến chứng bội nhiễm do khả năng miễn dịch suy yếu.

Liệu rằng hội chứng thận hư có chữa khỏi được không?

Hội chứng thận hư ở trẻ thực chất là một căn bệnh mạn tính, bệnh diễn biến đột ngột theo từng đợt và mốc thời gian nhất định. Các phương pháp điều trị theo phác đồ giúp làm thuyên giảm hoàn toàn các triệu chứng bệnh.

Thế nhưng, bản chất của hội chứng thận hư có khả năng tái phát rất lớn. Do đó, bệnh nhi cần phải được theo dõi điều trị trong khoảng thời gian dài, thậm chí là nhiều năm. Bệnh nhi và gia đình cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, không nên tự ý thay đổi bất kỳ yếu tố nào.

Mục tiêu lớn nhất của việc điều trị chính là giảm triệu chứng, kéo dài thời gian lui bệnh, ngăn ngừa biến chứng và làm chậm quá trình tổn thương thận ở bệnh nhi.

>>> Đọc thêm: Thuốc Berlthyrox 100 – Công dụng, chỉ định và cách dùng

Hướng dẫn cách xử lý khi hội chứng thận hư kháng thuốc

Kháng thuốc Corticoid

Bệnh nhi sau khi điều trị hội chứng thận hư bằng Prednisone (2 mg/kg/ngày) trong suốt 4 tuần kết hợp truyền Methylprednisolone (1g/1.73m2/2 ngày) 3 lần nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm. Nguyên nhân chính là sự xuất hiện của hội chứng thận hư kháng Corticoid.

Phỏng theo thống kê từ các bệnh viện lớn, tỷ lệ khoảng 10% bệnh nhi mắc chứng thận hư tiên phát sẽ gặp tình trạng này. Đồng thời, bé nam có tỷ lệ mắc cao hơn các bé gái. Tình trạng kháng thuốc Corticoid là tác nhân chính gây nên bệnh lý suy thận mạn tính.

Trong tình huống bệnh nhi điều trị nhiều ngày thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thuốc Corticoid: chậm phát triển thể chất, hội chứng Cushing, đục thủy tinh thể và tăng huyết áp,… Tình trạng kháng thuốc gây ra rất nhiều trở ngại cho quá trình điều trị.

Biến chứng của tình trạng kháng thuốc Corticoid

Bệnh nhi mắc phải tình trạng này có thể phải chịu ảnh hưởng của nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như là:

  • Hệ thần kinh giảm hoạt động, điện não bị ức chế hoạt động và rối loạn tâm thần, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm hay ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
  • Hệ tim mạch bị ảnh hưởng, giữ nước, tăng huyết áp và giữ muối trong thân thể khiến bệnh nhi mắc suy tim ứ huyết. Tình trạng giảm Kali máu nặng do kiềm máu khi kết hợp thuốc thải muối lợi tiểu.
  • Bệnh tiêu hóa, các tình trạng xuất huyết dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, biến chứng viêm loét dạ dày (tá tràng), viêm tụy, thủng ruột, dạ dày gây nên các triệu chứng ói ra máu hay đi ngoài phân đen.
  • Biến chứng về mắt, tăng nhãn áp hay gây đục thủy tinh thể dưới và sau bao.
  • Rối loạn chuyển hóa, người bệnh dễ tăng đường huyết, mỡ máu dẫn tới tình trạng Cushing (khuôn mặt tròn và đỏ, màu tím trên da bụng, da mỏng, trầm cảm, mệt mỏi, cơ yếu, cáu gắt,…). Trường hợp uống thuốc Methylprednisolon có khả năng khởi phát đái tháo đường hoặc khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
  • Khả năng miễn dịch suy yếu, bệnh nhi dễ mắc các bệnh lý lây nhiễm như bệnh lao vì nhiễm khuẩn, viêm gan virus hoặc nhiễm trùng. Đặc biệt có thể gây giảm đáp ứng miễn dịch.
  • Hệ nội tiết, bệnh nhi có thể chậm lớn và suy dinh dưỡng, đột ngột dừng thuốc sẽ gây ra suy tuyến thượng thận cấp kèm theo hội chứng thận hư.
  • Xương và cơ, tình trạng loãng xương tiến diễn theo chiều hướng xấu, nặng hơn có thể bị gãy xương tự phát hay thân đốt sống bị xẹp lún chỉ cần tác động nhẹ. Trẻ bị gãy xương rất lâu mới liền xương trở lại. Phản ứng dị hóa Protein ở Corticoid còn gây đau cơ và teo cơ.
  • Đột ngột dừng thuốc, việc này vô cùng nguy hiểm vì các biến chứng suy tuyến thượng thận cấp và suy tuyến thượng thận muộn có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhi.

bệnh án hội chứng thận hư ở trẻ em

Kháng Steroid

Tình trạng kháng thuốc Steroid dù không mong muốn nhưng bệnh nhi điều trị hội chứng thận hư vẫn có khả năng mắc phải. Việc điều trị sẽ gặp vô vàn khó khăn với tình trạng này.

  • Bệnh nhi cần được bổ sung đạm, Vitamin D và Canxi để hạn chế biến chứng loãng xương và phát triển chậm ở trẻ trở nặng.
  • Bác sĩ cân nhắc sử dụng các dẫn xuất tổng hợp từ Steroid vì chúng thường ít gây tình trạng giữ Natri, tích nước. Đồng thời, hàm lượng Kali được bài tiết nhiều hơn giúp giảm nhược cơ, phù nề ở trẻ.
  • Cân nhắc sử dụng liệu pháp phù hợp sau thời gian điều trị.
  • Kiểm tra định kỳ tình trạng hội chứng thận hư và tình trạng sức khỏe để điều chỉnh liều lượng thuốc.
  • Chia thành nhiều đợt uống thuốc, sử dụng liều thấp ngắt quãng và không nên kéo dài liều cao.
  • Nếu muốn ngưng dùng thuốc, bệnh nhi nên giảm liều từ từ để tránh các biến chứng nghiêm trọng khi dừng Steroid đột ngột.

 >>> Có thể bạn quan tâm: Myxedema là gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Giải Pháp Điều Trị

Những câu hỏi thường gặp đối với hội chứng thận hư ở trẻ

Thuật ngữ Plasma Protein là gì?

Thuật ngữ Plasma Protein dùng để miêu tả nồng độ Protein trong máu với thành phần chính gồm Globulin (38%), Albumin (55%) và Fibrinogen (7%). Protein máu có nhiều vai trò khác nhau như vận chuyển nội tiết tố, chất béo, khoáng chất và Vitamin trong nhiều hoạt động hay duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.

Các Protein máu khác hoạt động tương tự như một Enzym, các chất ức chế Protease, thành phần bổ sung hay tiền chất Kinin. Plasma Protein còn giúp cơ thể vận chuyển Enzyme và hormone. Chúng là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ cơ thể và góp phần cân bằng pH máu.

Protein máu là chất tham gia vào cấu tạo cơ thể, đồng thời tạo ra áp lực keo giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi nước và vận chuyển các chất.

Phác đồ điều trị bệnh thận IgA là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu phác đồ điều trị, chúng ta cùng điểm qua khái niệm bệnh thận IgA (IgA Nephropathy). Đây là một trong các tổn thương cầu thận thường gặp đối với bệnh lý viêm cầu thận. Người da trắng và da vàng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các quần thể khác.

Hai mục tiêu căn bản nhất trong phác đồ điều trị bệnh thận IgA là giảm Albumin niệu (thấp hơn 0.5g/ngày) và khống chế huyết áp. Người bệnh nên sử dụng thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB) hay thuốc ức chế men chuyển (ACE) để đạt kết quả tốt nhất.

Protein trong nước tiểu

Nếu người bệnh không đạt được tiêu chí ban đầu, bác sĩ nên cân nhắc kê thêm thuốc Corticosteroid khi lượng Protein trong nước tiểu trong 1 ngày nhiều hơn 1g. Đồng thời, cân nhắc sử dụng thêm kết hợp thuốc độc tế bào khi suy thận phát triển nhanh và tổn thương hình liềm ở sinh tiết thận.

Phẫu thuật cắt Amidan khống chế triệu chứng lâm sàng của bệnh thận IgA so với chỉ điều trị bằng Steroid. Người bệnh có mức lọc cầu thận giảm và protein niệu nặng có thể xem xét biện pháp điều trị thêm vào Axit béo Omega-3.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hội chứng thận hư ở trẻ, hội chứng liên quan đến hàm lượng Protein bị thất thoát qua nước tiểu. Tình trạng phù nề là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ mắc phải hội chứng thận hư.

Phụ huynh nên theo dõi thông tin về các triệu chứng của hội chứng để phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời. Đồng thời, cách xử trí khi trẻ mắc hội chứng thận hư kháng thuốc nguy hiểm.

Song song đó, những thông tin liên quan đến Plasma Protein và phác đồ điều trị bệnh thận IgA cũng đã được giới thiệu đến độc giả. Thêm vào đó, độc giả còn có thể tham khảo các thông tin liên quan đến hội chứng này thông qua bài giảng hội chứng thận hư.

 >>> Đọc ngay: Tuyến yên là gì? Vị trí, vai trò và một số bệnh tuyến yên thường gặp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *