Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến và là một trong 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới hiện nay. Ung thư CTC được xếp vào căn bệnh nguy hiểm vì không có triệu chứng rõ ràng, tiến triển thầm lặng khiến người bệnh chủ quan, không điều trị. Tuy nhiên, K cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều kịp thời.
Vậy chúng ta nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung từ khi nào và thực hiện nó ra sao? Các thông tin liên quan về ung thư cổ tử cung sẽ được Hormonetuyengiap.com cung cấp dưới đây, mời bạn cùng tìm hiểu.
Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung (Cervical cancer)
Cổ tử cung là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng và lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Bệnh sẽ khởi phát tại cổ tử cung – khe hẹp nối âm đạo và tử cung.
Bình thường, cổ trong cổ tử cung sẽ có màu hồng khoẻ mạnh với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. K cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng tạo ra khối u trong cổ tử cung và xâm lấn các khu vực xung quanh.
Phân loại ung thư CTC
- Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma) và tế bào gai (SCC).
- Ung thư biểu mô tế bào nhỏ.
- Ung thư mô liên kết – tuyến.
- Ung thư lympho.
- Ung thư hắc tố.
Tỷ lệ mắc bệnh
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vẩy với tỷ lệ tới 80 – 90%. Tiếp theo là ung thư biểu mô tuyến, đây là loại ung thư phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này phát triển dựa trên các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung.
Độ tuổi
- Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường rơi vào ở độ tuổi trung niên, được chẩn đoán ở phụ nữ từ 35 – 45 tuổi.
- Các bạn gái trẻ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến cao hơn.
- Trong nhiều số liệu cho thấy đối tượng nữ giới dưới 20 tuổi hiếm khi bị mắc bệnh, trong khi đó các bệnh nhân trên 65 tuổi thường gặp tình trạng bệnh nặng hơn do không làm xét nghiệm sàng lọc trước đó.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là gì?
Theo các thống kê của WHO cho thấy, khoảng 99% trường hợp ung thư CTC đều liên quan đến virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Loại virus này có thể xâm nhập vào tế bào và khiến các tế bào biến đổi. Nó có hơn 100 týp với khoảng 15 týp được xếp vào nhóm có nguy cơ hình thành các khối u ác tính cổ tử cung. Trong đó, các týp 16 và 18 chiếm đến hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới, tiếp đến là týp 31 và 45.
Bên cạnh virus HPV gây ra còn một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung như:
- Hút thuốc lá: Phụ nữ thuốc có nguy cơ mắc ung thư CTC cao gấp đôi so với phụ nữ không hút thuốc. Chất độc hại có trong thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có K cổ tử cung.
- Quan hệ tình dục sớm.
- Quan hệ với nhiều người.
- Quan hệ tình dục không có sử dụng biện pháp an toàn.
- Sinh đẻ nhiều lần > 5 đứa con.
- Sinh con từ quá trẻ < 17 tuổi.
- Vệ sinh không đúng cách.
- Viêm cổ tử cung mãn tính.
- Suy giảm miễn dịch.
- Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài > 5 năm.
>>> Kiến thức bổ ích: Tăng canxi máu: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nguy hiểm
Tại sao xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung lại rất quan trọng?
HPV lây truyền từ người này sang người khi hoạt động tình dục và nhiễm virus HPV thường không gây ra triệu chứng. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi, tuy nhiên ở một số phụ nữ, HPV không thể tự biến mất. Với trường hợp người bệnh nhiễm chủng HPV có nguy cơ cao tồn tại trong một thời gian dài có thể gây ra những thay đổi nghiêm trọng hơn trong các tế bào cổ tử cung. Thông thường sẽ mất từ 3-7 năm để những thay đổi này dẫn đến ung thư.
Vì thế, việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể giúp phát hiện những thay đổi này trước khi chúng chính thức chuyển sang giai đoạn ung thư. Phụ nữ nên thực hiện kiểm tra thường xuyên để xem các xét nghiệm tế bào cổ tử cung có bình thường không? Ung thư CTC có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm, bệnh K này phát triển tới giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống sót của người bệnh rất thấp.
Việc tầm soát ung thư CTC định kỳ không chỉ giúp bệnh nhân phát hiện ra ung thư và có phác đồ điều trị hiệu quả mà còn giúp người bệnh có các kế hoạch phòng tránh ung thư từ các dấu hiệu bất thường của tế bào tại cổ tử cung.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thực hiện như thế nào?
Phương pháp thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán, phát hiện và ngăn chặn ung thư cổ tử cung từ sớm – căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Qua nhiều năm dưới tác động của các nhân gây bệnh, các tế bào HPV dần xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng K cổ tử cung thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác nên bệnh nhân khó nhận biết. Đa số các đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư CTC đều do chưa thực hiện hiện tầm soát UT trước đó.
Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
Hiện nay, gói tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm PAP (ThinPrep Pap hoặc Pap Smear) và xét nghiệm HPV. Cả hai xét nghiệm này đều sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung. Quá trình sàng lọc tế bào tử cung rất đơn giản và nhanh chóng.
Xét nghiệm Papanicolaou là gì?
Đây là kỹ thuật kinh điển được thực hiện trên thế giới từ hơn 70 năm qua dùng để sàng lọc các tế bào cổ tử cung bất thường. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào CTC phết trực tiếp lên lam kính, rồi đưa đến phòng xét nghiệm để xử lý và đọc kết quả dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm Pap được tiến hành như thế nào?
Bệnh nhân khi thực hiện xét nghiệm này sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên giường, hai đầu gối co lại. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt đưa nhẹ nhàng vào bên trong âm đạo để có thể nhìn thấy rõ khu vực cổ tử cung.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng bàn chải hoặc thìa nhỏ để lấy tế bào mẫu ở cổ tử cung. Mẫu này sẽ được phết lên lam kính rồi chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích kết quả.
Quá trình lấy mẫu chỉ kéo dài trong vòng vài phút và không gây đau. Sau xét nghiệm, bệnh nhân có thể thấy khó chịu, bị chuột rút hoặc chảy máu âm đạo nhẹ. Nếu tình trạng chảy máu âm đạo két dài và không dứt cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Xét nghiệm Pap Smear là gì?
Pap Smear là xét nghiệm tế bào học để tầm soát và phát hiện ra những tế bào bất thường ở cổ tử cung phụ nữ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra tế bào ở khu vực ở cổ tử cung.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Làm xét nghiệm Pap Smear bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm Pap Smear giúp phát hiện ra các bất thường ở cấu trúc và hoạt động của tế bào của cổ tử cung, từ đó có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh từ sớm. Chỉ với 5 phút để lấy mẫu xét nghiệm và bệnh nhân có thể nhận kết quả sau 24g.
Tầm soát ung thư cổ tử cung nên thực hiện bao nhiêu lâu một lần?
Thời điểm thực hiện tầm soát ung thư CTC phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của bệnh nhân:
- Các bạn nữ từ 21 – 29 tuổi: Khuyến khích làm xét nghiệm PAP (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) 3 năm/1 lần.
- Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi: Ưu tiên nên làm xét nghiệm PAP và HPV đồng thời 5 năm/1 lần hoặc người bệnh có thể làm xét nghiệm PAP mỗi 3 năm/1 lần vẫn được.
Phụ nữ chỉ nên ngừng dừng sàng lọc ung thư cổ tử cung khi trên 65 tuổi nếu:
- Không bị tiền ung thư cổ tử cung
- Không có tiền sử tế bào CTC bất thường ở mức độ trung bình hoặc cao.
- Xét nghiệm Pap không ác tính.
- Kết quả xét nghiệm pap âm tính 3 lần liên tiếp.
- Kết quả xét nghiệm 2 lần đồng âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm.
- Kết quả âm tính được thực hiện trong vòng 5 năm gần đây nhất.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt tử cung có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?
Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt tử cung thì vẫn có thể cần sàng lọc. Thực hiện này dựa trên việc liệu cổ tử cung đã được cắt bỏ hay chưa, nguyên nhân cắt bỏ tử cung và các tiền sử thay đổi tế bào CTC mức độ vừa, nặng hay ung thư cổ tử cung?
Ngay cả khi tại thời điểm cắt bỏ tử cung, các tế bào CTC vẫn có thể có mặt ở phía trên của âm đạo. Tính từ thời điểm phẫu thuật, nếu bệnh nhân có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc thay đổi tế bào cổ tử cung, các bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh nên tiếp tục sàng lọc trong các năm tiếp theo.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư CTC bất thường thì nên làm gì?
Nhiều phụ nữ có kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường, tuy nhiên không có nghĩa là mình bị ung thư mà thường phải mất vài năm để những thay đổi này trở thành ung thư.
Nếu có kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường, bệnh nhân nên thực hiện các xét nghiệm bổ sung để có thể chính thức chẩn đoán ung thư CTC. Trong một số trường hợp khác, soi cổ tử cung và làm sinh thiết cổ tử cung được khuyến nghị để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của các biến đổi nguy hiểm này.
Khi những biến đổi ngày càng có nguy cơ phát triển bệnh cao, bệnh nhân cần điều trị để loại bỏ các tế bào bất thường. Người bệnh cần xét nghiệm theo dõi sau khi điều trị và sẽ được bác sĩ kiểm tra ung thư CTC thường xuyên sau khi quá trình theo dõi hoàn tất.
>>> Xem thêm: Chỉ số T-Score: Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
Kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có chính xác không?
Tương tự với xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm, sàng lọc ung thư cổ tử cung đôi khi cũng cho kết quả các tế bào bất thường trong khi các tế bào bình thường (hay còn gọi là dương tính giả) hoặc sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng có thể không phát hiện ra các tế bào bất thường (hay còn gọi là âm tính giả).
Để có kết quả xét nghiệm PAP được chính xác nhất, mọi người cần chú ý những điều dưới đây:
- Trước 2 ngày làm xét nghiệm, mọi người nên tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo, thuốc đặt âm đạo hay diệt tinh trùng,… vì nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Tránh làm các xét nghiệm sàng lọc khi đang có kinh nguyệt.
- Nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm PAP khoảng 20p.
Thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung không tốn quá nhiều thời gian. Các danh mục như khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh sẽ cho kết quả ngay sau quá trình khám. Trong khi đó, kết quả xét nghiệm chỉ mất 5 phút để thực hiện và sau 90 phút – 10 ngày sẽ có kết quả (phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân chọn).
Để tiết kiệm thời gian, bệnh nhân có thể hoàn tất quy trình thăm khám trong ngày tại bệnh viện và nhận kết quả online sau đó (với các xét nghiệm cho kết quả >2 ngày).
>>> Tham khảo: Lọc máu có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý về lọc thận
Tham khảo bảng giá tầm soát ung thư cổ tử cung
Trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến chi phí thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư CTC nên mức phí này sẽ khác nhau tại mỗi cơ sở y tế và chất lượng bệnh viện. Dưới đây là những mức phí thăm khám cơ bản mà mọi người có thể tham khảo:
- Phí dịch vụ khám bệnh: Từ vài chục đến vài trăm nghìn.
- Phí xét nghiệm tế bào CTC Pap Smear: Dao động từ khoảng 180.000 đồng – 700.000 đồng.
- Phí soi CTC: Khoảng 250.000 đồng.
- Phí xét nghiệm virus HPV: Từ 900.000 – 1.500.000 đồng.
Tại Việt Nam, có khoảng hơn 4100 phụ nữ đang phải sống chung với ung thư cổ tử cung và khoảng 2400 phụ nữ đã tử vong hàng năm vì căn bệnh này. Có thể nói, ung thư cổ tử cung là loại ung thư ám ảnh đối với phụ nữ trên toàn thế giới không chỉ riêng Việt Nam.
Tuy nhiên theo thời gian và phát triển của khoa học, nó đang trở thành một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa nhất nếu bạn thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên và điều trị theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bạn mạnh khỏe!