Lọc máu có nguy hiểm không? luôn là câu hỏi thường trực ở những bệnh nhân mắc chứng suy thận mạn. Đây là phương pháp phổ biến giúp kéo dài sự sống của những bệnh nhân trong thời kỳ cuối.
Cảm thông với những lo lắng mà người bệnh đang gặp phải, bài viết dưới đây Hormonetuyengiap.com sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời chính xác nhất với những thông tin chính xác!
Lọc thận là gì?
Lọc thận hay còn được gọi là lọc máu, phương pháp thay thế một vài chức năng chính của thận thông qua máy móc nhân tạo. Cách thức trị liệu này rất hiệu quả và mang lại sức khỏe bình thường cho nhiều bệnh nhân suy thận.
Chức năng thận lọc máu với số lượng khoảng từ 120 – 150 lít mỗi ngày. Vì vậy, nếu thận không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình sẽ dẫn đến chất thải tồn đọng và tích tụ trong máu dẫn đến hôn mê, nghiêm trọng hơn có thể tử vong.
Khi đó, người bệnh bắt buộc phải thực hiện việc chạy thận nhân tạo (lọc máu) để loại bỏ độc tố, thuốc (trong trường hợp nguy cấp) và ngăn ngừa các chất thải có trong máu đạt ngưỡng báo động.
Những phương pháp lọc máu được áp dụng nhiều nhất
Nhiều quốc gia có nền Y học phát triển với công nghệ hiện đại đang sử dụng 3 phương pháp lọc máu chính:
- Chạy thận nhân tạo ngắt quãng (lọc máu chu kỳ – Intermittent Hemodialysis/IHD);
- Liệu pháp lọc màng bụng – Peritoneal dialysis – PD;
- Phương pháp thay thế thận liên tục – Continuous Renal Replacement Therapy – CRRT.
Yếu tố sức khỏe của người bệnh và phương tiện thực hiện tại cơ sở y tế hay tình hình tài chính của người bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng liệu pháp nào. Thông tin cụ thể:
Lọc máu chu kỳ (IHD)
Nguyên tắc
Máu của người bệnh được trích xuất ra môi trường ngoài thông qua hệ thống dây dẫn, tiếp đó đi qua màng lọc nhân tạo. Máu sẽ được trao đổi chất với dịch lọc để loại trừ độc tố Ure cũng như nước dư thừa và cuối cùng đưa về lại cơ thể.
Yêu cầu
Đường lấy máu ở người bệnh cần đáp ứng đầy đủ số lượng cho quá trình lọc. Việc lấy có thể diễn ra thông qua cầu nối động tĩnh mạch được giải phẫu ở tay hay qua đường Catheter đặt ở vị trí các tĩnh mạch chính.
Thời gian
Thời gian diễn ra việc lọc máu chu kỳ thường từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi đợt kéo dài trong khoảng 3 – 4 tiếng. Thời gian chạy thận sẽ phụ thuộc vào tình trạng chức năng thận hiện tại và lượng máu ở mỗi người cũng như chất thải lọc được qua các lần lọc thận.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Lọc màng bụng (PD)
Cơ chế
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc khuếch tán máu, một loại dung dịch lọc máu vô trùng và giàu khoáng chất, Glucose được đưa vào cơ thể bằng ống vào khoang phúc mạc kèm màng bán thấm và màng phúc mạc.
Căn cứ vào khả năng lọc tự nhiên ở màng phúc mạc, dung dịch lọc sẽ lưu giữ lại trong màng bụng trong khoảng thời gian để hấp thụ chất thải. Sau đó chất lọc được dẫn lưu ra ngoài bằng đường ống.
Quy trình này được lặp đi lặp lại trong ngày và tiến hành qua đêm bằng hệ thống máy móc tự động.
Ưu điểm
Lợi điểm lớn nhất ở phương pháp lọc màng bụng chính là có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Ưu thế này mang lại sự thoải mái tối đa cho người bệnh.
Nhược điểm
Hiệu quả ở liệu pháp lọc màng bụng kém hơn so với chạy thận nhân tạo trong thực tế ở trường hợp bệnh nhân đã hết nước tiểu.
Biến chứng của lọc màng bụng
Nếu bác sĩ hoặc người nhà bệnh nếu không thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Viêm phúc mạc;
- Tế bào chỗ đặt Catheter bị nhiễm trùng;
- Biến chứng chuyển hóa:
- Tăng đường huyết;
- Rối loạn Lipid máu;
- Mất Protein.
- Biến chứng cơ học:
- Tràn dịch màng phổi;
- Thoát vị;
- Đau lưng.
Thay thế thận liên tục (CRRT)
Phương pháp thay thế thận liên tục ra đời nhằm thực hiện lọc máu tốc độ chậm, liên tục trong vòng 1 ngày. Phương pháp này đa số được áp dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt, phục vụ cho các bệnh nhân tình trạng nặng với huyết áp không ổn định và mắc chứng nhiễm khuẩn huyết.
Phương pháp lọc máu có nguy hiểm không?
Nhiều người mắc chứng suy thận hoặc có người thận đang mắc phải bệnh lý này băn khoăn liệu chạy thận có nguy hiểm không? Phương pháp lọc máu (lọc thận) không có mục đích chữa trị mà tác dụng chính là kéo dài sự sống người bệnh suy thận mạn tính.
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu cho thấy chưa có bệnh nhân nào tử vong hoặc mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khi thực hiện phương pháp lọc máu trong thời gian dài. Tuy nhiên, song song đó vẫn còn tồn tại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến đời sống cũng như chất lượng làm việc của người bệnh.
>>> Tìm hiểu thêm: Natri – Những điều cần biết về Natri trong rối loạn nội tiết và chuyển hóa
Tác dụng phụ của chạy thận
Việc chạy thận nhân tạo trong thời gian dài có thể gây ra một vài biến chứng nhất định. Trong đó có thể kể đến: tụt huyết áp (chiếm 20 – 30%), nôn và buồn nôn (5 – 15%), đau ngực (2%), sốt ớn lạnh (ít hơn 1%), chuột rút (5 – 20%), nhức đầu (5%), ngứa (5%). Thông tin chi tiết:
Tụt huyết áp
Tác dụng phụ này có liên quan mật thiết đến hiện tượng thể tích máu bị giảm quá mức bình thường hoặc tăng lên một cách nhanh chóng. Điều này xảy ra khi người bệnh có dấu hiệu tăng cân không kiểm soát giữa hai lần chạy thận.
Ngoài ra, thời gian chạy thận ngắn, việc tính toán số kg mất đi bị nhầm (hay không chính xác) hoặc trong lượng khô thấp hơn trọng lượng khô thực tế cũng gây ra tụt huyết áp. Tuy vậy, thể tích máu giảm khi rút dịch (siêu lọc) nhưng không đáp ứng đủ lượng huyết động bù trừ là nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng tụt huyết áp ở chạy thận nhân tạo.
Người bệnh mắc biến chứng này còn có thể gặp phải tình trạng khó thở tụt huyết áp vì nồng độ Oxy bị thiếu hụt một cách trầm trọng. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó thở tay chân co rút.
Chuột rút
Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Việc co mạch, gây giảm tưới máu cơ và làm rối loạn thư giãn cơ sẽ phát triển mạnh mẽ với các yếu tố giảm thể tích, sử dụng dịch lọc có nồng độ Natri thấp, tụt huyết áp và tốc độ siêu lọc cao.
Biến chứng chuột rút có mối tương quan với tình trạng tụt huyết áp, dù cho người bệnh đã phục hồi vẫn xuất hiện tình trạng chuột rút kéo dài dai dẳng. Trong các tháng chạy thận đầu tiên có tỷ lệ cao diễn ra chuột rút nếu so với việc chạy thận ở giai đoạn sau.
Nguyên nhân khác gây ra chuột rút chính là hàm lượng Magie trong máu giảm sút. Đồng thời, nồng độ Canxi có trong máu hạ được xếp vào một trong những nguy cơ tiềm tàng. Hơn nữa, bệnh lý hạ Kali máu trước khi chạy thận cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút vì Kali có trong dịch lọc (nồng độ thông thường là 2 nM).
Nôn – Buồn nôn
Theo như các bác sĩ chuyên khoa thận, biến chứng buồn nôn trong chạy thận nhân tạo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng nôn và buồn nôn xảy ra cũng có thể vì hội chứng mất cân bằng. Mặt khác, phản ứng màng lọc có thể gây ra việc buồn nôn và nôn.
Phương pháp chạy thận sẽ khiến tình trạng liệt dạ dày mức nhẹ trở nặng, phổ biến nhất ở những bệnh nhân tiểu đường và tỷ lệ thấp hơn ở người không mắc tiểu đường. Dung dịch lọc khi bị nhiễm bẩn hay các chất không đúng nồng độ (Canxi, Natri cao) cũng gây ra triệu chứng này.
Người bệnh thực hiện chạy thận nhân tạo thường mắc biến chứng nôn và buồn nôn cao hơn những bệnh nhân mắc chứng sử dụng thuốc gây nghiện, nhiễm trùng hô hấp và tăng Canxi máu. Các bệnh lý này có khả năng trở nặng hơn bởi việc chạy thận.
Nhức đầu
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức đầu ở người chạy thận vẫn chưa được làm rõ. Khả năng cao có thể là triệu chứng thuộc hội chứng mất cân bằng. Nhức đầu có thể là dấu hiệu vì việc ngưng sử dụng Café ở người nghiện Café, vì chạy thận sẽ khiến nồng độ Café giảm.
Cần xem xét nguyên nhân liên quan đến thần kinh (nhất là tình trạng xuất huyết bởi thuốc chống đông) nếu triệu chứng nhức đầu không điển hình hoặc tình trạng trầm trọng.
Ngứa ở da
Tác dụng phụ này tương đối phổ biến và thuộc biến chứng chạy thận thường gặp, việc chạy thận có thể góp phần tăng cường sự phát triển của biến chứng. Trường hợp ngứa kèm theo nhiều dấu hiệu dị ứng mức nhẹ thì khả năng cao là dị ứng với thành phần của dây chạy thận hay màng lọc.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra biến chứng, bác sĩ nên suy sét bệnh lý viên gan siêu vi (hay vì điều trị bằng thuốc) vì chúng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn.
Tức ngực & đau lưng
Người bệnh trong quá trình lọc thận thông thường cảm thấy đau thắt ngực nhẹ hay có chút khó chịu tại vùng ngực (khả năng kèm theo đau lưng). Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ này cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể.
Vì thế, bác sĩ cần phải chẩn đoán để phân biệt rõ ràng với những nguyên nhân gây ra tình trạng đau ngực như: thuyên tắc khí, viêm màng ngoài tim, bệnh tán huyết hay nhồi máu cơ tim,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Muối Iot là gì? Muối Iot mang lại những lợi ích gì cho cơ thể
Quy trình chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Nhận định
Trường hợp bệnh nhân được chỉ định lọc máu chu kỳ, điều dưỡng hay y tá cần thực hiện nhận định về nhu cầu của người bệnh. Mục tiêu xác định yêu cầu trước, trong và cả sau quá trình chạy thận. Bước nhận định có phương pháp như sau:
- Hỏi bệnh nhân;
- Quan sát;
- Khám bệnh;
- Thu nhận thông tin
Chẩn đoán điều dưỡng
Thông qua một số triệu chứng phổ biến ở người bệnh suy thận mạn:
- Thiếu máu dẫn đến da và niêm mạc trở nên nhợt nhạt;
- Tăng Ure dẫn đến nôn mửa và buồn nôn;
- Số lượng nước tiểu giảm;
- Thể tích dịch tăng vì ứ muối và nước;
- Nguy cơ cao phù phổi cấp do ứ máu phổi;
Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy thận chi tiết
Y tá xác định nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân thông qua việc phân tích, tổng hợp và đúc kết từ các dữ liệu. Từ đó bắt đầu lập kế hoạch chăm sóc suy thận mạn và xem xét tình trạng sức khỏe người bệnh và những vấn đề cần ưu tiên:
- Chăm sóc cơ bản;
- Thực hiện các y lệnh;
- Theo dõi;
- Giáo dục sức khỏe.
Thực hiện
- Thực hiện chăm sóc cơ bản:
- Chế độ dinh dưỡng;
- Vệ sinh hằng ngày.
- Thực hiện những y lệnh:
- Thực hiện xét nghiệm;
- Chuẩn bị trước khi lọc thận.
- Tiến hành theo dõi
- Theo dõi người bệnh trước quá trình chạy thận nhân tạo;
- Theo dõi trong quá trình lọc máu chu kỳ;
- Theo dõi sau khi chạy thận xong.
- Giáo dục sức khỏe, thông báo đến bệnh nhân và người thân về sự quan trọng của việc lọc máu chu kỳ cũng như các tai biến có thể xảy ra.
- Tiến hành đánh giá.
>>> Kiến thức sức khỏe: Hội chứng mệt mỏi – Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Những câu hỏi thường gặp về lọc máu chu kỳ
Bệnh tình suy thận độ 1 có chữa khỏi được không?
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, suy thận cấp độ 1 nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời kèm theo một chế độ ăn uống khoa học thì khả năng thành công lên đến 95%.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân không cần đến sự can thiệp bằng các biện pháp y khoa chuyên sâu như thay ghép thận hoặc lọc máu nhân tạo. Vì lý do bệnh có thể được điều trị bằng thuốc.
Tuy không thể hồi phục với 100% chức năng nhưng người bệnh vẫn có khả năng sống và sinh hoạt như người bình thường.
Mổ cầu tay chạy thận ở đâu an toàn và tốt nhất?
Người bệnh trước khi thực hiện phương pháp chạy thận nhân tạo cần phải thực hiện phẫu thuật để tạo đường vào mạch máu. Thông thường bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh lựa chọn phương pháp tốt nhất là nối thông động – tĩnh mạch tự thân (phẫu thuật AVF – mổ cầu tay chạy thận).
Điều kiện tiên quyết để phương pháp lọc máu chu kỳ đạt hiệu quả tối đa chính là đường vào mạch máu tốt và đủ lớn. Chính vì vậy, quy trình mổ cầu tay phải đảm bảo đúng kỹ thuật và không xuất hiện bất kỳ sai sót nào để tránh những biến chứng không mong muốn.
Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế lớn và uy tín với trang thiết bị hiện đại. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật phải có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm để có thể ứng phó nhiều trường hợp đặc biệt.
Lời Kết
Phương lọc máu chu kỳ tương đối an toàn đối với sức khỏe ở những bệnh nhân suy thận mạn. Tuy nhiên, người bệnh cũng như bác sĩ và y tá không được chủ quan mà phải luôn theo dõi trước, trong và sau quá trình thực hiện để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Mọi quá trình đều phải thực hiện bài bản và đúng quy cách để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ hoặc những trường hợp viêm nhiễm không mong muốn. Phương pháp chạy thận giúp kéo dài thời gian cho người bệnh nhưng không chữa trị dứt điểm.
Chúng tôi mong rằng, thông qua bài viết, độc giả đã có cái nhìn tường tận về phương pháp chạy thận nhân tạo. Người bệnh cần lưu ý bảo vệ sức khỏe và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo các bài viết liên quan như: thuốc nhỏ mắt Tobeta, Myoglobin niệu và lọc số đề,…