Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh loãng xương trong cộng đồng đang tăng dần qua từng ngày tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương.
Sức mạnh của xương sẽ được phản ánh qua: khối lượng xương và chất lượng xương. Độ bền chắc của xương sẽ được thực hiện qua phương pháp xét nghiệm dựa trên chỉ số T-score. Vậy chỉ số T-score là gì? Hormonetuyengiap.com mời bạn cùng tìm hiểu!
Chỉ số T-Score là gì?
T–score là khái niệm đưa ra để đối chiếu mật độ xương của bệnh nhân tại thời điểm đo với đối tượng khác trong một quần thể mẫu có cùng chung đặc điểm (sinh lý, giới tính, màu da,…) khi mật độ xương đạt tối đa. Hay hiểu đơn giản nhất T-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ.
Đọc chỉ số đo loãng xương
Sau khi được thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân sẽ nhận chỉ số T (T-score). Dựa vào chỉ số này nó sẽ cho bạn biết mật độ xương của mình khi so với chỉ số tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO. Nếu chỉ số T có giá trị càng nhỏ thì nguy cơ bạn bị mắc các bệnh về xương càng cao.
- Giá trị T–score ≥ – 1: Bình thường;
- Giá trị – 2,5 < T–score < – 1: Mật độ xương thấp. Bạn nên mua thuốc ngăn ngừa loãng xương để làm chậm quá trình mất xương. Đồng thời để giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương, bạn nên duy trì các thói quen lãnh mạnh, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin kết hợp với rèn luyện thể dục thể thao như chạy bộ, đi bộ, khiêu vũ,…
- Giá trị T–score ≤ – 2,5: Chẩn đoán bị loãng xương, chỉ số T càng nhỏ tình trạng loãng xương của bệnh nhân sẽ càng nặng. Với trường hợp này, bạn phải sử dụng thuốc để điều trị. Bệnh nhân không cần quá lo lắng vì hiện này có một vài loại thuốc có thể giúp làm chậm quá trình loãng xương. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm lâm sàng mỗi năm để kiểm tra diễn biến quá trình bệnh.
Bên cạnh chỉ số T bệnh nhân cũng sẽ được kết quả của chỉ số Z (Z-score) khi thực hiện kiểm tra mật độ xương. Chỉ số Z-score cho biết mật độ xương của bạn khi so sánh với chỉ số tiêu chuẩn của những người cùng tuổi. Hai chỉ số T-score và Z-score có thể hoán đổi cho nhau. Các bác sĩ khoa nhi thường sử dụng 2 chỉ số này để tính chiều cao của trẻ.
Bởi vì chỉ số T và Z có thể hoán đổi cho nhau nên chúng đều có khả năng dự đoán nguy cơ bị gãy xương. Tuy nhiên, sẽ không chỉ số nào có thể dự đoán được kết quả hoàn toàn chính xác ngoại trừ bạn nắm rõ được độ tuổi là bao nhiêu.
Loãng xương là gì?
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương, dẫn đến nguy cơ tăng gãy xương. Gãy xương là hệ quả của loãng xương còn loãng xương là hệ quả của tình trạng suy giảm của chức năng xương.
Bệnh loãng xương (còn gọi bệnh giòn xương hay xốp xương) là hiện tượng xương liên tục bị mỏng dần, mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Điều này khiến xương dễ tổn thương và dễ bị gãy hơn mặc dù bạn chỉ bị chấn thương nhẹ.
Đối tượng nào có nguy cơ bị loãng xương cao?
Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh loãng xương thường tập trung ở nữ giới vì khối lượng xương của nữ thấp hơn nam, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh và người già.
Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ hệ xương nào, tuy nhiên điển hình nhất là ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Xương cột sống và xương đùi là một trong những loại xương rất khó phục hồi, đa số trong các trường hợp này phải thực hiện phẫu thuật với chi phí vô cùng tốn kém.
>>> Tìm hiểu thêm: Chỉ số TSH và Ý nghĩa quan trọng trong xét nghiệm tuyến giáp
Tiến trình phát triển bệnh loãng xương như thế nào?
Bệnh loãng xương tiến triển từng ngày trong thầm lặng . Người bệnh chỉ cảm thấy có vài biểu hiện đau nhức không rõ ràng khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các triệu chứng nhức mỏi thông thường khác.
Tình trạng loãng xương sẽ nặng hơn khi bạn càng lớn tuổi. Ở độ tuổi này, cơ thể hấp thụ canxi không còn hiệu quả khiến mật độ xương không đủ mức để đảm bảo xương cứng, chắc như lúc trưởng thành.
Hậu quả của bệnh loãng xương
Hậu quả nổi bật nhất mà chúng ta thường thấy ở loãng xương chính là gãy xương. Nó gây đau đớn cho bệnh nhân (thậm chí là tử vong), thay đổi hình thể, tàn phế làm giảm chất lượng cuộc sống, trở thành một gánh nặng lớn cho bệnh nhân và gia đình.
Xuất độ mắc bệnh loãng xương
- Từ 50 – 70 tuổi: nữ giới chiếm 19,6% và nam giới chiếm 3,1% (Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 5 lần nam giới).
- Trên 70 tuổi: phụ nữ chiếm 58,8% và nam giới chiếm 19,6% (Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp 3 lần nam giới).
Ước tính trong năm 2010, thế giới đã có tới hơn 200.000.000 người bị loãng xương và ở Việt Nam khoảng 2.800.000 người. Hiện tại, con số mắc loãng xương trên toàn thế giới đã không ngừng tăng cao, đây lời cảnh báo về tình trạng bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc phải để mọi người có biện pháp phòng ngừa cho mình.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương
Bình thường, xương cần các khoáng chất canxi và phosphate để hoạt động và phát triển. Khi cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống sẽ ảnh ảnh hưởng đến việc hình thành các mô xương và xương.
Xương là một bộ phận luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ được liên tục tạo ra thay thế cho xương cũ. Khi chúng ta còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, nhờ đó mà khối lượng xương sẽ tăng lên mà khối lượng xương ở mức hoàn chỉnh nhất sẽ vào khoảng năm 20 tuổi. Càng lớn tuổi, khối lượng xương tạo ra ít hơn tỉ lệ xương mất đi, từ đó gây nên bệnh loãng xương.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh loãng xương thường gặp:
- Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, ít vận động, thể dục thể thao.
- Thường xuyên hoạt động nặng, lao động vất vả.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi.
- Đôi khi, loãng xương cũng có thể thứ phát do nhiều bệnh lý hoặc do người bệnh sử dụng nhiều thuốc khác nhau, cụ thể là do sử dụng glucocorticoid trong thời gian dài.
Làm sao để biết mình có bị loãng xương không?
Để biết mình có bị loãng xương không chúng ta sẽ dựa vào các chẩn đoán từ bác sĩ, cụ thể qua:
+ Tầm soát các yếu tố có nguy cơ gây bệnh trên cơ sở lâm sàng qua thăm khám và tiền sử, đặc biệt tiền sử gãy xương của bệnh nhân và gia đình.
+ Thăm khám để phát hiện các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra loãng xương bao gồm việc đo chiều cao định kỳ để biết được sự thay đổi chiều cao hay quan sát hình dạng bệnh nhân để phát hiện gù cột sống.
+ Chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để tầm soát loãng xương:
- Đo mật độ xương BMD: Sử dụng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép DXA theo tiêu chuẩn của quốc tế thế giới WHO.
- Xem xét chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
+ Dựa vào mô hình tiên đoán gãy xương FRAX của WHO hoặc mô hình của viện GARVAN, Úc.
Tìm hiểu về các xét nghiệm đo mật độ xương
Có thể mọi người đã từng nghe về xét nghiệm đo mật độ xương hay đôi khi là tỷ trọng khoáng xương BMD. Hai loại xét nghiệm này được áp dụng để xác định tình trạng xương bằng cách đo khối lượng xương. Phương pháp xét nghiệm đo mật độ xương được thực hiện sau 2 năm/1 lần để bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng xương, nguy cơ bị gãy xương để đưa phương pháp điều trị loãng xương phù hợp với từng bệnh nhân.
Trong số những cách để đo mật độ xương chính xác thì phương pháp đo độ hấp thụ tia X hai nguồn năng lượng DXA được dùng nhiều và phổ biến nhất. Xét nghiệm này thường dùng để đo mật độ xương ở vùng hông và cột sống.
Bên cạnh đó, để đo khối lượng xương bệnh nhân cũng có thể thực hiện kiểm tra mật độ xương ở phần dưới của cánh tay, cổ tay, ngón tay hay gót chân. Thông thường, các xét nghiệm này sẽ được thực hiện tại những vùng xương dễ gãy: phần xương phía cuối cột sống, xương đùi và xương cẳng tay.
Mật độ xương thay đổi ở các vùng không giống nhau trên cơ thể nên để kết luận bạn có mắc bệnh về xương không, bạn cần thực hiện kiểm tra ở nhiều vùng xương khác để biết được kết quả chính xác hơn.
>>> Tham khảo thêm: Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng & Cách điều trị
Thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương có cần thiết?
Bạn nên thực hiện các xét nghiệm như chỉ số T-score để biết về tình trạng xương của mình. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán:
- Xác định tình trạng xương hay kiểm tra xem bạn có bị loãng xương không trước khi tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng.
- Dự đoán và hạn chế được nguy cơ bị gãy xương trong tương lai.
- Tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân.
- Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh loãng xương đem lại để tìm ra giải pháp cho người bệnh.
Đối tượng nào nên làm xét nghiệm đo mật độ xương?
Phụ nữ thường có mật độ xương thấp hơn nam giới, do đó, tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên được WHO khuyến nghị đi kiểm tra mật độ xương thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn trẻ hơn nhưng có nguy cơ bị gãy xương cao thì bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm này.
Ngoài tuổi tác ra, các dấu hiệu khác cho biết bạn nên thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương:
- Kết quả X-quang cho thấy cột sống bị gãy hoặc thiếu xương.
- Đau lưng và có nguy cơ gãy đốt sống xương.
- Chiều cao giảm đi 4cm trong vòng một năm.
Triệu chứng loãng xương ở người già là gì?
Loãng xương ở người lớn tuổi là tình trạng xương bị xốp, thưa và giảm khối lượng xương. Lúc này, cấu trúc xương của bệnh nhân dễ bị gãy và thoái hoá cột sống, giảm khả năng vận động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau ở mỗi người.
Nguyên nhân hàng đầu của bệnh loãng xương ở người già
- Khi lớn tuổi, các cơ quan dần bị lão hoá làm giảm đi quá trình hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng khác để xương khỏe mạnh, cấu trúc xương bị suy yếu. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này.
- Không vận động nên giảm tái tạo xương.
- Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên giảm hấp thu vitamin D, dẫn đến tình trạng giảm hấp thu và tăng bài tiết canxi.
- Sử dụng thuốc thường xuyên để điều trị các bệnh lý mãn tình như thận, tiểu đường, cường giáp,… làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
- Do các bệnh xương khớp mãn tính: Thoái hoá khớp, viêm khớp,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hóa sinh máu.
Dấu hiệu nhận tình trạng loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương ở người lớn tuổi không có biểu hiện đặc trưng, các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi có biến chứng:
- Ớn lạnh.
- Chuột rút.
- Đổ mồ hôi.
- Giảm chiều cao.
- Gù vẹo cột sống.
- Đốt sống bị lún, xẹp.
- Đau nhức xương, gãy xương.
- Đau kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống ở khu vực thắt lưng và hai bên mạn sườn. Cơn đau càng dữ dội hơn khi người bệnh vận động, mang vác nặng.
Liệu loãng xương ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?
Người lớn tuổi bị loãng xương có thể gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng, từ ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt hàng ngày cho đến tàn phế (thậm chí là tử vong). Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra và điều trị:
- Đau nhức ở lưng, đốt sống thắt lưng, chân tay, khớp… do sự thiếu hụt canxi làm xương ngày càng xốp loãng, cơn đau thường sẽ dữ dội nhất vào ban đêm.
- Mất ngủ, trầm cảm.
- Gù vẹo cột sống: Người cao tuổi có thể dễ bị gãy xương vì những va chạm nhẹ hoặc thậm chí là không có nguyên do. Lúc này, loãng xương đã làm suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động và tàn phế.
- Gia tăng nguy cơ tử vong.
Các cách điều trị loãng xương
Điều trị không dùng thuốc
- Bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi.
- Xây dựng lối sống lành mạnh.
- Tăng cường vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời.
- Tăng cường vận động, tập thể dụng thể thao: đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh,…
Điều trị dùng thuốc
- Bổ sung canxi.
- Vitamin D 800 – 1.000 UI hàng ngày.
- Dùng các thuốc được chỉ định điều trị loãng xương: Cholecalciferol 2800UI, Strontium ranelate,…
- Sử dụng liệu các pháp thay thế Estrogen (ERT).
==
Loãng xương là tình trạng bệnh diễn tiến trong im lặng, chính vì thế khi mà bệnh có các dấu hiệu cụ thể cũng chính là lúc cơ thể bệnh nhân đã mất một lượng xương đáng kể. Do đó, việc xét nghiệm đo mật độ xương dựa theo chỉ số T-score định kỳ để kiểm tra sức khỏe xương khớp là rất quan trọng. Người bệnh nên thực hiện kiểm tra xương thường xuyên để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
>>> Đọc ngay: Thuốc Thyrozol là thuốc gì? Thuốc Thyrozol giá bao nhiêu?