TSH – hormone kích thích tuyến giáp đóng vai trò tối quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tuyến giáp. Nhờ có hormone này mà nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể được đảm bảo. Từ đó, duy trì một cơ thể khỏe mạnh với sức đề kháng cao.
Nhiều độc giả hiện nay vẫn còn rất mơ hồ với thuật ngữ chỉ số TSH, vẫn còn tồn đọng đâu đó những băn khoăn chỉ số TSH cao thì có ảnh hưởng gì? và những vấn đề liên quan. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ đề cập đến chủ đề TSH để giải đáp những vướng mắc của độc giả.
Khái niệm Chỉ số TSH là gì?
TSH là tên viết tắt của Thyroid Stimulating Hormone – Hormone kích thích tuyến giáp. Đây là một Glyco-Protein với trọng lượng phân tử đạt 28.000 Dalton. Hormone này được sản sinh bởi thùy trước của tuyến yên trước, quá trình này được kiểm soát bởi hormone TRH ở vùng dưới đồi.
Khi người bệnh đối mặt với tình trạng Stress hay nồng độ hormone giáp trong tuần hoàn giảm sút cũng như tâm thần vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH).
Các trường hợp trên sẽ làm cho TRH kích thích thùy trước tuyến yên để tạo ra một lượng hormone TSH nhằm kích thích tuyến giáp. Sau đó, lượng TSH tạo ra sẽ khởi động tuyến giáp phóng thích hormone T4 (Thyroxine) và T3 (Triiodothyronine). Mốt liên kết đặc biệt này sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác tình trạng của tuyến giáp và chẩn đoán nhiều bệnh lý.
Mục đích việc xét nghiệm TSH là gì?
Việc định lượng TSH (Thyroid Stimulating Hormone) máu trong các xét nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra hoạt động của tuyến giáp. Bên cạnh đó, chỉ số này còn phản ánh và giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về rối loạn chức năng tuyến giáp như: cường giáp hay suy giáp,…
Hơn nữa, kết quả xét nghiệm TSH còn cho phép các bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các rối loạn. Từ đó, người bệnh sẽ nhận được phương pháp chữa trị phù hợp đồng thời ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm có thể diễn ra.
Ngoài ra, một số bệnh lý tuyến giáp cần được theo dõi qua kết quả xét nghiệm TSH cũng như đưa ra dự đoán về khả năng tái phát trở lại sau thời gian chữa trị. Chỉ số TSH thấp trong khoảng thời gian dài ở tình trạng Basedow (bướu giáp nhiễm độc) có ý nghĩa rằng thuốc hiện tại không đáp ứng điều trị và tỷ lệ tái phát rất lớn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Quy trình xét nghiệm TSH
Nguyên liệu cần để thực hiện quy trình xét nghiệm TSH chính là máu ở tĩnh mạch, cán bộ sẽ tiến hành lấy mẫu trước khi bắt đầu. Không giống như nhiều xét nghiệm khác, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường mà không cần phải nhịn.
Tuy vậy, có một điều cần phải lưu ý là bệnh nhân nên liệt kê những loại thuốc đang sử dụng để đối chứng với danh sách có thể gây ảnh hưởng đến xét nghiệm. Các loại thuốc như Biotin, các chế phẩm Iod, Lithium và Amiodarone,… nên được ngưng trước khi tiến hành xét nghiệm.
Người làm xét nghiệm sẽ không bị đau khi bị lấy máu, nhưng vết bầm sẽ hiện lên tại nơi lấy máu. Mục đích đưa nồng độ TSH bình thường trở lại khi điều trị các bệnh lý suy giáp hay cường giáp. Người bệnh nên xét nghiệm định kỳ nồng độ TSH 1 lần/tháng ở 6 tháng đầu tiên và 3 tháng/lần trong các tháng về sau.
Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm TSH lâm sàng
Kết quả xét nghiệm TSH giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Khi người bệnh được chẩn đoán mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thì chỉ định đầu tiên là xét nghiệm định lượng nồng độ TSH:
Chỉ số TSH bình thường
Những thông tin trong phần này sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi chỉ số tsh như thế nào là bình thường? Chỉ số TSH bình thường nằm trong khoảng 0.4 – 5 mlU/L (mili – đơn vị quốc tế trên mỗi lít).
Chỉ số TSH cao là gì?
Trong những ngày gần đây, chúng tôi liên tục nhận được thắc mắc chỉ số TSH bao nhiêu là cao? từ nhiều độc giả trên mọi miền đất nước. Để lý giải việc này, chỉ số TSH vượt quá ngưỡng bình thường và cao hơn 5 mlU/L thì được xét vào trường hợp cao.
Chỉ số TSH tăng cao đáng kể so với bình thường có nghĩa là cơ thể bạn đang mắc phải tình trạng suy giáp. Suy giáp là bệnh lý bắt nguồn từ tuyến giáp, thế nên người bệnh cần phải thực hiện đồng thời 2 xét nghiệm T4 và T3 để tìm hiểu rõ tình trạng hiện tại.
Trong đó, kết quả thường thấy nhất khi thực hiện xét nghiệm đó là: suy giáp rõ rệt (nồng độ T4, T3 thấp hơn thông thường) và suy giáp dưới lâm sàng (T3, T4 ở mức bình thường). Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng giáp (PTU), Amiodaron hay Lithium cũng gây nên hiện tượng TSH cao.
Không chỉ vậy, hiện tượng chỉ số TSH tăng cao còn được giải thích bởi các nguyên nhân sau đây:
- Kháng thể TSH trong cơ thể;
- Tuyến thượng thận bị suy (dạng tiên phát);
- Người bệnh đã phẫu thuật cắt toàn bộ hay một phần tuyến giáp;
- Sản xuất TSH không đúng vị trí.
TSH cao có nguy hiểm không?
Hậu quả của việc cơ thể có nồng độ TSH cao bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đa phần là bệnh lý suy giáp khiến nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể bị suy giảm. Do đó, hàm lượng kích thích sản sinh hormone tuyến giáp TSH được tăng cường nhằm bổ sung sự hao hụt này.
Suy giáp hay các tình trạng bệnh lý làm cho chỉ số TSH cao được biết là rất hiếm khi ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển trong thời gian dài mà không điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến nhiều kết quả không mong muốn.
Đặc biệt, trường hợp nữ giới mang thai nhưng mắc phải tình trạng suy giáp sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nhiều hậu quả nghiêm trọng bao gồm: bao thai suy dinh dưỡng, tiền sản giật, thai phát triển chậm trong tử cung, thiếu máu và sinh non…
Điều trị TSH cao
Như các bạn đã biết, suy giáp chính là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất làm cho chỉ số TSH trong cơ thể tăng lên. Vì vậy, mục đích đưa nồng độ TSH trở về bình thường sẽ thực hiện bằng giải pháp thay thế hormone tuyến giáp.
Hiện nay, loại thuốc phổ biến nhất tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trên là Levothyroxine. Loại thuốc này được rất nhiều bác sĩ chỉ định trong điều trị suy giáp vì giá thành rẻ và có thể tìm mua ở nhiều cửa hiệu.
Tuy nhiên, người bệnh có quyền được lựa chọn các sản phẩm tốt hơn nếu cảm thấy không phù hợp với Levothyroxine:
- Thybon (T3 – Liothyronine tổng hợp);
- Novothyral (T3 – T4 tổng hợp);
- Thyreogland (Calcitonin tự nhiên và T4, T3, T2, T1 từ tuyến giáp của lợn);
- Armor Thyroid, NP Thyroid, Nature Thyroid và WP Thyroid thường được sử dụng ở Mỹ với thành phần tự nhiên giống như thuốc Thyreogland;
- Cytomel (T3 tổng hợp).
Người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng cũng như loại thuốc sử dụng được bác sĩ kê. Nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào diễn ra hoặc muốn thay đổi loại thuốc, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.
>>> Tham khảo ngay: Hạ Kali máu – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Chỉ số TSH thấp
Hàm lượng TSH trong cơ thể sẽ xuống mức thấp nếu người bệnh được chẩn đoán hay đang điều trị các bệnh lý như sau:
- Cường giáp diễn biến ở tuyến giáp;
- Suy giáp với nguyên nhân từ vùng dưới đồi hay tại tuyến yên, còn được gọi là suy giáp thứ phát;
- Đang sử dụng các loại thuốc tây như Amiodaron, chế phẩm có Iod và tinh chất giáp.
- Chức năng tuyến yên suy giảm;
- Tuyến giáp đa nhân.
Liệu chỉ số TSH thấp có nguy hiểm không?
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chỉ số TSH thấp là tình trạng cường giáp. Mối quan hệ giữa tuyến yên và tuyến giáp khiến nồng độ TSH giảm khi hormone tuyến giáp tăng cao. Cường giáp là bệnh lý nội tiết với nhiều biến chứng khó chịu nhưng may mắn là không gây nguy hiểm tính mạng.
Những biến chứng của cường giáp mà người bệnh có thể phải đối mặt trong suốt cuộc sống của mình như:
- Cơ yếu;
- Rối loạn nhịp tim;
- Người luôn bồn chồn và lo lắng;
- Tiêu chảy cấp;
- Giảm cân.
Bệnh lý thường xảy ra trên người bệnh của tình trạng cường giáp chính là Basedow (Hashimoto). Tuyến giáp hoạt động quá mức trong thời gian dài sẽ tăng trưởng về kích thước và gây ra hiện tượng bướu cổ.
Biến chứng bướu cổ trong vài trường hợp có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh. Đồng thời, chúng còn làm người bệnh mất tự tin về ngoại hình của mình. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay lập tức nếu phát sinh các triệu chứng bất thường.
Định nghĩa TRH là gì?
TRH hay còn được gọi là hormone giải phóng Thyrotropin, đây là một hormone sinh lý dưới đồi và được sản sinh ở vùng dưới đồi bởi các tế bào thần kinh. Nhiệm vụ chính của TRH là kích thích tuyến yên giải phóng ra TSH (hormone kích thích tuyến giáp) và Prolactin.
Trong việc điều trị rối loạn ý thức ở người và điều trị thoái hóa Spinocerebellar, các bác sĩ thường sử dụng lâm sàng TRH. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại dược phẩm TRH tổng hợp, trong đó Protirelin (INN) được cho là nổi bật nhất.
Hormone TRH lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1969 bởi hai nhà khoa học Andrew V. Schally và Roger Guillemin. Trong năm 1977, giải thưởng Nobel về y học đã được trao cho hai nhà khoa học này với những công bố về TRH.
Trong quá trình tìm hiểu vị trí của hormone TRH trong não người, nhiều cuộc thí nghiệm đã diễn ra trên cừu và lợn. Chính xác hơn, số lượng lớn não của hai loài động vật này đã được sử dụng nhằm phục vụ cho y học.
Quá trình tổng hợp và giải phóng TRH trong cơ thể
Theo tài liệu chuyên khoa, Hormone TRH được tổng hợp tại những tế bào thần kinh (Parvocellular) của nhân cạnh não thất thuộc vùng dưới đồi. Hàng loạt các enzym sẽ được yêu cầu để tạo ra dạng TRH trưởng thành.
Quá trình tổng hợp bắt đầu khi một Protase bám vào phần đầu C của sườn Arg-Arg hay Lys-Arg. Tiếp đó, dư lượng Lys/Arg sẽ được một Carboxypeptidase loại bỏ, đồng thời giữ lại Gly để trở thành dư lượng đầu cuối C.
Tiếp theo, hàng loạt các Enzym có tên chung là Peptidylglycine-Alpha-Amidating Monooxygenase sẽ chuyển đổi Gly thành dư lượng Amide. Trong cùng thời điểm, Pyroglutamate (dư lượng theo chu kỳ) được chuyển đổi từ N-terminal GIn (Glutamine) hoàn thành.
Tất cả các bước ở trên sẽ giúp cơ thể hình thành nên 6 bản sao phân tử TRH trưởng thành ở mỗi phân tử tiền chất cho TRH ở người. Bản chất TRH là một phân tử Tripeptide kèm theo một chuỗi Amino Acid thuộc Pyroglutamyl-histidyl-proline Amide.
>>> Đọc thêm: Muối Iot là gì? Muối Iot mang lại những lợi ích gì cho cơ thể?
Ý nghĩa lâm sàng của TRH là gì?
Trong y khoa hiện đại, để kiểm tra phản ứng của tuyến yên trước, các bác sĩ thường tiêm TRH vào tĩnh mạch. Đây là phương pháp được sử dụng khi tiến hành xét nghiệm TRH. Xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra cũng như chẩn đoán các bệnh lý rối loạn tuyến giáp như suy giáp hay bệnh to cực.
Ngoài ra, TRH sở hữu đặc tính chống trầm cảm và tự tử rất tốt. Minh chứng cho điều này chính là vào năm 2002, quân đội Hoa Kỳ đã chi ngân sách trong việc nghiên cứu thuốc xịt mũi TRH với mục đích ngăn ngừa tình trạng tự tử trong hàng ngũ binh lính chiến đấu.
Không chỉ thế, TRH đóng một vai trò không thể thay thế trong việc điều chỉnh nội tiết tố và các chức năng trao đổi chất của cơ thể.
Tác dụng phụ
Nhiều thống kê trong quá khứ cho thấy tác dụng phụ xảy ra sau khi TRH tĩnh mạch là rất ít và hầu như không có trường hợp nguy hiểm. Triệu chứng đặc trưng nhất ở những người có tác dụng phụ được báo cáo như là:
- Buồn nôn;
- Người đỏ bừng;
- Tăng huyết áp ở mức độ nhẹ;
- Bí tiểu;
- Người toát mồ hôi;
- Chân tay run rẩy.
Tổng Kết
Nói chung, chỉ số TSH (Thyroid Stimulating Hormone) sẽ giúp phản ánh tình trạng hiện tại của tuyến giáp. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng cũng như bệnh lý liên quan đến rối loạn tuyến giáp một cách nhanh chóng.
Giờ đây, có lẽ các bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi TH S là gì? và TSH cao co nguy hiem khong? thông qua bài viết. Không những vậy, độc giả còn hiểu được ý nghĩa các chỉ số trong mẫu xét nghiệm TSH giúp cho quá trình điều trị được diễn ra tốt hơn.
Thêm vào đó, bài viết còn giới thiệu đến bạn đọc hormone giải phóng Thyrotropin (TRH) – hormone kích thích sản xuất TSH. Với những thông tin này, một cái nhìn toàn diện xung quanh hormone TSH đã được giới thiệu đến độc giả.
Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin bổ ích mà bài viết đã cung cấp, độc giả sẽ thấy được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ. Việc hiểu rõ được bản chất của TSH sẽ giúp người bệnh có kế hoạch ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp hữu hiệu nhất.
>>> Đọc ngay: Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi – Cơn ác mộng của nhiều gia đình