Suy giảm tuyến giáp – Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Suy giảm tuyến giáp là tình trạng bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở Việt Nam. Nhưng nhiều độc giả vẫn chưa hiểu tường tận thuật ngữ này. Chính vì thế, bài viết hôm nay, Hormonetuyengiap.com sẽ giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh lý này!

Tuyến giáp tiết ra hormone gì?

Tuyến giáp được xem là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể chúng ta, đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuyến nội tiết với chức năng chính là sản sinh ra hormone tuyến giáp trạng là Triiodo-thyronine (T3) và Thyroxine (T4 – 4 phân tử iot thành phần).

Suy giảm tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra suy giảm tuyến giáp

Tình trạng suy giảm tuyến giáp có thể diễn ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng đa phần phổ biến ở người cao tuổi. Triệu chứng của tình trạng rất khó nhận biết và thường diễn ra âm thầm. Nguyên nhân chính là thiếu hormone tuyến giáp và được chia thành 3 loại như sau:

1. Suy giáp nguyên phát – Bệnh lý tại tuyến giáp

Nguyên nhân chủ yếu chính là các bệnh lý diễn ra tại tuyến giáp và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH tăng lên bất thường. Nguyên nhân thường thấy nhất là tự miễn dịch, đây thường là hậu quả của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto kết hợp với bướu cổ.

Hơn nữa, nếu bệnh phát triển nặng, giai đoạn tuyến giáp bị xơ hóa, co lại và xơ hóa. Do đó, gây nên tình trạng tuyến giáp bị mất hoặc hạn chế chức năng. Nguyên nhân phổ biến tiếp theo là suy giáp sau điều trị.

Người bệnh sau khi phẫu thuật cường giáp hay chữa trị bướu cổ bằng Iod phóng xạ rất dễ bị mắc suy giáp. Tình trạng suy giảm tuyến giáp còn có thể xuất hiện khi người bệnh đang sử dụng thuốc Propylthiouracil trong trạng thái quá liều. Đồng thời, giảm lượng Iodine và Methimazole sau khi điều trị hoặc ngừng hẳn.

Tình trạng suy giáp do ung thư gây ra có thể xảy ra trong bệnh lý bướu cổ địa phương vì lý do thiếu Iot. Dẫn đến việc tổng hợp hormon tuyến giáp bị giảm sút và mắc phải tình trạng suy giáp.

hormone tuyến giáp

Bên cạnh đó, các khuyết điểm trong Enzym di truyền hiếm gặp cũng góp phần làm thay đổi quá trình tổng hợp hormone và gây nên tình trạng suy giáp bướu giáp. Thêm vào đó, người bệnh sử dụng Lithium có khả năng cao bị suy giáp vì chúng ức chế hoạt động phóng thích hormon tuyến giáp.

Suy giáp nguyên phát còn diễn ra ở nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị ung thư như: Amiodarone, Interferon-Alfa và một số loại thuốc ức chế Tyrosine Kinase. Xạ trị ung thư thanh quản cũng như ung thư hạch Hodgkin cũng gây ảnh hưởng đến tuyến giáp và dẫn đến suy giáp.

2. Suy giáp thứ phát

Vùng dưới đồi nếu không sản xuất đủ lượng hormone giải phóng TRH (Thyrotropin) hay tuyến yên sản sinh không đủ TSH sẽ xảy ra tình trạng suy giáp thứ phát. Nhiều trường hợp đặc biệt, việc vùng dưới đồi không tiết đủ lượng TRH gây nên việc thiếu hụt nồng độ TSH được xét vào suy giáp tam phát.

3. Suy giáp cận lâm sàng

Nguyên nhân cận lâm sàng là do nồng độ TSH trong huyết thanh tăng đột ngột nhưng người bệnh xuất hiện rất ít triệu chứng bệnh suy giáp. Trong khi đó, hàm lượng T4 tự do trong huyết thanh ở mức bình thường.

Nguyên nhân suy giáp cận lâm sàng có tỷ lệ xảy ra rất nhiều, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ khoảng hơn 15% ở phụ nữ và 10% ở nam giới cao tuổi mắc tình trạng này, nhất là ở những bệnh nhân có bệnh nền là viêm tuyến giáp Hashimoto.

 >>> Tham khảo thêm: Kiểm tra chức năng tuyến giáp – Điều kiện cần để bảo vệ sức khỏe toàn diện

Triệu chứng suy giảm tuyến giáp phổ biến

Tình trạng suy giáp nhẹ thường xuất hiện các triệu chứng mập mờ và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh người già vì thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, triệu chứng suy giảm tuyến giáp sẽ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên phát

Những dấu hiệu suy giảm tuyến giáp ở suy giáp nguyên phát thường rất khó nhận biết và chúng diễn ra lặng lẽ. Nhiều cơ quan hoạt động có thể bị ảnh hưởng từ mức độ nặng đến nhẹ như:

  • Chuyển hóa, người bệnh tăng cân ở mức nhẹ (vì tình trạng giảm chuyển hóa và giữ nước), chịu lạnh không tốt và thân nhiệt bị hạ.
  • Thần kinh, dị cảm đầu ngón tay hay chân bởi hội chứng ống cổ tay bởi sự lắng đọng protein ở vị trí dây chằng xung quanh mắt cá chân và cổ tay. Người bệnh có trí nhớ kém và sự phục hồi của phản xạ gân sâu bị chậm lại.
  • Tâm thần, người bệnh rất có thể bị mất trí nhớ, loạn thần (điên phù niêm), mờ nếp nhăn trên khuôn mặt và thậm chí có thể dẫn đến thay đổi nhiều nhân cách khác nhau.
  • Da, bệnh nhân sẽ xuất hiện phù niêm trước xương chày và mặt. Vẻ ngoài của người bệnh sẽ thay đổi rất nhiều với lông thưa khô và rất thô. Tóc người bệnh rất dễ gãy rụng vì khô, gây ra tình trạng thưa tóc. Làn da có hiện tượng dày lên trông thấy cùng với bong vảy và rất khô kèm theo caroten huyết. Triệu chứng xảy ra nhiều ở lòng bàn chân và bàn tay bởi sự lắng đọng Caroten ở lớp biểu bì giàu Lipid. Lưỡi của người bệnh sẽ phình to ra vì sự tồn đọng Protein.
  • Mắt, tình trạng thâm nhiễm Mucopolysaccharides Hyaluronic Axit cùng với Chondroitin Sulfat khiến cho mắt bị sưng phù. Mí mắt ức chế vận động vì giảm kích thích giao cảm.
  • Phụ khoa, nữ giới mắc chứng suy giáp có thể bị vô kinh thứ phát hoặc rong kinh.
  • Tiêu hóa, triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa ở bệnh nhân suy giảm tuyến giáp phổ biến nhất là tình trạng táo bón.
  • Tim mạch, tình trạng nhịp tim chậm gây nên do giảm hormon tuyến giáp và kích thích giao cảm. Người bệnh đi khám và chẩn đoán hình ảnh thấy tim to vì một phần là do giãn cơ nhưng chủ yếu vì lý do tràn dịch màng ngoài tim.
  • Biểu hiện khác, thường thấy là tràn dịch ổ bụng hay màng phổi (tình trạng suy hô hấp rất hiếm xảy ra vì hiện tượng tràn dịch màng phổi tiến triển tương đối chậm). Người bệnh sẽ nói chậm hơn bình thường và giọng khàn đặc.

thiếu hormone tuyến giáp

Thứ phát

Tình trạng suy tuyến giáp thứ phát tuy có tỷ lệ không cao nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng riêng biệt. Đặc biệt ở nữ giới, người có tiền sử mất kinh và rong kinh thường mắc suy giáp thứ phát.

Triệu chứng nổi bật nhất ở suy giáp thứ phát thường xuất hiện trên da và tóc. Hai bộ phận này rất khô nhưng mức độ thô vừa phải. Hơn nữa, da người bệnh bị mất sắc tố, lưỡi phình nhẹ, huyết áp thấp và ngực không phát triển.

Không chỉ vậy, người bệnh thường có tim nhỏ lại, hạ đường huyết bởi suy thượng thận hay vì thiếu hụt hormone tăng trưởng phối hợp.

Hôn mê phù niêm

Nói một ít về biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh suy giáp. Biến chứng này thường xảy ra ở tình trạng suy giáp trong thời gian dài. Dấu hiệu đặc trưng của biến chứng là hạ thân nhiệt cực nhanh và hôn mê. Người bệnh có thể bị co giật, ứ Carbon Dioxide và suy hô hấp. Người bệnh nếu không chữa trị kịp thời rất dễ bị tử vong.

Bộ mặt suy giáp

Người bệnh mắc chứng suy giáp có gương mặt khác hẳn so với người bình thường. Các ảnh hưởng như lồi mắt, phù niêm mạc và lưỡi phình ra khiến cho mặt của người bệnh bị chảy xệ. Tình trạng da khô và tóc rụng khiến nhiều bệnh nhân bị hói, mi mắt dưới bị phù ra và lông mày cụp xuống.

Bộ mặt suy giáp

Ở trẻ có tình trạng suy giáp bẩm sinh, gương mặt sẽ có nhiều biến đổi hơn. Đặc biệt nhất, trẻ sẽ bị vàng da và lưỡi thè ra bên ngoài. Vùng mũi có dấu hiệu phù niêm, mũi tẹt và đầu mũi hếch. Cổ ngắn và dày, chúng ta có thể thấy rõ lớp mỡ trồi lên ở phần cổ.

     >>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hóa sinh máu

Bệnh lý suy tuyến giáp có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi hóc búa này, chúng ta cùng tìm hiểu những biến chứng có thể gây ra nếu không chữa trị suy tuyến giáp kịp thời và đúng cách. Bao gồm các biến chứng:

Dị tật bẩm sinh

Phụ nữ đang mang thai mắc phải tình trạng suy tuyến giáp nhưng không điều trị và sinh con có tỷ lệ khuyết tật cao hơn bình thường. Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não ở trẻ. Vì vậy, trẻ bị suy giáp bẩm sinh sẽ mặt các vấn đề về thần kinh và thể chất, đa số đều chậm phát triển so với trẻ khỏe mạnh.

Bướu cổ

Tình trạng suy giáp làm cho tuyến giáp cố gắng bổ sung sản sinh lượng hormone để bổ sung. Sự kích thích quá ngưỡng làm cho tuyến giáp phình ra. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng bướu cổ gây mất tự tin và gặp khó khăn trong việc nuốt.

Tim mạch

Sức khỏe tim mạch sẽ bị ảnh hưởng dù cho người bệnh mắc suy giáp nhẹ. Tuyến giáp hoạt động kém làm tăng lượng Cholesterol xấu gây ra tình trạng xơ cứng, xơ vữa động mạch,… gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và đau tim.

Tình trạng vô sinh

Suy tuyến giáp khiến nồng độ hormone sản sinh ra quá thấp có thể tác động đến sự rụng trứng và gây vô sinh ở nữ giới. Phụ nữ suy giáp khó có thể sinh con như người bình thường ngay cả khi điều trị thay thế hormone bằng thuốc.

Tâm thần

Việc không điều trị suy giáp có khả năng gây ra tình trạng trầm cảm ở mức nhẹ. Bệnh tình sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu nếu không chữa trị kịp thời. Các chức năng tâm thình chính của người bệnh cũng bị giảm sút đáng kể.

Biến chứng phù niêm

Đây là biến chứng có thể lấy đi sinh mạng của người bệnh một cách đột ngột, nhưng rất hiếm khi xảy ra. Người bệnh rất dễ rơi vào trạng thái hôn mê khi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.

Biến chứng phù niêm

Liệu rằng bệnh suy giáp có chữa được không?

Theo nhiều chuyên gia hàng đầu về tuyến giáp cho biết, bệnh suy giáp hoàn toàn có thể điều trị được. Nhưng bệnh nhân phải chấp nhận sự thật là sống chung với bệnh và sử dụng thuốc thay thế hormone suốt đời.

Người bệnh cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện tình trạng bệnh sớm. Tình trạng suy tuyến giáp rất hiếm khi ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.

>>> Tham khảo thêm: Tuyến yên là gì? Vị trí, vai trò và một số bệnh tuyến yên thường gặp

Phương pháp điều trị suy tuyến giáp hiệu quả nhất hiện nay

Đa phần các tình trạng suy tuyến giáp, người bệnh phải điều trị bằng việc bổ sung hormone tuyến giáp thông qua thuốc. Một số ít trường hợp tự hồi phục do tai biến khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc do suy giáp thoáng qua.

Cơ thể cần được cung cấp hormon tuyến giáp hàng ngày để duy trì các chức năng của nhiều cơ quan. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên bổ sung thuốc thay thế hormone đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng.

Thông thường bác sĩ sẽ kê Levothyroxine cho người bệnh suy giáp, do đây là loại thuốc rất phổ biến trên thị trường vì chi phí rất rẻ. Tuy vậy, ở một số quốc gia có nền y học phát triển vượt bậc lại sử dụng các loại thuốc thay thế khác như:

  • Ở Đức, các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các loại thuốc như: Novothyral (T3 và T4 tổng hợp), Thybon (chỉ có Liothyronine tổng hợp) và Thyreogland (bào chế từ tuyến giáp lợn, chứa đầy đủ các T từ 1 – 4 và thành phần Calcitonin tự nhiên).
  • Ở Mỹ, nhiều trung tâm y tế lớn và bác sĩ chuyên khoa đều sử dụng Cytomel (T3 – Liothyronine) và các loại thuốc chứa T4, T3, T2, T1 và Calcitonine như Armor Thyroid, WP Thyroid, NP Thyroid và Nature-Thyroid.

Phương pháp điều trị suy tuyến giáp hiệu quả

Bệnh nhân nên lưu ý sử dụng đúng liều lượng theo đơn bác sĩ đã kê, tránh trường hợp sử dụng quá liều. Tác dụng phụ gây ra cho người bệnh khi uống thuốc quá liều: người run rẩy, đi tiêu nhiều lần, căng thẳng và loãng xương.

Biện pháp ngăn ngừa suy giảm tuyến giáp hữu hiệu

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng suy giảm tuyến giáp còn gặp nhiều hạn chế vì triệu chứng không rõ ràng. Dù vậy, chúng ta vẫn có một số biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của suy giáp như:

  • Người bệnh cần theo dõi và xét nghiệm định kỳ hằng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có anti-TPO tăng nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
  • Nữ giới trong độ tuổi sinh nở trước khi quyết định mang thai nên làm xét nghiệm tầm soát từ sớm. Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi chưa phát triển hoàn chỉnh về tuyến giáp nên cần bổ sung từ người mẹ. Vì vậy, phụ nữ mắc suy giáp trước khi mang thai nên đến gặp bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Những trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc suy giáp cần phải xét nghiệm lấy máu gót chân. Ngay sau vài ngày sinh, trẻ sẽ được kiểm tra các bệnh lý về tuyến giáp để đảm bảo phát triển khỏe mạnh.
  • Trong trường hợp vợ chồng sơ sinh, nên cần đi xét nghiệm hormone giáp để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.

Kết Luận

Tình trạng suy giảm tuyến giáp có thể diễn ra ở tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là người lớn tuổi. Chính vì vậy, người cao tuổi nên chú ý bảo vệ sức khỏe của mình với việc khám sức khỏe thường xuyên và tránh chủ quan những triệu chứng xuất hiện bất thường.

Suy giảm tuyến giáp tuy ít nguy hiểm và hiếm khi ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Người bệnh nên sử dụng thuốc và liều lượng đúng như bác sĩ đã kê và chấp nhận sống chung với thuốc suốt đời. Phụ nữ mắc suy giáp muốn mang thai và sinh con nên cân nhắc chữa trị trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường.

   >>> Đọc ngay: Bệnh cường giáp – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *