Nhịp tim chậm có nguy hiểm không? Cách điều trị nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là tình trạng tương đối phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay. Nhiều áp lực từ đời sống và công việc đã khiến nhiều bệnh nhân mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thờ ơ và chủ quan với căn bệnh vô cùng nguy hiểm này.

Vậy nhịp chậm xoang là gì? Cách xử trí nhịp tim chậm phải làm sao? Để trả lời những băn khoăn này và trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về nhịp tim chậm, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Nhịp xoang chậm là gì?

Nhịp xoang chậm (tên khoa học là Sinus Bradycardia) xảy ra khi nút xoang phát ra tín hiệu thấp hơn ngưỡng bình thường. Nhịp tim khi nghỉ khi đo sẽ cho kết quả dưới 60 nhịp/phút. Nhịp xoang là nhịp đập một cách tự nhiên của tim và người trưởng thành sẽ có nhịp xoang rơi vào khoảng 60 – 100 nhịp/phút.

Tim đập chậm do xoang gây ra bởi một số tình trạng sức khỏe không ổn định. Tuy nhiên, nhịp tim có thể dao động trong ngưỡng từ 55 – 60 nhịp/phút ở những vận động viên chuyên nghiệp hay người thường xuyên chơi thể thao, vận động.

Nhịp xoang ở trẻ nhỏ thông thường sẽ cao hơn, cho nên việc xác định tình trạng chậm xong sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh sẽ có nhịp tim bình thường nếu đo trong khoảng từ 120 – 160 nhịp/phút và nếu nhỏ hơn 100 nhịp/phút thì được coi là nhịp tim thấp.

Nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang thường khởi phát bởi phản ứng sinh lý hay cũng có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý. Khi đó, điện tâm đồ nhịp nhanh xoang sẽ xuất hiện nhiều gợn sóng hơn so với người khỏe mạnh. Lúc này, người bệnh nên cơ sở y tế để thực hiện nhiều thăm dò chuyên sâu và đưa ra quyết định điều trị hợp lý nhất.

Hướng dẫn cách xử trí nhịp tim chậm

Tình trạng nhịp tim chậm khi khởi phát nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến mất mạng. Chính vì vậy, các bạn cần theo dõi và biết cách xử trí kịp thời để giữ lại tính mạng cho người bệnh. Dưới đây là cách xử trí tình trạng nhịp tim chậm khi khởi phát:

  • Cần phải đảm bảo thông khí cho người bệnh, cần phải điều trị ngay lập tức nếu có hiện tượng thiếu khí hoặc sốc.
  • Trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng ngộ độc, cần phải hội chuẩn cùng các chuyên gia chống độc.
  • Tiến hành tiêm tĩnh mạch bằng Atropin với liều lượng đạt 20 mcg/kg (100 – 600µg). Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm Atropin sau 5 phút với tổng liều ở trẻ lớn là 2µg và 1µg đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, Atropin còn có thể sử dụng bằng cách nhỏ qua nội khí quản của người bệnh với hàm lượng 0.04µg/kg.

Cách điều trị nhịp tim chậm

Nguyên nhân bệnh lý nền gây ra cùng các triệu chứng biểu hiện sẽ quyết định đến phương pháp sử dụng để điều trị nhịp tim chậm. Nếu người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tình trạng này thì không cần phải điều trị. Mục tiêu chữa trị chính là thuyên giảm bệnh lý nền gây ra:

Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ có thể kê cho người bệnh các loại thuốc khác nhau với mục đích chính là tăng nhịp tim của người bệnh trở lại. Từ đó, tim của người bệnh mới hoạt động lại bình thường và bơm đủ lượng máu. Một số loại thuốc phổ biến được nhiều bác sĩ chuyên khoa sử dụng như:

  • Nhiều loại thuốc điều trị rối loạn nhịp giúp điều chỉnh nhịp tim trở lại;
  • Trong trường hợp nhịp tim chậm do suy nút xoang cấp, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc Isoproterenol và Atropin.
  • Điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng nhịp tim chậm, bên cạnh thuốc tăng nhịp thì người bệnh cần phải sử dụng song song thuốc điều trị bệnh lý kèm theo. Đồng thời, các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh cũng cần phải được chữa trị tương tự như trên.

Phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có kế hoạch riêng về hàm lượng, loại thuốc cũng như cách dùng. Nếu nguyên nhân nhịp tim chậm bắt nguồn từ một loại thuốc nào đó thì có thể tăng nhịp bằng cách điều chỉnh liều lượng sử dụng.

Trước khi quyết định ngưng sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trong quá trình điều trị, các bạn tốt nhất nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ. Không nên tự mình quyết định vì rất dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Đặt máy tạo nhịp

Trường hợp rối loạn hệ thống dẫn truyền gây nên tình trạng tim đập chậm, đặc biệt là ở người bệnh bị suy nút xoang mức độ nặng. Lúc này, người bệnh cần phải lắp đặt máy tạo nhịp tim trên cơ thể. Thiết bị được đặt dưới da giúp hỗ trợ điều chỉnh nhịp đập.

Theo như thống kê từ nhiều bệnh viện lớn, đa số các bệnh nhân đã có cuộc sống bình thường trở lại sau khi đã đặt máy tạo nhịp. Tuy vậy, người bệnh cũng nên lưu ý không nên tiếp xúc với các môi trường hay đồ vật có từ trường mạnh hay có điện.

Vì các thiết bị này có thể tác động không tốt đến hoạt động của máy tạo nhịp. Người bệnh lắp đặt thiết bị phải chấp nhận đối mặt với nhiều rủi ro. Tuổi thọ trung bình của thiết bị được cho là từ 10 – 15 năm, người bệnh cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng.

Xây dựng lối sống khoa học

Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể và chống lại mọi loại bệnh tật. Đồng thời, một cơ thể khỏe mạnh sẽ có nhịp tim bình ổn, các bạn chỉ cần làm theo các phương án dưới đây để xây dựng một lối sống khỏe mạnh:

  • Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm như trái cây, ngũ cốc, các loại cá hay rau xanh,…
  • Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo và các đồ muối chua.
  • Rèn luyện thể dục thường xuyên nhưng hạn chế tập luyện quá sức.
  • Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì nên có kế hoạch giảm cân.
  • Hạn chế tối đa hoặc ngừng hẳn việc sử dụng nhiều chất kích thích có hại như là: rượu bia, thuốc lá hoặc cà phê.
  • Lên lịch hẹn khám bác sĩ theo tuần để theo dõi sát sao các bệnh lý đi kèm. Người bệnh cần phải cẩn thận với các triệu chứng khó thở, đau ngực hay hụt hơi ở mức nặng. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.

Thuốc điều trị mạch chậm

Thuốc điều trị tình trạng mạch chậm được chia thành 3 nhóm đặc trưng. Từng nhóm sẽ có chức năng điều trị từng loại bệnh lý riêng. Thông tin chi tiết từng nhóm như sau:

Nhóm thuốc chống loạn nhịp tim

Nhóm này bao gồm các loại thuốc như: Sotalol, Propafenone, Dronedarone và Amiodarone,… Thuốc có công dụng giúp kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn tim loạn nhịp. Amiodaron là loại thuốc phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng của nhóm này.

Thế nhưng, thuốc lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, theo như ghi nhận thì có khoảng 70% bệnh nhân bị phản ứng phụ khi sử dụng Amiodaron. Tỷ lệ bệnh nhân buộc phải dừng sử dụng thuốc trong khoảng 5 – 20%. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ thị của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.

Nhóm chẹn kênh Canxi vào mạch máu

Nhóm thuốc này có tác dụng chính là làm giãn mạch và dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất. Từ đó, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tăng hàm lượng máu đến các cơ quan và cung cấp oxy cho tim cũng như làm giảm áp lực tim.

Người bệnh cũng nên lưu ý các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, một số triệu chứng có thể xảy ra như: táo bón, phát ban, chóng mặt, sưng chân và đau đầu,… Nếu các triệu chứng kéo dài thì bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị.

Để hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày, người bệnh nên uống thuốc ngay trong bữa ăn. Tuyệt đối không nên ăn bưởi trong thời gian sử dụng thuốc. Đồng thời, người bệnh còn nên kiêng các chất kích thích và các loại thuốc lợi tiểu, bổ sung canxi (hay vitamin D) và Corticoid.

Người bệnh bị nhịp tim chậm nên ăn gì?

Người mắc tình trạng nhịp tim chậm có chế độ ăn khác hoàn toàn với người bình thường. Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn khoa học sẽ mang đến nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe.

Muốn ổn định nhịp tim, người bệnh cần phải sử dụng kết hợp các loại thực phẩm như sau một cách phù hợp theo chỉ định của bác sĩ:

Giàu khoáng chất

Các loại khoáng chất đặc trưng như Natri, Canxi, Magie, Kali,… đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt, chúng có chức năng giúp tim hoạt động bình thường. Tình trạng rối loạn nhịp tim gây ra bởi cơ thể thiếu các khoáng chất này.

Vì vậy, những bệnh nhân mắc chứng nhịp tim chậm nên lưu ý bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất thiết yếu. Người bệnh nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: các loại đậu (đậu đen, đậu nành,…), các loại hạt, ngũ cốc, sữa ít đường, chuối hoặc bơ ít béo, các loại rau củ quả tươi,…

Giàu axit béo Omega 3

Hoạt chất Omega-3 theo như các bác sĩ tim mạch thì chúng là loại acid béo hỗ trợ rất tốt cho tim mạch. Thành phần chính của nhiều loại quả óc chó, hải sản và dầu thực vật,… Nhiều nghiên cứu cho thấy, acid béo omega-3 có thể điều hòa ổn định nhịp tim bằng cách tác động đến sự co bóp của cơ tim.

Nguồn cung cấp hàng đầu lượng EPA và DHA – 2 loại acid omega-3 cực kỳ quan trọng, được cho là các loại cá tươi như là: cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ và các loại cá trắng. Theo như Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, một người nên ăn ít nhất 2 tuần mỗi ngày để có một trái tim khỏe mạnh.

Giàu chất xơ & ít chất béo

Phỏng theo nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế về tim mạch (International Journal of Cardiology) thì hàm lượng acid béo Triglyceride trong máu cao là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhịp tim.

Đồng thời, Triglyceride còn gia tăng nguy cơ bị mắc các tình trạng về tim mạch. Do đó, người bệnh nên ít tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất này. Thay vào đó, người bệnh nên xây dựng thực đơn nhiều chất xơ giúp duy trì lượng Triglyceride trong máu.

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm yến mạch, trái cây tươi, gạo nguyên cám, rau cải sẽ bổ sung thêm chất xơ và chứa rất ít hàm lượng chất béo Triglyceride. Vừa giúp bảo vệ hệ tiêu hóa lại vừa giúp nhịp tim ổn định.

Thực phẩm giúp bảo vệ mạch máu

Tình trạng tăng huyết áp là một trong những tác nhân gây tổn thương mạch máu. Tình trạng còn trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thừa lượng Cholesterol trong máu nhiều. Dần theo thời gian, mạch máu (đặc biệt là động mạch) bị thu hẹp, xơ cứng hơn bởi các tình trạng xơ vữa động mạch.

Chính vì lý do đó, nhiều cơ chế rối loạn nhịp tim khác nhau ảnh hưởng từ tình trạng trên. Chế độ ăn cho người nhịp tim chậm nên bổ sung thêm các loại thực phẩm góp phần bảo vệ mạch máu như: các loại thịt trắng, trái cây tươi hoặc rau xanh,…

Thực phẩm nên kiêng

Người bệnh đang mắc triệu chứng nhịp tim chậm thì nên kiêng các loại thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm có chứa chất kích thích, cụ thể là cà phê, trà, rượu, socola, bia và cacao,…
  • Những món ăn có tính cay nóng hoặc quá lạnh;
  • Những đồ chế biến bằng chiên xào hoặc chứa quá nhiều chất béo không tốt;
  • Món ăn chứa quá nhiều muối;
  • Các loại bánh ngọt nhiều đường và kẹo.

Biến chứng cực kỳ nguy hiểm của nhịp tim chậm huyết áp thấp

Hiện nay, đa số người bệnh thường chủ quan với tình trạng nhịp tim chậm và huyết áp thấp. Vì nhiều người cho rằng nhịp tim nhịp tim nhanh mới là thứ đáng sợ, nhưng họ không biết rằng nhịp tim chậm là một “sát thủ thầm lặng” hết sức nguy hiểm.

Căn bệnh có thể tấn công đột ngột khiến người bệnh không thể xoay sở và có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng nguy hiểm nhất là ngất xỉu đột ngột, lâu ngày dẫn đến suy tim và rất dễ tử vong do tim ngừng đập hoặc các cơn đau tim bất chợt.

Bên cạnh đó, tình trạng nhịp tim chậm huyết áp cao lại có các triệu chứng như: mệt mỏi, khó thở, ngất xỉu và có thể dẫn đến ngừng tim. Tình trạng huyết áp cao thường là do sử dụng thuốc hoặc tập thể dục. Thế nhưng, các bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng kéo dài nào.

Nhịp tim 50 có sao không?

Trên nhiều phương tiện thông tin, nhiều người hiện nay vẫn còn thắc mắc nhịp tim 50 co sao khong. Những người có nhịp tim đập ít hơn 60 nhịp/phút, nghĩa là người có nhịp tim 55 bpm hay nhịp tim 50 bpm được coi là mắc tình trạng nhịp tim chậm.

Trong một số trường hợp thì nhịp tim chậm được xem là bình thường, đặc biệt là ở các vận động viên thể thao. Tuy nhiên, nếu người bình thường mắc nhịp tim chậm 50 và kéo dài trong một khoản thời gian sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Lời Kết

Nhìn chung, tình trạng nhịp tim chậm không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin liên quan đến tình trạng này và giải đáp các thắc mắc về người bị nhịp tim chậm nên ăn gì cũng như nhịp tim chậm dieutri.

Chúng tôi mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn đọc sẽ biết được cách xử lý khi xuất hiện tình trạng nhịp tim chậm. Đồng thời, xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để ngăn ngừa bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *