Tuyến yên là gì? Vị trí, vai trò và một số bệnh tuyến yên thường gặp

Tuyến yên là một tuyến vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và duy trì các chức năng trong cơ thể ở cả người lớn và trẻ em. Nhưng nhiều người hiện nay vẫn chưa biết tuyến yên là gì? Tuyến yên nằm ở đâu? Hay những vấn đề liên quan như u tuyến yên là gì? Hay tuyến yên sau tiết ra hormon gì?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đủ thông tin và kiến thức để bạn có thể trả lời những câu hỏi trên một cách chính xác nhất. Hãy cùng xem qua nhé!

Định nghĩa thế nào là tuyến nội tiết?

Trước khi đi đến phần tìm hiểu về tuyến yên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một chút về định nghĩa của tuyến nội tiết. Vì tuyến yên được xem như là tuyến chủ trong hệ thống nội tiết với nhiệm vụ sản xuất ra nhiều hormone quan trọng.

Theo như định nghĩa từ Wikipedia, tuyến nội tiết là tuyến bơm vào máu một hoạt chất có tên là nội tiết tố. Chất này sẽ cùng máu đi đến các cơ quan, tế bào mô và tác dụng lên chúng. Tuyến này có khá nhiều mạch máu vì khả năng bơm nội tiết tố trực tiếp vào máu mà không có ống tiết (ống dẫn).

Tuyến yên là gì?

Theo nhiều tài liệu chuyên khoa, tuyến yên (còn gọi là tuyến não thùy) được xem như một tuyến chính của hệ thống nội tiết (tuyến chủ). Tuyến yên có kích thước rất nhỏ và chỉ bằng hạt đậu với khối lượng vỏn vẹn 0,5 gram (0,018 oz).

Đây là một tuyến nội tiết quan trọng vì hormone của nó kiểm soát nhiều bộ phận của hệ thống nội tiết. Trong đó bao gồm tuyến thượng thận, tuyến giáp, tinh hoàn và cả buồng trứng.

Tuyến yên trước là một thùy thuộc tuyến điều chỉnh, nhiệm vụ chính là kiểm soát và cân bằng một vài quá trình sinh lý như: sinh sản, nuôi con bú, sự tăng trưởng và sự căng thẳng,… Thùy trung gian với chức năng tổng hợp và tiết ra hormone kích thích melanocyte.

Trong khi đó, tuyến yên sau là một thùy kết nối chức năng với vùng dưới đồi thông qua cuống tuyến yên (cuống rốn) – một đường ống nhỏ.

 

Tuyến yên nằm ở đâu trong cơ thể chúng ta

Tài liệu giải phẫu học cho thấy, tuyến yên được tìm thấy ở sàn não thất ba. Vị trí bên trong hố yên thuộc thân xương bướm. Phần nhô ra khỏi đáy của vùng dưới đầu thuộc đáy não và được bảo vệ bởi hoành yên.

Bao quanh tuyến yên là một khoang xương nhỏ với nếp gấp màng cứng vì vai trò vô cùng đặc biệt của nó đối với sự phát triển cơ thể. Tuyến yên mặc dù có kích thước không lớn nhưng vẫn được chia làm ba thùy dựa trên hình thể, chức năng và nguồn gốc thai.

Chức năng của tuyến yên

Chức năng và vai trò của tuyến yên sẽ phụ thuộc vào từng thùy và mỗi thùy sẽ có những vai trò riêng biệt trong việc kiểm soát sự cân bằng của các chức năng trong cơ thể. Tuyến yên gắn liền với vùng dưới đồi trong việc giải phóng hormone tuyến yên.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chức năng của tuyến yên qua phần thông tin dưới đây:

Thùy trước

Thùy trước tuyến yên gồm ba phần, cụ thể là: phần phễu, trung gian và phần hầu (còn gọi là phần xa). Thùy trước tuyến yên có nhiệm vụ chính là tiết ra nhiều loại hormone với hai loại tế bào: tế bào ưa acid và tế bào ưa kiềm.

Các loại hormon chính do thùy trước sản xuất và đưa vào trong máu bao gồm:

Hormone tăng trưởng GH

Hormone này có nhiệm vụ điều chỉnh sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể về mặt thể chất. Nó tham gia trong hầu hết các mô cơ thể với việc kích thích sự tăng trưởng. Nhiệm vụ đặc biệt của hormone GH là giúp xương và cơ bắp phát triển một cách bình thường.

Hormone TSH

Hormone này có vai trò gửi tín hiệu và kích hoạt tuyến giáp để sản sinh ra hormone tuyến giáp. Tuyến giáp và các hormone mà tuyến này sản xuất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Hormone FSH với vai trò kích thích nang trứng

Hormone kích thích nang trứng – FSH, liên quan mật thiết đến việc điều tiết hàm lượng Estrogen cũng như giúp cho việc phát triển tế bào trứng ở phụ nữ diễn ra hiệu quả hơn. Hơn nữa, nó cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình sản xuất tinh trùng (tế bào) ở phái mạnh.

Prolactin – Hormone tuyến yên

Đây là hormone rất cần thiết trong quá trình nuôi con ở nữ giới, vì nó giúp lượng sữa sản xuất ra nhiều hơn và chất lượng hơn ở phụ nữ đang cho con bú. Prolactin đóng vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất, phát triển tuyến tụy đồng thời điều hòa hệ miễn dịch.

Hormone AH (vỏ thượng thận)

Vỏ thượng thận muốn sản xuất ra Cortisol và nhiều loại hormone khác phải nhờ đến sự kích thích của hormone AH. Hormone này còn tác dụng lên não giúp tăng khả năng ghi nhớ và nâng cao năng suất học tập.

Endorphin

Ngoài các tác dụng về giảm đau hay liên quan đến các trung tâm khoái cảm của bộ não, Endorphin còn liên quan đến tăng cảm xúc trong tình dục, tập thể thao hoặc ăn uống. Endorphin giúp cải thiện chất lượng cuộc sống con người thông qua cảm xúc.

Hormone Luteinizing (LH)

Một loại hormone được sản xuất từ các tế bào tuyến sinh dục hỗ trợ cho hệ thống sinh sản. Hormone này được cho là có liên quan đến việc sản xuất Estrogen ở phụ nữ và Testosterone ở nam giới.

Hormone kích thích tế bào biểu bì Beta-melanocyte (β-MSH)

Hormone được sản xuất với vai trò chính là kích thích tăng sắc tố da để đáp ứng nhu cầu tiếp xúc với tia cực tím hay các chất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Enkephalin

Enkephalin liên quan đến việc điều chỉnh quá trình thụ thai ở cơ thể. Ngoài ra, Enkephalin có mối tương quan khá chặt chẽ với Endorphin và có tác dụng giảm đau và chống căng thẳng khi cơ thể đối mặt với khủng hoảng.

Thùy sau

Cấu tạo của thùy sau bao gồm nhiều tế bào với cấu trúc giống như tế bào mô thần kinh đệm. Nhiệm vụ chính của chúng là lưu trữ các hormon của vùng dưới đồi như Oxytocin và Vasopressin.

Hormone Oxytocin

Hormone này tương đối quan trọng ở phụ nữ trong giai đoạn sinh con, nó giúp tăng khả năng co bóp cơ tử cung và thai nhi ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Nồng độ hormone này tăng cao trong máu ở phụ nữ mang thai.

Vasopressin (ADH)

Theo nhiều tài liệu thì nó còn có tên là hormone tăng hấp thụ nước tại ống lượn xa và ống góp. Nếu cơ thể không đủ hàm lượng hormone này sẽ dẫn đến tình trạng đái tháo nhạt vì không thể tái hấp thu nước ở thận.

Thùy giữa

Thùy này thường phát triển rất mạnh mẽ ở những loài động vật cấp thấp và chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thùy giữa đa phần là phân bố sắc tố da thông qua việc tiết ra MSH.

Một số bệnh tuyến yên thường gặp

Tuyến yên tham gia điều chỉnh hầu hết các chức năng trong cơ thể thông qua việc sản xuất hormone cần thiết đến những cơ quan quan trọng. Vì vậy, các bệnh lý liên quan đến rối loạn tuyến yên sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Theo nhiều tài liệu y khoa, một số bệnh lý liên quan đến tuyến yên có thể liệt kê ra như sau:

Suy tuyến yên

Suy tuyến yên là một bệnh lý tương đối hiếm gặp trên toàn thế giới, chính điều này dẫn đến việc người bệnh rất khó phân biệt triệu chứng của nó với nhiều bệnh thông thường khác. Lâu dần, chúng sẽ tàn phá sức khỏe của người bệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Theo như định nghĩa y khoa, suy tuyến yên là tình trạng suy giảm nồng độ hormone do tuyến yên sản xuất. Sự giảm sút một hay nhiều hàm lượng hormone dẫn đến việc suy giảm các chức năng tuyến đích mà hormone đó chi phối.

Nguyên nhân gây nên

Nguyên nhân gây nên suy tuyến yên tương đối phức tạp và bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Phổ biến nhất là:

  1. Nhiễm khuẩn như viêm não, viêm màng não gây ra bởi vi khuẩn, bệnh lao, giang mai, bệnh nấm,…
  2. Vấn đề liên quan đến mạch máu cụ thể là phình động mạch cảnh, nghẽn mạch trong xoang, viêm động mạch ở thái dương và xuất huyết não liên quan đến chấn thương sọ não (những vùng liên quan),…đều có thể gây ra tình trạng suy tuyến yên.
  3. Hoại tử tuyến yên sau sinh, tình trạng hoại tử làm các tế bào tuyến yên chết vĩnh viễn làm suy giảm việc sản xuất hormone của tuyến yên. Điều này xảy ra trong thời gian sinh (hoặc sau sinh), thông thường là do chảy máu quá mức, sốc, nhiễm khuẩn nặng hay rối loạn tuần hoàn,…
  4. Thực hiện phẫu thuật tại tuyến yên.
  5. Nhồi máu tuyến yên (rất hiếm khi xảy ra).
  6. Xạ trị có đi qua tuyến yên như việc điều trị u tuyến yên, ung thư vòm,…
  7. Các bệnh lý về não: nhiễm trùng, não úng thủy, dị dạng mạch máu não…

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của suy tuyến yên thường không biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu và rất dễ gây ra nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh thường phát triển đến một mức độ nhất định thì các triệu chứng mới bắt đầu có nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan.

Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện theo nhiều cách khác nhau và thường thấy nhất là:

Giảm chuyển hóa

Tuyến yên, tuyến giáp có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Chính vì vậy, suy tuyến yên sẽ làm giảm lượng hormone TSH để kích thích tuyến giáp. Việc này dẫn đến tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để hỗ trợ quá trình chuyển hóa.

Một số triệu chứng giảm chuyển hóa xảy ra trên bệnh nhân khi mắc tình trạng suy tuyến yên như: táo bón, cơ thể suy nhược và luôn ở tình trạng mệt mỏi, đầy hơi hay tăng cân,…

Lưu ý: Như bạn đã biết thì tuyến yên sản sinh hormone TSH để kích thích tuyến giáp sản xuất hormone trong cơ thể. Do đó, nếu tuyến yên của bạn có vấn đề sẽ dẫn đến suy giáp do nguyên nhân trên.

Nếu bạn đang sử dụng Levothyroxine để điều trị suy giáp thì nên điều chỉnh liều Levothyroxine nhiều lần để kiểm tra xem thuốc này có phù hợp với bạn không. Nếu bạn cảm thấy không ổn sau nhiều tháng điều trị bằng Levothyroxine, ví dụ như: bạn vẫn ăn uống lành mạnh nhưng lại bị tăng cân, thì bạn nên xem xét việc bổ sung T3 trực tiếp trong quá trình điều trị. Một trong những sản phẩm có chứa T3 tổng hợp là Cytomel và sản phẩm chứa T3 tự nhiên như NDT.

Tại buồng trứng

Nhiều chức năng và hoạt động của buồng trứng sẽ bị biến đổi theo chiều hướng xấu vì sự rối loạn hormone tuyến yên. Nồng độ hormone sinh dục ở nữ giới giảm sút sẽ gây nên khô âm đạo, rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục và làm giảm ham muốn,…

Tại tinh hoàn

Việc thiếu hụt hormone tuyến yên gây nên nhiều vấn đề ở nam giới, đặc biệt là việc rối loạn cương dương và làm giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng,…

Triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện vài tình trạng như: cứng cổ, đau đầu, giảm thị lực (rối loạn thị giác), hạ huyết áp hay nhạy cảm với ánh sáng,…

Bệnh suy tuyến yên ở trẻ em

Suy tuyến yên gây nên nhiều sự biến đổi rất lớn đối với sự phát triển toàn diện về cơ thể cũng như sự hoạt động của các chức năng chính. Vì cơ thể của trẻ chưa có sự phát triển hoàn chỉnh nên ảnh hưởng của bệnh cũng lớn hơn rất nhiều khi so với người lớn.

Nếu không được chữa trị kịp thời, suy tuyến yên có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng phức tạp. Phụ huynh nên để ý các triệu chứng dưới đây để chữa trị kịp thời:

  • Đường huyết thấp;
  • Dương vật có kích thước nhỏ ở trẻ sơ sinh (nam), trẻ tuổi dậy thì sẽ giảm sự phát triển kích thước dương vật so với các bạn đồng trang lứa;
  • Chán ăn dẫn đến sụt cân;
  • Tình trạng vàng mắt và vàng da ở trẻ sơ sinh;

Cách chữa suy tuyến yên hiệu quả nhất tính đến hiện nay

Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có hai phương pháp phổ biến nhất để chữa suy tuyến yên đó là:

Thay thế hormone tuyến yên

Liệu pháp này được sử dụng với mục đích bù lại lượng hormone thiếu hụt khi tuyến yên không làm tròn bổn phận của mình. Người bệnh có thể gắn bó với thuốc suốt cuộc đời để ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng.

Một số hormone thay thế thường dùng trong y khoa như là: Hydrocortisone – điều trị suy thượng thận (Prednisolon), hormone tuyến giáp – suy giáp, điều trị các chức năng sinh dục – Estrogen (nữ) và Testosterol (nam).

Tiến hành phẫu thuật

Nếu suy tuyến yên phát triển bất thường với nhiều biến chứng nguy hiểm hay các mô ở gần não bộ, hệ thần kinh trung ương,…

U tuyến yên – cường tuyến yên

Bệnh lý này còn được biết đến dưới tên gọi cường tuyến yên, tình trạng này xảy ra khi u tuyến yên tiết prolactin quá nhiều hoặc quá ít so với mức bình thường. Người bệnh nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không chịu bất kỳ vấn đề nào.

Nhưng nếu chữa trị quá trễ, khối u đã phát triển với kích thước lớn thì người bệnh phải chấp nhận sống chung với nó suốt đời. Thêm nữa, nhiều hội chứng: mất kinh nguyệt, tăng đường huyết, mất khả năng sinh sản, cushing hoặc tăng huyết áp,…

Bệnh lý này có thể được phát hiện nếu bạn thường xuyên xét nghiệm hormone tuyến yên để thăm dò và kiểm tra các chức năng của tuyến yên có đang hoạt động bình thường. Ngoài ra, xét nghiệm khối u tuyến yên có thể phát hiện chính xác vị trí và kích thước hiện tại của khối u để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đái tháo nhạt

Đây là một bệnh rất hiếm gặp và chủ yếu xảy ra trên người lớn (rất ít khi tìm thấy ở trẻ em). Đái tháo nhạt là một tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước ở cơ thể. Qua kết quả siêu âm, thận của người bệnh mất đi khả năng giữ nước và gây ra triệu chứng tiểu nhiều, tiểu niệu,…Bệnh nhân sẽ luôn ở trạng thái mất nước và thiếu ngủ trầm trọng.

Chúng ta đã cùng nhau đi đến phần cuối cùng của bài viết, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tuyến yên cũng như các triệu chứng bệnh thường gặp. Với những thông tin trên, bạn sẽ biết được chính xác vai trò và nhiệm vụ của tuyến này trong cơ thể cũng như là có phương pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời đối với các bệnh lý nguy hiểm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *