Hạ Kali máu – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Hạ Kali máu là hiện tượng nồng độ Kali giảm xuống mức thấp hơn thông thường. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau trong cơ thể.

Hiểu được sự nguy hiểm của hạ Kali máu, bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả bệnh lý này. Độc giả đừng nên bỏ qua bài viết để có cái nhìn tường tận về căn bệnh này nhé!

Định nghĩa hạ Kali máu là gì?

Kali là khoáng chất hỗ trợ quá trình vận chuyển các tín hiệu điện thế đến nhiều tế bào trong cơ thể chúng ta. Chúng đóng vai trò thiết yếu giúp các hoạt động ở tế bào cơ và thần kinh hoạt động hiệu quả, nhất là tế bào thuộc cơ tim.

Thuật ngữ hạ Kali máu thường sử dụng để mô tả tình trạng hàm lượng Kali trong máu xuống mức thấp hơn bình thường. Nồng độ Kali trong máu đạt mức bình ổn khi đạt 3.6 – 5.2 millimoles có trong 1 lít máu (mmol/l).

Nếu hàm lượng Kali máu hạ xuống mức rất thấp (<2.5 mmol/l) cần phải được cấp cứu ngay lập tức vì tính mạng bị đe dọa trầm trọng. Người bệnh nên lưu tâm đến tình trạng sức khỏe và kiểm tra xét nghiệm thường xuyên.

Khái niệm trong bệnh học hạ Kali máu

Khoáng chất Kali là khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể:

  • Kali là một Ion nội bào chính, nồng độ thuộc khoảng 145 mEq/l, trong khi nồng độ thuộc dịch ngoại bào là 4 mEq/l. Vì thế cho nên Kali rất cần thiết cho hoạt động cơ và thần kinh. Lượng Kali trong cơ thể nằm trong tế bào chiếm tỷ lệ lên đến 98%, dẫn đến việc đo lường hàm lượng Kali từ mẫu máu cho kết quả không nhạy vì thay đổi lớn trong tổng dự trữ Kali của cơ thể tương đương với sự dao động nhỏ trong máu.
  • Kali là “chìa khóa” chính trong các chức năng hoạt động bình thường của cơ, bao gồm vận động có chủ ý (như phần cơ ở bàn tay, cánh tay,…) và cả vận động không chủ ý (như cơ thành ruột, tim,…). Chức năng tim có thể bị hủy hoại một cách nghiêm trọng nếu có những bất thường trầm trọng ở nồng độ Kali, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong vì ngưng tim.
  • Lượng Kali bên trong và ngoài tế bào cũng như lượng Kali mất qua thận, qua phân hay mồ hôi ảnh hưởng rất lớn đến thay đổi trong lượng Kali máu. Lượng Kali mất đi hằng ngày sẽ được bổ sung đầy đủ thông qua một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Hiện tượng hạ Kali máu cực kỳ hiểm nguy, nhất là những bệnh nhân mắc các chứng bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay suy tim,… Biến chứng của thiếu Kali máu thường thấy là giảm sức bóp cơ tim, nhịp nhanh xoắn đỉnh (một trong những nguyên nhân gây ra ngừng tim vì rối loạn nhịp tim) hay nhịp tim chậm.

Ở những người mắc bệnh nền này, việc cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng không phát hiện tình trạng giảm Kali máu sẽ thất bại vì tình trạng liệt cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp và thậm chí là liệt tứ chi.

Nguyên nhân hạ Kali máu

Theo như các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nhận định, tình trạng hạ Kali máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến nhất được ghi nhận như sau:

1. Tổn thương thận

  • Tình trạng nhiễm toan ống thận thường thấy trong bệnh lý suy thận cấp và suy thận mạn;
  • Hẹp động mạch thận;
  • Các rối loạn tuyến thượng thận và bệnh Cushing.

2. Mất Kali qua ruột và dạ dày

Những triệu chứng gây ra tình trạng mất Kali qua dạ dày và ruột chủ yếu là do:

  • Nôn mửa quá nhiều;
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng gây ra thụt tháo quá mức;
  • Tiêu chảy nặng;
  • Người bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn ruột non;

3. Ảnh hưởng từ thuốc

  • Thuốc lợi tiểu quai (Furosemide) hay thuốc lợi tiểu Thiazid (Hydrochlorothiazide);
  • Thuốc điều trị khí phế thũng hoặc bệnh hen suyễn (tác dụng gắn kết các thụ thể Beta-Adrenergic) như là Steroid, Theophylline hay giãn phế quản;
  • Các loại kháng sinh nằm trong nhóm Aminoglycosides.

4. Sự vận chuyển Kali vào và ra ngoài tế bào một cách bất thường

  • Điều trị bằng Insulin;
  • Máu nhiễm Kiềm;
  • Suy dinh dưỡng hay lượng thức ăn giảm sút;
  • Biếng ăn;
  • Hội chứng cuồng ăn;
  • Nghiện rượu lâu năm.

5. Những nguyên nhân khác

  • Người thường lao động quá mức, tiết mồ hôi nhiều (tiêu biểu là các vận động viên);
  • Bệnh bạch cầu;
  • Thiếu hụt hàm lượng Magie.

Triệu chứng hạ Kali máu

Các tế bào thần kinh cơ trong điều kiện bình thường liên tục giải phóng năng lượng (khử cực), tiếp đó tái tạo năng lượng (phân cực) để tiếp tục quá trình giải phóng năng lượng. 

Trường hợp hàm lượng Kali máu thấp, các tế bào này không thể thực hiện phân cực và giải phóng năng lượng thường xuyên khiến dây thần kinh và cơ hoạt động dưới mốc bình thường.

Biểu hiện của người bị thiếu Kali trong máu thường liên quan đến thần kinh cơ và hệ thống tim mạch như:

Triệu chứng hạ Kali máu ở thần kinh cơ

  • Đau cơ;
  • Yếu cơ;
  • Táo bón;
  • Chuột rút;
  • Người mỏi mệt.

Hệ tim mạch

  • Rối loạn nhịp tim dẫn đến hồi hộp;
  • Mạch nảy;
  • Tụt huyết áp tư thế và huyết áp tối thiểu giảm;
  • Âm thổi tâm thu xuất hiện khi nghe tim;
  • Sóng U, đoạn ST dẹt và ngoại tâm thu các loại xuất hiện khi đo điện tim, tình trạng nguy hiểm đặc biệt khi Kali máu giảm nặng sẽ diễn ra đoạn QT kéo dài và loạn nhịp kiểu xoắn đỉnh. Tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa trầm trọng nếu không bổ sung Kali kịp thời.

Những người có nguy cơ mắc tình trạng hạ Kali máu cao

Nhiều nghiên cứu thống kê của Hiệp hội Y tế (WHO) cho thấy đối tượng có nguy cơ mắc chứng hạ Kali máu cao là: nữ giới, người Mỹ gốc Phi, bệnh nhân nặng phải nằm lâu và nuôi dưỡng qua ống dạ dày, người thực hiện ăn kiêng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc các tình trạng liên quan đến đường tiêu hóa như là:

  • Nôn ói nhiều vì tả, ngộ độc thức ăn, thương hàn,… hay tiêu chảy cấp tính;
  • Người nhiều lần bị thụt tháo;
  • Rò đường tiêu hóa;
  • Dùng bột cam thảo dẫn đến loét dạ dày;
  • Khiếm khuyết vận chuyển Ion của ruột non dẫn đến hội chứng rối loạn hấp thu;

Người bệnh đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu đào thải Kali hay trong giai đoạn hồi phục đầu tiên ở tình trạng suy thận cấp và toan hóa ống thận. Đồng thời, bệnh nhân đang sử dụng một vài loại thuốc:

  • Beta-Adrenergic (thuốc giãn phế quản gắn kết các thụ thể) và nhóm Xanthin;
  • Prednisone, Methylprednisolone và Hydrocortisone (nhóm Steroid);
  • Penicillin, Carbenicillin, Ampicillin và Aminoglycoside liều cao (thuốc kháng sinh);
  • Thuốc trị nấm Amphotericin B;
  • Verapamil và Insulin.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hạ Kali máu

Tình trạng hạ Kali máu được cho là cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa tình trạng này với lời khuyên của các chuyên gia:

  • Hạn chế kéo dài các vận động thể chất nặng;
  • Nên tránh uống các loại thuốc lợi tiểu, nhuận tràng hay thảo dược,… gây nên hiện tượng hạ Kali máu. Tuyệt đối sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, người bệnh nên theo dõi kỹ càng nồng độ Kali máu khi sử dụng các thuốc trên.
  • Những bệnh nhân tiểu nhiều vì thuốc lợi tiểu hay tiêu chảy nên lưu ý bù Kali đầy đủ để cân bằng lượng Kali mất đi hàng ngày.

Phương chẩn đoán hạ Kali máu hữu hiệu

Hiện nay nhiều nền Y học tiên tiến trên thế giới chẩn đoán tình trạng hạ Kali máu thông qua hai phương pháp chính: khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu. Thông tin chi tiết các phương pháp như dưới đây:

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng người bệnh thông qua các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của tình trạng hạ Kali máu, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để đưa ra nhận định cuối cùng.

Xét nghiệm chuyên sâu

Những loại xét nghiệm chính cho kết quả với độ chính xác cao:

  • Xét nghiệm máu, mục đích nhằm kiểm tra nồng độ Kali có trong máu, đo chức năng thận (Creatinine & BUN), nồng độ các chất điện giải khác (Canxi, Magie, Photpho) và đường huyết;
  • Nhịp tim bị ảnh hưởng bởi nồng độ Kali thấp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện đo Digoxin trong trường hợp sử dụng nhóm thuốc Digitalis;
  • Điện tâm đồ ECG, xét nghiệm giúp phát hiện các thay đổi điện thế tại tim và những dạng rối loạn nhịp đập bắt nguồn từ Kali máu thấp.

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm Kali máu

Xét nghiệm Kali máu giúp bác sĩ kiểm tra chỉ số Kali trong máu của người bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn Kali máu. 

Thực hiện xét nghiệm Kali máu giúp chẩn đoán hạ Kali hay tăng Kali máu để cấp cứu và xử lý kịp thời để đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Chỉ số Kali máu bình thường nằm trong khoảng 3.6 – 5.2 millimoles (3.5 – 5 mEq/l hoặc 80 – 100 mmol/l). Bác sĩ sẽ căn cứ vào mốc bình thường này để đưa ra kết luận nếu nồng độ Kali dao động bên ngoài khoảng này.

Một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm Kali máu

Khi tiến lấy mẫu máu của người bệnh hay khi mẫu đang được xử lý trong phòng thí nghiệm sẽ xuất hiện sự phá hủy các tế bào hồng cầu có trong mẫu. Hiện tượng này sẽ giải phóng số lượng lớn Kali và ảnh hưởng đến giá trị.

Ngoài ra, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Kali máu phổ biến nhất:

  • Người bệnh uống bổ sung Kali;
  • Sử dụng các loại thuốc như chống viêm không Steroid (NSAID), Insulin, Corticosteroid, điều trị huyết áp cao và bệnh tim, kháng sinh có chứa Kali (Penicillin G), Heparin, Glucose, thuốc lợi tiểu hay cam thảo tự nhiên (Glycyrrhiza Glabra).
  • Tình trạng nôn mức nặng;
  • Lạm dụng thuốc nhuận trạng quá quy định.

Phương pháp điều trị hạ Kali máu tốt nhất hiện nay

Liệu pháp thay thế Kali 

Liệu pháp này sẽ phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng phổ biến. Quá trình điều trị hạ Kali máu sẽ bắt đầu ngay sau khi thu được kết quả xét nghiệm đã được chẩn đoán.

  • Mức độ nhẹ, bệnh nhân nếu có triệu chứng nhẹ hoặc không có thì chỉ cần bổ sung Kali dưới dạng lỏng hoặc viên bằng cách uống trực tiếp. Phương pháp này rất an toàn, ít tốn kém và quản lý đơn giản. Hơn nữa, Kali được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa.
  • Mức độ nặng, bệnh nhân được chỉ định truyền Kali tĩnh mạch nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hay loạn nhịp tim. Tốc độ truyền rất chậm và cần theo dõi kỹ trong nhiều giờ để giảm thiểu các tình trạng trầm trọng đến tim và tránh trường hợp kích ứng mạch máu tại vị trí đặt kim truyền. Tiến hành kiểm tra nồng độ Kali liên tục từ 1 – 3 tiếng.

Người bệnh được yêu cầu nhập viện và theo dõi thường xuyên tại khoa cấp cứu. Trong trường hợp nghi ngờ hạ Kali máu mức độ nghiêm trọng cần được truyền dịch và theo dõi tim mạch.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung Kali máu trên thị trường như Potassium Gluconate hay các loại thực phẩm chức năng an toàn cho sức khỏe người dùng,…

Việc bổ sung Kali còn giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hạ Kali máu. Thực đơn giàu Kali sẽ giúp giảm huyết áp thông qua cơ chế loại bỏ lượng Natri dư thừa trong cơ thể. Tình trạng huyết áp cao kết hợp với hạ Kali máu rất dễ gây tử vong cho người bệnh.

Bệnh lý liệt chu kỳ hạ Kali máu là như thế nào?

Liệt chu kỳ hạ Kali máu là bệnh lý liên quan đến cơ thuộc nhóm bệnh lý kênh Ion ở mảng tế bào cơ. Dấu hiệu là những triệu chứng yếu cơ nhưng không kèm theo đau nhức. Hạ Kali máu là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Liệt chu kỳ hạ Kali máu có tính chất di truyền và hiện tượng trội nhiễm sắc thể thường hiếm gặp. Các biến đổi đáng kể trong nhiều giai đoạn liệt mềm với tổn thương mất xạ gân xương cùng với sự giảm đáng ứng co cơ khi kích thích điện.

Hạ Kali máu là dạng có tỷ lệ cao nhất gây liệt chu kỳ tính chất di truyền. Tuy vậy, chúng vẫn rất hiếm gặp trong nhiều ca bệnh. Tỷ lệ trên toàn thế giới chỉ vỏn vẹn trong con số 1/100,000 người.

Kết Luận

Có lẽ đến đây, nhiều độc giả đã hiểu được định nghĩa thiếu Kali là gì với những thông tin trong bài viết. Bên cạnh đó, các biến chứng nguy hiểm của tình trạng hạ Kali máu cũng đã được giới thiệu đến bạn đọc.

Bệnh lý hạ Kali máu có thể được chữa trị bằng cách bổ sung Kali thông qua thuốc bổ sung Kali và các thực phẩm giàu khoáng chất này. Tất cả liệu pháp điều trị đều an toàn với sức khỏe của người bệnh.

Như độc giả đã biết, hạ Kali máu là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng và có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp lúc. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên xét nghiệm kiểm tra nồng độ và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tình trạng này diễn ra.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *