Suy tim phải là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị suy tim cấp

Suy tim phải là một trong hai tình trạng thường gặp ở bệnh lý suy tim. Suy tim được ví như một “tử thần” lấy đi sinh mạng của nhiều bệnh nhân trên thế giới. Vì tính chất nghiêm trọng của bệnh nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan và chính xác nhất về suy tim, suy tim phải hay dấu hiệu bệnh suy tim mà bạn cần chú ý. Cùng tham khảo nhé!

Khái niệm tình trạng suy tim

Tình trạng suy tim diễn ra khi tim không còn đủ khả năng bơm máu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Suy tim là đích đến chung và cũng là cuối cùng của đa số các bệnh lý về tim mạch.

Người mắc bệnh suy tim sẽ bị suy giảm khả năng vận động, nhiều hoạt động thường ngày như đi bộ hay leo cầu thang sẽ trở nên rất khó khăn. Nếu gắng sức, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng ứ dịch gây nên xung huyết phổi và phù ngoại vi.

Bệnh nhân mắc tình trạng suy tim nặng có nguy cơ tử vong rất cao bởi các đợt suy tim mất bù hay do nhiều rối loạn nhịp tim. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi thật kỹ tình trạng sức khỏe của mình.

Suy tim độ 3

Đây là một trong những mức độ của tình trạng suy tim. Theo hệ thống phân loại suy tim Hiệp hội tim mạch New York (NYHA), suy tim độ 3 ở mức trung bình và có ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ người bệnh.

Mặc dù vậy, nhiều trường hợp đã chứng minh rằng người mắc suy tim độ 3 có thể kéo dài tuổi thọ của mình. Người bệnh nên suy nghĩ theo hướng tích cực và có niềm tin vào khả năng hồi phục của cơ thể, đồng thời nên tạo thói quen sống tích cực.

Triệu chứng suy tim độ 3

Trong giai đoạn suy tim độ 3, các triệu chứng dần trở nên rõ rệt với tần suất thường xuyên hơn. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi vận động nhẹ như leo cầu thang, đi bộ hay làm việc nhà.

Một vài triệu chứng thường thấy ở suy tim độ 3 mà người bệnh nên chú ý:

Phù nề

Nguyên nhân gây nên triệu chứng này chính là các dung dịch chất lỏng tích tụ trong cơ thể. Vị trí có thể là ở phổi hoặc tứ chi của người bệnh.

Biếng ăn

Tình trạng này kéo dài thì người bệnh sẽ dần kiệt sức vì không đủ dinh dưỡng. Các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn khiến người bệnh trở nên biếng ăn.

Giảm trí nhớ

Hàm lượng Natri (Na) trong máu sẽ bị giảm sút đáng kể khi tim không hoàn thành vai trò của mình. Sự thiếu hụt này khiến người bệnh suy giảm trí nhớ và mất phương hướng.

Khó thở kèm ho khan

Tình trạng khó thở và ho khan làm người bệnh thường xuyên giật mình vào đêm khuya. Bệnh nhân đôi khi ho ra đờm trắng (hoặc hồng) và thở khò khè.

Mệt mỏi và uể oải

Cơ thể của người bệnh luôn trong trạng thái thiếu sức sống, người uể oải, nhất là khi vận sức để làm việc gì đó. Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi gần đến giai đoạn cuối.

Rối loạn nhịp tim

Tình trạng này khiến cho người bệnh có tâm lý hoảng loạn và nặng hơn có thể cần đến cấp cứu. Điều này diễn ra vì tim đập nhanh, mạnh và rất dồn dập.

Những dấu hiệu của bệnh suy tim nguy hiểm 

Một công cụ được nghiên cứu và phát triển bởi hiệp hội suy tim Hoa Kỳ giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ chẩn đoán suy tim một cách nhanh chóng. Công cụ hữu ích này được viết tắt là “FACES” với khả năng nhận biết 5 dấu hiệu cơ bản là:

  • F – Fatigue (mệt mỏi): Đây là cảm giác chung của các bệnh nhân khi được chẩn đoán bị suy tim.
  • A – Activity Limitation (hạn chế hoạt động): Tình trạng khó thở khiến người bệnh bị hạn chế nhiều hoạt động so với người bình thường.
  • C – Congestion (ứ đọng, sung huyết): Hàm lượng chất lỏng tồn đọng trong phổi gây ho hoặc khó thở dai dẳng, khi ho kèm theo dịch nhầy trắng (đôi khi hồng).
  • E – Edema (phù nề): Chất lỏng tích tụ gây phù mắt cá chân, bụng, đùi và chân khi tim không thể đưa máu trở lại. Hơn nữa, lượng chất lỏng dư thừa này có thể gây tăng cân.
  • S – Short of breath (khó thở): Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi nằm trên mặt phẳng, thức dậy trong tình trạng mệt mỏi. Thường gặp nhất là bệnh nhân cảm thấy rất khó thở khi vận động, trong nghỉ ngơi hoặc lúc ngủ.

Suy tim phải là gì?

Suy tim phải hay còn có tên gọi là suy tâm thất phải, tình trạng này khiến cho buồng bên phải của tim mất khả năng bơm máu. Vì vậy, vai trò vận chuyển máu từ tim trở về phổi để cung cấp một lượng oxy cho máu bị suy giảm đáng kể.

Người bệnh mắc suy tim phải thường bị phù ở vùng bụng, chân hay mắt cá chân. Điều này xảy ra vì bộ phận tim của người bệnh không thể thực hiện nhiệm vụ của mình và máu được trả ngược lại về tĩnh mạch.

Nguyên nhân suy tim phải

Theo như ghi nhận từ chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim phải. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến các bộ phận khác hay phổ biến nhất chính là tình trạng suy tim trái.

Khi đó, máu sẽ bị ứ đọng tại phổi vì khả năng bơm máu kém hiệu quả, gây gia tăng áp lực tại chức năng phổi. Tâm thất phải gặp trở ngại trong việc đẩy máu lên phổi và hiệu quả làm việc của cơ quan này giảm thiểu đi rất nhiều, gây nên tình trạng suy tim phải.

Huyết áp

Tình trạng huyết áp cũng góp phần gây nên suy tim phải. Huyết áp cao làm cho tim phải hoạt động liên tục để bơm máu đến các cơ quan. Theo thời gian, cường độ hoạt động cao sẽ khiến cơ tim trở nên dày lên và yếu đi.

Bệnh lý động mạch vành

Nguyên nhân này được ghi nhận là khá phổ biến trong việc gây ra các bệnh lý về tim mạch. Mảng bám sinh ra từ bệnh này sẽ gây cản trở và bịt kín lối đi tại các động mạch chủ, làm cho lượng máu đến cơ tim bị giảm đi so với bình thường.

Phổi mạn tính

Các bệnh lý về phổi như tắc mạch phổi, khí phế thủng, giãn phế quản hay xơ phổi,…khiến áp lực tại tâm thất phải trở nên lớn hơn và gây nên hiện tượng tăng áp động mạch phổi ở người bệnh.

Bệnh van tim

Van tim là một bộ phận rất quan trọng, chúng có vai trò điều hướng máu chảy để chảy qua tim một cách chính xác. Các trường hợp hẹp van động mạch chủ, hở (hẹp) van 3 lá, nhiễm trùng hoặc khiếm khuyết van tim,…sẽ khiến tim hoạt động nhiều hơn và rồi dẫn đến suy tim.

Nhịp tim rối loạn

Rối loạn nhịp tim thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài thì sẽ khiến cho tim bị yếu đi rõ rệt. Lượng máu đến các cơ quan chức năng không đủ để cung cấp cho quá trình hoạt động.

Co thắt tại màng tim (ngoài)

Chức năng bơm máu của tim sẽ bị giảm sút đi rất nhiều nếu màng tim ngoài dày hơn bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng suy tim phải và nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tim bẩm sinh

Số ít trẻ sơ sinh khi chào đời đã mang trong mình các dị tật về tim, cấu trúc tim có nhiều vấn đề bất thường. Một trong số đó có thể gây ra áp lực cho tim dẫn đến suy tim như tình trạng chưa mất đi ống động mạch ở tim.

Suy giáp

Thật bất ngờ là suy giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy tim. Bệnh suy giáp nếu không được điều trị (thậm chí còn không được chẩn đoán) có thể gây ra các vấn đề về tim mạch.

Chẩn đoán suy tim phải

Suy tim phải là tình trạng máu bị ứ đọng máu tại các tĩnh mạch vì khả năng đưa máu trở về tim bị suy yếu. Những triệu chứng của suy tim phải đa số liên quan đến sự rối loạn về tuần hoàn như:

  1. Phù nề tại chân, bàn chân và mắt cá chân;
  2. Tần suất đi vệ sinh nhiều hơn, nhất là vào ban đêm vì tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể;
  3. Khó thở vì tình trạng ứ máu tại phổi khi làm việc quá sức hoặc nằm xuống;
  4. Tăng cân do thừa chất lỏng;
  5. Tức ngực hoặc đánh trống ngực;
  6. Tĩnh mạch ở cổ phình to;
  7. Mạch đập nhanh;
  8. Chán ăn và rất dễ buồn nôn;
  9. Mạch đập nhanh;
  10. Da lạnh và toát mồ hôi;
  11. Ho khan kèm theo đờm đỏ, bọt trắng hay là đờm bọt hồng;
  12. Cơ thể suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày.

Định nghĩa suy tim trái

Theo như thống kê từ bộ y tế, suy tim trái là tình trạng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tâm thất trái với nhiệm vụ chính là đưa máu đã được cung cấp Oxy từ phổi vào vòng tuần hoàn để đi đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể.

Một khi tim trái bị suy yếu sẽ kéo theo nhiều chức năng quan trọng của trái tim bị giảm sút. Khi đó, cơ thể sẽ đặt trong tình trạng nguy hiểm vì các cơ quan không đủ Oxy để hoạt động. Nhiều tài liệu y khoa cho thấy, có 2 tình trạng suy tim trái được phân loại theo tình trạng phát triển của bệnh như sau:

  • Suy tim trái cấp: các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện một cách rất đột ngột, nó có thể là lần đầu hoặc tái phát lại. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nên cần can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu.
  • Suy tim trái mạn tính: đây là tình trạng đặc trưng khi nhắc đến suy tim trái. Tình trạng mãn tính xảy ra là kết quả bởi những tổn thương hoặc rối loạn chức năng tim. Tình trạng này thường kéo dài và rất khó để hồi phục như ban đầu.

Triệu chứng suy tim trái

Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng suy tim trái có thể phân loại dựa vào dấu hiệu khác nhau xảy ra trên cơ thể người bệnh. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy 3 triệu chứng chính như là:

Triệu chứng cơ năng

Điển hình nhất chính là hiện tượng khó thở ở người bệnh. Tình trạng khó thở có thể diễn ra ở nhiều thời điểm trong ngày cũng như trong quá trình vận động của người bệnh. Có thể liệt kê một ra như dưới đây:

  • Khi gắng sức, khi người bệnh cố gắng vận sức sẽ cảm thấy khó thở và cần nhiều thời gian để phục hồi;
  • Trong lúc nằm, khó thở trong lúc nằm thường phát triển sớm trong thời gian đầu vì máu dồn về vùng ngực làm tăng áp lực ở tim;
  • Kịch phát về đêm khi ngủ, người bệnh cảm thấy ngột ngạt và khó thở khi đột ngột thức giấc;
  • Khi nghỉ ngơi, hiện tượng này sẽ xuất hiện khi tình trạng suy tim diễn biến phức tạp;
  • Cơn hen tim, người bệnh khó thở dữ dội, tinh thần hoảng loạn, vã mồ hôi và thở gấp gáp;
  • Phù phổi cấp, tiếng ran dâng lên từ hai đáy phổi bởi sự tăng áp lực mao mạch phổi một cách bất chợt.

Triệu chứng thực thể

Những triệu chứng này thường liên quan đến các bộ phận có vai trò mật thiết liên quan đến tim. Chúng thường ảnh hưởng trực tiếp lên các bộ phận này với những hiện tượng đặc trưng khác nhau.

  • Về tim: tiếng tim đập nhỏ và rất mờ nhạt, nhịp tim nhanh và có thể nghe tiếng trống bên tim trái. Siêu âm có thể nhìn thấy hoặc sờ vào ngực thấy mỏm tim đập lệch sang trái.
  • Về phổi: hai bên đáy phổi thường cảm thấy ran ẩm ở hai bên của đáy phổi. Phù phổi nghe được nhiều ran ẩm lớn.
  • Về huyết áp: huyết áp ở động mạch tối đa giảm sút và huyết áp tối thiểu ở mức bình thường khiến cho sự chênh lệch rút ngắn trở lại.

Triệu chứng khác

Ngoài hai triệu chứng trên, người mắc suy tim trái có thể đối mặt với những triệu chứng khác như là:

  • Ho dai dẳng hay thở khò khè, khi ho thường có đờm hoặc máu. Thời điểm thường vào ban đêm hoặc khi người bệnh gắng sức.
  • Người bệnh luôn trong trạng thái mỏi mệt, chóng mặt, chân tay bủn rủn vì không đủ lượng máu giàu Oxy.
  • Thường tiểu đêm hay ít đi tiểu.

Phương pháp điều trị suy tim cấp phổ biến nhất

Suy tim cấp là tình trạng các hội chứng suy tim diễn ra một cách bất chợt và cần được can thiệp cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân xảy ra suy tim cấp có thể là do phù phổi hay sốc tim. Triệu chứng của bệnh là sung huyết phổi và có khi giảm cung lượng tim hệ thống.

Bệnh suy tim cấp được đánh giá là rất nguy hiểm, nếu không kịp thời chữa trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp cũng như sốc tim thì phải chuyển ngay đến ICU (Đơn vị điều trị tích cực).

Trong trường hợp suy tim cấp ở mức độ nhẹ, phương pháp đánh giá đường thở, thông khí và thở oxy cho bệnh nhân được áp dụng. Bên cạnh đó, phối hợp đặt đường truyền tĩnh mạch và thuốc, theo dõi nước tiểu của người bệnh.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh lý suy tim cùng với tình trạng suy tim phải. Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng được liệt kê một cách rõ ràng, sát với thực tế. Phương pháp điều trị cho tình trạng cực kỳ nguy hiểm như là suy tim cấp. 

Qua đó, bạn đã nhận thức được mức độ trầm trọng của suy tim với sức khỏe để có các biện pháp phòng ngừa. Đồng thời, chủ động thăm khám để phát hiện bệnh sớm và có liệu pháp điều trị thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *