Nổi hạch sau tai là một dấu hiệu bất thường của cơ thể, nhưng bị nhiều người bỏ qua do thấy chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, nổi hạch ở tai có thể là báo hiệu tình trạng sức khoẻ của chúng ta đang gặp vấn đề hoặc là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Mời mọi người cùng đọc để biết thêm cách phòng ngừa cũng như cách nhận biết các dấu hiệu của nổi hạch ở tai nhé!
Nổi hạch sau tai là gì?
Hạch (Hay hạch bạch huyết) là một tổ chức lympho, nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể từ phủ tạng, ổ bụng cho đến các phần mềm dưới da:
- Nách.
- Bẹn.
- Bụng.
- Ổ tai.
Hạch có chức năng như “một trạm kiểm soát an ninh” do trong hạch có chứa các tế bào bạch cầu – có nhiệm vụ phát hiện, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn có hại. Kích thước hạch rất nhỏ nhưng đóng một vai trò đáng kể trong phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Hầu hết hạch là lành tính nhưng khi sờ ấn vào hạch cảm thấy sưng đau, tuy đây là một biểu hiện phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng cũng có thể là cảnh báo cho việc nhiễm trùng hoặc đang gặp các bệnh nguy hiểm.
Nổi hạch ở sau tai là hiện tượng thường gặp, kích thước hạch không quá lớn, chỉ bé như những hạt đậu xanh nên rất nhiều người nhầm lẫn là mụn trứng cá sau tai.
Nguyên nhân dẫn tới nổi hạch sau tai là gì?
Khi bị nổi hạch sau tai và gây đau, có nhiều người lo sợ đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hạch bạch huyết sưng to và mọi người dễ nhìn thấy ở các vị trí như cổ, tai, nách, bẹn,… có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nổi hạch ở mang tai do một số tác nhân gây ra và phải kể đến như:
- Do rối loạn chức năng.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Nhiễm trùng cơ thể.
- Do ung thư di căn.
- Mắc các bệnh như: HIV, thuỷ đậu, sởi,…
- Nhiễm trùng: Răng, tai,…
- Viêm xoang.
- Cảm cúm.
- Biến chứng do bệnh lao.
- Người sức đề kháng yếu.
- Hệ miễn dịch kém.
- U mỡ (Hạch Lipoma).
- Mụn trứng cá.
- Viêm tai giữa.
- Bị áp xe.
- Bệnh viêm xương chũm.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, hạch sau tai cũng do một số nguyên nhân khác gây nên như:
- Bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của một số thuốc (Trường hợp hiếm gặp) chẳng hạn: Thuốc chống co giật phenytoin (Dilantin) hay thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét.
- Các bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…
>>> Đọc thêm: Bệnh rung nhĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị rung nhĩ bệnh học
Một số triệu chứng đi kèm cần lưu ý của hạch nổi sau tai
Trong một số trường hợp rất ít, hiện tượng hạch sau tai nổi không đáng lo ngại, không đau và thường biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi hạch kèm theo các triệu chứng dưới đây thì mọi người cần cảnh giác:
- Hạch cứng, có nhân.
- Hạch sưng.
- Viêm tai giữa
- Khi cử động tại các vị trí xung quanh hoặc khi chạm vào cảm thấy đau.
- Viêm tai giữa không chảy mủ.
- Nổi hạch kèm sốt.
- Nuốt vướng.
- Nuốt khó kèm cảm giác đau.
- Khu vực xung quanh da nóng và tấy đỏ.
- Nổi hạch kèm theo khó thở, ho có đờm, đau rát cổ họng.
- Nổi hạch kèm theo sụt cân.
- Tai chảy mủ.
(*) Lời khuyên cho mọi người khi thấy nổi hạch cứng sau tai trái đau kèm theo một trong các triệu chứng trên là hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân, vì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm với cơ thể.
Phân biệt nổi hạch sau tai lành tính và ác tính
Từ những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi hạch sau tai có thể thấy được, đa phần các hạch nổi là lành tính. Trong một số ít trường hợp là ác tính, cần được mọi người đặc biệt chú ý. Mọi người có thể quan sát hạch phía sau tai của mình để tự phân biệt chúng nếu chúng là:
Hạch lành tính
- Kích thước: Nhỏ, chỉ khoảng vài mm và hiếm khi tăng trưởng theo thời gian.
- Có thể di động tốt nhưng ít khi bám vào các tổ chức xung quanh nó.
- Lặn dần sau khoảng 3 – 4 tuần.
Hạch ác tính
- Kích thước: Lớn và tăng lên theo thời gian.
- Hạch tồn tại ở nhiều nơi.
- Hạch ở nguyên 1 vị trí và khả năng di động kém.
- Hạch thường không lặn đi khi nếu không được điều trị.
Nổi hạch sau tai trái đau có nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân làm nổi hạch sau vành tai nhưng đa phần chúng đều tự biến mất sau một thời gian, không gây nguy hiểm và không cần can thiệp điều trị. Trong trường hợp hạch gây đau đớn cho bệnh nhân hoặc chúng đi kèm với các triệu chứng khác thì tốt nhất mọi người nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tìm ra hướng điều trị phù hợp.
Quá trình thăm khám có bất kỳ nghi ngờ nào, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Siêu âm.
- Chụp CT.
- MRI
- X-Quang.
- Sinh thiết hạch.
>>> Đọc thêm: Kỹ thuật chụp CT là gì? Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?
Cảnh báo các nguy cơ mắc bệnh từ triệu chứng nổi hạch cứng sau tai
Bản chất của hạch có vai trò trong việc phòng chống các tác nhân gây bệnh, nhưng khi hạch nổi cục cứng sau tai đau là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của cơ thể và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Các bệnh ung thư
Nổi hạch dưới tai là một trong những dấu hiệu sơ khai, đầu tiên của bệnh ung thư. Hạch có kích thước nhỏ, không gây đau đớn cho bệnh nhân nên tình trạng này rất khó phát hiện. Đôi khi, sưng hạch sau tai có thể là triệu chứng của:
- Ung thư tuyến giáp.
- Ung thư hạch bạch huyết.
- Ung thư da.
- Ung thư các cơ quan, vùng cổ, vùng đầu.
Kích thước của hạch ở mang tai sẽ lớn dần theo thời gian. Tuỳ thuộc vào diễn biến phát triển của bệnh ung thư, hạch sẽ di chuyển, sau đó mới cố định tại một vị trí nhất định. Người bệnh sẽ có thể gặp một số triệu chứng điển hình như:
- Nổi hạch nhỏ ở cổ.
- U giáp di động ở cổ theo nhịp nuốt.
- Khó thở.
- Nuốt vướng.
- Cảm giác cứng và đau nhức khi sờ hoặc hoặc nắn.
- Khàn tiếng.
- …
Bệnh viêm hệ bạch huyết
Bình thường, hạch bạch huyết sẽ đóng vai trò như trạm kiểm soát an ninh của cơ thể và đảm nhiệm các chức năng tiêu diệt độc tố, vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, khi hệ bạch huyết gặp vấn đề, nó sẽ bị phá vỡ, hạch sưng to lên ở khu vực cổ và sau tai.
Các hạch bạch huyết nằm rải rác ở khắp nơi trên cơ thể, trong đó có phía sau tai. Các trường hợp hạch bị viêm do nhiễm trùng sẽ sưng lên, đồng thời các tế bào chống nhiễm trùng cũng sẽ tăng lên về số lượng và tích tụ trong hạch, gây ra viêm hạch bạch huyết.
Hạch sau vành tai cũng thuộc loại hạch bạch huyết nên nổi hạch sau tai phải đau sưng lên đồng nghĩa với việc hệ bạch huyết của cơ thể đang gặp nhiều vấn đề bất thường. Khi người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là các u nang phát triển xung quanh tuyến bã nhờn, mặc dù chúng không gây đau nhưng khiến người ta có cảm giác khó chịu. Từ vị trí tuyến bã nhờn bị tổn hại, cục u dễ dàng được hình thành, có thể dẫn đến tình trạng u nang:
- Sưng to.
- Tấy đỏ.
- Đau đớn.
- Có nhiều dịch mủ.
- Máu.
Ngoài ra, nổi hạch sau tai còn là triệu chứng cảnh báo tuyến bã nhờn bị một số tổn thương do vùng ngoài như:
- Vết rách.
- Xước da.
- Nốt mụn bọc.
- Mụn trứng cá.
Các bệnh nhiễm trùng
Đôi khi, nổi cục cứng sau tai có khả năng là do các tế bào chết, vi khuẩn có hại ứ đọng lại gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng vùng hạch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những bệnh nguy hiểm như:
- Thủy đậu.
- Sởi.
- Viêm họng.
- Viêm vú.
Do các biến chứng nhiễm trùng xương Mastoid (loại xương thường có ở vùng tai) – là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh viêm vú gây ra . Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc bệnh viêm vú, có khả năng hình thành u hạch sau tai, nên có thể xem nhiễm trùng tai có thể hình thành bệnh viêm vú.
>>> Đọc thêm: Nhược cơ là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng bệnh nhược cơ
Một số biện pháp phòng tránh hạch nổi ở mang tai
Để ngăn ngừa hạch bạch huyết nói chung và nổi cục cứng sau tai phải nói riêng có thể duy trì các chức năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, không gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác, mọi người cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
+ Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất, nhất là các thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, bưởi, quýt,… Vì các loại thực phẩm này sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C cần thiết để tăng sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Sau khi bị nhiễm trùng gây nổi hạch sau tai, cơ thể cần sử dụng một lượng lớn vitamin C để bù đắp vào trong quá trình ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là đối với những người bị nổi hạch do hệ miễn dịch kém. Ngoài ra, người bệnh cũng nên nạp thêm cho cơ thể các chất dinh dưỡng khác: vitamin A, vitamin B, canxi,…
+ Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của cơ thể để có thể phát hiện tình trạng nổi hạch sau tai sớm hoặc xem cơ thể có bất thường gì không.
+ Nếu có gì bất thường, hãy đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
+ Bệnh nhân có thể sử dụng dầu tràm, dầu dừa bôi nhẹ nhàng lên chỗ hạch bị sưng.
+ Massage các hạch bạch huyết, chườm ấm hoặc chườm lạnh các u, hạch để giảm sưng.
+ Thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp dẫn lưu hạch bạch huyết nhằm giảm biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng.
(*) Nổi hạch sau tai là tình trạng có thể nguy hiểm nếu bệnh nhân phát hiện ngay sau khi thấy xuất hiện các hạt hạch sưng, và chúng không có dấu hiệu nhỏ lại thì mọi người cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, phát hiện sớm. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả trong thời gian sớm nhất.
>>> Đọc thêm: Trụ niệu là gì? Vai trò quan trọng của xét nghiệm nước tiểu
Chăm sóc bệnh nhân sưng hạch bạch huyết tại nhà như thế nào?
Các phương pháp điều trị làm giảm sưng hạch bạch huyết như:
- Nếu nổi hạch cứng sau tai do virus gây ra thì bạn không cần điều trị với thuốc mà hạch sẽ thường tự hồi phục sau khi cơ thể “đánh thắng” virus.
- Nếu tác nhân làm sưng đau hạch bạch huyết do nhiễm vi khuẩn thì kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất.
- Nếu nổi hạch sau tai và đau do rối loạn miễn dịch (chẳng hạn do lupus ban đỏ), bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân.
- Nếu triệu chứng nổi hạch sau tai được xác nhận là ung thư gây ra thì phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị sẽ là các phương pháp điều trị chính.
Tùy thuộc vào nguyên nhân làm mọi người nổi hạch sau tai mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc vị trí sưng hạch ngay tại nhà như:
- Chườm lạnh: Với phương pháp chườm lạnh lên hạch sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng sưng hạch bạch huyết ở sau tai bằng cách sử dụng một chiếc khăn lạnh, chườm lên vị trí nổi hạch khoảng 10 phút/đợt, mỗi ngày 3 đợt sẽ giúp bạn thấy hạch bớt sưng.
- Chườm gạc ấm lên hạch: Cách làm này hiệu quả khi tai nổi hạch do bị viêm nhiễm vùng đầu mặt, viêm tai giữa hoặc chấn thương vùng đầu cổ gây ra. Chườm gạc ấm giúp tăng cường lưu thông máu lên vùng bị nổi hạch, giúp hạch giảm sưng.
- Đắp miếng gạc hoặc khăn nóng lên hạch sưng sau tai.
- Đặc biệt, bệnh nhân phải uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước.
- Dùng thuốc điều trị: Có thể uống thuốc giảm đau không cần kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin để làm dịu đi những cơn đau dữ dội. Lưu ý, cần thận trọng khi dùng Aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên.
- Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Lời kết
Tóm lại, bản chất hiện tượng hạch là lành tính. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp hạch sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan, nhất là khi một thời gian mà hạch vẫn không biến mất hoặc thường xuyên bị nổi hạch thì cách tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám, tầm soát sớm nhất.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng hạch nổi sau tai mà Hormonetuyengiap.com đã tìm hiểu được, hi vọng sẽ hữu ích đến mọi người. Chúc mọi người luôn khoẻ!